1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hìnhthành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

14 636 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Và sự hình thành của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau về cả chủ quan, khách quan về kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa, trình độ, nhận th

Trang 1

MỤC LỤC

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I Cơ sở lý luận về dư luận xã hội 1

II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội 3

III Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật 9

C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ 12

Trang 2

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loại người Và trong thời kì nào thì dư luận xã hội đều có ảnh hưởng nhất định đến quá trình chính trị – xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lí xã hội Và sự hình thành của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau về cả chủ quan, khách quan về kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa, trình độ, nhận thức, tâm lí

xã hội…Với lẽ đó, tôi chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình

thành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận về dư luận xã hội.

1 Định nghĩa dư luận xã hội

Có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội như C.Mác, B.K Paderin (người Nga), A.K.Uledop (người Nga), Young (người Mỹ) hay ở nước ta, định nghĩa của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban tư tưởng – Văn hóa trung ương, hay của Trung tâm xã hội học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) Tuy nhiên có thể thấy rằng hầu hết các định nghĩa đều đề cập tới một nội dung chính đó là:

“Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến quan điểm, thái độ có tính

chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội, các gia cấp, các cộng đồng người trước một thực tế xã hội thất định

Thứ hai, sự phán xét đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn

đề xã hội, những sự kiện, hiện tượng xã hội mang tính thời sự, có liên quan đến những lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, hay của toàn xã hội nói chung

Trang 3

Thứ ba, vấn đề, sự kiện xã hội mang tính thời sự đó phải thu hút sự quan tâm,

chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội

Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, theo chúng tôi, có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau:

Dư luận xã hội tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự,

có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.”1

2 Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn

“Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tin

đồn Tin đồn là một hiện tượng tâm lí xã hội khác về bản chất so với dư luận xã hội

ở chỗ, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của chủ thể mang nó

Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, không có thất hoặc chỉ một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác, chủ yếu bằng con đường truyền miệng.”2

“Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung thực và di đó, chủ thể của tin đồn thường không được xác định rõ ràng Tin đồn thường là sự bịa đặt (phao tin, đồn nhảm), trong đó quá trình lan truyền từ người này sang người khác luôn có sự thêu dệt, hư cấu, xuyên

tạc hoặc thổi phồng một cách quá đáng Tin đồn loang càng xa thì nội dung Tin đồn loang càng xa thì nội dung của nó càng khác so với nội dung lúc ban đầu

Dư luận xã hội, ngược lại, là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang

nó Dư luận xã hội thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân mang nó trước các sự

1 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 21 – 22

2 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 22.

Trang 4

kiện, hiện tượng xã hội hay vấn đề xã hội mà cá nhân đó quan tâm Dư luân xã hội lúc dâuc có thể mang nhiều luồng ý kiến khác nahu nhưng khi càng lan rộng thì càng có xu huớng thống nhất về nội dung phán xét hoặc tính tụ lại vài hướng cơ bản

Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin về

sự vật, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai” 3

3 Các chức năng cơ bản của dư luận xã hội

– Chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội

– Chức năng giáo dục

– Chức năng giám sát, tư vấn

II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội

“Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan, khách quan về kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa, trình độ nhận thức, tâm lí xã hội… Những yếu tố chính tác động đến sự hính thành dư luận

xã hội bao gồm:

1 Quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội xảy ra trong thực tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội.

Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc,

sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo phương thức đặc thù, sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời, phụ thuộc vào ý nghĩa, nội dung của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần cảu cộng đồng người mang dư luận xã hội Khuynh hướng chung trong

3 Trường Đại học Luật Hà Nội: Tập bài giảng xã hội học, 2010, NXB Công an nhân dân, Tr 213.

Trang 5

các ý kiến và thái độ của công chúng là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những

sự việc, sự kiện hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và tiến lên phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới những lợi ích của họ Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy

sự liên quan của chúng tới các nhóm xã hội khác Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau Bên cạnh

đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, các vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng… sẽ tạo

ra các luồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy

mô, cường độ và tính chất của chúng.”4

Ví dụ: Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, tính đến 11 – 2012 cả nước đã có hơn 18.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 59 ca tử vong Do tính chất cấp bách của sự kiện này, nó đã tạo ra một luồng dư luận lớn trong xã hội, tìm cách nào đó để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như thảo luận các biện pháp phòng chống căn bệnh này

2 Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội

Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, khó hình thành dư luận xã hội, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng đến khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét đánh giá đối với sự việc, sự kiện Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, phân tích

4 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 97 – 98.

Trang 6

một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự vật,

sự kiện; từ đó, đưa ra các phán xét đánh giá phù hợp về sự việc, sự kiện, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, sự hình thành

dư luận xã hội thường chậm chạp và khó khăn hơn vì họ thiếu thông tin, kiến thức hoặc kinh nghiệm trước một vấn đề xã hội.”5

Ví dụ: Trong vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích của Lê Văn Luyện đã tạo nên

dư luận hết sức sục sôi Khi đưa ra xét xử thì mọi người dân chưa nắm rõ về pháp luật đều cho rằng đó là tội rất rất nghiêm trọng mà mức an phù hợp nhất là tử hình

và không đồng tình với bản án mà Tòa án đưa ra là 18 năm tù Nhưng đối với những người hiểu biết về pháp luật thì đó là bản án rất chính xác và đúng luật vì Luyện chưa đủ 18 tuổi để lĩnh mức án là tử hình

3 Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.

Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng internet… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành dư luận xã hội Điều đó thể hiện trên cac phương diện sau:

“Thứ nhất, các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải

kịp thời và nhanh chóng thông tin về nọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tới đông đảo các tầng lớp của đời sống xã hội Việc đáp ứng sở thích và nhu cầu thông tin cảu công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thông thông tin đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phim đã trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội của đất nước; sự phản ánh nội dung các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn Trong số các thông tin thu nhập được, có những thông tin

5 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 98 – 99.

Trang 7

liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội nói chung, thu hút được sự quan tâm của họ, từ đó nảy sinh dư luận xã hội Nói cách khác, những thông tin mà các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp là một trong những

nguồn sống quan trọng của dư luận xã hội “Dư luận xã hội là sản phẩm của

truyền thông”.

Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai

dành cho công chúng Ngày nay trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị – xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến, thái độ của công chúng

đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội “Dư luận xã hội

chính là hơi thở của cuộc sống mà các phương tiện thông tin đại chúng không thể

bỏ qua” Bằng cách công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và

có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát và đánh giá các chủ trương, và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các cấp chính quyền

Thứ ba, các phương tiện thông tin đại chúng định hướng và điều chỉnh sự hình

thành, phát triển của dư luận xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của quốc gia, dân tộc, cộng đồng Hệ thống truyền thông đại chúng cần dành một phần đích đáng cho việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị, chuẩn mực

xã hội cơ bản…, khi đó, định hướng thông tin phải phản ánh kịp thời quan điểm của Đảng, của Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của dư luận xã hội.”

Ví dụ: Vừa qua, theo nguồn thông tin đại chúng, mọi người dân biết được vụ

Triều Tiên sẽ có vụ bắn tên lửa Unha – 3 vào ngày 13/04/2012 Căn thẳng lên cao khi nhiều nước gây sức ép đòi Bình Nhuỡng ngừng kế hoạch này nhưng Triều Tiên

Trang 8

vẩn cương quyết thực hiện cùng và tạo nên làn sóng dư luận lớn và gây lo sợ cho nhiều người dân và cho nhiều quốc gia trên thế giới

4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định tới

sự hình thành dư luận xã hội.

Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của một nhóm xã hội, một cộng đồng người Chúng được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng thái: hưng phấn – ức chế; tích cực – tiêu cực; lạc quan – bi quan; hy vọng – thất vọng… Nếu con người ta có tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung các phán xét đánh giá về một sự kiện, hiện tượng xảy ra sẽ có những khía cạnh khác với khi con người đang ở trong tâm trạng chán nản, bi quan, thất vọng Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại Những nếp nghĩ, bảo thủ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có

sự định hướng đúng đắn.”6

Ví dụ: Sống thử là một dư luận nóng trong xã hội hiện nay Tuy nhiên, đối với

tâm lý những bậc phụ huynh thì đó là một chuyện tày trời, không thể chấp nhận những con người như thế Nhưng đối với tâm lý của một bộ phận giới trẻ hiện nay thì đó là một chuyện bìh thường, và sống thử để pít có hợp nhau hay không trước quyết định kết hôn hay là chia tay Thực sự, sống thử nó không phù hợp cho cuộc sống của con người phương Đông

5 Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội.

Khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị –

xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành của dư luận xã

6 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 99 – 102.

Trang 9

hội Trong điều kiện xã hội có sự thực hành dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung; khi đó, dư luận xã hội có điều kiện hình thành nhanh chóng, thuận lợi Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ

bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi đó nó thường biểu hiện dưới hình thức biểu tượng, hò, vè, tiếu lâm, châm biếm.”7

Ví dụ: Ở vùng sâu, vùng xa cập nhật thông tin kém, dư luận xã hội khó được

nắm bắt và có thể khi tới nơi dư luận đã được bóp méo gây ảnh hưởng tới tâm lý người dân, nhưng ngược lại ở thành phố, đô thị dư luận được cập nhật nhanh chóng người dân có cơ hội hơn để bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình…

6 Các phong tục, tập quán, hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội hiện hành.

Trong chừng mực nhất định, cũng tác động tới sự hình thành dư luận xã hội

Về cơ bản, các phong tục, tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” làm cơ sở cho các phán xét đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong

xã hội Sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất lỳ sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nên văn hóa của cộng đồng xã hội, của dân tộc Ngay trong cùng một xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánh giá khác nhau về cùng một vấm đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế

7 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 102

Trang 10

hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí…”8

Ví dụ: Với phong tục, tập quán của con người Việt Nam, tà áo dài là một nét

đẹp, nét văn hóa của con người Việt, tuy nhiên một số vụ việc gần đây khi hoa hậu mắc những chiếc áo dài trong suốt đã gây ảnh hưởng tới nét đẹp tà áo dài Việt cũng như con người Việt Và đã tạo nên nguồn dư luận không tốt ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, đồng thời lên án những con người đã đánh mất

đi nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam

III Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.

1 Đối với hoạt động xây dựng pháp luật

“Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, giáo dục…, trong đó số đó, phải kể đến sự tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật và nó có vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với pháp luật

và được thể hiện ở các phương diện:

Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói

chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Dân chủ

trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình

8 TS Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,2011 NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr 102 – 103.

Ngày đăng: 12/01/2016, 23:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w