1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

21 625 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 471 KB

Nội dung

Trong hầu hết các định nghĩa đó đều đề cập đến nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội: thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan đểm, thái độ mang tính phán xét, đánh giá

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ……… 2

NỘI DUNG ……… 3

I Định nghĩa dư luận xã hội ……….3

II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội ……….3

1 Quy mô, cường độ, tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội ………4

2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người ……….5

3 Thông tin đại chúng ……… 6

4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội ……… 7

5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội ……… 8

6 Các phong tục tập quán, hệ trống các giá trị, chuẩn mục xã hội đang hiện hành trong xã hội ……….9

III Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật ……….10

1 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ……… 10

2 Đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật ……….11

3 Trong việc thực hiện pháp luật ……… 12

4 Trong việc bảo vệ pháp luật ……… 13

5 Trong việc giáo dục ý thức pháp luật ……….13

KẾT BÀI ………16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 17

PHỤ LỤC ……… 18

Trang 2

MỞ ĐẦU

Dư luận xã hội là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cánhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hằng ngày, thường phảiquan tâm và tính toán đến Trong bất kỳ xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều cóảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống

xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục,… Trong số đó phải kểtới sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội đến lĩnh vực pháp luật Nghiêncứu về dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến

sự hình thành nên dư luận xã hội, có như vậy mới có thể định hướng hoặc điều

chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung Vì vậy, em xin chọn đề: “Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật” để có thể tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.

Trang 3

NỘI DUNG

I Định nghĩa dư luận xã hội

Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần của xã hội, là hiện tượng phức tạpnên khó có thể lột tả hết nội hàm của nó trong một số dòng định nghĩa ngắn gọn.Vậy nên, về mặt lý luận hầu như không tồn tại định nghĩa toàn diện về dư luận

xã hội được tất cả mọi người đồng tình Trên các sách, báo, tạp chí xã hội học đã

có khá nhiều định nghĩa được nêu ra Trong hầu hết các định nghĩa đó đều đề

cập đến nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội: thứ nhất, dư luận xã hội là

tập hợp các ý kiến, quan đểm, thái độ mang tính phán xét, đánh giá của nhiều

người trước thực tế nhất định; thứ hai, sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi

trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung

của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội; thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải

thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong

xã hội

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về dư luận xã hội như sau: dư luận xã

hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm

xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.

Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tinđồn Tin đồn là một hiện tượng tâm lý khác về bản chất so với dư luận xã hội ởchỗ, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó.Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật,không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sangngười khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng

II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khácnhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ

Trang 4

nhận thức, tâm lý xã hội,… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sựhình thành dư luận xã hội:

1 Quy mô, cường độ, tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội

Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sựviệc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau Với tư cách làmột hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo phươnghướng đặc thù, sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ vàtính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thờiphụ thuộc vào ý nghĩa, nội dung của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu,lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận xã hội.Khuynh hướng chung trong các ý kiến và thái độ của công chúng là bày tỏ sựtán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợiích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đingược lại, xâm hại tới lợi ích của họ

Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnhhưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo

đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác Trongbối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại cácthời điểm khác nhau Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởngmạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, các vụphạm tội đặc biệt nghiêm trọng,… sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanhchóng chỉ trong một thời gian ngắn Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồngốc phát sinh dư luận xã hội thì xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện,hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất củachúng

Ví dụ: Trường hợp xăng dầu tăng giá cao trong những ngày vừa qua đã gây

lên một làn sóng dư luận xã hội lớn trong cộng đồng dân cư Xăng dầu cung cấpnguyên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải, máy móc, kỹ thuật,… phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Vì thế mà giá xăng dầu tăng

Trang 5

cao đã kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng lên, trong khi đó tiền lương củangười dân lại không được tăng theo, điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho nhândân Như vậy, việc tăng giá xăng vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến quyền lợi của đại đa số người dân Vì thế, nó nhanh chóng tạo nên làn sóng

dư luận lớn trong xã hội, chiếm được nhiều sự quan tâm của xã hội

2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ học vấn, kiến thức,hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội.Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của cộng đồng để tiếp nhậncác sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫnđến khả năng tranh luận kéo dài, khó hình thành dư luận xã hội Trình độ họcvấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tínhchất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét đánh giá đối với

sự việc, sự kiện Chẳng hạn ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các

cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, phân tích một cách khoa học cả nộidung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của sự việc, sự kiện; từ đó, đưa ra cácphán xét đánh giá phù hợp về sự việc, sự kiện, góp phần hình thành những dưluận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại,

ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, sự hình thành dư luận xã hộithường chậm chạp và khó khăn hơn vì họ thiếu thông tin, kiến thức hoặc kinhnghiệm trước một vấn đề xã hội

Ví dụ: Trong việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

năm 1992 của nước ta vừa qua đã có những luồng dư luận trái chiều nhau vềviệc quy định tại điều 4 bản Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảng cộngsản Việt Nam Một số bộ phận phản quốc nhằm lật đổ chính quyền đã tuyêntruyền về việc đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảngđối với nhà nước và xã hội, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượngquân sự,… Vì chúng cho rằng điều đó tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, khôngmang tính dân chủ, nhưng thực tế là chúng hòng lật đổ nhà nước ta dưới chiêu

Trang 6

bài dân chủ Nhưng bộ phận tri thức, có học đều nhận ra mục đích chống phácủa bọn chúng, những dư luận chúng tạo ra nhằm ảnh hưởng tới quốc gia, dântộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩacủa Việt Nam Để từ đó có những biện pháp phòng ngừa, loại bỏ những tư tưởngphản động, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, cómột số ít công dân ít học đã tin vào dư luận do bọn phản cách mạng tạo ra vàgây ảnh hưởng xấu cho xã hội và chính bản thân họ Như vậy, trình độ học vấn

có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, nó quyết định tính chất tốt, xấu, lợi hạicho xã hội

3 Thông tin đại chúng

Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm sách, báo, tạpchí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng internet,… có ảnh hưởng mạnh

mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội Điều đó được thể hiện trên các phương diện

cơ bản sau:

Thứ nhất, các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền

tải kịp thời và nhanh chóng thông tin về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xãhội tới đông đảo các tầng lớp xã hội Việc đáp ứng sở thích và nhu cầu thông tincủa công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của

hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thôngđại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới.Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm đã trở nên đa dạnghơn, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh

tế, văn hóa xã hội của đất nước; sự phản ánh nội dung các thông tin cũng chânthực và khách quan hơn Những thông tin mà các phương tiện thông tin đạichúng cung cấp là một trong những nguồn sống quan trọng của dư luận xã hội

“Dư luận xã hội là sản phẩm của truyền thông”.

Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công

khai dành cho công chúng Ngày nay trình độ dân trí của người dân ngày càngđược nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng dãi hơnvào đời sống chính trị - xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó, các phương tiện

Trang 7

thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến, thái độ củacông chúng đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội “Dưluận xã hội chính là hơi thở của cuộc sống mà các phương tiện thông tin đạichúng không thể bỏ qua” Bằng cách này công chúng sẽ có cơ hội tham gia ngàycàng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát

và đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cáchoạt động cụ thể, thường xuyên của các cấp chính quyền

Thứ ba, các phương tiện thông tin đại chúng định hướng và điều chỉnh sự

hình thành, phát triển của dư luận xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của quốcgia, dân tộc, cộng đồng Hệ thống truyền thông đại chúng cần dành một phầnthích đáng cho việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức vàmang tính định hướng xây dựng Đặc biệt khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầmquan trọng và liên quan tới lợi ích của đất nước, của dân, đụng chạm đến các giátrị, chuẩn mực xã hội cơ bản,… Khi đó, định hướng thông tin phải phản ánh kịpthời quan điểm của Đảng, của Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quanchức năng và phản ánh được sự phán xét đánh giá chung của dư luận xã hội

Ví dụ: Vụ việc tàu cá QNg 96382 của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung

Quốc bắn cháy nóc cabin tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Namvừa qua đã gây xôn xao dư luận trong xã hội Các trang wed, báo, tạp chí, cũngnhư thông tin truyền thông đã đăng tải đầy đủ về vụ việc xâm phạm chủ quyềnnày của Trung Quốc đối với Việt Nam Không chỉ là nơi cung cấp thông tin, cácphương tiện thông tin đại chúng còn là nơi cư dân bàn luận công khai về vụ việcnói trên của Trung Quốc Nhờ vậy mà có biết bao ý kiến, tâm tư của nhân dântrong nước cũng như bạn bè quốc tế phản đối gay gắt việc làm trên của TrungQuốc Và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đẫ đăng tải về việc giảiquyết vụ việc trên giữa hai quốc gia để nhân dân có thể nắm bắt được

4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội

Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố thói quen, nếpsống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của một nhóm xã hội, một cộng đồng người.Chúng được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiên sống, lao động,

Trang 8

sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Tùytừng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở cáctrạng thái: hưng phấn - ức chế; tích cực - tiêu cực; lạc quan - bi quan; hy vọng -thất vọng,… Nếu con người có tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung cácphán xét, đánh giá về một sự kiện, hiện tượng xảy ra sẽ có những khía cạnh khácvới con người đang ở trong tâm trạng chán nản, bi quan, thất vọng Thường khiphấn trấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại.Những nếp suy nghĩ bảo thủ cũng có thể hình thành dư luận xã hội nếu không có

sự định hướng đúng đắn

Ví dụ: Trong xã hội phong kiến thì người phụ nữ không được coi trọng, dư

luận xã hội lúc bấy giờ công khai thừa nhận tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vìvậy mà người phụ nữ phải nép vế trong gia đình và cộng đồng xã hội Nhưngngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến bộ của xã hội vìthế mà dư luận xã hội cũng thay đổi theo, không còn tư tưởng “trọng nam khinhnữ” mà nam nữ đều bình đẳng trước pháp luật, trong mọi mặt của đời sống xãhội, người ta công nhận tài năng, sự cố gắng và vai trò to lớn của người phụ nữtrong gia đình cũng như ngoài xã hội Như vậy, tâm lý xã hội đã ảnh hưởng trựctiếp đến dư luận xã hội

5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội

Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế củangười dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rấtquan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội Trong điều kiện xã hội không có sựthực hành dân chủ rộng dãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người sẵnsàng thẳng thắn, cởi mở bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạccác vấn đề chung; khi đó, dư luận xã hội có điều kiện hình thành nhanh chóngthuận lợi Ngược lại trong điều kiện thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậmchí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậmchạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận

xã hội càng khó hình thành và phát huy tác động, khi đó nó thường biểu hiệndưới hình thức biểu tượng, tiếu lâm, châm biếm

Trang 9

Ví dụ: Trong nhà nước dân chủ của ta hiện nay, người dân được tự do bộc

lộ ý kiến, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và xã hội Đặc biệt

là trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nước ta trong thời gian qua.Bản dự thảo Hiến pháp đã nhận được những ý kiến đóng góp đông đảo củangười dân đặc biệt là tầng lớp trí thức, họ được phát ngôn rộng dãi ý kiến, thểhiện thái độ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phầnhoàn thiện bản Hiến pháp, vì thế mà việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổiHiến pháp đã trở thành đề tài được sự quan tâm đông đảo của dư luận xã hộitrong những tháng qua

Hay như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới chế độ Mỹ Diệm, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ, cũng như không được phéptham gia, bàn bạc hay thảo luận những vấn đề mang tính chính trị cũng nhưtrong đời sống văn hóa Người dân bị gò bó, ép buộc trong khuôn khổ pháp luậtkhông có tự do dân chủ nên việc hình thành dư luận xã hội rất khó khăn, thườngngười dân chỉ tạo ra những câu hò, vè, châm biếm về chế độ Mỹ - Diệm Nhưngkhi đất nước thống nhất, người dân được tự do bàn bạc, thảo luận về việc thốngnhất đất nước, được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra cơ quan lãnh đạo đất nước thuộccác cấp nghành từ trung ương xuống địa phương, được trực tiếp bày tỏ ý kiến,nguyện vọng, yêu cầu, nêu ra các ý kiến về chế độ chính trị, văn hóa và các nhucầu thiết yếu khác Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách quan hơn

-6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội

Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành,trong chừng mực nhất định, cũng tác động đến sự hình thành dư luận xã hội Về

cơ bản các phong tục, tập quán, các giá trị chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ranhững “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” làm cơ sở cho các phán xétđánh giá của dư luận xã hội về các sụ kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ratrong xã hội Sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiệntượng xã hội hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị chuẩnmực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng xã hội, của dân tộc

Trang 10

Ngay trong cùng một xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánhgiá khác nhau về cùng một vấn đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhậnkhác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại nhưcách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt, vui chơi, giảitrí,…

Ví dụ: Vấn đề “sống thử” của thanh thiếu niên hiện nay, dư luận xã hội về

vấn đề này hết sức phức tạp, có người phản đối nhưng cũng có người ủng hộviệc sống thử Sống thử không được chấp nhận vì nó đi ngược lại phong tục tậpquán, thuần phong mỹ tục, quan niệm về trinh tiết của người con gái và nhữnghậu quả tiêu cự do “sống thử” không chỉ riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng xấutới xã hội Nhưng với một nhóm người khác lại ủng hộ việc sống thử vì họ chorằng nó có thể giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực như: sống thử để bù đắptình cảm, tiết kiệm tiền, tìm hiểu nhau trước khi cưới, để khẳng định bản thân,…Như vậy, các phong tục tập quán, chuẩn mực xã hội có tác động lớn đến sự hìnhthành dư luận xã hội song trong cùng xã hội không phải ai cũng dựa vào nhữngchuẩn mực ấy để đánh giá vì thế mà dẫn đến những cách nhìn nhận khác nhaugiữa các thế hệ

III Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

1 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Thông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiếncủa mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức,… Việc hiểu được vai trò của

dư luận xã hội sẽ giúp những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có đượccái nhìn đa chiều Lắng nghe dư luận xã hội có nghĩa là lắng nghe lòng dân để từ

đó có những biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp xác đáng với mọi công dân,đồng thời cũng có những chính sách khắc phục những quyết định, những ý tríbiểu hiện quan liêu, xa dời quần chúng

Đại hội VII của Đảng chỉ rõ bài học “lấy dân làm gốc” và thực hiện phươngchâm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đến Đại hội VIII, Đảng ta lạinhấn mạnh nhiệm vụ: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Phương châm

Ngày đăng: 13/01/2016, 00:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w