1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với l

17 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 43,68 KB

Nội dung

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độc có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích

Trang 1

Lời mở đầu

Trong thời buổi hiện đại, chúng ta thường xuyên bắt gặp cụm từ như“dư luận” “dư luận xã hội” trên những trang báo, phương tiện thông đại chúng,

Vấn đề dư luận xã hội luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và vấn đề này đã được đề cập tới trong xã hội học Dư luận xã hội luôn tồn tại trong xã hội từ thời kì chưa có nhà nước chưa có giai cấp dư luận xã hội ảnh hưởng tới nhiều vấn

đề trong xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật Nhận thấy tầm quan trọng của

vấn đề nên em xin được chọn đề tài “ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”.

Nội dung

I Dư luận xã hội.

1.Khái niệm dư luận xã hội.

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độc có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời

sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ

2 Nội dung của dư luận xã hội.

Dư luận xã hội có 4 nội dung chính:

- Dư luận xã hội phản ánh đời sống chính trị của xã hội ở thời kì nhất định

- Dư luận xã hội phản ánh đời sống kinh tế của xã hội

- Dư luận xã hội phản ánh tình trạng thực tế của các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần như pháp luật đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa – nghệ thuật của đất nước, trình độ nhận thức, hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội

- Dư luận xã hội phản ánh những nhu cầu ngày càng tăng của con người trong đời sống xã hội

Trang 2

II Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội.

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc và nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, xã hội trình độ nhận thức, tâm lý xã hội, dưới đây là những yếu tố chính tác động tới sự hình thành dư luận xã hội:

1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội.

Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự kiện,

sự việc, hiện tượng xã hội hay quá trình khác nhau Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; Đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán thành, ủng hộ với những sự việc, sự kiện phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ

Trong thực tế xã hội, có những sự việc sự kiện xảy ra ban đầu chỉ chịu ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác Trong bối cảnh

đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh , thiên tai, đồng tiền mất giá, sẽ tạo ra luồng dư luận

xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất chung

Ví dụ: Trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn

ra hôm 5-3-2013 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Y

tế, cho biết dịch cúm gia cầm đã quay trở lại tại một số địa phương Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy tính đến nay đã hơn 14.000 con Đã có năm tỉnh, thành tái

Trang 3

Tây Ninh Mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh là rất cao do các nguyên nhân như: thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm; việc tái đàn chăn nuôi gia tăng sau tết ở các địa bàn có ổ dịch cũ; việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ lễ hội tăng cao Dịch bệnh đã quay trở lại 1 số tỉnh gây hậu quả không nhỏ đến kinh tế của địa phương và sức khỏe người dân Trước tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt thì có thể lây lan ra cả nước Do tính nghiêm trọng cấp bách của vấn đề đã tạo nên một luồng luận xã hội nhanh chóng để có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người.

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh tế thực tế xã hội của cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc

sự kiện, hiện tượng cần thiết Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận lâu dài, không hình thành dư luận xã hội Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá với sự việc, sự kiện Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, cá nhân

có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện, Từ đó đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp với sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ thấp, người ta dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia làm lan truyền tin đồn nhảm gây hậu quả xấu cho cá nhân và nhóm xã hội

Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nhiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết

Trang 4

Ví dụ: Cách đây vài năm người dân ở nhiều địa phương của nước ta đã đứng trước

tình trạng điêu đứng vì vì phá lúa trồng ớt, hoa hòe bán cho thương lái Trung Quốc Vì lợi nhuận trước mắt mà rất nhiều người tự nguyện phá đi những thửa ruộng của mình để trồng trồng ớt trộng hoa hòe bán cho Trung Quốc với giá cả cao Nhu nhập trồng hoa hòe, trồng ớt bán cho Trung Quốc cao hơn gấp vài lần sao với trồng lúa nên rất nhiều người đổ xô đi trồng bán sang Trung Quốc Nhiều người sản xuất như vậy mà chỉ có một đầu cầu duy nhất là các thương lái Trung Quốc nếu họ không mua hàng nữa hoặc ép giá thì người nông dân vẫn phải chịu Những người nông dân trình độ hiểu biết còn thấp nên không nhìn ra được hậu quả sâu xa mà chỉ nhìn thấp lợi nhuận trước mắt Tạo ra dư luận xã hội không tốt

3 Thông tin đại chúng.

Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính, có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội Điều đó thể hiện trên ba phương diện sau đây:

- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội : việc đáp ứng đầy

đủ thông tin của công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến triển nổi bật trong những năm đổi mới Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước và trên thế giới Sự phản ánh nội dung thông tin chân thực và khách quan hơn

- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: ngày này

trình độ dân trí của người dân được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn và đời sống chính trị xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin

về các ý kiến nhận xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội

Trang 5

tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn và quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền

- Các phương tiện tông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của

dư luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho

việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan tới lợi ích đất nước của dân tộc, đụng chạm tới các giá trị, chuẩn mực xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của đảng

và nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội

Ví dụ: Tình hình người Việt Nam lấy chồng nước ngoài được đề cập cụ thể trên

nhiều phương diện cung cấp cho mọi người nguồn thông tin hữu ích như: liệu lấy chồng nước ngoài liệu có phải thực sự là đúng đắn không, trong số những cô dâu nước ngoài thì có bao nhiêu người tìm được hạnh phúc,… Qua những phương tiện thông tin đại chúng báo đài, truyền hình,… mà nhiều thông tin được truyền đạt tới phụ nữ Việt Nam giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn khi lấy chồng xa xứ Tạo ra luồng dư luận đúng đắn về vấn đề này

4 Những nhân tố thuộc về nhân tố xã hội.

Trạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Ảnh hưởng của những nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết Tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng con người có thể thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hay ức chế; tích cực hay tiêu cực; lạc quan hoặc bi quan; yêu đời hoặc chán nản; hi vọng hoặc thất vọng;….khi con người đang ở trong trạng thái phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét đánh giá sự kiện, hiện tượng xã hội có những khía cạnh khác với đang trong tâm trạng bi quan, chán nản Trường hợp phấn chấn lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn ít khó khăn và trong trường hợp bi

Trang 6

quan chán nản thì thấy nhiều khó khăn ít thuận lợi Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có

sự định hướng đúng đắn

Ví dụ: Trước đây người phụ nữ không được coi trọng, dư luận xã hội lúc bấy giờ

công khai công nhận “ trọng nam kinh nữ” Nhưng bây giờ tâm lý xã hội đã đổi

mới vì thế mà dư luận xã hội cũng thay đổi theo người ta công nhận tài năng và vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội Như vậy tâm lý xã hội đã có ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận xã hội

5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội.

Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi,

có thông tin đa dạng, phong phú thì người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư luận xã hội có điều kiện thuận lợi để hình thành Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội sẽ hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi đó nó thường được biểu hiện dưới các hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm

Ví dụ: Trong thời kì Mỹ - Diệm ở miền nam người dân Việt Nam không có dân

chủ, mọi người không được bày tỏ ý kiến, dư luận xã hội đa phần tồn tại dưới các hình thức như hò, vè, thơ, truyện,… Nhưng trong thời kì xã hội chủ nghĩa như hiện nay người dân có quyền dân chủ rộng rãi, được bày tỏ ý kiến của mình như có quyền đi bỏ phiếu bầu ra đại biểu Quốc hội, tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp

ý kiến vào các vấn đề của đất nước,…

6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội.

Trang 7

Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội

Về cơ bản các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuân mẫu hành động làm sơ sở cho việc phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các hiện tượng, sự kiện, quá trình đang diễn ra trong xã hội Ngay trong cùng xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt vui chơi giải trí,…

Ví dụ: Vấn đề sống thử là một vấn đề đang nóng trong xã hội được dư luận xã hội

rất quan tâm Việc sống thử trước hôn nhân nó đi ngược lại với thuần phong mĩ tục, phong tục tập quán của nước ta, quan niệm về trinh tiết của người con gái Không những vậy nó còn để lại nhiều hậu quả như hậu sống thử Các phong tục tập quán, chuẩn mực xã hội có tác động lớn đến sự hình thành dư luận xã hội song song trong cùng xã hội không phải ai cũng dựa vào những chuẩn mực ấy để đánh giá vì thế mà dẫn tới sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ

III Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực

pháp luật.

Dư luận xã hội tồn tại lâu đời cùng xã hội loài người, được xem là có trước cả pháp luật, tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh hành vi Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường người ta chỉ nghĩ đến những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định Những đánh giá này dù có chủ định hay không có chủ định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là một đánh giá mình nên xem xét đến mỗi khi hành động Vì vậy nhận thấy dư luận xã hội có vai trò to lớn đối với pháp luật

3.1.Đối với tâm lý pháp luật.

Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện

Trang 8

cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội Tâm lý pháp luật, cũng như những yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật Những sự kiện, hiện tượng pháp luật

đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội Vì vậy, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:

Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật Tình cảm pháp

luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi trường pháp lý xung quanh Tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội, đề cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành công vụ, làm ngơ trước người bị hại… Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét, đánh giá của dư luận xã hội

Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp Tâm

trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường ngày Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật Tuỳ thuộc đang trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước các sự kiện pháp lý… Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp

Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự

Trang 9

giác chấp hành pháp luật Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác chấp hành các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng Thiện Thông

qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các

thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp

Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của

mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành Tâm lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật Hành vi pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng trước luật pháp của họ Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng… Những phán xét, đánh giá (khen – chê, biểu dương – lên án…) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức

độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá nhân

tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình

Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý pháp luật Tác động đó được thể hiện trên ba phương diện Thứ nhất, tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân Thứ hai, tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực Thứ ba, tác động đến sự tự đánh giá,

Trang 10

tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành

3.2 Đối với hệ tư tưởng pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội

Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của

hệ tư tưởng pháp luật Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội

về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành viên có được từ những nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở mang tính kinh nghiệm Các ý kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau Dần dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội thường tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đưa ra những nhận định phản ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện, hiện tượng pháp lý Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật

Như vậy, trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những

Ngày đăng: 25/03/2019, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w