Theo các nhà xã hội học: DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm XH đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hộ
Trang 1A, Đặt vấn đề
Dư luận xã hội từ xưa đến nay luôn có sức ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội Dư luận xã hội có sự tác động đối với lĩnh vực pháp luật, nhưng đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với dư luận xã hội Nhất là trong tình hình hiện nay, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng cao và coi trọng, nên các vấn đề dư luận xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp Việc nghiên cứu về vấn đề này đã trở nên hết sức cần thiết để có thể hiểu và hoàn thiện thêm về nó Vì vậy em đã chọn đề tài: “Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xa hội đối với lĩnh vực pháp luật?”
B, Giải quyết vấn đề:
I, Định nghĩa dư luận xã hội (DLXH)
Các định nghĩa, quan niệm được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kì lịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, quan điểm, định hướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mọi người cũng khác nhau
Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề của mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương pháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là DLXH
Theo các nhà xã hội học: DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm XH đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội; DLXH được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận.
Hoặc, dư luận xã hội là sự đánh giá của một cộng đồng tự ý thức về một vấn
đề nào đó Dư luận xã hội là ý kiến của nhóm có đủ thông tin cũng có khi của một
Trang 2nhóm chưa có thông tin đầy đủ Trường hợp đầu là có sự đánh giá chính xác, nhóm sau chỉ là đồn thổi Xét liên hệ dân trí và dư luận nó là tỉ lệ thuận Dân trí có văn hóa thường có dư luận chính đáng và tin đồn thường có trong xã hội sơ khai
II, Đặc điểm của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội không phải là các cá nhân mà là toàn thể xã hội,
là quần chúng nhân dân, các tổ chức của xã hội vì thế, lập trường giai xấp được xem là cơ sở để xác định chủ thể của dư luận xã hội Nó không phản ánh trung thực, khách quan những gì đang xảy ra mà chỉ thể hiện những đánh giá của công chúng đối với những vấn đề theo lợi ích, vị thế, vai trò của họ với tư cách là những thành viên trong các nhóm xã hội nhất định Dư luận xã hội có thể được định hướng theo những hướng xác định bởi các nhóm xã hội có ảnh hưởng đối với xã hội toàn thể
Thông thường, khi nghiên cứu về dư luận xã hội, chúng ta thấy nổi lên các đặc điểm sau:
- Dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính chất phán xét, đánh giá của nhiều người trước thực tế xã hội nhất định
- Sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội
- Vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội
- Dư luận xã hội phản ánh một cách tổng hợp ý thức xã hội nhưng
dễ thay đổi Nó luôn gắn liền với quyền lợi cá nhân và các nhóm xã hội
Trang 3III Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội
Các sự kiện, các hiện tượng xã hội được dư luận xã hội phản ánh phải diễn
ra theo một quá trình khá phức tạp Trong điều kiện bình thường, quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia thành các bước( các giai đoạn) sau:
1. giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, được trực tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội Họ tìm kiếm, hoặc thu thập thêm thông tin, trao đổi với nhau về
nó, từ đó nảy sinh những suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự kiện Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu đó là thuộc về mỗi người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân
2. giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
Các ý kiến cá nhân được chia sẻ, trao đổi, bàn luận với nhau trong nhóm
xã hội Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm xã hội này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trong nhóm Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của
dư luận mà ý kiến đã được trao đổi chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội
3. giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hoặc những thông tin nhiễu về đối được sẽ bị lược bỏ Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các loại ý kiến khác
Trang 4nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản, cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến Từ đó mà hình thành cách phán xét, đánh giá chung, thỏa mãn được ý chí chung của địa đa số các thành viên trong cộng đồng người Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ
và thừa nhận
4 giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy, chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô nghĩa.Trên thực tế, vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy Từ sự phán xét, đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế cuộc sông nhất định
Như vậy, dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia
sẻ, tán thành và ủng hộ Tất nhiên, sự phân tích khách quan về mối tương quan giữa ý kiến của tập thể, của cộng đồng cần phải được đặt vào cơ cấu xã hội hiện hành, phải xem xét đến các yếu tố trình độ kinh tế, chính trị, tinh thần, trình độ văn hóa, tính tổ chức của tập thể cộng đồng ấy
IV: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Nghiên cứu về dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến sự hình thành nên dư luận xã hội Có như vậy, mới có thể định hướng hoặc điều chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung Sự hình thành dư luận
xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau, cả về chủ quan và
Trang 5khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâm lí xã hội đây là những yếu tố chính tác động đến dư luận xã hội
1. Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc và ý nghĩa của các sự việc, hiện tượng đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất, tinh thần của cộng đồng người mang dư luận Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với các sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ Trong thực tế xã hội, có những sự việc sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng
sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong tời gian ngắn Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng
Ví dụ như: Theo thông tin từ Bộ y tế các chuyên gia nghiên cứu về chất độc trong môi trường trên thế giới thì chất melamine có chứa trong một số loại sữa bột có thể hủy hoại hệ thống miễn dịch ở con người Với tính chất nguy
Trang 6hiểm, nghiêm trọng, những dư luận, ý kiến bàn bạc về các loại sữa không rõ nguồn gốc chứa chất gây độc hại-melamine đã lan truyền di nhanh Do tính chất cấp bách của sự kiện này, nó đã tạo ra một luồng dư luận lớn trong xã hội, tìm cách nào đó để ngăn chặnviệc buôn bán các loại sữa, cũng như thảo luận về việc làm thế nào để không mua phải sữa giả Chính tính nóng sốt, sự cấp thiết
và nghiêm trọng của tình hình này, đã tạo ra dư luận xã hội nhanh chóng
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế
xã hội của con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm
xã hội trong xã hội Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các
sự việc, sự kiện từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp về sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi ích cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền các những tin đồn nhảm, gây
ra hậu quả xấu cho các cá nhân, các nhóm xã hội
Ví dụ: nói về chế độ chính trị ở Việt Nam, một số thành phần chống phá chính quyền, phản cách mạng sẽ nói rằng Nhà nước ta là nhà nước Đơn Đảng
Trang 7Điều đó sẽ tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, không mang tính dân chủ Nhưng
bộ phận trí thức, am hiểu sẽ nhận ra rằng: Những dư luận chúng tạo ra chỉ làm ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và nhà nước chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam do một chính Đảng duy nhất lãnh đạo- Đảng cộng sản Việt Nam- là nhà nước của dân, do dân và vì dân, có sự thống nhất chặt chẽ giữa các cơ quan, chuyên ngành và ý chí, nguyện vọng của dân Thế nhưng, một số người dân không thiếu hiểu biết, sẽ nhiều phần tin vào những lời nói của những thành phần phản loạn và tham gia vào các cuộc biểu tình, chống phá, đả đảo Đảng đương thời hay tuyên truyền những điều không hay về Đảng, Chính vì vậy, trình độ học vấn, tri thức cũng là yếu tố rất quan trọng làm ảnh hưởng tới dư luận xã hội
3. thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội điều đó thể hiện trên các phương diện sau:
-các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp
ứng nhu cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn
Trang 8-Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai :
ngày nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền
- các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội:hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích
đáng cho việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội
Ví dụ: Hiện nay, ở nông thôn, tình trạng tham nhũng của cán bộ chính quyền cơ sở diễn ra phức tạp Nổi lên là tình trạng vi phạm các quy định về quản lý đất đai Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động Đây là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài và lây lan diện rộng Hoặc một lĩnh vực khác cũng xảy ra tham nhũng là hoạt động
tư pháp Trong các vụ án được phanh phui, nhiều cán bộ không chỉ ở cấp cơ sở
mà ngay tại các cơ quan trung ương cũng có hành vi nhận hối lộ, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái… với mục đích bảo kê, tiếp tay cho hoạt động tội
Trang 9phạm Việc nguyên viện phó VKSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến hầu tòa trong vụ
án Năm Cam và đồng bọn là ví dụ Thế nhưng bên cạnh việc thông tin về những
vụ việc tham nhũng như thế, báo chí đã xây dựng lòng tin cho người dân về những cách giải quyết hợp luật, hợp tình của chính quyền: kẻ sai trái phải bị trừng trị, người bị oan phải được mình oan, đền bù v.v…
4 Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
Trạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Ảnh hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế, tích cực hoặc tiêu cực, lạc quan hoặc bi quan, yêu đời hoặc chán nản, hy vọng hoặc thất vọng Khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn
Ví dụ: Khi nhà nước quyết định việc cấm các loại hình bán hàng rong trên đường phố Hà Nội thì sẽ có rất nhiều luồng tư tưởng dư luận xã hội khác nhau, do tâm lí của mỗi người dân là khác nhau Trước tiên, những người bán hàng rong sẽ vô cùng bất bình vì đây là công việc kiếm kế sinh nhai của họ từ trước dến nay Một bộ người dân khác quen mua bán hàng rong cũng sẽ cảm thấy không thoải mái, không hợp lí khi việc này xảy ra.Hay những người nghĩ
Trang 10rằng mất đi những gánh hàng rong, sẽ là mất đi một nét đẹp truyền thống từ ngàn đời nay.Nhưng sẽ có những người ủng hộ quyết định này vì họ cho rằng việc này sẽ khiến đường phố trở nên sạch sẽ, đẹp đẽ hơn hoặc họ thường mua
đồ ở siêu thị, của hàng tạp hóa hơn là hàng rong,…,…
5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị- xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn
đề chung, do vậy, dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi nó thường biểu hiện dưới dạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm
Ví dụ: Trong thời kì kháng chiến cứu nước, khi mà quyền dân chủ chưa được hình thành thì nhân dân ta không có quyền tự do ngôn luận, không được thông tin, đưa tin về bất cứ điều gì mà nhà nước không cho phép Thậm chí, vào thời kì này, nhiều tác phẩm văn học, thơ ca, và nhiều bài hát cũng bị cấm lưu hành
6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư