Định hướng giải pháp giảm nghèo bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 51 - 53)

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢM NGHÈO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.2. Định hướng giải pháp giảm nghèo bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu chương trình giảm nghèo của quốc gia đến năm 2010

Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.

Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo);

- Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.

- Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

3.2. Định hướng giải pháp giảm nghèo bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tế quốc tế

Hiện tại, mặc dù nước ta đã có một hệ thống các chính sách giảm nghèo tương đối hoàn thiện. Song, để thực hiện nội dung các chính sách hướng được đến giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế. Để giải quyết bài toán nghèo đói, nâng cao hiệu quả của các chính sách giảm nghèo trong bối cảnh hội nhập KTQT, chúng ta cần phấn đấu để thực hiện tốt các giải pháp theo những hướng sau:

Một là, tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trên diện rộng. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện, là tiền đề vật chất để giải quyết vấn đề xã hội. Ngược lại, giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội sẽ góp phần thực hiện ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình 135, từng bước nâng dần mức sống của hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực nông thôn, miền núi. Nhà nước cũng nên có chủ trương hợp nhất các chương trình, dự án giảm nghèo hiện nay về một đầu mối, nhằm tập trung đầu tư nguồn lực, tránh lãng phí, dàn trải.

Ba là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn, cả về cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật cũng như năng lực cán bộ để có thể khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này, nhất là tạo việc làm tại chỗ cho lao động khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo. Chú trọng vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ cao kết hợp với các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản sử dụng nhiều lao động.

Bốn là, quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập KTQT, mặt khác vừa trang bị cho người lao động có đủ kiến thức và điều kiện để tự tạo việc làm, tìm việc làm, cả trong nước và xuất khẩu, giảm số lao động thất nghiệp - đối tượng tiềm ẩn nguy cơ rơi xuống nghèo.

Năm là, Nhà nước cần có chính sách qui định trách nhiệm để những vùng, những lĩnh vực có điều kiện phát triển hỗ trợ đầu tư cho các vùng nghèo, vùng khó khăn: miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển ở các vùng này tiến kịp với trình độ phát triển chung của cả nước.

Sáu là, nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp đối với những hộ có thu nhập thấp, nhất là những hộ khó khăn ở khu vực thành thị, để giảm áp lực đối với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật An sinh Xã hội và Luật Bảo trợ Xã hội, đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong quá trình hội nhập. Tăng cường mạng lưới ASXH thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối

với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa. Triển khai hoạt động của các quỹ này tại những cộng đồng làng xã, nơi tập trung nhiều người nghèo.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w