Hội nhập KTQT giúp mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và XĐGN

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 34 - 38)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM

2.2.1.1. Hội nhập KTQT giúp mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và XĐGN

đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và XĐGN

- Xuất - nhập khẩu hàng hóa:

Cùng với hội nhập KTQT, quá trình tự do hóa thương mại giúp Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu khi thị trường xuất khẩu và đối tác được mở rộng. Nhất là việc tìm kiếm kênh xuất khẩu đối với các mặt hàng thủy sản, nông sản và dệt may – những ngành sử dụng nhiều lao động có ảnh hưởng lớn đến thành quả giảm nghèo ở Việt Nam. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng nhanh qua các năm đặc biệt từ khi sau khi gia nhập WTO.

Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu đã tăng từ 20,74 tỷ USD năm 1998 lên 143,3 tỷ USD năm 2008. Trong đó xuất khẩu từ 9,35 tỷ USD năm 1998 đến năm 2008 đạt mức kỷ lục 62,9 tỷ USD, tăng gấp 6,7 lần, bình quân hàng năm tăng trên 20%. Kim ngạch nhập khẩu 11,39 tỷ USD năm 1998 lên 80,4 tỷ USD năm 2008, tăng gấp 7,1 lần năm 1998.

Năm 2007 tăng trưởng xuất khẩu 20,5%; năm 2008 với quy mô xuất khẩu 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với 2007. Xuất khẩu ngày càng có đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của Việt Nam.

Bảng 2.8: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2008

Đơn vị: tỷ USD

Năm 1998 2002 2004 2006 2007 2008

Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu 20,7 35,8 58,4 87,4 111,3 143,3

Kim ngạch nhập khẩu 11,4 19,3 31,9 47,1 62,7 80,4 Kim ngạch xuất khẩu 9,3 16,5 26,5 40,3 48,6 62,9

Cơ cấu xuất khẩu so với GDP (%) 34,5 47,5 58,44 66,28 68,27 71,48 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tạp chí Con số & Sự kiện, số 2/ 2009.

Kim ngạch xuất khẩu tăng cao chủ yếu nhờ thay đổi thị trường xuất khẩu, đặc biệt là tăng mạnh thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực. Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở trên 100 quốc gia trên thế giới, các thị trường chủ yếu bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản và ASEAN. Trong tồng kim ngạch xuất khẩu 62,9 tỷ USD năm 2008 thì 11,6 tỷ USD vào thị trường Mỹ (18,4%); 10,2 tỷ USD vào thị trường ASEAN (16,2%); vào thị trường EU 10 tỷ USD (15,9%); thị trường Nhật Bản 8,8 tỷ USD (14%).

Không chỉ mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư. Những mặt hàng như gạo, cà phê, cao su tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cuối tháng 12/2006, lần đầu tiên kim ngạch cà phê của Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu cao su vẫn đạt mức cao: 1,3 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp năm 2007 đạt 22 tỷ USD (50% trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam).

Cùng với tăng trưởng xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh từ 16,2 tỷ USD năm 2001 lên 80,4 tỷ USD năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 16%/năm trong 20 năm từ 1986 đến 2006, và từ năm 2006 đến 2008 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu xấp xỉ 30%/năm. Hàng hóa được nhập khẩu từ trên 200 quốc gia trên thế giới nhưng chiếm thị phần lớn nhất là hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU.

Xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng, nhờ xuất khẩu tăng cao nên đã tạo điều kiện để gia tăng nhập khẩu nhất là những thiết bị kỹ thuật, công nghệ phục vụ CNH, HĐH đất nước. Tuy vậy, điểm hạn chế trong hoạt động ngoại thương là nhập siêu hàng năm tăng nhanh. Năm 2001 nhập siêu 1,2 tỷ USD thì đến năm 2007 là 14,1 tỷ USD và năm 2008 mức nhập siêu là 17,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là những loại hàng hóa có mức độ chế biến thấp, hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, chưa có được thương hiệu lớn và có danh tiếng trên thị trường thế giới.

- Xuất khẩu lao động:

Ngoài hoạt động xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN, trong những năm gần đây, một trong những giải pháp được Chính phủ khuyến khích để giải quyết bài toán lao động việc làm, cải thiện thu nhập cho người nghèo đó là xuất khẩu lao động (XKLĐ).

XKLĐ vừa giúp người lao động xuất khẩu tăng thu nhập đồng thời giúp họ nâng cao trình độ tay nghề khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của các nước phát triển hơn Việt Nam. Khi hết hợp đồng về nước họ có một số vốn khá để đầu tư vào sản xuất cùng với những kiến thức học được sẽ giúp bản thân cùng gia đình nâng cao thu nhập và mức sống, đóng góp quan trọng vào công cuộc XĐGN.

Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập KTQT, tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài của các nước này, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường XKLĐ. Từ chỗ tập trung chủ yếu ở 4 nước Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia những năm 1990 đến nay đã mở rộng ra các thị trường Trung Đông, Châu Âu và các nước Châu Á Thái Bình Dương

Đến nay đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 30 nhóm nghề: xây dựng, cơ khí, đánh bắt chế biến thủy hải sản, nông nghiệp… tạo ra TNBQ mỗi năm 1,6 đến 2 tỷ USD gửi về nước. Trong đó, lao động Việt Nam ở Hàn Quốc gửi về nước khoảng

700 triệu USD mỗi năm, lao động ở Nhật Bản khoảng 300 triệu USD. Bình quân mỗi năm đưa được khoảng 75.000 - 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, riêng trong giai đoạn 2006–2008, mỗi năm đưa được khoảng 83.000 người ra nước ngoài làm việc, bằng 5% số lao động được giải quyết việc làm của cả nước.

Bảng 2.9: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2001-2008

Năm Số lượng (người)

2001 36.168 2002 46.122 2003 75.000 2004 67.447 2005 70.594 2006 78.855 2007 85.020 2008 85.000

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 269, tháng 2/2009.

XKLĐ có tác dụng tích cực và rõ rệt đối với giảm nghèo. Những địa phương có nhiều người đi XKLĐ thì đời sống dân cư và tình trạng nghèo giảm nhanh đáng kể, đặc biệt là các địa phương nghèo. Đến nay cả nước còn 61 huyện nghèo (có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%) thuộc 20 tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc với tổng dân số khoảng 2,4 triệu người, số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,3 triệu người (giai đoạn 2006-2007). Trong 2 năm, số lao động xuất khẩu (LĐXK) khoảng trên 5.000 người, bằng 3% số LĐXK của cả nước, trong đó số LĐXK là người nghèo chiếm 58% và người dân tộc thiểu số là 57%.

Thu nhập của LĐXK ở nước ngoài cao hơn rất nhiều so với thu nhập ở trong nước. Điển hình như giai đoạn 2001-2005, TNBQ sau khi trừ chi phí ở một số thị trường lao động nước ngoài: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản vào khoảng 300 – 350 USD/người/tháng; trong khi thu nhập của lao động ở Việt Nam chỉ khoảng 617,340 nghìn đồng/người/tháng (tương đương 40 USD/người/tháng).

Biểu đồ 2.3: TNBQ/ tháng của lao động xuất khẩu Việt Nam tại một số thị trường giai đoạn 2001-2005 40 300 400 500 0 100 200 300 400 500

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w