Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Phân tích tác động đến điều kiện nội tại của người nghèo

MỤC LỤC

Điều kiện nội tại của những người nghèo

Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… Điều này làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm. Nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và các lĩnh vực khác như y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội.

Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nghèo đói

Đồng thời với hướng đó là tận dụng triệt để tính đặc thù của môi trường trong nước, khu vực và quốc tế, lợi dụng thái độ khoan nhượng và làm ngơ của các bạn hàng để hạn chế hay trì hoãn bằng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp việc mở cửa thị trường Nhật Bản cho các yếu tố bên ngoài, chỉ mở cửa thị trường Nhật Bản trước hết bằng các hàng rào thuế quan, trong khi vẫn tìm cách duy trì càng lâu càng tốt các hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình. Theo mô hình Nhật Bản, có thể nói, đa số các nước đang phát triển ở châu Á đều tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm: phát triển kinh tế bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực với hàm lượng chế biến tăng dần; linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; bảo đảm an ninh, quốc phòng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong hội nhập.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN XểA ĐểI GIẢM NGHẩO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM

1998 ĐẾN NAY 2.1. Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Phân tích thực trạng ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay

Song song với việc thực hiện các cam kết đã ký, Việt Nam phải cải cách hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với những quy định và thông lệ quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước theo hướng thông thoáng, minh bạch hơn. Đây là điều kiện tốt để chúng ta tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (nguồn vốn, khoa học, công nghệ, trình độ quản lý…); mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu; nâng cao năng lực của các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là những loại hàng hóa có mức độ chế biến thấp, hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, chưa có được thương hiệu lớn và có danh tiếng trên thị trường thế giới.

Ngoài hoạt động xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN, trong những năm gần đây, một trong những giải pháp được Chính phủ khuyến khích để giải quyết bài toán lao động việc làm, cải thiện thu nhập cho người nghèo đó là xuất khẩu lao động (XKLĐ). XKLĐ vừa giúp người lao động xuất khẩu tăng thu nhập đồng thời giúp họ nâng cao trình độ tay nghề khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của các nước phát triển hơn Việt Nam. Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập KTQT, tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài của các nước này, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường XKLĐ.

Bảng 2.8: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2008                                                                                                    Đơn vị: tỷ USD
Bảng 2.8: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2008 Đơn vị: tỷ USD

Việt Nam Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc

Khu vực kinh tế FDI đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, tạo ra trên 17% GDP và 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp nguồn thu khoảng 1,3 tỷ USD cho Ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho khoảng 1,3 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Như vậy, cầu về lao động của khu vực kinh tế năng động này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới tạo nhiều cơ hội cho những người lao động nghèo ở Việt Nam – mà phần lớn trong số họ là những lao động phổ thông, lao động giản đơn và lao động trẻ tuổi (tuổi từ 34 trở xuống chiếm 85%). Từ năm 1993 đến 2007, tổng giá trị ODA cam kết cho Việt Nam đạt trên 42 tỷ USD, trong đó 45% đã được giải ngân tạo ra nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng như phát triển hệ thống đường giao thông, năng lượng điện, cấp thoát nước… tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác như FDI, đầu tư trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là XĐGN và phát triển xã hội.

Khi Việt Nam tham gia vào WTO, quy định pháp luật kinh tế thương mại được điều chỉnh sửa đổi theo hướng phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục thành lập doanh nghiệp, cải cách hệ thống thuế, cơ chế tài chính theo hướng minh bạch và linh hoạt hơn… Môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện và khuyến khích và KTTN phát triển. KTTN không chỉ là lực lượng chính giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn tham gia tích cực và có hiệu quả vào thực hiện các mục tiêu xã hội, đóng góp càng nhiều vào giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc XĐGN, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Nhà nước cần chủ động có chính sách và biện pháp thích hợp giải quyết vấn đề này, tránh để nó trở thành một vấn đề có thể gây bùng nổ xã hội bằng việc hỗ trợ cho sự hình thành mạng lưới an sinh xã hội (ASXH) nhằm giải quyết các nhu cầu của những người không có khả năng tự lo cho mình và có các chương trình đầu tư xã hội để giúp mọi người được đào tạo những kỹ năng cần phải có trong một nền kinh tế hiện đại.

Sự chênh lệch về thu nhập gia tăng cho thấy, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần quan trọng vào XĐGN thì chính nó lại có thể làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà trên thực tế lại theo hướng có lợi cho nhóm người khá giả. Mặt khác, không ít hộ có mức thu nhập thấp, không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo cũng có nguy cơ lâm vào cảnh đói nghèo (70-80%) và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi trong cơ chế chính sách và tác động của hội nhập KTQT thì khả năng tái nghèo đói của nhóm này sẽ rất lớn.

Bảng 2.10: Lao động Việt Nam làm việc trong khu vực kinh tế FDI (2000-2007)
Bảng 2.10: Lao động Việt Nam làm việc trong khu vực kinh tế FDI (2000-2007)

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢM NGHÈO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

    Bốn là, quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập KTQT, mặt khác vừa trang bị cho người lao động có đủ kiến thức và điều kiện để tự tạo việc làm, tìm việc làm, cả trong nước và xuất khẩu, giảm số lao động thất nghiệp - đối tượng tiềm ẩn nguy cơ rơi xuống nghèo. Xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng vào những ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các ngành hàng; bên cạnh đó cần quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong cũng như ngoài nước có nhu cầu; đồng thời phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu. Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước.

    Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm: sửa đổi bổ sung Bộ Luật Lao động, nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Luật tiền lương tối thiểu; những chính sách liên quan đến giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động để khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế. Đặc biệt, khuyến khích phát triển trang trại, khôi phục và mở rộng các làng nghề, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và xuất khẩu; hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp nguyên liệu với quy mô lớn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập KTQT, hệ thống ASXH cần tập trung vào các chính sách cho lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN, các chính sách về BHXH, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp… tạo cơ hội cho mọi đối tượng đều được hưởng thành quả từ hội nhập.