H1: khi các quy định, quy trình thủ tục quyết toán thuế được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.
H2: khi cơ sở vật chất được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.
H3: khi chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.
3.1 Kiểm định mô hình
Dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, ta thấy được mối quan hệ giữa ba (3) nhân tố trên với nhân tố sự hài lòng. Về mặt toán học, mối quan hệ trên được thể hiện bằng hàm số
SHL = f(FAC_QT, FACT_CS, FAC_NV) <2.1>
Trong đó giá trị của mỗi nhân tố độc lập là trung bình của các biến tạo thành nhân tố đó.
a. Thống k ê mô tả
Các biến độc lập và biến phụ thuộc ở phương trình 2.1 được khảo sát sơ bộ qua các đại lượng thống kê mô tả ( giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) để đánh giá sự hài long qua từng nhân tố
b. P hân tí c h t ươ ng q uan
Trước tiên, mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến sự hài lòng được xem xét thông qua việc phân tích tương quan Pearson. Hệ số tương quan Pearson được tính toán để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Khi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan Pearson nằm trong khoảng từ -1 đến 1 ta có thể kết luận hai biến có mối tương quan chặt chẽ.
Tuy nhiên từ việc xem xét sự tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập ta phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi qui bội để xem xét vai trò thực sự của các biến độc lập.
c. P hân tí c h hồi q ui đa b i ế n
Qua phân tích về tương quan, mô hình được chọn là mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, được thể hiện ở phương trình 2.2
SHL = β0 + β1FAC_QT + β2FAC_CS + β3FAC_NV <2.2>
Trong mô hình hồi qui, có 4 biến nghiên cứu là quy trình thủ tục quyết toán thuế (FAC_QT), cơ sở vật chất (FAC_CS), đội ngũ nhân viên (FAC_NV) và sự hài lòng của người đến quyết toán thuế (SHL). Trong đó, sự hài lòng là biến phụ thuộc, ba biến còn lại là biến độc lập và được giả định là các yếu tố tác động vào sự hài lòng. Phân tích hồi qui tuyến tính được dùng để kiểm nghiệm mô hình và thủ tục chọn biến là các biến được đưa vào cùng lúc để xem biến nào được chấp nhận (phương pháp Enter).
Mục đích để tìm hiểu độ biến thiên của biến sự hài lòng (SHL) được giải thích chung bởi các biến trong mô hình là bao nhiều phần trăm (%).
Sau đó sử dụng mô hình phân tích phương sai ANOVA để xác định xem mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (hệ số phóng đại phương sai VIF < 10)
d. P hân tí c h AN O V A
Sử dụng phân tích ANOVA nhằm tìm hiểu cảm nhận khác nhau của các đối tượng khác nhau đối với sự hài lòng của người đến quyết toán thuế. Cụ thể:
a) Cá nhân tự quyết toán thuế/ Kế toán quyết toán thuế cho doanh nghiệp b) Độ tuổi của người quyết toán thuế
c) Số lượng nguồn thu nhập của cá nhân đến quyết toán thuế.
3.2 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
mối quan hệ giữa các nhân tố trong thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết H1: “khi các quy định, quy trình thủ tục quyết toán thuế được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng”.
Giả thuyết H2: “khi cơ sở vật chất được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng”.
Giả thuyết H3: “khi chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên được đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng”.
Giả thuyết sẽ bị bác bỏ với mức ý nghĩa lớn hơn 5%, giả thuyết sẽ không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN- GIẢI PHÁP
1. KẾT LUẬN
Nếu anh là pháp nhân thì chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, còn nếu anh là cá nhân thì chịu sự điều tiết của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ khác cơ bản so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao khi hướng tới qui định: nếu cá nhân có thu nhập thì sẽ có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, qui định như vậy nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều sẽ phải nộp thuế ngay khi có thu nhập. Trong luật thuế mới, người lao động sẽ được tính toán để chiết giảm một số khoản nhất định đảm bảo cho cuộc sống, tức là luật thuế này phải có sự phân biệt rõ ràng về hoàn cảnh của từng người lao động có thu nhập để từ đó tính toán số thuế phải nộp. Luật Thuế, khi xây dựng và đưa vào cuộc sống đều phải đảm bảo mục tiêu khuyến khích lao động, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân nên chắc chắn sẽ được cân nhắc kỹ để không ảnh hưởng đến mức sống hiện tại của người dân. Đây chính là cái tiến bộ hơn hẳn, giải quyết được những bất cập mà pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đang còn tồn tại là không có phân biệt giữa các đối tượng chịu thuế.
Vì vẫn còn mới đối với người dân, hy vọng rằng mức thuế chính thức đưa ra sẽ phù hợp với mức sống ngày càng đi lên của người dân. Với thời gian dự kiến áp dụng luật thuế mới là từ năm 2009, nhà nước ta sẽ tính toán để mức chiết giảm là hợp lý so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân chúng ta được tốt hơn.