Tăng cường hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chương trình tạo việc làm cho nông dân

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 55 - 56)

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢM NGHÈO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.5. Tăng cường hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chương trình tạo việc làm cho nông dân

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Đặc biệt, khuyến khích phát triển trang trại, khôi phục và mở rộng các làng nghề, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và xuất khẩu; hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp nguyên liệu với quy mô lớn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất.

Ưu đãi hơn nữa cho nông nghiệp và đảm bảo cơ cấu đầu tư phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng thu hút FDI về khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng FDI vào nhóm ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10,6% về số dự án và 6,5% về số vốn đăng ký (năm 2007) trong khi trên 72,6% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và 90% dân cư nghèo tập trung ở nông thôn. Để tiếp tục thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong những năm tới, nước ta cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

+ Xây dựng chiến lược thu hút FDI vào nông nghiệp thời kỳ 2011-2020;

+ Hoàn thiện cơ chế thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng công khai, minh bạch, giảm phiền hà;

+ Thành lập nhóm tư vấn cho các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn và bàn với các tỉnh, thành phố giải quyết các vấn đề liên quan;

+ Kêu gọi đầu tư mời các nhà đầu tư tham quan, tổ chức hội thảo để gặp gỡ các nhà đầu tư với các doanh nghiệp và các tỉnh;

+ Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, giới thiệu điều kiện nông nghiệp, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, bảo vệ thực vật và thị trường tiêu thụ.

Xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: đường giao thông, bệnh viện, trường học. Đối với đường giao thông phải quy hoạch tổng thể, có hệ thống để nối liền giao thông nông thôn với tỉnh lộ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w