Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 53)

Hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm đi vào ổn định và có lợi nhuận cao. Năm 2010 doanh thu đạt 983.722.690.509 nghìn đồng lợi nhuận thu về đạt 53.030.792 nghìn đồng sau đó công ty mở rộng sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và thêm 3 nhà máy chế biến thủy sản nên doanh thu của công ty năm 2013 tăng lên hơn 2 lần năm 2010 và lợi nhuận thu về đạt hơn 125.693326 nghìn đồng.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty F17 từ 2010 đến 2013 Đvt: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 983.722.690.509 1.526.493.101.985 863.006.965.718 2.064.026.935.639 Lợi nhuận sau thuế 53.030.792 106.051.691 89.576.536 125.693326

Nguồn: Phòng Tài Vụ Kế toán 2.2.6 Cơ cấu tổ chức

Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty theo những bộ phận đảm nhiệm chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 thành công như ngày hôm nay nhờ có đội ngũ công nhân viên năng động sáng tạo cũng như có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17

Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2013

Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm soát

Giám Đốc Phòng Tổ Chức Lao Động Tiền Lương Phòng Kế Toán- Tài Vụ Nhà Hàng Nha Trang Seafoods Trung Tâm KCS, Kĩ thuật Điện Cửa Hàng vật tư thủy sản lạnh Phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Nhà Máy CBTS 394 Nhà Máy CBTS – F90 Nhà Máy CBTS – F17 Phòng KCS Phòng KTĐL Phân Xưởng Cơ Điện Lạnh Phân Xưởng Chế Biến F90 Phân Xưởng Chế Biến Phân Xưởng Đặc Sản

2.2.7 Cơ cấu nhân sự của Công ty F17

Tổng số lao động được chia làm 2 khối : khối trực tiếp và khối gián tiếp. Mỗi khối có những nét đặt trưng riêng, khối gián tiếp chủ yếu là quản lý hoặc phục vụ, bán hàng. Khối trực tiếp là công nhân lao động phục vụ công tác sản xuất và chế biến tại các nhà máy. Song song với sử dụng các lao động chính thức, Công ty còn thuê ngoài một lượng lao động mùa vụ khá đông hàng năm khi đến mùa vụ nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là mùa tôm nguyên liệu. Công ty F17 chế biến và xuất khẩu thuỷ sản nên cơ cấu lao động thể hiện các hoạt động, công việc cần tính khéo léo ở nữ nên lao động nữ là chủ yếu chỉ trừ một số bộ phận mang tính chất công việc phù hợp với nam đó là bộ phận bốc xếp hay cơ điện... thì hầu như lao động là nam.

Tính đến năm 2013 toàn Công ty có khoảng 1.700 lao động, trong đó có 909 lao động chính thức còn lại là lao động không chính thức. Khối lao động gián tiếp gồm 185 người và lao động trực tiếp là 724 người. Cụ thể:

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động toàn Công ty trong 2 năm 2012 – 2013

ĐVT: Người Chênh lệch 2013/2012 Lao động Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) +/- % Tổng số lao động 926 100 909 100 -17 -18,36 Nữ 589 63,61 585 64,36 -4 -0,68 Nam 337 36,39 324 35,64 -13 3,86

Lao động gián tiếp 194 20,95 185 20,35 -9 -4,64 Lao động trực tiếp 732 79,05 724 79,65 -8 -1,09

Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương Nhận xét :

Qua bảng 2.2 ta thấy tổng lao động toàn Công ty trong năm 2012 là 926 người, trong đó lao động nữ là 589 người, chiếm 63,61%, lao động nam 337 người, chiếm 36,39%. Năm 2013 tổng số lao động giảm đi 17 người so với năm 2012, nguyên nhân do tình hình tuyển dụng lao động ngày càng khó khăn, tình trạng tự ý nghỉ việc của nhiều công nhân ở bộ phận sản xuất và số tuyển mới được rất ít nên Công ty mất nhiều thời gian đào tạo và hỗ trợ lương, trong đó nữ giảm 4 người còn 585 người, chiếm 64,36% và nam giảm 13 người, chiếm 35,64%...

Năm 2012 khối lao động gián tiếp là 194 người chiếm 20,95% và khối lao động trực tiếp có 732 người chiếm 79,05%, sang năm 2013 số lao động gián tiếp còn 185 người, giảm 4,64% và lao động trực tiếp còn 724 người, giảm 1,09% so với năm 2012. Công ty Nha Trang Seafoods - F17 là Công ty chế biến thủy sản nên cần một lượng lớn lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm. Do đó số lượng lao động trực tiếp sản xuất luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động.

Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đơn vị Tổng LĐ LĐ Nữ Sau ĐH ĐH CĐ TC Phổ thông 1. Khối quản lý 73 35 2 38 0 7 26

2. Phân xưởng cơ điện 1 0 0 0 0 0 1

3. Nhà Hàng Seafoods 8 6 0 0 0 4 4

4. Nhà máy CBTS F90 35 30 0 17 1 7 10

5. Nhà máy CBTS F17 68 54 1 34 2 15 16

6. Tổng (người) 185 125 3 89 3 33 57

Tỷ lệ (%) 100 67,6 1,62 48,11 1,62 17,8 30,81

Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2013 Nhận xét :

Qua bảng 2.3 ta thấy tổng khối lượng lao động gián tiếp là 185 người, trong đó lao động nữ có 125 người chiếm 67,6%, số lao động có trình độ Sau Đại học là 3 người, Đại học là 89 người, chiếm 48,11%, trình độ Cao đẳng có 3 người, chiếm 1,62% và TC có 33 người, trình độ khác có 57 người, chiếm 30,81%. Riêng Nhà máy chế biến thuỷ sản–F17 là có 1 người có trình độ Cao học và có tới 34 người có trình độ Đại học, cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm thích đáng đến các đơn vị trọng yếu của Công ty, trình độ khác chiếm tỷ lệ 30,81% tương ứng có 57 người. Như vậy trong khối lao động gián tiếp thì trình độ Đại học là khá cao phản ánh chất lượng lao động của khối quản lý tương đối tốt.

Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động trực tiếp năm 2013 ĐVT: Người Trình độ chuyên môn Bậc thợ Đơn vị Tổng LĐ LĐ Nữ ĐH CĐ, TC PT Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bốc xếp PKD 24 0 0 0 0 9 9 1 5 0 0 0 Lái xe PKD 12 0 0 0 0 8 0 1 3 0 0 0 Nhà ăn Cty 16 16 0 0 0 2 0 4 2 3 4 1 Lái xe+Vệ sinh PTC 8 2 0 0 0 3 1 1 2 1 0 0 Vận hành 29 0 6 15 8 13 4 0 4 4 4 0 PX cơ điện 24 0 1 3 1 11 3 4 2 0 4 0 Nhà hàng NTSF 14 5 0 1 0 11 2 1 0 0 0 0 Nhà máy CBTS 90 173 102 1 11 13 62 32 22 17 17 23 0 Nhà máy CBTS 17 424 335 0 2 0 170 64 82 34 27 47 0 Tổng 724 460 8 32 22 289 115 116 69 52 82 1 Tỷ lệ (%) 100 63,5 1,1 4,4 3,04 39,9 15,9 16 9,53 7,18 11,3 0,14

Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2013 Nhận xét :

Đối với khối lao động trực tiếp thì trình độ của công nhân chủ yếu được phản ánh qua cấp bậc của công nhân, còn trình độ Đại học, Trung cấp, Phổ thông chiếm tỷ trọng nhỏ. Trình độ tay nghề của công nhân ở khối trực tiếp chủ yếu ở bậc thợ 1,2,3 còn bậc 4,5,6,7 chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở hai nhà máy F17 và F90, đây là đội ngũ lao động lâu năm làm việc tại Công ty. Tay nghề lao động bậc 1 cao nhất có đến 289 người với tỷ lệ 39,9%, sau đó là bậc 3 có 116 người chiếm 16%, bậc 2 có 115 người, chiếm 15,9%, qua đây cho thấy lượng lao động bậc 1, bậc 2 và bậc 3 trong Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này là do đặc thù của ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cần nhiều lao động thủ công, trực tiếp có trình độ không cần phải cao lắm để xử lý nguyên liệu trong giai đoạn đầu. Bậc 6 có 82 người chiếm 11,3% và thấp nhất là bậc 7 chỉ có 1 người chiếm 0.14%. Sở dĩ tay nghề lao động tương đối thấp vì sản phẩm của

Công ty sản xuất ra chủ yếu dưới dạng sơ chế nên yêu cầu về tay nghề cao là chưa cần thiết. Hiện tại Công ty đã chế biến và xuất khẩu một số mặt hàng có giá trị gia tăng. Các sản phẩm giá trị gia tăng này đều do lao động có tay nghề bậc cao chế biến tại các khâu phức tạp. Do lượng sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty còn ít, quy trình chế biến cũng không quá phức tạp nên lực lượng lao động bậc cao tại Công ty hiện tại đủ khả năng chế biến để tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường. Tuy vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh và đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty cần có những chính sách khuyến khích nâng cao tay nghề cho người lao động từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.3 VĂN HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 2.3.1 Tầm nhìn và chiến lược của công ty 2.3.1 Tầm nhìn và chiến lược của công ty

Mục tiêu và định hướng chiến lược của Công ty F17 là trở thành 1 trong 10 công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam với chính sách chất lượng ưu tiên hàng đầu. Nha Trang Seafoods luôn khẳng định thương hiệu, uy tín với khách hàng và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính vì thế, hiện nay sản phẩm của Công ty đã khẳng định được vị trí trên thị trường, có uy tín cao về chất lượng. Mục tiêu của công ty là nhằm đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần” [21].

2.3.2 Lịch sử văn hóa F17

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng và không thể trộn lẫn. Văn hoá công ty hình thành cùng với sự ra đời của những ngày đầu tiên thành lập công ty và các thế hệ lãnh đạo. Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hoá công ty F17 đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi người lao động. Các thế hệ trong công ty nối tiếp nhau đã chấp nhận, trân trọng và cùng nhau vun đắp cho văn hóa F17 ngày càng có cá tính và giàu bản sắc.

Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa lãnh đạo, từ văn hóa của dân tộc và từ triết lý kinh doanh của công ty là luôn coi chất lượng là hàng đầu và khách hàng luôn đúng. Chất lượng là nhân tố quyết định để F17 cạnh tranh với những công ty Chế biến thủy sản trong cả nước và thế giới tại chính những thị trường xuất khẩu khắt khe nhất là Mỹ và Châu Âu.

một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Người lao động coi công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình.

Tại công ty F17 ngoài các tổ chức hành chính còn có tổ chức Công đoàn hoạt động thiên về tinh thần các hoạt động trong toàn công ty.

2.3.3 Giới thiệu về văn hóa Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17

Văn hóa Công ty F17 đó là: sự chia sẻ chung những niềm tin, giá trị, quy tắc ứng xử, tính cách, hành vi, tiêu chuẩn của các thành viên trong công ty.

 Cấu trúc hữu hình trong văn hóa F17

Khi đến trụ sở chính của Công ty F17 tại Nha Trang, mọi vị khách đều có thể nhận thấy sự quan tâm của lãnh đạo công ty trong việc xây dựng lớp cấu trúc hữu hình cho văn hóa của công ty. Khi đi qua cổng chính ta sẽ nhìn thấy bên trái là hệ thống cây xanh, vạt cỏ, đá cảnh.... Cách bài trí trong công ty không cầu kỳ, nhưng khá đẹp và có phong cách. Hàng năm, công ty đều tổ chức các lễ hội khá lớn như lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, ngày 8/3, 1/5 ... Vào những dịp này, công ty thường tổng kết các thành tích kinh doanh, khen thưởng các cá nhân xuất sắc. Mỗi khi tuyển dụng, công ty luôn giáo dục đào tạo nhân viên mới bằng các lớp tập huấn về lịch sử, quy chế hoạt động của công ty... Tất cả những cấu trúc hữu hình này đã tạo nên cảm giác trang trọng khi làm việc tại công ty, động viên tinh thần làm việc của nhân viên và gây lòng tin của khách hàng về uy tín của công ty [21].

 Lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty

Hàng năm Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Công ty (10/11/1976). Công ty tổ chức hội thao, với sự tham gia của 5 đơn vị trực thuộc gồm: Khối quản lý, Nhà máy chế biến thủy sản F90, Nhà máy Chế biến thủy sản F17, Nhà hàng Nha Trang Seafoods, Khu du lịch khoáng nóng I- Resort. Hội thao diễn ra với các môn thi đấu mang tính quần chúng rộng rãi như kéo co, nhảy dây, chuyền dây thun cột tóc và bóng đá mini. Vì vậy đã thu hút đông đảo cán bộ viên chức và người lao động tham gia, các trận đấu diễn ra hết sức sôi nổi, hào hứng với tinh thần đoàn kết, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị. Hội thao nhằm mục đích tạo động lực cho công nhân lao động hăng hái thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Các ngày lễ, tết công ty F17 luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước về tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Các chế độ hưu trí, tai

nạn lao động, công tác an toàn lao động cũng rất được công ty F17 quan tâm. Từ đó, đã kích thích được năng lực của người lao động, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh [21].

2.3.3.1 Giao tiếp trong công ty

Không khí làm việc trong Công ty thoải mái, hòa đồng giữa những người lao động, có sự kèm cặp, giúp đỡ nhau trong khi làm việc, điều này làm cho tâm lý mọi người, nhất là những ai mới vào làm việc tại Công ty luôn được người quản lý hỗ trợ khi gặp khó khăn nên thấy an tâm hơn. Trong công việc có sự phân công khá hợp lý theo mỗi khâu, mỗi người hiểu rõ yêu cầu công việc của mình nên đạt hiệu quả cao.

Mọi người trong công ty đối xử với nhau một cách chân thành, khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp một cách tự nhiên, không tâng bốc, xu nịnh. Khi một nhân viên nào trong công ty, gặp khó khăn trong cuộc sống, thì lãnh đạo là người động viên chia sẻ nhiều nhất cả về vật chất lẫn tinh thần. Công ty luôn khuyến khích mọi người tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ phận [21]

2.3.3.2 Đào tạo và phát triển

Công tác đào tạo và phát triển được Công ty rất quan tâm, luôn là mục tiêu hàng đầu trong các chiến lược. Sau quá trình tuyển dụng, bước tiếp theo thực sự quan trọng đối với công ty là đào tạo nhân viên mới để họ thích nghi với công việc, tự tin hơn và làm việc hiệu quả, nâng cao tay nghề. Chính vì vậy Công ty luôn luôn khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề thông qua một số hình thức như: thưởng cho những công nhân đạt năng suất lao động cao, có sáng kiến đóng góp cho quá trình chế biến sản phẩm của Công ty đạt hiệu quả cao hơn…Các công nhân bậc cao có trách nhiệm dạy, hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm cho công nhân bậc thấp để họ có thể dễ dàng hơn trong việc nâng cao tay nghề lao động, đồng thời hàng năm Công ty tổ chức cuộc thi nâng cao tay nghề cho người lao động để góp phần tăng năng suất lao động, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động, thúc đẩy người lao động

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)