Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta, là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, mục tiêu kinh tế - xãhội cấp thiết Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới và mở cửa, những thành tựuXĐGN của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những “câuchuyện” thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Từ một nướcnông nghiệp lạc hậu với tỷ lệ nghèo chung 58,1% năm 1993 đến cuối năm 2008 chỉcòn 13,08%, với tốc độ giảm nghèo bình quân trên 2,5%/năm
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua là kết quả củaviệc thực hiện cải cách toàn diện các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhữngcải cách trong việc mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu quan trọng đã đạt được thì hiện nay và cả trong tương lai, nghèođói vẫn là một trong những thách thức lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (CNH, HĐH) đất nước Vì hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) hiện nay là mộttất yếu khách quan, có tác động đa chiều đến sự phát triển của không chỉ riêng ViệtNam mà với tất cả các quốc gia, nó hàm chứa cả những động lực cho sự tăng trưởngkinh tế nhanh nhưng cũng đe dọa đến thu nhập và cuộc sống của rất nhiều ngườitrước nguy cơ thất nghiệp và bần cùng hóa
Những dẫn chứng trên cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
“Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay” Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đưa ra giải pháp
đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở nước ta trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm phân tích thực trạng, cơ chế ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến nghèođói, từ đó đề xuất khuyến nghị và giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực,phát huy những ưu thế của hội nhập, để hội nhập KTQT thực sự mang lại lợi íchcho người nghèo ở Việt Nam
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề nghèo đói, ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triểnkinh tế - xã hội; hội nhập KTQT, vai trò của hội nhập KTQT với sự phát triển kinh
tế - xã hội và ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến công cuộc XĐGN ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Có nhiều chỉ tiêu đo lường hội nhập và thông qua đó hội
nhập KTQT ảnh hưởng đến giảm nghèo Trong giới hạn Đề tài chỉ nghiên cứu ảnhhưởng của hội nhập đến giảm nghèo ở Việt Nam chủ yếu thông qua các chỉ tiêu:xuất - nhập khẩu, đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và khu vực kinh tế tư nhân (KTTN)
Phạm vi không gian: Toàn lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề nghèo đói từ khi thực hiện
Chương trình 135 (1998) và tập trung sâu vào những năm gần đây
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Tổng hợp tài liệu thứ cấp; phântích thống kê, so sánh số liệu, tài liệu thứ cấp; phương pháp chuyên gia: tham vấn ýkiến giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn nhânlực và các cán bộ nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và xóa đói
giảm nghèo
Chương 2: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế
đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay
Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Trang 3Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra từ rất lâu gắn với sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản, có nguồn gốc từ sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) trên phạm viquốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị trường thế giới Sự tác động mạnh mẽ của cáccuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến khoa học thành LLSXtrực tiếp đã làm thay đổi về chất LLSX của loài người, đưa loài người từ nền vănminh công nghiệp đến nền văn minh tin học, từ cơ khí hóa sản xuất đến tự độnghóa, tin học hóa sản xuất Cách mạng khoa học – công nghệ đang tạo ra những biếnđổi căn bản và sâu sắc không chỉ trong xí nghiệp sản xuất mà ngay cả trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội
Trong nền kinh tế thị trường thế giới, sản xuất hàng hóa phát triển đã thúcđẩy mở rộng phạm vi và đối tượng trao đổi, lưu thông Hoạt động mua bán và đầu
tư được tiến hành dưới nhiều hình thức và diễn ra trên phạm vi ngày càng rộng lớn.Quan hệ trao đổi hàng hóa, khoa học, công nghệ, đầu tư, hợp tác đào tạo,… dần dầnvượt ra khỏi biên giới quốc gia và hình thành các mối liên hệ quốc tế ngày càng đadạng và phức tạp Cũng từ đó, các bên tham gia đã cùng nhau đặt ra các quy định,quy ước hoặc thỏa thuận, cam kết với nhau nhằm ràng buộc, chi phối lẫn nhau, từnhững vấn đề thương mại, đầu tư đến các vấn đề khác như khoa học, công nghệ,
Trang 4môi trường và các vấn đề xã hội Từ đó hình thành các hiệp định thương mại giữahai hoặc nhiều nước trong khu vực và cả trên phạm vi thế giới Đó chính là quátrình hội nhập KTQT
Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế”
đã trở nên khá phổ biến Cho đến nay, vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau,nhưng tựu trung lại đều thống nhất chung quan điểm: “Hội nhập KTQT là quá trình
mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu
và là quá trình loại bỏ dần các hàng rào trong thương mại, thanh toán quốc tế, trongviệc di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước”1
Trong điều kiện toàn cầu hóa ngày nay, hội nhập KTQT là quá trình tham giacủa các chủ thể kinh tế ở mỗi quốc gia và cả quốc gia đó vào dòng chảy chung củađời sống kinh tế thế giới Đó là một quá trình tự nhiên, có tính quy luật, bởi toàn cầuhóa là một xu thế khách quan, một tất yếu kinh tế được thúc đẩy bởi sự phát triểnmạnh mẽ của LLSX Hội nhập KTQT là hoạt động tự giác trên cơ sở nhận thức xuthế khách quan đó, là quá trình các chủ thể kinh tế chủ động gắn mình theo sự lôicuốn của quá trình toàn cầu hóa kinh tế
Biểu hiện của một nền kinh tế quốc gia hội nhập KTQT
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới được thể hiện qua sự lưu chuyển tự docủa các luồng hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ và laođộng Cụ thể, đối với mỗi quốc gia khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tếthường có các biểu hiện sau:
+ Nền kinh tế phát triển theo mô hình kinh tế thị trường mở cửa, đổi mới vàhoàn thiện thể chế kinh tế, các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô
+ Tham gia vào các tổ chức quốc tế, liên kết kinh tế khu vực và thế giới.+ Thực hiện những cam kết quốc tế thông qua các hiệp định song phương và
đa phương về mở cửa thị trường, tạo điều kiện tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, dichuyển vốn, sức lao động, khoa học và công nghệ
1 Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2008.
Trang 5+ Điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nước với nước ngoài không chỉ bởichính sách, luật pháp quốc gia mà còn có luật pháp và những cam kết quốc tế.
1.1.2 Vai trò của hội nhập KTQT đối với mỗi quốc gia
Ngày nay, hội nhập KTQT ngày càng có vai trò quan trọng đối với mỗi quốcgia Đặc biệt là các nước đang phát triển, hội nhập KTQT đã mang lại hiệu quả thiếtthực Các nước này đã thu hút và sử dụng được khối lượng lớn vốn nước ngoài kếthợp với việc phát huy và sử dụng hiệu quả nội lực thực hiện chiến lược công nghiệphóa hướng về xuất khẩu một cách linh hoạt, do vậy tiềm lực kinh tế không ngừngđược nâng cao Vai trò của hội nhập KTQT được thể hiện:
- Hội nhập KTQT thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia: Cơ cấu kinh tế xét tổng thể bao gồm: cơ cấu kinh
tế - kỹ thuật (cơ cấu ngành kinh tế), cơ cấu kinh tế - xã hội (cơ cấu thành phần kinhtế) và cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ Hội nhập KTQT sẽ thúc đẩy việc hình thànhmột cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng phân công lao động quốc tế trên cơ sở lợi thế
so sánh của quốc gia Đó là một cơ cấu kinh tế có khả năng thích ứng và đứng vữngtrong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu
- Góp phần phát huy vai trò của các chủ thể, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế: Trong tiến trình hội nhập KTQT, các chủ thể sẽ được tham gia
vào một thị trường toàn cầu rộng lớn với môi trường kinh doanh quốc tế tự do.Tham gia hội nhập sẽ giúp các quốc gia từng bước gia nhập vào hệ thống phân cônglao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất trên toàn cầu Cùng với việc cải cáchtrong nước tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển năng động, lợi thếcủa quốc gia sẽ được phát huy, các nguồn lực sẽ được khai thác và sử dụng hiệuquả Tuy nhiên, đây cũng là quá trình đầy thách thức đối với các nước đang pháttriển Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra sự phân hóa sâu sắc hơn sự cách biệt về trình độgiữa các nước, qua đó tác động mạnh mẽ đến phân công lao động và chuyên mônhóa Như vậy, các nước đang phát triển đứng dưới hai thách thức to lớn trong tiếntrình hội nhập KTQT, đó là lợi thế về quy mô và giá lao động rẻ mất dần đồng thờinguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển tăng lên
Trang 6- Hội nhập KTQT thúc đẩy mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo thế và lực cho các quốc gia trên trường quốc tế: Thực hiện hội nhập KTQT tức là thực hiện một
nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài Hội nhập KTQT là quá trình hợp tác trên
cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế Trong hội nhập,các nước đều mong muốn và định hướng cho mình việc xây dựng một nền kinh tếđộc lập, tự chủ trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn nội lực và tranh thủ nguồn ngoạilực đáp ứng yêu cầu phát triển đồng thời làm gia tăng thế và lực của quốc gia trêntrường quốc tế
- Hội nhập KTQT thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế hội nhập, việc tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế sẽ làm cho kinh tế hàng hóa phát triển hơn, chuyển mạnhsang nền kinh tế thị trường Tính liên kết giữa các vùng miền tăng lên, thị trườnghàng hóa được mở rộng Cùng với thị trường hàng hóa, các thị trường khác như thịtrường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường vốn cũng phát triển mạnh mẽ
Hội nhập KTQT tạo ra cơ hội cũng đồng thời tạo ra sức ép các quốc giachuyển nhanh sang kinh tế thị trường và ngược lại điều này lại tạo điều kiện thuậnlợi để các nước hội nhập hiệu quả hơn Sự phát triển, kết nối các thị trường bộ phận,thị trường địa phương làm thị trường quốc gia phát triển mở rộng hơn, trở thànhmột bộ phận của thị trường thế giới
1.1.3 Điều kiện để hội nhập KTQT thành công
Hội nhập KTQT là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa
có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức Do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạttrong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo từng trường hợp, thời điểm cụthể Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới cần được tiến hành qua các bước đinhư sau:
Trước tiên, phải xác định mục tiêu và bối cảnh của đất nước mình Đây là
điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công khi hội nhập Bối cảnh hội nhập cóthể là những nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể trong điều kiện phát triển ổnđịnh hoặc khủng hoảng, suy thoái, hay nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam,
Trang 7Trung Quốc… Mục tiêu của hội nhập là cắt giảm thuế, hay loại bỏ hoàn toàn sự canthiệp của Nhà nước; cải cách đơn lẻ lĩnh vực thương mại hay kết hợp với nhữngchương trình cải cách khác Cụ thể với Việt Nam, mục tiêu chủ động hội nhậpKTQT là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý đểđẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thực hiện thắnglợi nhiệm vụ nêu ra trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai là xác định phương pháp và cách thức tiến hành Một số quốc gia
thực hiện cải cách theo những lộ trình và bước đi nhất định, những thay đổi từ từ kếthợp với những cải cách ở các lĩnh vực khác (như Việt Nam) Một số nước khác lạithực hiện quá trình hội nhập KTQT với chính sách cải cách theo “liệu pháp sốc”(Chilê, Achentina…) tức là cải cách được thực hiện ngay lập tức với những thay đổicăn bản, triệt để nhanh chóng Việc xác định phương pháp này rất quan trọng, nếukhông tính toán kỹ có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nềnkinh tế
Thứ ba là phải có sự chuẩn bị kỹ càng những điều kiện phát triển trong nước
như: kiểm soát thị trường trước khi tiến hành mở cửa; kiểm soát hệ thống tỷ giá hốiđoái, cân đối tài chính, tín dụng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định kinh tế vĩmô…
Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, một quốc gia muốn hội nhập
hiệu quả phải làm chủ được quá trình, tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh
tế nước mình mà lựa chọn, quyết định mức độ và lộ trình hội nhập Trên thực tế, do
sự khác nhau giữa trình độ phát triển và lộ trình hội nhập mà các kết quả do hộinhập mang lại ở mỗi quốc gia là khác nhau Một mặt, toàn cầu hóa và hội nhậpKTQT thúc đẩy xã hội hóa sản xuất trên quy mô hành tinh, làm các nền kinh tế xíchlại gần nhau, tạo ra khả năng phát triển và rút ngắn khoảng cách tụt hậu Đồng thời,
nó cũng làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, làm yếu đi một
số khía cạnh của chủ quyền quốc gia, đặc điểm dân tộc cùng với khả năng quốc tếhóa các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như tội phạm, dịch bệnh, đặc biệt làvấn đề bất bình đẳng và nghèo đói ở các nước đang phát triển
Trang 81.2 Một số vấn đề lý luận về nghèo đói
1.2.1 Khái niệm nghèo đói
Nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc hiện nay đang nổi lên hàngđầu và được cả cộng đồng quốc tế quan tâm Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từngquốc gia, vùng miền, quan niệm xã hội mà có những định nghĩa khác nhau về nghèođói Các định nghĩa thường xuất phát từ tiêu chí thu nhập hay chi tiêu để xác địnhnghèo đói
Thứ nhất, định nghĩa nghèo được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do
Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tạiBăng Cốc, Thái Lan năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư khôngđược hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này
đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tậpquán của địa phương” (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008)2
Từ cách nhìn nhận trên, Liên Hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm chính vềnghèo tương đối và nghèo tuyệt đối Theo đó:
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống (ăn, mặc, ở và nhucầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường)
Nghèo tương đối: là nghèo khổ thể hiện ở sự bất bình đẳng trong quan hệ
phân phối của cải xã hội giữa các nhóm dân cư và vùng địa lý, được hiểu rộng hơn
so với nghèo tuyệt đối, là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứcsống trung bình của cộng đồng
Thứ hai, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội (Copenhagen,
Đan Mạch, 1995) đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói: “Người nghèo
là tất cả những ai có thu nhập thấp dưới 1USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền coinhư đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Phan Thị Hạnh Thu, 2007)3
2 PGS TS Trần Xuân Cầu, PGS TS Mai Quốc Chánh Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008 Tr 457.
3 Phan Thị Hạnh Thu Tự do hóa thương mại và nghèo đói ở Việt Nam Nghiên cứu Kinh tế 12/2007, số 355,
Tr 7.
Trang 9Thứ ba, định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB): “Nghèo đói là sự thiếu hụt
không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khíacạnh sinh lý học và xã hội học Thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng nhu cầuvật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở Thiếu hụt về mặt
xã hội liên quan đến những khái niệm bình đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọngtrong xã hội” (Phan Thị Hạnh Thu, 2007)
Do đặc thù của một nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp, Việt Nam
còn đưa ra khái niệm về “đói” Đó là “tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống; lànhững hộ dân cư hàng năm thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng
và thiếu khả năng chi trả” (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008)
Trong bộ phận đói này có những người “đói gay gắt”, là tình trạng của một
bộ phận dân cư có mức sống cách xa dưới mức tối thiểu, phải đói ăn chịu đứt bữatheo những thời gian nhất định
Như vậy, không có một định nghĩa duy nhất về nghèo đói nhưng có thể khái
quát chung những biểu hiện cơ bản hay những khía cạnh chủ yếu của nghèo đói, đólà: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập; thiếu tài sản để đảm bảo tiêudùng trong những lúc khó khăn; hưởng thụ thiếu thốn về y tế và giáo dục; dễ bị tổnthương trước những đột biến và bất lợi; thiếu hoặc không có tiếng nói và quyền lựctrong cộng đồng
1.2.2 Chuẩn mực đánh giá và đo lường nghèo đói
1.2.2.1 Chuẩn mực đánh giá nghèo đói
Chuẩn mực nghèo đói là thước đo nhằm xác định số lượng người nghèo vàđánh giá mức độ nghèo đói Vạch ra giới hạn nghèo đói là bước đầu tiên để tiếnhành đánh giá về thực trạng nghèo đói Chuẩn mực nghèo đói luôn thay đổi và tuỳthuộc vào trình độ phát triển của các quốc gia
- Phương pháp của Ngân hàng Thế giới
Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào
ngưỡng chi tiêu tính bằng đôla mỗi ngày Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1
Trang 10USD và 2 USD/ngày (theo sức mua tương đương) Đây là ngưỡng chi tiêu có thểđảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó
là 2.100 kcal/người/ngày Ngưỡng nghèo này gọi là “ngưỡng nghèo lương thực,thực phẩm” (nghèo đói ở mức thấp) Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn vềcung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực
Theo phương pháp trên, WB đã tính toán và đưa ra khuyến nghị chuẩn nghèođói cho các quốc gia vào cuối những năm 1990 như sau4:
+ Đối với các nước đang phát triển: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi cóthu nhập dưới 1 USD/ngày;
+ Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ngày;
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày;
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày
Tuy vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường thấphơn thang nghèo đói WB
- Phương pháp của Việt Nam
Hiện nay có các phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau:
+ Phương pháp của Tổng cục Thống kê, dựa vào cả thu nhập và chi tiêu, xác
định 2 ngưỡng nghèo Thứ nhất là “ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm” dựa theocách tiếp cận của WB Ngưỡng nghèo thứ 2, thường gọi là “ngưỡng nghèo chung”,bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hoá phi lương thực
+ Phương pháp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, dựa trên thu nhập
của hộ gia đình, dùng để xác định chuẩn đói nghèo của chương trình XĐGN quốcgia Những người có mức thu nhập nằm dưới các giới hạn chuẩn (chuẩn nghèo) đãquy định thì được coi là nghèo khổ
Từ năm 1993 đến năm 2006, nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo Chuẩnnghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg là:200.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị và 260.000 đồng/người/tháng chokhu vực nông thôn Tháng 7/2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp
4 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp tỉnh, huyện Nxb Lao động – Xã hội, 2006.
Trang 11với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư nghiên cứu đề xuất phương án nângchuẩn nghèo lên mức 300.000 đồng/người/tháng áp dụng cho khu vực nông thôn và390.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.
1.2.2.2 Thước đo nghèo đói
Sau khi xác định ngưỡng nghèo, có thể tính toán được một số thước đo để mô
tả quy mô, độ sâu và độ nghiêm trọng của nghèo đói Ba thước đo thông dụng nhất
để phản ánh các khía cạnh đó lần lượt là: chỉ số đếm đầu, khoảng nghèo và bìnhphương khoảng nghèo
Chỉ số đếm đầu (tỷ lệ đói nghèo): là tỷ lệ những người sống ở dưới ngưỡng
nghèo, cho biết quy mô đói nghèo của quốc gia Chỉ số này được sử dụng để đánhgiá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu giảm nghèo của quốc gia
và thế giới
Khoảng nghèo: là mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của những người
nghèo và mức chi tiêu tại ngưỡng nghèo Thước đo này được sử dụng để mô tả mức
độ hay độ sâu của nghèo, cho biết chi phí tối thiểu để đưa tất cả người nghèo lênmức sống ngang bằng với ngưỡng nghèo
Bình phương khoảng nghèo: thể hiện mức độ nghiêm trọng của đói nghèo
vì nó đã làm tăng thêm trọng số cho nhóm người có khoảng nghèo lớn hơn trong sốnhững người nghèo (tăng thêm trọng số cho nhóm nghèo nhất trong dân số)
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Đất đai là một nhân tố rất quan trọng để XĐGN, đặc biệt là đối với ngườinông dân Đất canh tác ít, cằn cỗi, canh tác khó, phân tán…dẫn đến năng suất câytrồng vật nuôi thấp ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ gia đình
Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi như thiên tai, hạn hán, lũlụt… gây mất mùa, thiệt hại về tài sản của nhân dân Đây chính là nguyên nhân tiềmtàng gây ra nạn đói nghèo cấp tính
Bất lợi về vị trí địa lý (xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa…là nguyên nhândẫn đến sự thiếu hụt các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT), dịch vụ thiết yếu (đường
Trang 12giao thông, điện, y tế, trường học…) làm cho người dân không có điều kiện trao đổithông tin, khó khăn trong việc thông thương, buôn bán, ít có điều kiện để tiếp cậnvới các phúc lợi xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe Đây là nhân tố quan trọngdẫn đến đói nghèo và bất bình đẳng giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc.
1.2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế trong nước phải dựa vào các yếu tố: tiêu dùng của dân
cư, đầu tư xã hội, tiêu dùng của Chính phủ và thu ngân sách Nhà nước, cuối cùng làcác chỉ tiêu xuất – nhập khẩu Khi tăng trưởng kinh tế dương có nghĩa là các chỉtiêu trên cũng tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nghèo đóicủa quốc gia Cụ thể là: khi tiêu dùng (tiết kiệm) của dân cư tăng có nghĩa là tăngthu nhập và mức sống của dân cư; tăng yếu tố đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanhđồng nghĩa với tạo việc làm và giảm thất nghiệp; chi tiêu Chính phủ là dành chonhững CSHT thiết yếu và phúc lợi xã hội; chỉ tiêu xuất – nhập khẩu tăng lên làmtăng độ mở và tính năng động cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển, tính cạnh tranh ngày càng cao Tóm lại, khi tăng trưởng kinh tế cao thì tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị giảm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên,thu nhập và mức sống dân cư được nâng lên và tỷ lệ nghèo đói giảm đi tương ứng
Nhưng tăng trưởng kinh tế cao mà không chú trọng phát triển bền vững sẽdẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư, các vùng,miền và lảm cho mức độ nghèo đói thêm nghiêm trọng
Chủ trương, đường lối, chính sách của mỗi quốc gia
Sự quan tâm của chính quyền của trung ương và địa phương, chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội trong đầu tư ban đầu, trong xây dựng CSHT, chính sách kinh tế
vĩ mô, chính sách đối ngoại: mở cửa hội nhập KTQT và tự do hóa thương mại, cảicách trong nước theo hướng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài Nhà nướcphát triển…là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đói nghèo
Việc Chính phủ đầu tư nguồn lực để thực hiện một loạt các chính sách, dự ánchương trình MTQG về giảm nghèo; chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã
Trang 13đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), và các chương trình, dự án quốc tế (hợp tácvới IFAD, UNDP, WB, ADB, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật Bản, NGOs) Cácchương trình giảm nghèo này đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ vật chất, tinhthần của tất cả các tầng lớp nhân dân, đoàn thể, các cấp chính quyền và cả cộngđồng quốc tế Đây là động lực quan trọng tạo nên thành công trong giảm nghèo ởnước ta mà nhiều nước trên thế giới chưa làm được.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập KTQT
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu có ảnhhưởng nhiều chiều, nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia trong
đó có kết quả giảm nghèo Một mặt, toàn cầu hóa và hội nhập KTQT tạo điều kiện
để quốc gia nâng cao vị thế, tăng trưởng kinh tế và XĐGN Mặt khác, nó cũng đẩynhiều người dân đến tình trạng thất nghiệp, giảm thu nhập và mức sống, nghiêmtrọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng xã hội
1.2.3.3 Điều kiện nội tại của những người nghèo
Người nghèo thường thiếu nguồn lực sản xuất
Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.Các hộ nghèo thường có rất ít đất đai, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn thông tin,nguồn tín dụng… Người nghèo có nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, tích luỹ kém nên
họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống
Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm đượcviệc làm tốt nên mức thu nhập thấp chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu,không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.Học vấn thấp còn ảnh hưởng đến các quyết định về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡngcon cái… Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai
Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như điện,nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… Điều này làm tăng chi phí, giảm thunhập trên một đơn vị sản phẩm Học vấn thấp, không có khả năng tự giải quyết các
Trang 14vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật, thiếu cơ hội thực hiện các phương ánsản xuất mang lại lợi nhuận cao nên họ khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vànhư vậy càng làm cho họ nghèo thêm.
Các yếu tố về nhân khẩu học
Quy mô hộ gia đình là mẫu số quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bìnhquân của mỗi thành viên Trong các hộ gia đình nghèo thường là có tỷ lệ sinh cao,đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói
Ngoài ra, bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người và tìnhtrạng nghèo đói trầm trọng Chi phí khám chữa bệnh là gánh nặng đối với ngườinghèo, đẩy họ đến chỗ phải vay mượn, cầm cố tài sản Đồng thời bệnh tật càng làmcho hộ nghèo thiếu nguồn lực và nhân lực cho sản xuất và khó thoát khỏi vòng luẩnquẩn của nghèo đói
1.2.4 Ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
Đói nghèo đi liền với lạc hậu, là trở ngại lớn đối với quá trình phát triển Vớimột quốc gia nghèo, sự lạc hậu của LLSX cũng như trình độ kỹ thuật, công nghệdẫn tới năng suất xã hội và mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp
Nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp, tổng sảnphẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư chophát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học – kỹ thuật, văn hóa vàcác lĩnh vực khác như y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội
Trong bối cảnh hội nhập KTQT, nước chậm phát triển luôn bị thua thiệttrong cạnh tranh kinh tế khi sản phẩm làm ra với chất lượng thấp hoặc chủ yếu dướidạng sản phẩm thô chưa qua tinh chế nên lợi nhuận thu được rất thấp Với trình độsản xuất lạc hậu, nước nghèo có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ của thế giới
Đối với Việt Nam, nếu không giải quyết thành công vấn đề giảm nghèo, sẽkhông tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện công bằng xã hội Như vậy, mục tiêu pháttriển và phát triển bền vững của xã hội XHCN cũng không thực hiện được
Trang 15 Ảnh hưởng đến chính trị - xã hội
Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị Một quốcgia nghèo sẽ không có vị trí và tiếng nói trên trường quốc tế, bị phụ thuộc vào cácnước lớn Từ nghèo đói và bất bình đẳng, các tệ nạn xã hội phát sinh như ma túy,trộm cắp… đạo đức suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo Những bất ổn xãhội cộng với khả năng dễ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng có thể dẫn đến hậu quảbất ổn chính trị, hoặc cao hơn là khủng hoảng chính trị, đe dọa đến nền hòa bìnhđộc lập và chủ quyền của đất nước
Thực tế cho thấy trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, mỗi quốc gia, dân tộcchỉ có thể giữ vững chế độ chính trị, độc lập tự do và chủ quyền của mình với mộttiềm lực kinh tế mạnh Nghèo đói của dân cư đang là một lực cản kinh tế - xã hộilớn nhất trong quá trình phát triển, là vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà mỗi quốcgia, dân tộc và cộng đồng quốc tế phải cùng hợp sức giải quyết
1.3 Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nghèo đói
1.3.1 Các quan điểm về ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến nghèo đói
Hội nhập KTQT và nghèo đói là một trong những chủ đề giành được sự quantâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu và cũng là xuất phát điểm của những tranhluận sôi nổi, thậm chí trái ngược nhau, nhưng nhìn chung xoay quanh một số nhómquan điểm sau:
- Nhóm quan điểm thứ nhất: Hội nhập ảnh hưởng tích cực đến giảm nghèo
Hội nhập KTQT khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước phát triển,thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động thương mại… tạo thêm việc làm mới,nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là người nghèo
- Nhóm quan điểm thứ hai: Hội nhập ảnh hưởng tiêu cực đến giảm nghèo.
Hội nhập KTQT có thể làm giảm thu nhập, thậm chí đưa người nông dân vàocảnh nợ nần do hàng hóa nông sản không thể cạnh tranh được trên thị trường quốctế; công nhân bị mất việc làm do ngành sản xuất bị thu hẹp, nhất là đối với các nướcnghèo và các nước đang phát triển, xuất khẩu nông sản là một kênh quan trọng đểgiảm nghèo
Trang 16- Nhóm quan điểm thứ ba (được xem là khá phổ biến hiện nay): Hội nhập
ảnh hưởng đến đói nghèo trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực
Mục đích mà hội nhập KTQT hướng tới là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bềnvững và XĐGN trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, do các nước tham gia toàn cầuhóa trong điều kiện, bối cảnh khác nhau; trình độ phát triển kinh tế khác nhau; mức
độ tham gia khác nhau; lộ trình thực hiện khác nhau nên lợi ích thu được cũng rấtkhác nhau Trên thực tế, hội nhập KTQT thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, thu hút mạnh mẽ đầu tưnước ngoài nên tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế, giúp người lao động nâng caotay nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống Mặt khác, dưới sức ép của cạnhtranh, hội nhập KTQT có thể làm một bộ phận dân cư mất việc làm, giảm thu nhập,tình trạng bất bình đẳng gia tăng…Vì vậy, mỗi quốc gia cần lựa chọn phương pháp
và bước đi phù hợp để hạn chế mặt tiêu cực, phát huy những lợi thế do hội nhậpKTQT mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hội nhập và thông qua đó hội nhập KTQT ảnh hưởng đến nghèo đói
Hội nhập KTQT trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay là sự gắn kết thịtrường quốc gia với thị trường toàn cầu Biểu hiện của hội nhập KTQT là việc tạo ra
“sân chơi chung”, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nềnkinh tế thế giới Thực chất nội dung của hội nhập KTQT là các quan hệ về thươngmại, đầu tư, lao động, công nghệ, dịch vụ… giữa các quốc gia
Có thể đo lường mức độ hội nhập của một nền kinh tế thông qua các giá trị:tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất – nhập khẩu quốc gia, mức độ tự do hóathương mại, tự do hóa đầu tư, sự cải cách của thành phần kinh tế trong nước và sựlớn mạnh của khu vực KTTN, tỷ lệ đóng góp của các công ty quốc tế trong tổng thunhập quốc dân, mức độ thu hút lao động của các công ty quốc tế…
Mỗi chỉ tiêu đo lường mức độ hội nhập ở trên đều có ảnh hưởng nhất địnhđến sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nói chung và đến tình hình giảm nghèođói nói riêng Trong phạm vi Đề tài chỉ xem xét ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến
Trang 17nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu thông qua các giá trị về xuất – nhập khẩu, đầu tưnước ngoài và sự phát triển của khu vực KTTN (thực trạng ảnh hưởng sẽ đượcnghiên cứu sâu trong chương 2 của Đề tài).
1.3.3 Kinh nghiệm hội nhập KTQT và giảm nghèo của một số nước
1.3.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Kinh nghiệm của Nhật Bản trong hội nhập KTQT có thể chia làm 2 giaiđoạn: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 1980 và từ nhữngnăm 1980 đến nay
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 80 có đặc trưng làvai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước và nền kinh tế mở cửa một chiều ra bênngoài chứ rất hạn chế hoặc chậm mở cửa cho chiều ngược lại Nền kinh tế chuyểnhướng từ phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, sang tích cực hướng về xuất khẩu
và kết hợp thay thế nhập khẩu tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển và tình hình thịtrường trên cơ sở định hướng của Nhà Nước nhằm tích cực đàm phán tham gia các
tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế Hỗ trợ tăng sức cạnh tranh của khu vực doanhnghiệp trong nước theo cả 2 hướng: khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ,đồng thời tích cực hỗ trợ phát triển các tập đoàn kinh doanh lớn, định hướng hoạtđộng xuyên quốc gia Đồng thời với hướng đó là tận dụng triệt để tính đặc thù củamôi trường trong nước, khu vực và quốc tế, lợi dụng thái độ khoan nhượng và làmngơ của các bạn hàng để hạn chế hay trì hoãn bằng các biện pháp trực tiếp và giántiếp việc mở cửa thị trường Nhật Bản cho các yếu tố bên ngoài, chỉ mở cửa thịtrường Nhật Bản trước hết bằng các hàng rào thuế quan, trong khi vẫn tìm cách duytrì càng lâu càng tốt các hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình
Chiến lược hội nhập KTQT theo kiểu này của Nhật Bản sở dĩ tồn tại được là
do Nhật Bản đã khéo lợi dụng hoàn cảnh quốc tế và khu vực lúc đó Tuy nhiên, sự
khép kín của thị trường Nhật Bản như vậy khiến cho các nhân tố nước ngoài rất khóthâm nhập vào thị trường Nhật Bản, và hậu quả là tính cạnh tranh, cởi mở, đổi mới
và năng động được coi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế trithức Nhật Bản bị hạn chế
Trang 18Từ giữa những năm 1980 và nhất là từ đầu những năm 1990, Nhật Bản bắtđầu thực hiện quốc tế hóa nền kinh tế trên hai phương diện:
Trong nước, tiến hành cải cách các thể chế kinh tế, xã hội và văn hoá nhằmgiảm bớt tính khép kín và hướng nội, tạo cho nước Nhật có tính mở, quốc tế hoá, vàdân chủ hơn Mặt khác, Nhật Bản còn tiến hành cải tiến môi trường pháp lý, kinhdoanh và văn hoá ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế Đồng thời, tiến hành cải
tổ cơ cấu kinh tế trong nước, theo hướng tạo cho cơ cấu kinh tế Nhật Bản ngày càngphù hợp với cơ cấu kinh tế khu vực và quốc tế thành một cơ cấu thống nhất, có liênquan chặt chẽ lẫn nhau theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang
Ngoài nước, Nhật đã tiến hành đa dạng hoá cơ cấu hàng hoá theo hướng tăng
tỉ lệ hàng chế tạo nhập khẩu và tăng tỷ trọng các mặt hàng dịch vụ thay vì các mặthàng chế tạo trong xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu của mìnhtheo hướng giảm bớt tỉ lệ của các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU và ASEAN.Đồng thời, Nhật Bản còn thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình bằngcách không chỉ tham gia vào các khối thương mại và đầu tư đa phương mà còn tiếnhành đàm phán, ký kết các hiệp ước mậu dịch tự do song phương với nhiều nướctrên thế giới, trước hết là với các bạn hàng khu vực
Tóm lại, cùng với quá trình hội nhập KTQT, Nhật Bản đã, đang và sẽ ngày
càng trở thành một quốc gia cởi mở hơn trong việc thực hiện các quy luật kinh tế thịtrường; chính phủ ít can thiệp hơn vào hoạt động kinh doanh của khu vực doanhnghiệp; giáo dục – đào tạo ngày càng được đưa lên hàng đầu trong cả cấp độ vĩ môlẫn vi mô
1.3.3.2 Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển ở châu Á
Theo mô hình Nhật Bản, có thể nói, đa số các nước đang phát triển ở châu Áđều tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm: phát triển kinh tếbằng cách đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực với hàm lượng chế biếntăng dần; linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề, tạo mọi điều kiện cho các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu; bảo đảm an ninh, quốc phòng và giữ gìn bản sắc dân tộc
trong hội nhập
Trang 19Để tích cực hỗ trợ xuất khẩu, các nước trong khu vực đều coi trọng tự do hóakinh doanh của khu vực tư nhân và nhà nước chú ý sử dụng linh hoạt các biện pháp
ưu đãi về thuế, trợ giúp xuất khẩu, thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt theo hướngduy trì đồng bản tệ “rẻ” Điều cần nhấn mạnh là các nước đều cố gắng kết hợp cảhai chiến lược “sản xuất thay thế nhập khẩu” với “sản xuất hướng vào xuất khẩu”
để khai thác các khía cạnh tích cực, giảm thiểu các tác động trái chiều của hai chiếnlược này
Một kinh nghiệm đáng chú ý ở những nước trong khu vực tiến hành hội nhậpkinh tế quốc tế thành công nhất là: các nước đều đặt trọng tâm ưu tiên vào xây dựng
và phát triển các thị trường có dung lượng lớn, sức tiêu thụ cao nhằm khai thác tối
đa các lợi thế cạnh tranh của mình là tài nguyên thiên nhiên và giá lao động rẻ
Chính sách đa dạng hóa thị trường cũng được nhấn mạnh nhằm mục tiêu xáclập cơ cấu cân bằng giữa các thị trường trong khu vực và toàn thế giới, để vừa mởrộng thị trường, phát triển ngoại thương, khuyến khích xuất khẩu, vừa tránh sự phụthuộc quá mức vào một thị trường nào đó Nhờ có chính sách này, Malaixia luôn đạtmức thặng dư trong buôn bán với hơn 100 nước kể từ năm 1970 đến nay
Các nước ASEAN chủ trương tiếp tục góp phần đẩy mạnh và đón nhận toàncầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp Phát triển cáctập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nướcngoài trên cơ sở đa dạng hóa, linh hoạt và hiện đại hóa công nghệ sản xuất, dịch vụcung ứng sản phẩm; hoàn thiện cơ chế thị trường và tăng cường cải thiện môitrường kinh doanh theo các cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế
1.3.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sự phát triển của Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam những bài học quýbáu Nền kinh tế Trung Quốc chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sangkinh tế thị trường (năm 1978) sớm hơn Việt Nam gần một thập kỷ
Về tổng thể, quá trình mở cửa hội nhập KTQT của Trung Quốc từ năm 1979đến nay có thể chia thành hai giai đoạn:
Trang 20Giai đoạn hội nhập theo chiều rộng (1979-1990), với nội dung chủ yếu là mởcửa từng bước từ xây dựng bốn “đặc khu kinh tế mở”, tiếp đó mở cửa đến các thànhphố ven biển, ven sông, các thành phố biên giới rồi lan rộng bao trùm toàn quốc,nhằm tăng cường thu hút FDI vào sản xuất hướng về xuất khẩu các sản phẩm cóhàm lượng lao động và nguyên liệu cao phù hợp lợi thế so sánh của Trung Quốc.
Giai đoạn hội nhập theo chiều sâu (từ năm 1990 đến nay): kết hợp giữa mởcửa theo khu vực địa lý với mở cửa theo lĩnh vực (đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ - tàichính), đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thương lượng, điều chỉnh thể chế để thamgia Tổ Chức thương mại thế giới (WTO) Trung Quốc đã chuyển mạnh sang vừa
mở cửa toàn diện, vừa xúc tiến điều chỉnh môi trường đầu tư và nâng cao năng lựcthể chế phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
Trung Quốc đã thành công trong việc khuyến khích xuất khẩu các sản phẩmchế tạo mà không cần sử dụng những biện pháp bảo hộ các ngành công nghiệp nontrẻ theo những quy định mới của WTO Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu thựchiện những biện pháp tự do hóa thương mại như thế này một cách có ý thức thậmchí từ trước khi gia nhập WTO để gây sức ép đối với các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) làm ăn kém hiệu quả Hàng loạt các biện pháp cải cách DNNN đã đượcđưa ra: cổ phần hóa, cho thuê, khoán, giải thể, cho phép tư nhân mua lại hoặc thamgia cổ phần các DNNN Các doanh nghiệp tư nhân được phép vay vốn ưu đãi, đượctham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Đặc biệt, Trung Quốc rấtquan tâm xây dựng và xúc tiến kế hoạch hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn,hiện đại để đầu tư giữ vững thị phần trong nước, từng bước chủ động vươn ra chiếmlĩnh thị trường nước ngoài
Gần ba thập kỷ qua, nhờ có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vàchủ động hội nhập với thế giới, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc Tuynhiên về mặt xã hội và môi trường, cũng đã xuất hiện nhiều nguy cơ không bềnvững và bất ổn tiềm tàng Những thách thức mới về thành thị - nông thôn, trungương - địa phương, và bất công bằng, khoảng cách giàu - nghèo gia tăng… là nhữngvấn đề mà Trung Quốc buộc phải giải quyết
Trang 211.3.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc xem xét kinh nghiệm hội nhập KTQT của một số nước ở trên, có thểthấy dù khác nhau về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình hội nhập, songđều có điểm chung đó là việc chuyển hướng từ “sản xuất thay thế nhập khẩu” sangtích cực “hướng về xuất khẩu” Đồng thời, kết hợp thay thế nhập khẩu tùy theo lợithế so sánh của mỗi nước và tình hình thị trường trên cơ sở tích cực đàm phán thamgia các tổ chức kinh tế khu vực và chủ động mở cửa thực hiện tự do hóa thươngmại, đầu tư; tuân thủ các cam kết và thông lệ quốc tế Đặc biệt, việc cải thiện môitrường đầu tư để thu hút FDI, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tếtrong nước hội nhập với sự phân công lao động quốc tế
Việt Nam cần vận dụng những bài học này trong quá trình hội nhập và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xãhội và bảo vệ môi trường Không nên chạy theo tăng trưởng và phải trả giá bằng sựxuống cấp của môi trường, cạn kiệt tài nguyên và gia tăng bất bình đẳng như bàihọc kinh nghiệm của Trung Quốc Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn,tăng thu nhập cần gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và XĐGN.Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao mà chỉ cần ở mức hợp lýnhưng bền vững trong bối cảnh hội nhập KTQT
1.3.4 Sự cần thiết phải mở rộng hội KTQT và XĐGN ở Việt Nam
XĐGN là làm cho bộ phận dân nghèo nâng cao mức sống, từng bước giảmnghèo và thoát khỏi tình trạng nghèo, được đối xử bình đẳng trong cộng đồng
Những thành tựu trong công cuộc XĐGN ở nước ta thời gian qua được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá rất cao Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập KTQT
ngày càng sâu rộng và nhất là khi nước ta trở thành thành viên chính thức củaWTO, nghèo đói vẫn đang là một thách thức lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước Hiện nay, Việt Nam vẫn bị xếp vào nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giớivới tỷ lệ tái nghèo cao, bất bình đẳng gia tăng… Vì vậy, tiếp tục đẩy nhanh tiến độXĐGN, tạo nền tảng cho kinh tế tăng trưởng bền vững, đưa nước ta ra khỏi danh
Trang 22sách các nước nghèo và tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình là mộtchủ trương và nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Một trong những động lực mạnh mẽ tạo đà cho tăng trưởng kinh tế vàXĐGN bền vững đó là một nền kinh tế mở, hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thếgiới Không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể thoát khỏi cảnh nghèonàn lạc hậu nếu đứng ngoài, biệt lập với thế giới Đi lên CNXH càng không thểđóng cửa mà đi lên Nếu không có LLSX hiện đại mà nói CNXH thì điều đó làkhông thể Mà LLSX hiện đại thì phải lấy từ thế giới thông qua hội nhập KTQT,trao đổi, buôn bán, thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, biết lợi dụng khôn khéo những mâu thuẫngiữa các nước Hội nhập KTQT đúng đắn và có hiệu quả phải dựa trên cơ sở nângcao và phát huy tối đa nội lực đất nước là chính, phát huy nội lực dân tộc đồng thờitranh thủ tối đa nguồn ngoại lực là con đường CNH, HĐH đúng đắn
Trang 23Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ ĐẾN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM
1998 ĐẾN NAY
2.1 Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1 Quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nước ta đã từngbước hội nhập với nền kinh tế thế giới Đến năm 2006, Việt Nam đã có quan hệngoại giao với 169 quốc gia trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại đaphương và song phương với trên 80 nước, thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70quốc gia và vùng lãnh thổ Các dấu mốc đặc biệt quan trọng và đáng chú ý trongtiến trình mở cửa, hội nhập là: năm 1992 ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế -thương mại với EU; năm 1995, gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN); năm 1998 gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương(APEC) Năm 2001, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị
về hội nhập KTQT, nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: ký Hiệpđịnh Thương mại song phương Việt – Mỹ, năm 2003 tham gia Khu vực mậu dịch tự
do AFTA của ASEAN; và đặc biệt quan trọng ngày 7-11-2006, trở thành thành viênchính thức và đầy đủ thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) – sự kiệnđánh dấu sự mở cửa hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.Gần đây, ngày 16-10-2007, Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu làmthành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và kết thúc năm
2008, nước ta đã làm tròn nhiệm vụ
Chủ động hội nhập KTQT là một chủ trương mang tính chiến lược, là mốcquan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta trong điều kiện toàncầu hóa KTQT đang phát triển mạnh mẽ Chính chủ trương đúng đắn này đã đưaViệt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, cô lập; tạo dựng được môi trườngquốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước; nâng cao
vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới
Trang 242.1.2 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nghèo đói
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với giảm nghèo
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ tình trạng trì trệ
và khủng hoảng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển mình
để trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP hàng nămthuộc loại cao trên thế giới (7,5%/năm) Nhất là trong những năm gần đây, tăngtrưởng GDP đạt 8,17% năm 2006; 8,48% năm 2007 và trong năm khủng hoảng tàichính toàn cầu 2008, GDP nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 6,23%
Quá trình tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với giảm nghèo và cải thiện đờisống nhân dân Tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với tạo thêm nhiều việc làm mới,
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm mạnh từ 8,65% - năm 1998 xuống 6,01% năm
2002 và đến năm 2007 chỉ còn 4,64%; đồng thời tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ởnông thôn tăng từ 71,13% năm 1998 lên 81,79% năm 2006 Riêng giai đoạn 2001-
2005, nền kinh tế đã tạo ra khoảng 7,5 triệu chỗ làm mới, bình quân mỗi năm tạothêm việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động
Cùng với tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân cũng tăng lên và tỷ lệnghèo giảm đi tương ứng Thu nhập bình quân (TNBQ) đầu người giai đoạn 1998-
2002 tăng 4,9%/năm; giai đoạn 2002-2007 tăng khoảng 9,2%/năm
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và TNBQ đầu người giai đoạn 2002-2008
Năm Tốc độ tăng GDP
theo giá so sánh (%)
GDP bình quân (nghìn đồng/người)
GDP bình quân (USD/người)
Trang 25 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng và giảm nghèo
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Theo cơ cấu ngành, tỷ
trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tương ứng với sự tăng lên của
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng với sự xuất hiện của một loạt các ngành công
nghiệp chế biến mới, có hàm lượng vốn và khoa học - công nghệ cao, và sự tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ, bước đầu hình thành một số lĩnh vực dịch vụ dựa trên công
nghệ hiện đại có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh
Trang 26Trong nông nghiệp, tỷ trọng các ngành, sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhưchăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày… đều tăng lên Cơ cấu sản xuất đã từng bướcchuyển sang sản xuất mang tính chất hàng hóa, gắn chặt chẽ với thị trường Việctăng nhanh khối lượng sản xuất lương thực chủ yếu do người nghèo thực hiện đãcho phép tăng thu nhập cho tầng lớp nông dân nghèo.
Theo thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷtrọng của thành phần kinh tế nhà nước, thay vào đó thành phần kinh tế ngoài nhànước đặc biệt là kinh tế tư nhân (KTTN), và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài (FDI) có điều kiện phát triển mạnh ngày càng có vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Trang 27Như vậy, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH Ngành
công nghiệp và dịch vụ trở thành động lực cho tăng trưởng Theo thành phần kinh
tế, mặc dù khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 1/3), nhưng khu vực kinh
tế ngoài nhà nước đặc biệt là KTTN và khu vực FDI với tốc độ tăng trưởng cao, tỷtrọng ngày một lớn lên góp phần quan trọng vào sự lớn lên của nền kinh tế đất nước.Chuyển dịch cơ cấu làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn nền kinh tế,tăng thu nhập và mức sống cho các tầng lớp dân cư
Đặc điểm dân số, nguồn lao động
Với quy mô dân số 84,14 triệu (năm 2006); 86,16 triệu (năm 2008), ViệtNam là nước đông dân, đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực ĐôngNam Á, tốc độ tăng khoảng 1,2% - 1,3% mỗi năm, số người trong độ tuổi lao độnglớn Do vậy, nước ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, mỗi năm có thêm khoảng1,1 triệu người bước vào thị trường lao động Tuy nhiên, trong thời đại khoa học -công nghệ và kỹ thuật phát triển mạnh như hiện nay, lợi thế giá lao động rẻ khôngcòn nữa Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng không đáp ứng được yêucầu công việc (tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 24%) dẫn đến thất nghiệphoặc mức thu nhập thấp Đây lại là một thách thức lớn đối với công cuộc giảmnghèo của nước ta trong bối cảnh hội nhập KTQT
Mặt khác, dân sô nước ta phân bố không đều, phần lớn sống ở khu vực nôngthôn (75% năm 2001; 72,6% năm 2007) và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp (63,4% năm 2001; 52,5% năm 2008) năng suất lao động thấp (32.833 nghìnđồng – năm 2008, tương đương với 1.959 USD) Trong những năm gần đây, do sứchút lớn từ các đô thị nên có hiện tượng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị để sinhsống Điều này gây sức ép lớn đối với các đô thị trong vấn đề giải quyết việc làm vàcung cấp các dịch vụ về nhà ở, giao thông, nước sạch, vệ sinh…làm xuất hiện nhómdân cư nghèo mới tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp
Với quy mô GDP khoảng 88 tỷ USD năm 2008 với trên 86 triệu dân, ViệtNam hiện vẫn thuộc nhóm những nước nghèo trên thế giới tính theo chỉ tiêu GDPbình quân đầu người
Trang 282.1.3 Tình hình giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giảm nghèo là một trongnhững nhiệm vụ chính trị hàng đầu, mục tiêu kinh tế - xã hội cấp thiết Theo đó, cácchương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo được xây dựng và hoànthiện Năm 1998, Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình phát triển kinh
tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình135) chính thức ra đời và được duy trì đến ngày nay Tiếp đến là Chương trìnhMTQG XĐGN và Việc làm, chúng ta đã hoàn thành tốt Giai đoạn I (2001-2005),hiện đang ở Giai đoạn II (2006-2010), và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng:
Tỷ lệ nghèo và khoảng nghèo giảm nhanh chóng trên phạm vi cả nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo của cả nước đã giảm từ58,1% năm 1993 xuống còn 21,7% năm 2005, đến cuối năm 2008 chỉ còn 13,08%.Với kết quả này, Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vềgiảm nghèo mà nước ta đã cam kết với thế giới, giảm 50% hộ nghèo trong thời gian
Duyên hải Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 31,9 27,51 23,44
Duyên hải Nam Trung Bộ 47,2 34,5 19,0 19,06 16,18
Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 Nxb Thống kê - Hà Nội, 2008.
Trang 29Nhìn chung, đa phần dân cư nghèo sinh sống ở các vùng nông thôn nhưngđây lại là vùng mà tỷ lệ nghèo giảm nhanh chóng làm cho tỷ lệ nghèo của cả nướcgiảm đi rõ rệt Tỷ lệ nghèo ở nông thôn giảm nhanh hơn ở thành thị, thậm chí tỷ lệnghèo ở thành thị còn tăng nhẹ trong những năm gần đây Cụ thể là từ năm 2004đến năm 2006, tỷ lệ nghèo thành thị tăng từ 3,6% lên 3,9% Tỷ lệ nghèo giảm nhanhnhất ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; chậm nhất ở vùngTây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nơi có đông đồng bào dân tộcthiểu số sinh sống và điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn.
Nếu tính theo chuẩn 1 USD và 2 USD/ngày (theo giá tương đương - PPP) thì
tỷ lệ nghèo của nước ta từ năm 1990 là 50,8% và 87%; đến năm 2004 các tỷ lệ nàygiảm xuống lần lượt là 10,6% và 53,4%; qua các năm như sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1USD/ngày” và
“2USD/ngày”
Năm
Chi tiêu bình quân
đầu người USD PPP/tháng
Tỷ lệ người có mức sống dưới
1 USD/ngày (PPP) (%)
2 USD/ngày (PPP) (%)
Nguồn: Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008, Tr 462.
Theo những số liệu tính toán ở trên, trong hơn 15 năm Việt Nam đã giảmnghèo cho 45% dân số, tương đương với trên 35 triệu người đã thoát nghèo Tỷ lệ
số hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 3 đến 4% tương ứng với khoảng trên 30 vạn
hộ, một số địa phương cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
Ngoài việc giảm tỷ lệ nghèo, chỉ số đo khoảng nghèo cũng giảm rõ rệt Điềunày cho thấy những người nghèo ở tất cả các nhóm dân cư đang tiến gần đếnngưỡng nghèo với chỉ số khoảng cách nghèo của cả nước giảm từ 18,5% năm 1993
Trang 30xuống còn 3,8% năm 2006 Ngay cả đối với nhóm dân tộc ít người thì khoảng cáchnghèo năm 2006 cũng giảm tương đương với người Kinh và người Hoa năm 1993.
Bảng 2.4: Chỉ số khoảng cách nghèo ở Việt Nam
Nguồn: Bảo trợ xã hội, Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, tr 4.
Bất bình đẳng tương đối tăng lên không đáng kể
Đảm bảo phát triển bình đẳng là một trong những mục tiêu của Việt Namcùng với tiến trình XĐGN Hệ số Gini – hệ số đo bất bình đẳng tương đối của ViệtNam ở mức khá thấp (khoảng 0,37 - năm 2004) và tăng không đáng kể trong mộtthời gian dài, cho thấy nước ta thuộc vào hàng tương đối bình đẳng Điều đó thểhiện Việt Nam đã giải quyết khá tốt vấn đề phân phối thu nhập và công bằng xã hộitrong quá trình phát triển
Bảng 2.5: Hệ số Gini đối với chi tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 1993-2004
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 355, tháng 12/2007
Nếu đem so sánh hệ số này với hệ số Gini của thế giới và của một số quốcgia có mức GDP bình quân đầu người tính bằng đôla Mỹ theo sức mua tương đương(PPP) và GDP bình quân đầu người tương đương so với Việt Nam, ta thấy hệ số bấtbình đẳng tương đối của Việt Nam ở mức trung bình
Trang 31Bảng 2.6: Bất bình đẳng tại một số quốc gia
tra
Hệ số Gini tính cho chi tiêu dùng
GDP theo đầu người tính bằng đôla Mỹ theo PPP năm 2005
Hàng năm, khoảng 9-10% GDP được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – một tỷ
lệ đầu tư cao so với chuẩn quốc tế Nhờ vậy, dân cư có điều kiện tiếp cận với cácdịch vụ công nhiều hơn Chẳng hạn, tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học tăng từ 91%
- năm 1998 lên 95% - năm 2004; tỷ lệ dân số nông thôn tiếp cận với trạm y tế xã,phường tăng từ 97% năm 1998 lên 100% năm 2004; tỷ lệ dân số được sử dụng nướcsạch năm 1998 là 41%, năm 2002 là 49%, đến năm 2004 là 59%; mạng lưới điệnquốc gia đến nay đã cung cấp điện cho 525/536 huyện, đạt 97,95% Năm 2007, sốđiện thoại cố định và điện thoại di động trên 100 dân số tăng gấp 9 lần năm 1995
Hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn có bước phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng
Một số vấn đề còn tồn tại
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong công cuộcXĐGN, trong đó tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh chóng trong vòng chưa đầy 20 năm,đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, nhưng tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam tính theo