Kết quả kiểm định Levence theo – test cho thấy với mức ý nghĩa Sig. = 0.527 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự cam kết gắn bó với tổ chức của 3 nhóm trình độ học vấn không khác nhau có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng để kiểm định (phụ lục 8.7).
Bảng 4.34 Kết quả phân tích ANOVA theo Trình độ Tổng độ lệch bình phương Bậc tự do (df) Độ lệch bình phương bình quân Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa (Sig.) Giữa các nhóm 7.022 3 2.341 2.387 .070 Trong từng nhóm 201.978 206 .980 Tổng 209.000 209
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.070 < 0.1 (mức ý nghĩa = 0.1) nên ta có đủ căn cứ để kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự cam kết gắn bó với tổ chức giữa 3 nhóm trình độ học vấn. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nhóm.
Bảng 4.35 Kết quả kiểm định Cam kết gắn bó theo Trình độ
(I) HOCVAN (J) HOCVAN
Sự khác biệt trung bình (I-J) Sai số chuẩn Mức ý nghĩa
(Sig.) 95% khoảng tin cậy
Cận dưới Cận trên
Phổ thông Sau Ðại học .9942929(*) .45260305 .048 .0078270 1.9807588
Trung cấp- Cao đẳng
Sau Ðại học
1.113466(*) .46251715 .029 .1053921 2.1215402
Ðại học Sau Ðại học .7981643 .47105974 .141 -.2285287 1.8248572
*: Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05.
Tiếp theo, ta tiến hành kiểm định Dullet 2-side trong hộp thoại Post Hoc để xác định chỗ khác biệt (Bảng 4.35). Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về sự cam kết gắn bó giữa các nhóm có trình độ học vấn Phổ thông – Sau Đại học; nhóm có trình độ học vấn Trung cấp – Cao đẳng với nhóm có trình độ Sau Đại học. Qua đó chúng ta thấy rằng 02 nhóm có trình độ Phổ thông và Trung cấp – Cao đẳng cam kết gắn hơn nhóm Sau Đại học, điều này tương đối chính xác vì những người có trình độ càng cao càng không dễ thỏa mãn với công việc và đòi hỏi cao hơn do vậy học sẵn sàng ra đi khi công ty không đáp ứng được mong muốn của họ. Ngược lại nhóm có trình độ thấp hơn có xu hướng sợ mất việc hơn và dễ thảo mãn với công việc hơn nên có xu hướng gắn kết với tổ chức hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày nội dung thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, hôn nhân. Thống kê mô tả 9 thang đo và tiến hành kiểm định thang đo các nhân tố trong mô hình bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Kết quả phân tích Cronbach Alpha các thang đo đều đạt yêu cầu. Từ 37 mục hỏi ban đầu được chấp nhận đưa vào trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố khám phá EFA trải qua 2 bước và đã loại đi 1 mục hỏi (HQQĐ4) trong thành phần “Hiệu quả trong việc ra quyết định” kết quả còn lại 36 mục hỏi và trích ra được 9 nhân tố. Mô hình nghiên cứu cũng được điều chỉnh sau khi đánh giá thang đo của các khái niệm bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 trong số 8 yếu tố văn hóa là có tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó với tổ chức là: GT, ĐTPT, LVNH, HQQĐ, CNRS. Ba yếu tố còn lại là: PTCN, ĐHKH, CBNQ chưa phản ánh được sự cam kết gắn bó.
Sau cùng, kết quả phân tích One - Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức theo các đặc điểm cá nhân cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các đặc điểm về chuyên môn, độ tuổi, thâm niên, cũng như thu nhập hay nói cách khác là các đặc điểm cá nhân này không có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với công ty F17. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt giữa về giới tính, trình độ học vấn, hôn nhân về cam kết gắn bó của nhân viên.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT