Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành ph
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển củanền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanhtoán,… phục vụ cho sự phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổchức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì vậy màhoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất,điều đó đòi hỏi hệ thống các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để nângcao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối vớimọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội của conngười Vì vậy việc chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều tất yếu, khôngthể tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro
mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được Thựctiễn hoạt động kinh doanh của các NHTM cho thấy rủi ro đối với NHTMtrong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng,rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái… trong đó rủi ro tín dụngchiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất vì nó liên quan đến các loại rủi rokhác
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành cung cấpcác sản phẩm tín dụng phục vụ cho các ngành nghề nên việc xử lý rủi ro và đề
ra những biện pháp phòng ngừa RRTD luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầucủa chi nhánh nhằm vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn, có lãi, vừa tạo điều kiệnthúc đẩy kinh tế phát triển
Bên cạnh đó, chi nhánh Hà Thành nhận thức được tầm quan trọng trongviệc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN nên chi nhánh thườngxuyên chú trọng cho vay đối với đối tượng khách hàng này Ở Việt Nam trong
Trang 2quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, các DNVVN đang trở thành lựclượng kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình CNH – HĐHđất nước Trong cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp ngày 14/09/2001 tại Hà Nội,Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần thấy rằng DNVVN là loạihình rất phù hợp để phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, kể cả
ở những nước phát triển Đối với nước ta, phát triển thật nhiều DNVVN lạicàng phù hợp với bước đầu thực hiện CNH – HĐH đất nước Vì vậy phảiquan tâm và tạo mọi điều kiện cho DNVVN phát triển Đây là một quan điểmhoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế điều kiện kinh tế nước ta” Chính vìđường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước nên chi nhánh Hà Thành đã tạomọi điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp phát triển nói chung và cácDNVVN nói riêng Tuy nhiên, các DNVVN có tính ổn định trong sản xuấtkhông cao, không có định hướng lâu dài trong hoạt động kinh doanh, vì vậyviệc quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh đối với DNVVN là rất quan trọng
Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụngtrong hoạt động cho vay của chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành đối với cácDNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình với mong muốn đóng góp chút công sức trong việc quản lý để hạnchế rủi ro tín dụng của chi nhánh
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm
Trang 3- Chương III : Giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD trong hoạt động chovay của chi nhánh Hà Thành đối với các DNVVN trên địa bàn thành phố HàNội.
Phạm vi đề tài: chủ yếu là tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế, thựctrạng còn tồn tại trong công tác quản lý RRTD của chi nhánh trong hoạt độngcho vay đối với các DNVVN trên địa bàn Hà Nội Từ thực tế đó em xin nêu
ra một vài ý kiến đóng góp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng tạichi nhánh Hà Thành nói riêng và các NHTM nói chung
Hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chânthành tới thầy giáo PGS.TS Hoàng Minh Đường đã tận tình chỉ bảo cho emtrong suốt quá trình thực hiện chuyên đề; gửi lời cảm ơn tới các anh chịphòng quản lý tín dụng của chi nhánh Hà Thành đã tạo điều kiện và hướngdẫn em trong thời gian thực tập tại phòng Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cácthầy cô giáo trong khoa Thương Mại - Truờng Đại học Kinh tế quốc dân đãdạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học vừa qua
Trang 4Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NHTM ĐỐI VỚI CÁC DNVVN.
1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng ngân hàng :
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng anh gọi là credit, cónghĩa là tin tưởng và tín nhiệm Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tíndụng có nghĩa là sự vay mượn
Tín dụng tồn tại song song và phát triển cùng với nền sản xuất hànghóa Các chủ thể tham gia vào tín dụng ngân hàng rất phong phú và đa dạngvới một bên là ngân hàng, một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hợp tác xã,các quan hệ tín dụng giữa các chủ thể tín dụng được thực hiện trên cơ sở tựnguyện, bình đẳng và có lợi cho hai bên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đó làquan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàngtrong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định
Sự tin tưởng đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển củaquan hệ tín dụng ngân hàng Yêu cầu đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng ngânhàng là điều kiện bắt buộc, nó được cán bộ ngân hàng thực hiện ngay từ trướckhi cho vay thông qua đánh giá, thẩm định tính khả thi của dự án xin vay, chođến yêu cầu thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi vay và theo dõi, đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn vay
1.1.1.2 Nội dung của tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung cơ bản sau:
Trang 5- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang chongười sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng :
Sự vận động của tín dụng có những tác động nhất định đối với các hoạtđộng kinh tế Tuy nhiên, vai trò của tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức
và vận dụng của con người vào thực tiễn quản lý kinh tế Trong nền kinh tếthị trường, tín dụng có các vai trò như sau:
- Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung và tài trợ vốn cho các ngànhkinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là cầu nối giữa tiếtkiệm và đầu tư, giữa giao lưu vốn trong nước và ngoài nước Tín dụng thamgia thu hút vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng nằm rải rác phân tán trong dânchúng, trong các tổ chức kinh tế và vốn nước ngoài để tập trung hình thànhnguồn vốn cho vay Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhaunhưng nguồn vốn tài trợ của tín dụng là đặc biệt quan trọng Nhờ nguồn vốncủa tín dụng, các doanh nghiệp không những đảm bảo quá trình sản xuất diễn
ra bình thường mà còn mở rộng được sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹthuật mới, đảm bảo thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh hiện nay Quá trìnhtích tụ và tập trung vốn tín dụng tạo ra động lực to lớn thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển, giúp các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có tỷ suất lợinhuận cao, kích thích khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó,trong điều kiện nguồn thu ngân sách Nhà Nước có hạn, bằng công cụ tín dụngNhà Nước có thể huy động mọi nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở
Trang 6hạ tầng cho nền kinh tế như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điệnnước… những công trình đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, cácngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.Hiệnnay, sự phát triển của các ngành kinh tế trong cơ chế thị trường là không đồngđều, các doanh nghiệp thường tập trung dồn vào những ngành có điều kiệnthuận lợi, có lợi nhuận cao, ít rủi ro Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh
tế đòi hỏi phải có sự cân đối hài hòa giữa các ngành kinh tế, đòi hỏi phải cónhững ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực phát triển và lôi cuốn cácngành kinh tế khác Mâu thuẫn đó đòi hỏi Nhà Nước phải sử dụng công cụ tíndụng để tài trợ cho những ngành kinh tế yếu kém, đồng thời khuyến khíchphát triển nguồn lực cho những ngành kinh tế mũi nhọn
- Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềmchế lạm phát Thông qua tín dụng, bằng các biện pháp huy động vốn và chovay, thực hiện nghiệp vụ điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, tín dụng đãgóp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên Các hoạtđộng tín dụng phát triển còn tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán khôngdùng tiền mặt Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay,
hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ với công nghệ tiên tiến thì đại bộphận chu chuyển tiền tệ trong xã hội được thực hiện bằng phương thức thanhtoán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng Điều này cho phéptiết giảm sử dụng tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội và thúcđẩy tốc độ luân chuyển vốn
- Tín dụng là một trong những phương tiện nối liền kinh tế quốc gia vớinền kinh tế của cộng đồng thế giới, góp phần phát triển quan hệ kinh tế đốingoại trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế Tham gia vào mối quan hệ tíndụng gồm có Chính phủ các nước với nhau, các Chính phủ với các tổ chức
Trang 7tiền tệ thế giới và các tổ chức kinh tế với nhau Đặc biệt trong bối cảnh nềnkinh tế thế giới đang trong tiến trình hội nhập cao, mỗi quốc gia đã trở thànhmột bộ phận của thị trường thế giới, các nước đều thực hiện chính sách kinh
tế mở thì tín dụng ngày càng trở nên cần thiết Tín dụng quốc tế đã tạo điềukiện cho quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước thực hiện nhanh hơn,góp phần giúp các nước chậm phát triển trong một thời gian ngắn có thể cóđược một nền sản xuất với kỹ thuật công nghệ cao mà các nước phát triểntrước đây phải mất hàng trăm năm mới có được
đó, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền
sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả
cả gốc lẫn lãi
- Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích
Khi khách hàng vay tiền thì phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đãthỏa thuận trong hợp đồng Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì là do haibên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng.Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả
sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này Do vậy, về phía ngânhàng cần chú ý tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phảikiểm tra và giám sát xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích
Trang 8đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không Điều này rất quan trọng vìviệc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng thu hồi nợ sau này của ngân hàng.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảokhả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Từ đó nâng cao được uy tín của kháchhàng đối với ngân hàng và củng cố được quan hệ vay vốn giữa khách hàng vàngân hàng sau này
1.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng :
Tín dụng ngân hàng được phân loại theo từng nhóm dựa trên một sốtiêu thức nhất định như: thời hạn cho vay, mục đích cho vay, mức độ tínnhiệm với khách hàng, phương pháp hoàn trả, xuất xứ của tín dụng
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định,cải tiến hoặc đổi mới các thiết bị công nghệ, máy móc, mở rộng sản xuất kinhdoanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốnnhanh
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 5 năm
và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm Loại tín dụng này được sử dụng
để thực hiện quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu, kết quả làmtăng mức sản xuất và của cải xã hội
Trang 91.1.4.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: loại chovay này cung cấp cho các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp nguồnvốn để bổ sung vốn lưu động
- Cho vay sản xuất nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phísản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, lao động…
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,các chi phí của đời sống thường nhật chủ yếu qua thẻ tín dụng
- Cho vay mua bán bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm
và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai…
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngânhàng, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các địnhchế tài chính khác
- Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại là chothuê vận hành và cho thuê tài chính Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản
và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị
1.1.4.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay mà uy tín của người đivay được đặt lên hàng đầu, người đi vay không cần có tài sản thế chấp, cầm
cố hay có sự bảo lãnh của người thứ ba Theo hình thức này, ngân hàng chỉdựa vào mức độ uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định chovay hay không
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay mà người đi vay phải có tài sảnthế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Đây là loại hình tíndụng áp dụng với những khách hàng không có độ uy tín cao với ngân hàngnên vay vốn cần có sự đảm bảo
Trang 101.1.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món vay: nghĩa là mỗi lần vay vốn thì khách hàng vàNHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Nếutrong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay thì khách hàng phải làm bấynhiêu hồ sơ xin vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặctheo chu kỳ sản xuất kinh doanh Loại cho vay này thường áp dụng với nhữngkhách hàng vay có nhu cần vay vốn thường xuyên
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức kinhdoanh thỏa thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toáncủa khách hàng, phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNNVN vềhoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1.1.4.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay thanh toán một lần theo như thờihạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bao gồm ba hình thức:
Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ: là loại cho vay mà khách hàngvay phải thanh toán một lần khi đáo hạn
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ (còn gọi là cho vay trả góp): làloại cho vay mà khách hàng vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi theođịnh kỳ
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, việctrả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay hoặc ápdụng theo kỹ thuật thấu chi
- Cho vay không có thời hạn cụ thể: Đối với loại cho vay này thì ngânhàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả góp bất cứ lúc nào,
Trang 11nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏathuận trong hợp đồng.
1.2 Rủi ro tín dụng và nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng :
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng :
Rủi ro (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không cònkhả năng chi trả RRTD phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu hồiđược đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi của các khoản vay, hoặc là việc thanh toán
nợ gốc và lãi vay không đúng kỳ hạn RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt độngcho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác củangân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ởthị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.2.2 Tác động của rủi ro tín dụng:
- Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt độngcủa các doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hànggặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàngkhác sẽ hoang mang, lo sợ và ồ ạt kéo đến các ngân hàng để rút tiền Điều này
sẽ làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng rơi vào trạng thái khủng hoảng Ngânhàng phá sản sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhângặp khó khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớnđến toàn bộ nền kinh tế, nó sẽ làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăngcao, sức mua giảm, tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh, xã hội rơi vào trạngthái mất ổn định
Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vàonền kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh
tế thế giới Ví dụ thực tế là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và gần
Trang 12đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyểntoàn cầu Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các quốc gia phát triểnrất nhanh nên RRTD tại một nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cácnước có liên quan.
- Đối với ngân hàng: Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu được vốntín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoảntiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việcthu chi Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngânhàng kinh doanh không hiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng, ngân hàngthường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, làm mất lòng tin người gửitiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng Trong tình trạng đó, ngân hàng sẽkhông đủ tiền trả lương cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽthuyên chuyển công tác, ngân hàng sẽ gặp khó khăn chồng chất
RRTD ở mỗi ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau Mức độnhẹ nhất là khi ngân hàng không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khingân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngânhàng bị thua lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài và ngân hàng khôngkhắc phục được thì sẽ dẫn đến phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nềnkinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy, các nhàquản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợpnhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay
Khi xảy ra rủi ro tín dụng thì có thể sẽ kéo theo hàng loạt rủi ro khác
Ví dụ, khi xảy ra RRTD thì ngân hàng sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàngdẫn đến cả rủi ro về thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng giảm thấp và tùy theomức độ nặng hay nhẹ mà ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít Mặt khác,khi khả năng thanh khoản của ngân hàng có biểu hiện không tốt sẽ ảnh hưởngđến tâm lý khách hàng, có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt Hậu quả
Trang 13là xuất hiện tình trạng không có sự ăn khớp giữa lượng vốn huy động vớilượng vốn cho vay và đây chính là một trong những nguyên nhân làm xuấthiện rủi ro lãi suất Như vậy, có thể thấy rằng RRTD là loại rủi ro phổ biến và
có ảnh hưởng lớn nhất, gây ra tổn thất nhiều nhất cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá RRTD :
Hiện nay, để đo lường RRTD các ngân hàng thường sử dụng bốn chỉtiêu sau đây:
- Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay
- Tỷ số giữa các khoản nợ xóa ròng so với tổng cho vay (khoản nợ xóaròng là khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố là không còn giá trị và đượcxóa khỏi danh sách)
- Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổngcho vay hay với tổng vốn chủ sở hữu
- Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuêhay với tổng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay biểu hiện chất lượng tíndụng Theo quy định của NHNN hiện nay, các ngân hàng mà có chỉ tiêu nàytrên 7% thì xem là ngân hàng yếu kém Nếu ngân hàng luôn duy trì chỉ số này
ở mức dưới 5% thì ngân hàng đó sẽ được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụtín dụng tốt và chất lượng cho vay cao
Khi hai chỉ tiêu đầu tăng thì RRTD của ngân hàng tăng lên, lúc đó ngânhàng sẽ ở bên bờ vực phá sản Hai chỉ tiêu cuối nói lên sự chuẩn bị trước củangân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dựphòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại
Trang 141.2.4 Dấu hiệu nhận biết RRTD :
Nhận diện RRTD là khâu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng, qua đó các chuyên viên xử lý rủi ro sẽ đề xuất nhữnggiải pháp tối ưu để ngăn ngừa và xử lý các tín dụng có rủi ro Sau khi khoảnvay phát sinh và được phân loại, các cán bộ tín dụng luôn phải theo dõi, giámsát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
1.2.4.1 Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng:
Đối với mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng thì có nhóm các dấu hiệu cụ thể sau đây:
- Khi ngân hàng yêu cầu gửi các báo cáo tài chính thì phía khách hàngchậm trễ, lấy lý do trì hoãn mà không có sự giải thích thuyết phục
- Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, viphạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng
- Có những yêu cầu về gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần màkhông nêu rõ lý do hoặc lý do thiếu căn cứ thuyết phục
- Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều tài khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạtđộng đầu tư dài hạn
- Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn với giá cao và với mọi điều kiện
- Khách hàng trông chờ vào nguồn thu bất thường để trả nợ mà khôngphải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động mà họ đã đềxuất trong phương án vay vốn, ví dụ bán máy nhà xưởng hay máy móc thiếtbị
- Có thái độ trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với ngân hàng trong quátrình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tìnhhình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có sự giải thích minhbạch, thuyết phục
Trang 15- Khách hàng chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn.
- Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu về các khoản vay vượt quánhu cầu dự kiến
- Khi khách hàng có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động
từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
- Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút đi sovới định giá khi cho vay Hay có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bánhoặc trao đổi, hoặc không còn tồn tại
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặckhách hàng không muốn trả nợ
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng của khoản tíndụng nhưng với tốc độ chậm hơn Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, vì vậy nếu các cán bộ tín dụng của ngânhàng mà không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ thì sẽ khó có thể nhận diệnđược các dấu hiệu rủi ro này Một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu tổ chức của ban điều hành
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp, nghĩa là mải mê theođuổi một sản phẩm hoàn toàn không thích hợp về mặt thời gian và năng lựchiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác
- Xuất hiện những mâu thuẫn trong quá trình quản trị điều hành, có sựtranh chấp trong quản lý
- Xuất hiện hội chứng hợp đồng lớn, sẵn sàng ký kết hợp đồng giá trịlớn với bạn hàng có tên tuổi mặc dù lợi nhuận thu về không cao mà bỏ quahợp đồng có giá trị nhỏ nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao
Trang 16- Có những thay đổi bất thường trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản haymức độ hoạt động của khách hàng.
- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dựkiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng
- Ngày càng xuất hiện nhiều khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăngđột biến trong chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, tập trung quá mức chi phícho thiết bị, văn phòng hiện đại để gây ấn tượng
- Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
- Vì áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quásớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thờigian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường khôngđúng lúc
- Đối với khách hàng là tư nhân cá thể thì có dấu hiệu người vay bịbệnh kéo dài hoặc chết
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xẩy ra
1.2.4.2 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:
- Cán bộ tín dụng đưa ra sự đánh giá và phân loại không chính xác vềmức độ rủi ro của khách hàng Khi đánh giá năng lực tài chính của kháchhàng, không nên chỉ dựa vào các thông tin “tĩnh” từ phía khách hàng cung cấp
mà bỏ qua thông tin “động” hay những thông tin nhạy cảm từ phía thị trường
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ hoặc thiếu sự tuân thủ các quy định hiệnhành về phê duyệt tín dụng
- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo, tạo kẽ hở chokhách hàng lợi dụng
Trang 17- Đồng ý cấp tín dụng mà thiếu sự chắc chắn trong cam kết và tính bảođảm của khách hàng về vấn đề duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích
do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và nănglực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng
- Soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, mạchlạc, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệpcác nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro
- Chấp nhận cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàngkhông thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng
- Bị cuốn vào khuynh hướng cạnh tranh thái quá như: giảm thấp lãi suấtcho vay, phí dịch vụ hay thực hiện thực hiện chiến lược “giữ chân” kháchhàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với các tổ chức tíndụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng đã cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi rocao
1.2.5 Nguyên nhân của RRTD :
1.2.5.1 Nguyên nhân khách quan:
a) Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:
Thứ nhất, do sự biến động quá nhanh và không thể dự đoán trước được của thị trường thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nôngnghiệp và công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thựcphẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi rothời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biếnđộng xấu
Vấn đề xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm gần đây cũng gặpkhông ít khó khăn Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt
Trang 18động trong một thời gian dài do chi phí giá thành tăng rất cao trong khi khôngtiêu thụ được sản phẩm Điều này gây tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp,
và cũng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng,làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thứ hai, do sự tấn công của hàng nhập lậu:
Nước Việt Nam trải dài với hàng trăm km biên giới trên bộ và trênbiển, giao thông thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta Nhưngbên cạnh đó hàng nhập lậu cũng tràn lan tại các thành phố lớn khiến cho cácdoanh nghiệp trong nước phải điêu đứng và các ngân hàng cho các doanhnghiệp này vay vốn cũng rơi vào tình trạng khó khăn
Thứ ba, rủi ro từ quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:
Hiện nay, sự phát triển của thế giới diễn ra song song với quá trình tự
do hóa tài chính, hội nhập quốc tế, điều này tất yếu sẽ tạo ra một môi trườngcạnh tranh gay gắt khiến hầu hết các doanh nghiệp – là những khách hàngthường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và có thể bịđào thải bất cứ lúc nào
Không chỉ các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau, bản thân sựcạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhậpkinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý lỏnglẻo, yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên, vì hầu hết các kháchhàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút
Thứ tư, do thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư một số ngành.
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh, vì thế mà cácnhà kinh doanh luôn tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏnhững ngành không đem lại lợi nhuận cho họ Ở Việt Nam thời gian qua, sựcạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không có sự qui hoạch
Trang 19hợp lý, không có sự phân công lao động, chuyên môn hóa lao động Các hiệphội nghề nghiệp và Nhà Nước cũng tỏ ra bất lực trước tình hình này, dẫn đến
sự khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia
b) Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương.
Những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, NHNNVN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bảndưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngânhàng Tuy luật và các văn bản đã được chuyển xuống các ngân hàng, nhưngviệc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì diễn ra hết sức chậm chạp và còngặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thuhồi nợ Những văn bản này đều có quy định: “Trong những trường hợp kháchhàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”.Trên thực tế, các NHTM không thể thực hiện được điều này vì ngân hàng làmột tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà Nước, vì thếngân hàng không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sảnđảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa
án xử lý thông qua con đường tố tụng Vì vậy mà ngân hàng không thể giảiquyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng
Nguyên nhân thứ hai là do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN.
Hiện nay, nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng cònlạc hậu, chậm đổi mới Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khảnăng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu kém.Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một
số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo
Trang 20kịp, vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổchức một cách hữu hiệu Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụđộng theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh chứ ít có khả năng ngăn chặn vàphòng ngừa rủi ro hay vi phạm Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng cònnhiều bất cập, do vậy có những sai phạm của NHTM không được thanh traNHNN cảnh báo để có biện pháp ngăn chặn từ đầu, đến khi xảy ra hậu quảnặng nề thì mới can thiệp Trên thực tế đã có hàng loạt sai phạm về cho vay,bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ
đe dọa sự an toàn của cả hệ thống mà đáng lẽ ra đã có thể được ngăn chặnngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và đề ra cách xử lý sớm hơn
Nguyên nhân thứ ba là do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập.
Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC của NHNN
đã đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tinkịp thời về tình hình hoạt động tín dụng Tuy nhiên, trung tâm này cung cấpthông tin còn đơn điệu, thiếu cập nhật, vì vậy đây chưa phải là cơ quan địnhmức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả
Đây cũng là một thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng
và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thốngthông tin tương xứng Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mởrộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ giatăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng
1.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan :
a) Rủi ro từ phía khách hàng vay :
Thứ nhất, do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trong việc trả nợ vay.
Thông thường các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều phải có cácphương án kinh doanh cụ thể, khả thi Ngân hàng sẽ xét duyệt sau đó quyết
Trang 21định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không và nếu cho vay thì tối đa là baonhiêu Trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố
ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụviệc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làmảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng
Thứ hai, nguyên nhân là do khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế.
Các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng với mục đích chung là để mởrộng qui mô kinh doanh Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp lại chủ yếu tậptrung vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chứ ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đổimới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kếtoán theo đúng chuẩn mực Khi đó, quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duyquản lý, điều này dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khảthi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
Thứ ba, do tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém và thiếu minh bạch.
Trên thực tế, các doanh nghiệp lập sổ sách kế toán để ngân hàng xétduyệt cho vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất.Khi các cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệpdựa trên số liệu do các doanh nghiệp cấp thường thiếu tính thực tế và xácthực Đây cũng là lý do vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thếchấp như là một chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng Cho nêntrách nhiệm của các cán bộ thẩm định tín dụng là khá nặng nề, chỉ một chútsai sót có thể gây thiệt hại cho ngân hàng
b) Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
Nguyên nhân thứ nhất là do sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội
bộ các ngân hàng.
Trang 22Việc kiểm tra nội bộ được thực hiện thường xuyên cùng với công việckinh doanh của ngân hàng Công việc này có ưu điểm hơn thanh tra NHNN vì
sự nhanh chóng, kịp thời giải quyết vấn đề ngay khi vừa phát sinh Tuy vậy,trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầunhư chỉ tồn tại trên hình thức, vì vậy mà công tác phòng ngừa rủi ro vẫn chưathực sự đạt hiệu quả
Nguyên nhân thứ hai là do sự bố trí các cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nhưng giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc hạnchế rủi ro tín dụng Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ án kinh tếlớn đều có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng vay lập
hồ sơ giả vay, hoặc nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên cao so với thực tế đểrút tiền của ngân hàng
Như vậy, đạo đức của các cán bộ tín dụng rất quan trọng vì họ là nhữngngười trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và tư vấn cho khách hàng về các thủtục cần thiết Do vậy, một cán bộ có đạo đức tốt nhưng kém về năng lực cóthể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi nghiệp
vụ thì thật nguy hiểm khi được bố trí vào công tác tín dụng
Nguyên nhân thứ ba là do ngân hàng thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vay.
Việc theo dõi nợ vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhấtcủa cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Hiện nay, các ngânhàng thường tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay
mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, giám sát đồng vốn sau khi cho vay Công việctheo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ratrong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, đồng thời tìm ranhững cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 23Trên thực tế, trong thời gian qua các ngân hàng chưa thực hiện tốt côngtác này là do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng vay, thêm nữa là
do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quálạc hậu, không cung cấp được kịp thời và đầy đủ các thông tin mà NHTM yêucầu
Nguyên nhân thứ tư là do sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC chưa thực sự hiệu quả.
Thực chất kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn đểcho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránhkhỏi Các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro
từ phía khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng cùng mộtlúc Khả năng trả nợ của mỗi khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối
đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin mà dẫn đến việc nhiều ngânhàng cùng cho một khách hàng vay đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thìrủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các NHTM diễn ra rất gay gắt, vì vậy vaitrò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xáccho các ngân hàng để họ có thể đưa ra quyết định cho vay hợp lý, đúng đắn.Tuy nhiên việc này vẫn rất khó khăn vì ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy
đủ thông tin và còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời
1.2.6 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng :
1.2.6.1 Những giai doạn trong quy trình cấp tín dụng có thể xảy ra rủi ro:
Trên thực tế, RRTD có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong quy trìnhcấp tín dụng, cụ thể là:
Trang 24- Đơn đề nghị vay vốn: Dễ xảy ra rủi ro ngay từ bước đầu này nếu đơn
đề nghị của khách hàng vay vốn không đầy đủ, không hợp lệ mà lại được xétduyệt
- Xét duyệt cho vay: Trong quá trình xét duyệt không phát hiện ra đượccác vấn đề không tốt để đảm bảo “khách hàng vay được tin cậy” và “khoảnvay tốt” Đây là giai đoạn quan trọng nhất
- Quản lý khoản vay: Giai đoạn này xảy ra rủi ro nguyên nhân chủ yếu
do trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng Có thể họ không thực hiệnnhiệm vụ giám sát khoản vay, hoặc có giám sát nhưng không phát hiện “vấnđề” hoặc có phát hiện “vấn đề” nhưng không phản ứng kịp thời
- Giải ngân: Giai đoạn này xảy ra rủi ro là do ngân hàng thực hiện quátrình giải ngân khi không đầy đủ hồ sơ hoặc không theo lịch, không đúng mứctiền được rút từng lần
- Thu lãi, thu nợ: Rủi ro xảy ra ở giai đoạn này là do cán bộ ngân hàngkhông phát hiện việc trả lãi, trả nợ chậm trễ hoặc không đủ theo kỳ hạn đãcam kết từ phía khách hàng vay
1.2.6.2 Quản lý rủi ro tín dụng – Theo Basel I:
Theo BASEL I - Ủy ban về giám sát nghiệp vụ ngân hàng, thì quản lýrủi ro tín dụng dựa trên bốn chuẩn mực sau:
Chuẩn mực 7: Tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình giám sát tín dụng
Một phần công việc thiết yếu của hệ thống thanh tra là đánh giá chínhsách, thông lệ và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện đầu tưcũng như công tác quản lý tín dụng và danh mục đầu tư hiện tại
Chức năng tín dụng và đầu tư ở các ngân hàng là khách quan và dựatrên các nguyên tắc lành mạnh Duy trì chính sách cho vay, mục đích vay vàthủ tục cho vay thận trọng với các văn bản cho vay hợp lý là cần thiết đối vớiquản lý chức năng cho vay của ngân hàng Ngân hàng cần phải có một quá
Trang 25trình giám sát quan hệ tín dụng hiện tại của khách hàng Cơ sở dữ liệu là nhân
tố quan trọng của hệ thống thông tin quản lý, cần phải được chi tiết danh mụccho vay
Chuẩn mực 8: Đánh giá chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro mất vốn
tín dụng
Ngân hàng phải thiết lập và duy trì các chính sách, thói quen và thủ tụcphù hợp với việc đánh giá chất lượng tài sản, dự phòng rủi ro mất vốn tíndụng
Ngân hàng phải xây dựng một quy trình quan sát các khoản nợ có vấn
Chuẩn mực 9: Sự tập trung rủi ro và các rủi ro lớn.
Ngân hàng phải có hệ thống thông tin quản lý cho phép xác định nhữngđiểm đáng chú ý trong danh mục đầu tư và phải thiết lập giới hạn an toàn đểhạn chế xu hướng ngân hàng tập trung vào các khách hàng đơn lẻ hoặc cácnhóm khách hàng có quan hệ
Chuẩn mực 10: Cho vay khách hàng có mối quan hệ.
Để ngăn ngừa sự lạm dụng phát sinh từ việc cho vay khách hàng cómối quan hệ, quan hệ vay vốn phải dựa trên nguyên tắc “trong tầm kiểmsoát”, như vậy, việc mở rộng tín dụng được giám sát một cách có hiệu quả,kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
Giao dịch cho vay khách hàng có mối quan hệ thường gây ra những rủi
ro đặc biệt cho ngân hàng, vì thế nên có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị
Trang 261.2.6.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
Quá trình phê duyệt tín dụng:
- Thiết lập một chính sách về hạn mức tín dụng tổng hợp cho các kháchhàng có liên quan, đó là việc duy trì thông tin về khách hàng có liên quantrong hệ thống thông tin khách hàng
- Thiết kế lại hệ thống xếp hạng khách hàng gồm các loại khách hàngkhác nhau như doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức hành chính
- Thường xuyên theo dõi và xem xét các hoạt động thực tế của kháchhàng và tính hợp lý của tín dụng đã cấp hoặc hạn mức tín dụng đầy đủ trướckhi đáo nợ hoặc gia hạn một khoản vay
- Thường xuyên so sánh điểm xếp hạng với các tần số vỡ nợ để xácđịnh tính đúng đắn của hệ thống xếp hạng
Giám sát và kiểm tra tín dụng:
- Thiết lập phương pháp phân loại và lập dự phòng nợ khó đòi thỏamãn các yêu cầu nhưng có tính đến chất lượng các khoản vay cũng như thờigian quá hạn
- Đưa ra các thủ tục và chính sách bằng văn bản về giám sát tín dụngbao gồm báo cáo việc đến thăm khách hàng, xem xét đánh giá tín dụng, phântích các báo cáo tài chính của khách hàng và điều chỉnh việc phân loại khoảnvay
- Đảm bảo rằng các cán bộ cấp cao thường xuyên xem xét đánh giá tíndụng và đưa ra các chính sách, thủ tục điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kháchhàng
- Phân tách hoàn toàn chức năng tín dụng và kế toán ở cấp chi nhánh
Giám sát rủi ro tín dụng:
- Thiết lập một hệ thống thông tin quản lý cho phép việc báo cáothường xuyên, đầy đủ danh mục các khoản vay ở các cấp khác nhau của ngân
Trang 27hàng để có thể dễ dàng phát hiện các rủi ro tiềm tàng và xu hướng hoạt độngcủa các khoản vay.
- Phát triển hệ thống tính toán RRTD và sử dụng chúng để đặt ra giớihạn rủi ro cho các lĩnh vực khác nhau của danh mục cho vay, có tính đến mứcrủi ro chung có thể chấp nhận được và mục tiêu lợi nhuận
1.3 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế:
1.3.1 Khái niệm DNVVN:
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước pháttriển đều thấy rõ vai trò và vị trí của các DNVVN trong tiến trình phát triểnkinh tế - xã hội của mình Tuy nhiên, chưa có một khái niệm thống nhất chocác nước để xác định DNVVN Một doanh nghiệp được xem là vừa và nhỏ ởmột quốc gia này lại có thể xem là doanh nghiệp lớn hoặc quá nhỏ ở một quốcgia khác Thậm chí, trong bản thân mỗi quốc gia, tùy vào mục đích mà người
ta có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp Điều này
đã và đang gây khó khăn trong hoạch định và triển khai các chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, chiến lược khuyến khích và hỗ trợ các DNVVN
Tuy nhiên, DNVVN là một phạm trù không chỉ phản ánh quy mô củadoanh nghiệp mà còn bao hàm cả nội dung tổng thể về kinh tế, tổ chức sảnxuất, tổ chức quản lý, tiến bộ khoa học công nghệ, lĩnh vực, ngành nghề hoạtđộng Theo số liệu thống kê của một viện nghiên cứu ở Mỹ, hiện nay trên thếgiới có trên 40 định nghĩa khác nhau về DNVVN Sau đây là một số địnhnghĩa đặc trưng:
Nhật Bản - đại diện cho các nước phát triển định nghĩa: DNVVN là
doanh nghiệp có từ 300 công nhân trở xuống và vốn dưới 10 triệu Yên đối vớicác ngành chế biến khoáng sản, công nghiệp xây dựng, giao thông, chế tạo;
có từ 100 công nhân trở xuống và vốn dưới 30 triệu Yên đối với các ngành
Trang 28kinh doanh buôn bán; có từ 50 công nhân trở xuống và vốn dưới 10 triệu Yênđối với ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp
có từ 20 công nhân trở xuống đối với các ngành chế biến và từ 5 công nhântrở xuống đối với ngành dịch vụ thương mại
Thái Lan - đại diện cho nhóm các nước NICs Châu Á, định nghĩa:
doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 50 công nhân trở xuống, doanhnghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 50 đến 200 công nhân
Việt Nam – theo nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/11/2001 về “Trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ” thì các DNVVN được
hiểu là: “DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10
tỷ hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
1.3.2 Đặc điểm của DNVVN:
Là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa nên bên cạnh những đặcđiểm cơ bản của một doanh nghiệp thông thường, DNVVN còn một số đặcđiểm sau:
Đây là loại hình doanh nghiệp có thể được tạo lập dễ dàng Đểthành lập loại hình doanh nghiệp này chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầutương đối ít, với một mặt bằng sản xuất hàng hóa nhỏ, quy mô nhà xưởngkhông lớn nên doanh nghiệp có thể giảm được chi phí cố định, tận dụng đượclao động thay thế cho vốn với giá công lao động thấp, hơn nữa khả năng thuhồi vốn của loại hình doanh nghiệp này khá nhanh, tăng tốc độ vòng quay vốn
để đầu tư vào các công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn, bước đầu đã mang lạihiệu quả kinh tế cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng
Mô hình quản lý gọn nhẹ, có mối quan hệ nội bộ dễ điều chỉnh.Các DNVVN có tính linh hoạt cao, có khả năng quan tâm trực tiếp tới thịtrường và người tiêu thụ nên dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng các nhu cầu, thị
Trang 29hiếu trong thị trường chuyên môn hóa Đồng thời, mô hình quản lý gọn nhẹ, íttrung gian đầu mối thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tậndụng được các cơ hội kinh doanh Mặt khác, khi gặp những biến cố của môitrường kinh doanh, loại hình doanh nghiệp này dễ xoay chuyển bằng cáchchuyển đổi hoặc thu hẹp quy mô sản xuất của mình vì vậy mà tổn thất giảm đirất nhiều.
DNVVN hoạt động đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực, mọi
thành phần kinh tế Không chỉ thuận lợi trong việc tạo lập và dễ thích nghi mà
DNVVN còn có thể phát triển rộng khắp các vùng của đất nước, tham gia vàonhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thểthiếu được của nền kinh tế, tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nhu cầu
ở những vùng mang tính chất nội bộ, cần số lượng sản phẩm ít
Năng lực tài chính của DNVVN rất hạn chế Trước hết là do nguồnvốn tự có thấp dẫn đến khả năng vay vốn ngân hàng cũng như huy động vốntrên thị trường bị hạn chế, những khoản tiền dự định vay của DNVVN thườnggặp khó khăn vì thiếu tài sản thế chấp Bên cạnh đó, khả năng tích lũy vốncủa DNVVN cũng thấp nên nguồn vốn bổ sung cho sản xuất kinh doanh bịgiới hạn, khiến cho khả năng thu lợi nhuận không đạt tối đa ngay cả khi có cơhội để kinh doanh
Khả năng cạnh tranh tiếp cận thị trường còn yếu kém Bên cạnhkhó khăn về máy móc, trang thiết bị, doanh nghiệp còn bị bất lợi trong việctiêu thụ sản phẩm và khả năng thu hút các nhà quản lý tài năng Do nguồn tàichính hạn hẹp, các DNVVN khó có khả năng thực hiện một chiến lượcMarketing đầy đủ nên khả năng tiếp cận thị trường của DNVVN còn hạn chế,đây là yếu tố tiềm ẩn gây nhiều rủi ro cho ngân hàng khi cho vay
Tính ổn định trong sản xuất kinh doanh không cao DNVVNkhông thuộc diện kinh doanh những mặt hàng mang tính chất độc quyền nên
Trang 30tính ổn định trong sản xuất kinh doanh là không cao Hầu hết các DNVVNkhông có định hướng lâu dài trong kinh doanh mà thường xuyên thay đổingành nghề, cơ cấu mặt hàng, đa dạng về chủng loại hàng hóa dịch vụ nhưngkhông lớn về số lượng.
1.3.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế:
Ngày nay, DNVVN ngày càng được coi trọng không chỉ ở những quốcgia có nền kinh tế đang phát triển mà ngay cả các nước có nền kinh tế pháttriển bậc nhất như Nhật Bản, Đức… cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triểnDNVVN Tại các nước Châu Á, DNVVN có vai trò tích cực trong việc chống
đỡ các tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, góp phần đáng kể vào
ổn định kinh doanh trong vùng, từng bước khôi phục lại nền kinh tế trongvùng
Tại các nước chậm phát triển, các DNVVN đóng vai trò quan trọngtrong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngườidân, và giải quyết các vấn đề xã hội khác
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài trước đây chúng ta chỉ chú trọngđến việc phát triển đa dạng các thành phần kinh tế mũi nhọn, chưa chú trọngđến việc phát triển đa dạng các thành phần kinh tế nên các DNVVN chưa cóđiều kiện để phát triển Đến nay, với đường lối đúng đắn của Đảng và NhàNước đã thực sự tạo dựng một hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tếphát triển, trong đó có các DNVVN Đất nước ta chịu hậu quả nặng nề củachiến tranh, xuất phát điểm từ một nền kinh tế rất thấp nên việc phát triển cácDNVVN là phù hợp nhất để tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước Vai trò của các DNVVN được thể hiện ở một số khía cạnhsau đây:
Trang 31 DNVVN đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng lớn hàng hóa
và dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Sự phát triển đa dạng về ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức kinhdoanh của các DNVVN đã góp phần to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụtcủa khu vực kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn nước ngoài,cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách Đặc biệt, nó đã khơi dậytiềm năng sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển sản xuất nhằm tạo rasức mạnh cho nền kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư
Các DNVVN đóng góp rất lớn vào sự gia tăng thu nhập quốc dân do cóđiều kiện khai thác các tiềm năng phong phú trong dân cư đặc biệt là các làngnghề truyền thống bình quân khoảng trên dưới 50% GDP của mỗi nước ỞViệt Nam, các DNVVN đóng góp khoảng 34 - 35% GDP
DNVVN tạo sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực để phát triển
nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tự do cạnh tranh là con đườngtốt nhất để phát huy tiềm lực Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp lớnthường cần những thị trường lớn, đòi hỏi phải có sự bảo hộ của Chính phủ vàphải có sự độc quyền Còn các DNVVN thì tình trạng độc quyền không xảy
ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh So với các doanh nghiệp lớn thìcác DNVVN có tính tự chủ cao độ, họ sẵn sàng khai thác các cơ hội trongkinh doanh để phát triển mà không ngại rủi ro Loại hình DNVVN có điềukiện thuận lợi trong việc tập trung vốn tiếp nhận đầu tư nước ngoài để hìnhthành các doanh nghiệp lớn cho các ngành then chốt Sự phát triển của cácngành có hàm lượng kỹ thuật cao không chỉ cho phép các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cạnh tranh dễ dàng mà còn cho phép chúng chiếm ưu thế trong một sốngành sản xuất
Trang 32 DNVVN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân
bằng và chuyển dịch cơ cấu theo vùng, lãnh thổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại chỗ.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tính phổ biến của các doanh nghiệp cóquy mô vừa và nhỏ rất có lợi trong việc tuyển dụng công nhân tại địa phương,tận dụng nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có tại địa phương đó Lợinhuận của DNVVN góp phần tái sản xuất đầu tư cho địa phương, do đó hiệuquả kinh tế của các DNVVN cũng chính là hiệu quả về ổn định và phát triểnkinh tế ở địa phương Cho đến nay, quy trình đô thị hóa và việc phân bố đồngđều các khu vực dân cư, các khu vực kinh tế ở các nước ASEAN và NICsphát triển rất nhanh theo đà tăng trưởng của nền kinh tế
Sự phát triển nhanh chóng và phân bố rộng rãi khắp các vùng miền củaDNVVN đã có vai trò to lớn trong việc phát triển công bằng giữa thành thị vànông thôn
DNVVN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong
dân cư và sử dụng tối đa nguồn vốn địa phương.
Các DNVVN có khả năng khai thác phát huy các nguồn lực và tiềmnăng tại chỗ của các địa phương, các nguồn tài chính trong dân Với quy mônhỏ bé, các DNVVN có thể thành lập ngay tại địa phương tận dụng đượcnhững lợi thế sẵn có, giảm chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các DNVVN thu hút được khá nhiều nguồn vốn trong dân, tăng tích lũynội bộ cho nền kinh tế
DNVVN góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn vốn
cho ngân sách Nhà Nước.
Ngày nay, mối quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nướcngày càng phát triển rộng rãi, điều đó đã làm cho các sản phẩm truyền thốngtrở thành một nguồn xuất khẩu rất quan trọng Do đó, việc phát triển DNVVN
Trang 33đã tạo khả năng thúc đẩy, khai thác tiềm năng của các ngành nghề truyền thống
ở các địa phương nhằm góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh là sự giatăng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho xã hội Trong những nămqua, do có sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính Phủ đã khuyến khích tínhsáng tạo của các thành phần kinh tế cùng phát triển Mặc dù giá trị đóng gópvào ngân sách Nhà Nước của các DNVVN không lớn nhưng điều đó đã dầnkhẳng định vai trò của các DNVVN trong sự phát triển chung của toàn xã hội
DNVVN tạo điều kiện thu hút lao động, giải quyết công ăn việc
làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội và phân phối thu nhập trong nước.
DNVVN tham gia giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, nângcao mức thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Mặc dù sốlượng các DNVVN không nhiều nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cácdoanh nghiệp nên thu hút được số lượng lớn lao động của toàn xã hội CácDNVVN đem lại cơ hội việc làm cho những người thất nghiệp, những ngườisống ở nông thôn, cũng như lao động từ các doanh nghiệp Nhà Nước giải thể,
cổ phần hóa
DNVVN hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp lớn, là cơ sở để hình
thành những doanh nghiệp, những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Sự xuất hiện của các DNVVN đã tập trung vào “thị trường ngách” đã
hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối cungcầu và lưu thông hàng hóa cho xã hội Mặt khác, các DNVVN là doanhnghiệp vệ tinh, cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp lớn và đóng vai tròmạng lưới cung cấp, phân phối sản phẩm, nhằm giảm những tác động tiêu cựccủa sự biến động của thị trường đến các doanh nghiệp lớn Sự phát triển các
Trang 34DNVVN hạn chế làm sự độc quyền của các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranhlành mạnh trong nền kinh tế.
DNVVN phát triển tạo ra thị trường rộng lớn cho hoạt động của
các ngân hàng góp phần ổn định, lưu thông tiền tệ.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường của các nước trên thế giới,
sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng của các DNVVN như mộttất yếu khách quan Hiện nay, đa số các DNVVN là các công ty tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, đa số đều mở tài khoản tiền gửi tạicác hệ thống NHTM để thuận tiện trong quá trình thanh toán Như vậy, sựphát triển sản xuất, củng cố lưu thông tiền tệ nhằm ổn định sức mua của đồngtiền là điều kiện tiên quyết để thu hút lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, là cơ
sở để kiềm chế lạm phát Khi DNVVN phát triển sẽ khiến cho mối quan hệgiữa cung cầu hàng hóa - dịch vụ ổn định, góp phần ổn định tiền tệ quốc gia
DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo sự năng động cho nền kinh tế.
Với quy mô nhỏ, lượng vốn đầu tư không lớn giúp cho các DNVVNthích ứng nhanh chóng với thị trường, dễ dàng chuyển hướng trong kinhdoanh, sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà thị trường cần và có để đemlại nhiều lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp và cho sự phát triển của nềnkinh tế Việc phát triển các DNVVN tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong
cơ cấu kinh tế, từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ đi lên cơ khí hóa, côngnghiệp hóa với trình độ cao
DNVVN góp phần dân chủ hóa nền kinh tế
Các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việctập trung lực lượng kinh tế, lực lượng lao động Sự phát triển không ngừngcủa các DNVVN góp phần phân phối theo chiều hướng tương đối công bằng,mặt khác huy động được nguồn lực lao động lớn trong xã hội vào hoạt động
Trang 35sản xuất theo quy trình phân công lao động xã hội Hiện nay, ở Việt Nam sốlượng các DNVVN chiếm 95% trên tổng số các doanh nghiệp, vì thế tốc độtăng trưởng và phát triển của các DNVVN quyết định mức tăng trưởng GDPcủa đất nước Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tếquốc tế có thành công được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các DNVVN.
Trang 36Chương II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI QUA 3 NĂM 2005-2007 2.1 Khái quát về NHĐT&PTVN và chi nhánh Hà Thành :
2.1.1 Khái quát về NHĐT&PTVN :
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên tiếng Anh là: Bank forInvestment and Development of VietNam; tên viết tắt là BIDV; tên giao dịchquốc tế là Vietinde; có trụ sở chính tại Tháp 2, tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu
NHĐT&PTVN được thành lập và phát triển theo từng giai đoạn sauđây:
- Thời kỳ từ năm 1957-1980:
Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ TàiChính) - tiền thân của NHĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ Quy mô ban đầu gồm 8chi nhánh, 200 cán bộ
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát,quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả lĩnh vực kinh
tế, xã hội
- Thời kỳ 1981-1989:
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà NướcViệt Nam theo quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính Phủ
Trang 37Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cấp phát, chovay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tếthuộc kế hoạch Nhà Nước.
- Thời kỳ 1990 đến nay:
Thời kỳ từ 1990-1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổitên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401-
CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước,chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýNhà Nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhậnvốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà Nước; Huyđộng các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; Kinh doanhtiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụđầu tư phát triển
Từ 1/1/1995:
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinhdoanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu chođầu tư phát triển của đất nước
Trang 38hàng thương mại Quốc doanh, khối công ty, khối các đơn vị sự nghiệp, khốiliên doanh, khối đầu tư.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một NHTM đượcphép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng vàphi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ nguồn vốn, các tổchức kinh tế, tài chính tiền tệ trong và ngoài nước, NHĐT&PTVN luôn khẳngđịnh là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư và phát triển, huy động vốn cho vaydài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế, là ngân hàng cónhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án trọng điểm
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, NHĐT&PTVN luôn làmtròn nhiệm vụ của Đảng, Nhà Nước và nhân dân giao cho Cùng với hệ thốngNHTM Nhà Nước, NHĐT&PTVN luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủlực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Trong quan hệ với khách hàng, NHĐT&PTVN luôn nêu cao phươngchâm hành động: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt độngcủa BIDV”, quan hệ giữa NHĐT&PTVN và bạn hàng là mối quan hệ “hợptác cùng phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanhvới bạn hàng Chính vì lẽ đó, NHĐT&PTVN luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến
từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu đểthỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Với cam kết “Cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất chokhách hàng”
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế trong nước và trên thế giới cónhững biến động và bất ổn, nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của mình,NHĐT&PTVN đã nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanhcủa mình nhằm thực hiện tốt ba mục tiêu chính: Hoàn thành kế hoạch kinhdoanh, cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng
Trang 39thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đấtnước Trong giai đoạn hiện nay, NHĐT&PTVN xác định mục tiêu hoạt độnglà: “Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”.
2.1.2 Chi nhánh Hà Thành :
2.1.2.1 Lịch sử hình thành của chi nhánh Hà Thành:
Trong làng ngân hàng Thủ Đô, có một ngân hàng có cái tên rất Hà Nội,
đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành Theo định hướng củaNHĐT&PTVN – BIDV, đối tượng phục vụ chủ yếu của Hà Thành là doanhnghiệp vừa và nhỏ, lực lượng đầy tiềm năng của nền kinh tế
- Căn cứ theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHĐT&PTVN đượcchuẩn y theo quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002 của thốngđốc NHNN
- Căn cứ theo quyết định số 3167/QĐ-HĐQT ngày 01/09/2003 của Hộiđồng quản trị NHĐT&PTVN về việc mở chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành, thành viên thứ 76 củaNHĐT&PTVN, chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003 trên
cơ sở tách và nâng cấp Phòng giao dịch trung tâm của Sở giao dịch INHĐT&PTVN
Chi nhánh NHĐT&PTVN Hà Thành có trụ sở chính tại 34 Hàng Bài,Hoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh hoạt động với định hướng là ngân hàng bán
lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc
tế trên cơ sở ứng dụng các công nghệ và quản lý hiện đại, tập trung chuyênmôn hóa sâu trong lĩnh vực tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích, đáp ứngdịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Hà Thành:
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành có những chức năng và nhiệm vụchính sau:
Trang 40- Thực hiện huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi của các tổ chức,
cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn theođúng thủ tục, quy trình nghiệp vụ của ngành
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng, tài trợ cho các thành phầnkinh tế theo các chế độ tín dụng hiện hành
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và cácdịch vụ ngân quỹ
- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quyđịnh
- Thực hiện tốt công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khaithác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển nhữngkhách hàng mới
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm củaphòng ban và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh HàThành
- Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu, thanhtoán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệutheo đúng quy định
- Thực hiện các báo cáo thống kê, chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất vềhoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của NHĐT&PTVN và giám đốc
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống quathanh toán bù trừ, thanh toán tập trung và thanh toán quốc tế theo quy địnhcủa NHNN