Những thách thức với công cuộc XĐGN của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 46 - 51)

Việt Nam Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc

2.2.4. Những thách thức với công cuộc XĐGN của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT

nhập KTQT

2.2.4.1. Nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập của một bộ phận dân cư, xuất hiện nhóm nghèo mới ở khu vực thành thị

Hội nhập KTQT đặt ra nhiều thách thức trong giải quyết việc làm. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém, quy mô nhỏ có nguy cơ phá sản; mất việc làm, thiếu việc làm lớn trong khu vực phi chính thức. Do cơ cấu lại nguồn nhân lực cộng với lao động dôi dư từ các DNNN sau cổ phần hóa sẽ tạo ra các áp lực lớn trong giải quyết

việc làm cho người lao động. Một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp sẽ mất việc làm do trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Điều này dẫn đến thất nghiệp gia tăng, thu nhập của lao động bị giảm sút.

Cùng với quá trình hội nhập, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều lao động bị mất việc làm; tốc độ đô thị hóa nhanh, người nông dân bị mất đất canh tác dẫn đến thiếu việc làm và lâm vào tình trạng nghèo đói.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hàng rào sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của những người nông dân sản xuất những mặt hàng cạnh tranh với mặt hàng nhập khẩu như đường, ngô, sản phẩm từ sữa, thịt... Cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản và sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước có thể dẫn đến hạ giá thành sản phẩm, ảnh hưởng không tốt đến thu nhập của người nông dân.

Nói chung, hội nhập là mở cửa tham gia vào quá trình toàn cầu hóa - cũng có nghĩa là quá trình cạnh tranh và phân công lao động quốc tế. Việc phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô sử dụng lao động của một bộ phận doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nào đó kéo theo sự mất việc của một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh việc có thể một hoặc một số ngành, nghề bị mất hoặc thu hẹp, sẽ có những ngành, nghề mới ra đời hoặc được tập trung phát triển hơn, thu hút lao động làm việc nhiều hơn trong các doanh nghiệp thuộc khu vực ngành, nghề này. Như vậy, trong xã hội ở những thời điểm nhất định có thể sẽ có tình trạng một bộ phận người lao động mất việc và phải tìm việc làm mới. Nhà nước cần chủ động có chính sách và biện pháp thích hợp giải quyết vấn đề này, tránh để nó trở thành một vấn đề có thể gây bùng nổ xã hội bằng việc hỗ trợ cho sự hình thành mạng lưới an sinh xã hội (ASXH) nhằm giải quyết các nhu cầu của những người không có khả năng tự lo cho mình và có các chương trình đầu tư xã hội để giúp mọi người được đào tạo những kỹ năng cần phải có trong một nền kinh tế hiện đại. Nhà nước cần sử dụng vai trò điều tiết phân phối lại thu nhập để hỗ trợ những người thất nghiệp và có chính sách tái đào tạo nghề giúp người lao động bị mất việc có thể chuyển sang nghề khác.

2.2.4.2. Bất bình đẳng gia tăng

Việt Nam cũng như một số quốc gia khác hiện nay đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội khá gay gắt, đó là tình trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng. Hệ số chênh lệch thu nhập của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo tính chung trên pham vi cả nước đều tăng qua các năm: năm 1995 là 6,99 lần; năm 1996 tăng lên 7,31 lần; năm 1999 là 7,65 lần; năm 2002 là 8,1 lần; đến năm 2004 tăng lên 8,34 lần và năm 2007 là 8,4 lần. Điều đó chứng tỏ người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi một cách đầy đủ từ quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục trong suốt hơn 20 năm qua. Sự chênh lệch về thu nhập gia tăng cho thấy, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần quan trọng vào XĐGN thì chính nó lại có thể làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà trên thực tế lại theo hướng có lợi cho nhóm người khá giả.

Khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị cao hơn và tăng nhanh hơn ở nông thôn. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo ở thành thị năm 2007 là 8,2 lần và ở nông thôn là 6,5 lần. Các vùng nông thôn là nơi có nhiều người nghèo sinh sống, mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ nghèo ở nông thôn có sự giảm xuống mạnh mẽ nhưng tỷ lệ nghèo ở nông thôn nước ta vẫn cao.

Các nhóm dân tộc ít người chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong số người nghèo ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nghèo trong các nhóm này liên tục giảm, đặc biệt là với nhóm ở các thung lũng, vùng đất thấp, vùng lúa nước. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người vẫn cao hơn nhiều so với người Kinh và người Hoa. Mức độ nghèo cũng trầm trọng hơn, thiếu đói vẫn là một vấn đề nan giải đối với một số dân tộc. Với khoảng 14% tổng dân số nhưng nhóm dân tộc ít người hiện nay đang chiếm 44% tỷ lệ nghèo và 59% tỷ lệ đói. Năm 2007, 52% đồng bào dân tộc ít người vẫn còn thuộc diện nghèo, so với chỉ có 10% người Kinh và người Hoa. Chỉ số khoảng cách nghèo ở nhóm dân tộc ít người luôn duy trì ở mức cao hơn. Năm 2007, tỷ lệ đồng bào dân tộc sống dưới ngưỡng nghèo lương thực cao hơn so với tỷ lệ người Kinh và Hoa năm 1993.

Các tệ nạn xã hội ở nông thôn tăng cao là hậu quả của sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Các vụ tranh chấp về đất đai, tranh chấp về lao động ở nông thôn tăng khiến cho công tác quản lý lao động ở nông thôn đứng trước những thách thức mới.

2.2.4.3. Thành quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tốc độ giảm nghèo đang có xu hướng chậm lại

Những thành tựu XĐGN đã đạt được còn thiếu tính bền vững, chủ yếu mới xóa tình trạng đói (nghèo về lương thực, thực phẩm), đa số hộ mới thoát nghèo còn nằm sát chuẩn nghèo, nên nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ tái nghèo lớn (7-10%) trong tổng số hộ mới thoát nghèo. Mặt khác, không ít hộ có mức thu nhập thấp, không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo cũng có nguy cơ lâm vào cảnh đói nghèo (70-80%) và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi trong cơ chế chính sách và tác động của hội nhập KTQT thì khả năng tái nghèo đói của nhóm này sẽ rất lớn.

Đến năm 2007, cả nước vẫn còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% trong đó có 27 huyện tỷ lệ nghèo trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80%; 3006 xã có tỷ lệ nghèo trên 25%, trong đó có 1378 xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

Tốc độ giảm nghèo của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây:

Đồ thị 3: Tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam (1993-2005)

4.17 1 1 1.6 1.7 0 1 2 3 4 5 1993-1998 1998-2002 2002-2004 2004-2005 tỷ lệ ( % ) Tốc độ giảm nghèo

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 355, tháng 12/2007

Tốc độ giảm nghèo chậm lại là do tác động của tăng trưởng kinh tế chưa thực sự đồng đều đặc biệt là ở các vùng bị chia cắt địa lý, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và dân trí chưa phát triển nên chưa được hưởng đầy đủ thành quả tăng trưởng kinh tế,

chưa tiếp cận được với tiến trình hội nhập KTQT để tận dụng những cơ hội của hội nhập để làm tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2.2.4.4. Cuộc chiến chống nghèo đói của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi gia nhập WTO

Toàn cầu hóa làm cho các khu vực phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy tính bất ổn và khó lường của quá trình phát triển đang ngày càng có tác động mang tính toàn cầu. Những vấn đề như nghèo đói, dịch bệnh, lạm phát, thất nghiệp không chỉ là những vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của từng nhóm người, đặc biệt là người nghèo. Người nghèo trở nên đặc biệt yếu thế trong quá trình kinh doanh toàn cầu do họ có trình độ học vấn thấp và khả năng thích nghi đối với công nghệ mới còn yếu. Họ thường là những người đầu tiên có tên trong danh sách “lao động dôi dư và cần phải chuyển đổi nghề nghiệp” do việc áp dụng công nghệ mới.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, người nghèo càng trở nên bất lợi. Đặc biệt là những nhóm nghèo mới xuất hiện do những cú sốc kinh tế, nguồn lực (đất đai) hạn chế hoặc bị thu hẹp, mất việc làm tốt (đối với người lao động trong các DNNN sau khi cổ phần hóa, trong các doanh nghiệp xuất khẩu có tốc độ đổi mới công nghệ cao). Số hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số hộ nghèo, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội5., tính đến thời điểm 20/6/2008, cả nước có 102,3 nghìn lượt hộ với 452,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,9% tổng số hộ nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. So với cùng kỳ năm 2007, số lượt hộ thiếu đói tăng 55,3% và số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng 59,8% Nhóm dân số nghèo đói thường là do trình độ thấp, làm việc trong điều kiện lao động nghèo nàn mức thu nhập thấp, thiếu khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và trở thành nạn nhân của tội phạm, và tình trạng xuống cấp môi trường trở nên không thể kiểm soát nổi. Đây là một trong những thách thức mới đối với công cuộc XĐGN ở Việt Nam.

5 Bộ LĐTBXH – Viện KHLĐXH, Đề tài cấp bộ 2008: Dự báo tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, tr 43. giai đoạn 2011-2020 tới lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, tr 43.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w