Toàn cầu hoá quốc tế là một quátrình khách quan, là giai đoạn mới của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự tự do di chuyển các nguồn hàng hoá, tài chính, lao động giữa các vùngcác
Trang 1Lời cảm ơnQua qúa trình thực tập là một dịp tốt để em có thể áp dụng những kiếnthức đã học vào thực tế Qua đây em xin chân trọng cảm ơn TS Nguyễn KhắcMinh, Th.S Trần Chung Thuỷ, Các cô chú phòng phân tích chính sách kinh
tế vỹ mô-vụ chính sách-bộ tài chính đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tàinày
Hà nội 5/2002 Sinh viên Đỗ Phơng Thuận
Trang 2Mục Lục
nhập kinh tế 5
I- Toàn cầu hoá 5
1.1 Toàn cầu hoá 5
a) Khái niệm toàn cầu hoá 5
b) Các hình thức toàn cầu hoá trong lịch sử 8
1.2 Toàn cầu hoá với các nớc đang phát triển , ASEAN và Việt Nam 9
II- Hội nhập kinh tế : 13
2.1 Hội nhập kinh tế 13
2.2 Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập khu vực 15
2.3 Hội nhập kinh tế đối với Việt Nam , những cơ hội và thách thức 16
2.4 Phơng hớng và giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế .22
III- ảnh hởng của hội nhập kinh tế và khả năng giảm thuế quan 23
3.1 Thuế nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập 24
3.2 Chơng trình cắt giảm thuế quan theo AFTA 24
3.3 Tác động giữa thuế quan và các chỉ tiêu kinh tế của Việt nam 25
IV- Tình hình xuất nhập khẩu xe của Việt Nam trong những năm gần đây .27
4.1 Tình hình xuất khẩu 27
4.2 Tình hình nhập khẩu 28
Chơng 2: Mô hình cân bằng riêng phân tích ảnh hởng của hội nhập kinh tế đối với Việt Nam 30
I- Mô hình Morke và Tarr 30
II- Phơng pháp phân tích ảnh hởng phúc lợi của việc loại bỏ hàng rào th-ơng mại 31
III- ảnh hởng của thuế quan: 32
3.1 Mô hình 32
3.2 ảnh hởng của thuế quan 34
Chơng 3: ứng dụng mô hình phân tích ảnh hởng của việc gia nhập AFTA đến số lợng nhập khẩu xe máy cuả Việt Nam 35
Lời nói đầu
Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hội nhập kinh tế là tất yếu Các nớc có nền kinh tế đang phát triển trong đó có việt Nam không thể do dự đứng ngoài xu thế phát triiển này Chính sách phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam phải đợc đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế Tuy
Trang 3nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc tham gia hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới đặt ra không ít khó khăn và thách thức đối với Việt Nam.Một trong những thách thức trớc mắt là chơng trình u đãi thuế quan cóhiêu lực chung trong lộ trình AFTA Việc cắt giảm thuế suất thuếnhập khẩu
sẽ diễn ra quyết liệt hơn Điều này ảnh hởng lớn đến ngân sách nhà nớc vềthu thuế nhập khẩu, về khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trongnứơc Vấn đề đặt ra là ở chỗ chính phủ thờng báo hộ sản xuất trong nớcthông qua chính sách thuế Cụ thể là đối với ngành sản xuất xe máy ở ViệtNam, thực chất là tập hợp các công ty chuyên lắp ráp với tỷ lệ nội địa hoáthấp Khi giảm thuế thì tỷ lệ nội địa hoá ngày càng khó khăn hơn do phụtùng xe từ ASEAN tràn vào có giá rẻ hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp trongnớc phải cạnh tranh về giá
Tuy nhiên thì việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hởng kim ngạchnhập khẩu xe máy sẽ tăng giảm nh thế nào, phu thuộc vào yếu tố nào và khảnăng cạnh tranh của xe máy sản xuất trong nớc đòi hỏi phải đợc nghiên cứuphân tích cụ thể
Do thời gian nghiên cứu có hạn và phạm vi của đề tài em đa ra cách tiếtcận kinh tế lợng để phân tích và dự báo định lợng Dùng hai mô hình Morke
và Tarr để phân tích với sự bổ trợ của phần mềm eviews
Chính vì mục đích nghiên cứu trên nên đề tài đợc chia làm ba chơng:chơng1: Khái quát chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
chơng 2: Mô hình cân bằng riêng phân tích ảnh hởng của hội nhập kinh
tế đối với Việt Nam
chơng 3: ứng dụng của mô hình cân bằng riêng phân tích ảnh hởng củaviệc giảm thuế nhập khẩu khi ra nhập AFTA đến số lợng nhập khẩu xe máy
ở Việt Nam
Trang 5Ch ơng I
Khái quát chung về toàn cầu hoá
và hội nhập kinh tế
I- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế :
1.1Khái niệm toàn cầu hoá về kinh tế :
a) Khái niệm:
Toàn cầu hoá là gì ? Hiện nay còn có nhiều khái niệm khác nhau về toàn cầu hoá Có ngời cho rằng toàn cầu hoá là Mỹ hoá , có ngời lại cho rằng toàn cầu hoá là quốc tế hoá
Để trả lời cho câu hỏi này, trớc hết ta hiểu rằng toàn cầu hoá là sự pháttriển mạnh mẽ của lực lợng sản xuất dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốcgia dân tộc trong sự vận động và phát triển Với quan niệm này quốc tế hoá
đợc xem nh một giai đoạn trớc của toàn cầu hoá Quốc tế hoá toàn cầu làmột quá trình vì vậy nó khác với vấn đề toàn cầu Tham gia quá trình toàncầu hoá chính là thực hiện hội nhập quốc tế Toàn cầu hoá quốc tế là một quátrình khách quan, là giai đoạn mới của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh
tế, sự tự do di chuyển các nguồn hàng hoá, tài chính, lao động giữa các vùngcác quốc gia để tiến đến hình thành nền kinh tế thị trờng thống nhất toàn thếgiới
Đặc điểm nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cácquốc gia ngày càng tăng lên Toàn cầu hoá kinh tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, rút ngắn tiến trình hiện đại hoá , tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận với nguồn vốn, thị trờng, công nghệ, kỹ thuật cũng nh công nghệ quản lý, mở ra khả năng phối hợp giữa các quốc gia để giải quyết những vấn
đề có tính toàn cầu nh môi trờng , dân số , chiến tranh , hoà bình
Toàn cầu hoá là một xu hớng bao gồm nhiều phơng diện : kinh tế , chính trị, văn hoá , xã hội ; là sự gia tăng các mối quan hệ trên mọi mặt đời sống xãhội Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá vừa là cơ sở, vừa là động lực thúc đẩycác lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hoá nói chung
Toàn cầu hoá là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tácsản xuất vợt ra khỏi biên giới quốc gia và vơn tới quy mô toàn thế giới , đạttrình độ và chất lợng mới Kể từ những năm 80 trở lại đây , toàn cầu hoá kinh
Trang 6tế đã phát triển với tốc độ nhanh chóng , đặc biệt trong lĩnh vực thơngmại Đặc trng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại
và phát triển nh một chỉnh thể trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan
hệ tơng tác lẫn nhau và phát triển với tốc độ ngày càng phong phú
Tham gia toàn cầu hoá kinh tế các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chínhtrị xã hội, vẫn là các chủ thể quyết định ý thức hệ , vận mệnh và con đờngphát triển của mình Đến nay toàn cầu hoá đã cuốn hút nhiều quốc gia ởkhắp các châu lục , đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời vàhoạt động Đây là sự phát triển mới cha từng có Cuộc sống càng chứng tỏkhông một nớc nào, dù lớn và giàu có đến đâu cùng không thể tự mình sảnxuất đợc tất cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nyhu cầucủa mình
Mặt khác với quan niệm toàn cầu hoá là chính sách của Mỹ, là Mỹ hoá đã
đẩy tới thái độ trên cả bình diện lý thuyết và trong hoạt động thực tiễn cầnphải chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập đa dạnggiữa các quốc gia dân tộc Thực ra quan điểm này mới chỉ chú ý đến khíacạnh chính trị của toàn cầu hoá kinh tế Đúng là Mỹ đang giữ vai trò báchủ , chi phối phần lớn các hoạt động kinh tế quốc tế , song cơ sở nào dẫn
đến cho phép thực hiện vai trò này thì lại cha có sự quan tâm phân tích thoả
đáng Toàn cầu hoá kinh tế biểu hiện chủ yếu ở ba mặt : thơng mại, đầu t vàtài chính Để nhận biết mức độ một quốc gia tham vào quá trình toàn cầuhoá kinh tế ngời ta thờng đánh giá dựa vào 3 yếu tố : mức độ tham gia vàothơng mại thế giới của nớc đó, khối lợng đầu t trực tiếp nớc ngoài chảy vàonớc đó và mức độ tự do hoá tài chính Xem xét sự vận động và tác động của
3 yếu tố này đến đời sống kinh tế xã hội , những ý kiến ủng hộ quan điểmcho rằng toàn cầu hoá kinh tế là chiến lợc của các nớc phát triển , đứng đầu
là Mỹ xuất phát từ những lập luận sau đây :
-Mỹ là nớc t bản phát triển đợc lợi rất nhiều t quá trình toàn cầu hoá kinh
tế
-Các nớc đang phát triển không nhận đợc những lợi ích cần thiết do toàncầu hoá mang lại mà ngợc lại phải chịu nghèo đói và những bất ổn về kinh tế, xã hội
-Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nớc phát triển và các nớc
đang phát triển ngày càng tăng lên
Trang 7Điều này không phải là không có lý Các nớc phát triển chiếm 3/4 sức sảnxuất thế giới và 3/4 thị phần mậu dịch thế giới , là chủ sở hữu của phần lớncác luồng vốn quốc tế và nắm nhiều bí quyết công nghệ , kỹ thuật cao Nhiều nớc đang phát triển cho rằng các nớc t bản phát triển lợi dụng những uthế lũng đoạn của họ trên các mặt mậu dịch , đầu t và khoa học kỹ thuật đểxây dựng nên trật tự chính trị và kinh tế quốc tế có lợi cho họ
Nếu nói toàn cầu hoá là chiến lợc của các nớc phát triển (mà đứng đầu là
Mỹ ) nên các nớc nghèo phải nhận toàn thua thiệt, thì trong lĩnh vực lao động
đã chứng tỏ điều này không phải lúc nào cũng đúng Nhờ có toàn cầu hoákinh tế mà các nớc đang phát triển đã tạo ra đợc nhiều công ăn việc làm từcác xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu t nớcngoài Còn ở các nớc phát triển tình hình diễn ra theo chiều ngợc lại , nhiềuviệc làm đã bị mất do nhiều công ty ở các nớc phát triển đã chuyển xí nghiệpcủa mình sang các nớc đang phát triển, nơi có giá nhân công rẻ , gần nơicung cấp nguyên vật liệu Nhiều xí nghiệp phải đóng cửa do cạnh tranhkhông đợc với hàng nhập khẩu từ các nớc đang phát triển
Nh vậy có thể khẳng định toàn cầu hoá kinh tế không phải là chiến lợccủa Mỹ và các nớc t bản phát triển , mà đúng hơn là các nớc này đã biết tậndụng xu hớng toàn cầu hoá để phát triển nền kinh tế của họ
Toàn cầu hoá kinh tế , mặc dù đến nay vẫn có những quan điểm trái ngợcnhau, nhng rõ ràng là một xu thế phát triển của thời đại không thể khác đợc,chỉ quốc gia nào bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vợt qua thử tháchmới đứng vững và phát triển Cự tuyệt hay khớc từ toàn cầu hoá kinh tế tức là
tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển
Toàn cầu hay toàn cầu hoá kinh tế áp đặt những ràng buộc nhng đồng thời
mở ra những không gian tự do Theo ý đó toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội
và nên biến nó thành sức mạnh bằng cách một mặt phát triển hoạt động hợptác quốc tế và mặt khác thực hiện những sự thay đổi cần thiết mà toàn cầuhoá đã gợi mở
b) Các hình thức toàn cầu hoá trong lịch sử :
Hình thức toàn cầu hoá truyền thống đầu tiên của toàn cầu hoá là các giaodịch thơng mại Từ 1950 đến 1997 kim ngạch thơng mại hàng hoá toàn cầutrung bình mỗi năm tăng 6%, trong khi mức sản xuất hàng hoá trên thế giớitrung bình trong thời kỳ này chỉ tăng đợc 3,7% một năm Nh vậy là tốc độ
Trang 8tăng trởng thơng mại cao hơn 1,6 lần so với tốc độ tăng trởng sản xuất Nhvậy tốc độ mở cửa của các nớc đang phát triển vẫn đợc tính bằng tỷ xuất giữakim ngạch ngoại thơng và giá trị GDP đã tăng từ 16,6% vào năm 1985 lên24,1% vào năm 1997 Trong cùng thời kỳ này, tỷ xuất trên tại các nớc pháttriển cũng đã tăng từ 28,85 lên 38% Trong giai đoạn từ 1980 đến 1995 kimngạch thơng mại dịch vụ của các nớc công nghiệp lớn gần gấp hai lần kimngạch thơng mại hàng hoá Hiện nay kim ngạch thơng mại dịch vụ chiếm tới1/4 kim ngạch thơng mại toàn cầu
Hình thức toàn cầu hoá thứ hai là toàn cầu hoá công nghiệp Tổng giá trịcác luồng đầu t ra nớc ngoài chiếm 15% giá trị tổng sản phẩm trên toàn thếgiới vào năm 1980 và con số này cũng đã tăng lên 2,5% vào năm 1997 Cácluồng vốn đầu t trực tiếp ra nớc ngoài đặc biệt tăng mạnh trong những nămqua Giá trị nguồn đầu t này đã tăng t 253 tỷ USD vào năm 1994 lên 649 tỷUSD vào năm 1998, có nghĩa là tăng gấp 2,5 lần trong vòng 5 năm Ngời tacũng nhận thấy các khoản đầu t lại một lần nữa tập trung vào các hoạt độngdịch vụ dới tác động của các chính sách bãi giảm pháp quy và t nhân hoá Trong khi đó vào hai thập kỷ 1950 và 1960 các khoản đầu t trực tiếp ra nớcngoài chủ yếu là các khoản đầu t của Mỹ và đợc tập trung vào các hoạt độngthuộc khu vực thứ nhất Cuối cùng toàn cầu hoá còn thể hiện dới hình tháitoàn cầu hoá tài chính
1.2 Toàn cầu hoá với các nớc đang phát triển , ASEAN và Việt nam :
ở các nớc đang phát triển, nhiều ngời lo sợ toàn cầu hoá kinh tế khôngphải là một quá trình khách quan, mà là chiến lợc của Mỹ và các nớc pháttriển Tuy nhiên cách nhìn nhận này là phiến diện bởi lẽ :
a) Lợi ích mà các nớc phát triển thu đợc t quá trình toàn cầu hoá :
Ngay tại các nớc đang phát triển cũng có nhiều ý kiến chống đối toàn cầuhoá kinh tế và họ cũng phải chịu nhiều ảnh hởng tiêu cực từ quá trình này Toàn cầu hoá kinh tế là sự mở cửa nền kinh tế của các quốc gia , xoá bỏ cáccản trở hàng hoá, các dòng chảy vốn đầu t trên thế giới Do đó không chỉhàng hoá của các nớc phát triển tràn vào thị trờng của các nớc đang pháttriển mà hàng hoá của các nớc đang phát triển cũng nhập mạnh mẽ vào cácnớc phát triển Vì vậy toàn cầu hoá có nghĩa là sự cạnh tranh ngày càng gaygắt không chỉ tác động mạnh mẽ vào các nớc đang phát triển mà cả các nớc
Trang 9phát triển, không chỉ các nớc đang phát triển lo sợ nhiều ngành công nghiệpcủa nớc mình bị bóp nghẹt mà các nớc t bản cũng vậy
Nhìn chung đời sống của ngời dân các nớc đang phát triển đã đợc nânglên dù mức độ có khác nhau với từng nớc.Trong thực tế, cùng với quá trìnhtoàn cầu hoá, khoảng cách giàu nghèo giữa các nớc phát triển và các nớc
đang phát triển ngày càng tăng Năm1960, chênh lệch thu nhập giữa 20%dân số giàu nhất thế giới và 20% dân số nghèo nhất thế giới là 30 lần , đếnnăm 1990 tăng lên 60 lần và đến 1997 là 74 lần Nhng điều đáng lu ý ở đây
là 20% dân số nghèo nhất thế giới này chủ yếu lại rơi vào các nớc Châu Phi,những nớc đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh chứ khôngphải do toàn cầu hoá
Những thành tựu mà các nớc đang phát triển đạt đợc là rất đáng kể Cácnớc này cũng đã thu hút và sử dụng một lợng khá lớn vốn nớc ngoài và cùngvới nguồn vốn đó, vốn trong nớc cũng đợc huy động Nhiều nớc đã có vốn
đầu t ra nớc ngoài, đầu t vào các nớc phát triển Năm 1996 các nớc đangphát triển đã tiếp nhận 219 tỷ USD FDI và đầu t ra nớc ngoài 51 tỷ USD Đếnnăm 1999 FDI vào các nớc này 198 tỷ USD Cơ cấu kinh tế đã có nhiều biến
đổi theo hớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ Trong lĩnh vực xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu đã tăng từ 5,65% lên77,7% năm 1994 Cơ sở hạ tầng về kinh tế đợc phát triển, thu nhập của ngờidân tăng lên, đời sống đợc cải thiện một số mặt
b)Những tồn tại từ quá trình toàn cầu hoá :
Bên cạnh những thành tựu mà các nớc đang phát triển đạt đợc vẫn nhậnthấy tính phụ thuộc rất lớn của nền kinh tế vào các nớc bên ngoài Biểu hiện
rõ nhất là sau một số năm tham gia toàn cầu hoá nợ nần của các nớc đangphát triển ngày càng thêm chồng chất Các khoản nợ quá lớn, thậm chí một
số nơi còn xảy ra khủng hoảng nợ và hầu hết là ít có khả năng chi trả Nợ n
-ớc ngoài gây ra gánh nặng cho các n-ớc đang phát triển, làm cho tốc độ tăngtrởng kinh tế bị giảm sút
Mặt khác tốc độ tăng trởng knh tế của các nớc đang phát triển phụ thuộcrất lớn vào xuất khẩu, nhng khối lợng xuất khẩu lại tuỳ thuộc vào lợi ích củacác nớc nhập khẩu, vào độ mở cửa của thị trờng các nớc lớn, vào sự ổn địnhcủa thị trờng thế giới
Trang 10Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sử dụng công nghệ cao, tiết kiêm lao
động tài nguyên, sự lớn mạnh của nền kinh tế tri thức trong đó sở hữu trí tuệmới là sở hữu mang lại sự giàu có, thì những cái đợc coi là lợi thế của các n-
ớc đang phát triển nh tài nguyên, lực lợng lao động dồi dào, chi phí lao độngthấp sẽ mất dần đi, còn u thế về công nghệ, vốn của các nớc phát triển lạităng lên
Nền kinh tế cha đủ sức để chịu đựng cái goị là “chu kỳ kinh doanh” Cácnớc có nền kinh tế phát triển cao có thể sử dụng nhiều cơ chế phúc lợi khácnhau có thể đối phó với thất nghiệp, tỷ lệ xí nghiệp phá sản cao trong thời kỳkinh tế suy thoái Trong khi đó ở hầu hết các nớc đang phát triển, do thựclực t bản trong nớc và kết cấu của nó còn thấp kém, cha thật thích hợp với cơchế thị trờng, lại dựa nhiều vào vốn nớc ngoài thì "chu kỳ kinh doanh" đôikhi có nghĩa nạn đói các nhu cầu thiết yếu về lơng thực, thuốc men, mất ổn
định về an ninh chính trị
c) Bài học kinh nghiệm từ việc tham gia toàn cầu hoá :
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động, có cânnhắc Thực hiện tự do hoá nền kinh tế một cáh quá nhanh và thiếu suy xét sẽphải chịu những hậu quả to lớn Tuy trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay
đang bị chi phối bởi các chính sách mang tính áp đặt của các nớc lớn, chủyếu là Mỹ, nhng cùng với sự phát triển kinh tế, vị thế của các nớc đang pháttriển đang ngày càng đợc nâng lên
Thị trờng các nớc đang phát triển về lâu dài vẫn có tính hấp dẫn Nếu sứcmua của thị trờng các nớc này đợc nâng lên thì sẽ là một khu vực tiêu thụhàng hoá, dịch vụ rộng lớn mà các nớc phát triển, các công ty khó có thể bỏqua Bởi vậy các nớc lớn nhiều khi phải tham gia cùng giải quyết các vấn đề
ở nhiều nớc đang phát triển
Ngay trong quá trình tự do hoá thơng mại, về nguyên tắc các nớc giàunhất trí vơí nhau và có cùng quan điểm, nhng xét về lợi ích trên từng vấn đề ,từng lĩnh vực thì lại có nhiều mâu thuẫn khó giải quyết Chính sự đan xen vềlợi ích cũng là yếu tố thuận lợi để các nớc phát triển sử dụng phục vụ lợi ích
và giảm các bất lợi cho mình
Các nớc đang phát triển cần biết đoàn kết, có tiếng nói chung trên cơ sởnhận biết đợc lợi ích lâu dài Toàn cầu hoá kinh tế với những mặt trái bộc lộngày càng rõ nét Hiện nay đã xuất hiện tiếng nói chung của các nớc đang
Trang 11phát triển Khi tiếng nói đó càng mạnh mẽ, thể hiện sự đồng tâm hiệp lực sẽlàm cho bản thân các nớc phát triển cũng nh các tổ chức kinh tế quốc tế cónhững biểu hiện và thái độ khác đi
Điều mà các nớc đang phát triển mong muốn và hy vọng là những bất bình
đẳng trong thơng mại quốc tế sẽ giảm dần, đồng thời quyền hạn, lợi ích,tiếng nói của các nớc này đợc tôn trọng và không phải bị ép buộc phải mất đinhững gì dù là rất nhỏ
d) Phơng hớng của các nớc đang phát triển trong quá trình toàn cầu hoá:
Toàn cầu hoá kinh tế lại là một quá trình khách quan, cho nên không mộtquốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc mà lại phát triển Làm thế nào để tậndụng đợc các cơ hội và hạn chế đợc những ảnh hởng tiêu cực lại phụ thuộcvào năng lực mỗi quốc gia, mỗi chính phủ Con đờng toàn của toàn cầu hoácủa các nớc đang phát triển là rất khó khăn và lâu dài, yêu cầu các nớc nàyphải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động nhng thận trọng.Nếu nền kinh tế của đất nớc cha đợc chuẩn bị để trụ vững trớc những cơn lốc
do kinh tế thế giới gây ra hoặc các doanh nghiệp trong nớc cha sẵn sàng đểcạnh tranh với các tập đoàn quốc tế khổng lồ thì mở cửa nền kinh tế quánhanh sẽ gây hỗn loạn Chiến lợc phát triển kinh tế đúng đắn là điều kiện đầutiên để các nớc tham gia toàn cầu hoá có hiệu quả Giải pháp chính sáchchuẩn mực đối với các nớc đang phát triển là tự do hoá thơng mại và chínhsách khuyến khích hàng xuất khẩu
Tuy nhiên để đem lại sự phồn vinh cho đất nớc thì không thể không cómột chính sách không đồng bộ phát triển kinh tế song song với phát triển conngời Một sự phát triển không đồng đều tạo ra sự chênh lệch thu nhập, giatăng khoảng cách giàu nghèo thì không thể có sự phát triển lâu dài và ổn
định
Nguồn vốn đầu t để phát triển kinh tế cũng rất quan trọng đối với mọiquốc gia, đặc biệt là các nớc đang phát triển Tự do di chuyển các nguồn vốnquốc tế cho phép các nớc nghèo thu hút đợc nguồn tài chính cho các dự án
đầu t sản xuất trong nớc, mang lại mức tăng trởng cao hơn, đa dạng hoá cácrủi ro đầu t và bôi trơn các chu kỳ kinh doanh
Tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng có nghĩa là cácnớc đang phát triển phải tham gia tích cực vào các định chế kinh tế toàn cầu
và khu vực Các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và đòi hỏi phải
Trang 12có sự phù hợp toàn cầu giữa các quốc gia Tham gia vào các tổ chức quốc tế
và khu vực các nớc đang phát triển có thể cùng nhau giải quyết những côngviệc mà riêng từng nớc không thể giải quyết đợc
II- Hội nhập kinh tế
2.1 Hội nhập kinh tế :
a) Mối quan hệ hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá :
Từ khoảng 10 năm nay, các hiệp ớc hội nhập khu vực ngày càng nhiều vớinhững hình thức ngày càng phong phú Số lợng các tổ chức khu vực vào năm
1995 còn cha đến 25 thì nay đã lên tới gần 100 Tuy nhiên trong đó cũng cónhững hiệp định với quy mô lớn nhỏ khác nhau Tại Bắc Mỹ , hiệp ớc tự domậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) đã tạo ra một thị trờng hội nhập rộng lớn baogồm Mêhicô, Mỹ, Canada Còn tại Nam Mỹ, thị trờng chung Phơng Nam(Mercosur) cũng đang bắt đầu tiến trình tơng tự với Achentina, Paraguay,Niudilân, uruguay Tại Đông Nam á , úc, Niudilân đã ký kết hiệp định th-
ơng mại hợp tác kinh tế, còn hiệp hội các quốc gia Đông Nam á hay APECcũng trong tơng lai hình thành một khu vực mậu dịch tự do
Đâu là nguyên nhân khiến cho liên kết khu vực gặt hái đợc những thànhcông ? Một số nhà quan sát cho rằng hội nhập khu vực là một giải pháp đốilập, thay thế cho toàn cầu hoá Thực ra hội nhập khu vực có thể song hànhcùng toàn cầu hoá và chính là bộ phận cấu thành của toàn cầu hoá Toàncầu hoá và hội nhập khu vực khu vực có thể đi đôi với nhau Mối quan hệgiữa toàn cầu hoá và hội nhập khu vực ở mỗi nơi là rất khác nhau Nếu nhtại Châu á, chính toàn cầu hoá nâng cao mức tăng trởng và trình độ pháttriển kinh tế, nuôi dỡng hội nhập khu vực Trái lại, tại khu vực Mỹ la tinh ,sáng kiến mới đây về hội nhập khu vực đợc nghiên cứu và triển khai theo h-ớng tạo điều kiện hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá và đáp ứng đợc những
điều kiện cạnh tranh mới mà tiến trình toàn cầu hoá đặt ra
Tóm lại hội nhập khu vực và toàn cầu hoá không có gì là mâu thuẫn màthực chất nh hai mặt của cùng một đồng tiền, nó củng cố lẫn nhau và đi theohớng hội nhập vào thị trờng thế giới, khuyến khích tính năng động pháttriển
b) Hội nhập kinh tế :
Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngời, cho đến nay toàn cầu hoá
đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nớc tren thế giới Nền kinh tế mỗi
Trang 13nớc trở thành bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu Sự hợptác phát triển cũng sâu rộng hơn và sự cạnh tranh để tồn tại, để không bị tụthậu cũng diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn
Hội nhập thực hiện một nền kinh tế mở, tạo điều kiện kết hợp và sử dụngtốt nhất nguồn lực trong nớc và quốc tế, vừa là đòi hỏi khách quan của xu thếthời đại, vừa là nhu cầu phát triẻn nội tại của nền kinh tế mỗi nớc Nó giúpcho tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn thâm nhập vào thị trờngthế giới Mở rộng đợc các cơ hội đầu t nớc ngoài, thúc đẩy quá trình chuyểngiao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến bảo đảm cho các nghành côngnghiệp nội địa hoạt động một cách có hiệu quả và có khả năng cạnh tranhhơn Hội nhập làm cho mỗi quốc gia có điều kiện tham gia vào quá trìnhphân công lao động quốc tế, kích thích lại việc phân bổ nguồn lực
Hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với bất cứ nớc nào khôngmuốn bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển, không muốn bị đẩy lùi, bịtụt hậu thì phải chủ động vào cuộc
2.2 Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập khu vực
Toàn cầu hoá thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hoá lực ợng sản xuất, đa tốc độ tăng trởng kinh tế thế giới lên mức cao Làm chuyểnbiến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt là làm tăng tỷ trọng hàng chế biến, dịch
l-vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới
Dới tác động của toàn cầu hoá thị trờng thế giới ngày càng thống nhất và
đợc phát triển Khi đó thì các rào cản thơng mại sẽ từng bớc bị loại bỏ , mộttrong những thành công này là sự ra đời của tổ chức thơng mại WTO ngày1/1/1995 Thơng mại phát triển khiến thị trờng thế giới thống nhất hơn, xuthế thống nhất lại đòi hỏi loại bỏ các hàng rào thơng mại
Toàn cầu hoá kinh tế sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi kinh tế giữa các khuvực, tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế và cáckhu vực kinh tế
Sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế, hàng rào phi quan thuế sẽ đợc thịnhhành hơn Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, mỗi nền kinh tế đều phảitính toán chiến lợc để đảm bảo an toàn về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninhquốc gia, vì thế hàng rào phi quan thuế sẽ là công cụ đợc a chuộng hơn cả Toàn cầu hoá sẽ làm gia tăng tỷ trọng các loại hình đầu t vào lĩnh vực dịch
vụ Đầu những năm 1990 có khoảng 50,17% vốn đầu t nớc ngoài của các
Trang 14n-ớc phát triển dành cho các nghành dịch vụ, tỷ trọng đó ở các nn-ớc phát triểncũng là 29.1% Sở dĩ nh vậy bởi vì các nghành công nghiệp hiện nay phầnlớn đã ở tình trạng bão hoà, ít không gian mới, trong khi đó các nghành dịch
vụ đựoc xác định nền tảng vốn doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh ngắn , hiệuquả nhanh nên các nhà đầu t thích bỏ vốn vào lĩnh vực này
2.3 Hội nhập kinh tế đối với Việt Nam , những cơ hội và thách thức
a) Hội nhập kinh tế đối với Việt Nam:
Trong bối cảnh xu thế toàn càu hoá đang tăng lên, các quốc gia trên thế giớituỳ từng mức độ đều phụ thuộc lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau Vì thế nớc nào đóng cửa với thế giới là đi ngợc với xu thế thời đại và khótránh khỏi việc bị rơi vào lạc hậu Trái lại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế, tuy có thể phải trả giá nhất định, song dó là yêu cầu tất yếu hớng tới sựphát triển của mỗi quốc gia
Nhận thức đợc điều đó từ đại hội VI của Đảng đã chuyển nền kinh tế tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trờng có định hớng xã hội chủnghĩa Chủ trơng của Đảng là "Việt Nam phải tham gia ngày càng rộng rãivào sự phân công lao động quốc tế tích cực phát triển quan hệ kinh tế vàkhoa học, kỹ thuật với các nớc,các tổ chức quốc tế và t nhân nớc ngoài trênnguyuên tắc bình đẳng cùng có lợi
Trải qua 5 năm đổi mới nền kinh tế thị trờng có định hớng xã hội chủnghĩa mới bắt đầu vận hành có hiệu quả Đến đại hội VII của Đảng ta mới
đề ra các luận điểm có ý nghĩa cho việc thực hiện hội nhập kinh tế quốc tếrộng rãi ở nớc ta : “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nớc trong cộng
đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, đa dạng hoá, đaphơng hoá các quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức trên nguyên tắctôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi “
Đến đại hội IX của Đảng (4/2001) Đảng ta lại nhấn mạnh thêm “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nộilực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hớngxã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc, bảo vệ môi trờng”
15 năm qua cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nớc ,nhà nớc ta đã thi hành một loạt biện pháp để thúc đẩy tiến trình mở cửa vàhội nhập kinh tế quốc tế Tháng 12/1987 quốc hội ta thông qua luật đầu t n-
Trang 15ớc ngoài tại Việt Nam Năm 1989 Việt Nam đã mở cửa các cuộc đàm phán,nối lại quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới và đến tháng10/1993 đã bình thờng hoá quan hệ với hai tổ chức tín dụng này Tháng7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ 1/1/1996 bắt đầu thựchiện cam kết trong khuân khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Cũng tháng 7/1995 Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế -khoa học, kỹ thuật và một số lĩnh vực khác với cộng đồng ChâuÂu, sau đổithành liên minh Châu Âu (EU), đồng thời bình thờng hoá quan hệ với Mỹ Tháng 3/1996 Việt Nam tham gia với t cách là thành viên sáng lập diễn đànhợp tác kinh tế á- Âu (Asem) Tháng 1/1998 Việt Nam trở thành thành viênchính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dơng (APEC) Tháng 7/2000 hiệp định thơng mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã đợc ký kết Trớc
đó từ cuối năm 1994, nhà nớc ta đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức thơng mạithế giới (WTO) và hiện đang trong quá trình đàm phán để đợc kết nạp vào tổchức này
b) Những cơ hội đối với Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập khu vực:
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế không ngừng đợc mở rộng,
đã bớc đầu đa lại những lơị ích đáng kể cho đất nớc
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để Việt nam khắc phục tình trạng
bị phân biệt đối sử trong thơng mại quốc tế Điều đó giúp cho các doanhnghiệp Việt Nam tham gia thị trờng toàn cầu với một vị thế bình đẳng vàthuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với tất cả các đối tác thơng mại củacác nớc Tiến trình hội nhập của Việt nam nh việc tham gia vào các thể chếhợp tác kinh tế quốc tế nh khu vực mậu dịch tự do ASEAN, diễn đàn hợp táckinh tế Châu á - Thái Bình Dơng, và tiến tới gia nhập tổ chức WTO đã tạocơ hội tốt để tham gia vào việc xây dựng những luật chơi chung, giảm tìnhtrạng bị phân biệt đối sử và bị chèn ép trong thơng mại quốc tế , góp tiếngnói chung bảo vệ lợi ích của các nớc đang phát triển
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trờng , tăng sức cạnh tranhcủa hàng hoá, dịch vụ Việt Nam và tạo điều kiện khai thác tốt hơn các cơ chếhợp tác kinh tế đa phơng Với việc đợc hởng những u đãi về thuế quan , phiquan thuế cũng nh các u đãi khác đợc áp dụng tại khuôn khổ các tổ chứckinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trờng xuất
Trang 16khẩu, khai thông quan hệ thơng mại với các thị trờng lớn Hiện nay các tổchức kinh tế quốc tế có những quy định dành những u đãi đặc biệt với cácthành viên mới đặc biệt là các nớc đang phát triển hoặc đang trong quá trìnhchuyển đổi cơ chế kinh tế Khi tham gia hội nhập, Việt nam đợc hởng cácmiễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện nghĩa vụ mà các quốc gia phát triển đã
là thành viên phải thực hiện Thông qua các hiệp ớc song phơng và đa
ph-ơng, cho đến nay nớc ta đã có quan hệ thơng mai với 154 nớc ở khắp cácchâu lục Kim nghạch xuất nhập khẩu tăng nhanh và cán cân xuất nhập khẩu
đang ngày càng trở nên cân bằng hơn Nếu nh năm 1990 kim nghạch xuấtkhẩu của Việt Nam chỉ đạt 2.404 tỷ usd và nhập khẩu đạt 2.752 tỷ usd thìtới năm 1996 khi gia nhập AFTA đợc 1 năm kim nghạch xuất khẩu đã đạt7.259 tỷ usd và nhập khẩu đạt 11.143 tỷ usd Năm 1999 kim nghạch xuấtkhẩu đạt 11.523 tỷ usd và nhập khẩu 11.636 tỷ usd Từ chỗ có rất ít mặthàng đạt kim nghạch xuất khẩu trên 100 triệu usd Đến cuối những năm 90nớc ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ usd Nhìn về tơng lai,nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA, tức là chịu giảm thuếnhập khẩu đối với hàng hoá của các nớc thành viên xuống còn từ 0-5% vàonăm 2006 thì lúc đó hàng hoá của Việt Nam cũng có thể tiêu thụ khắp thị tr-ờng ASEAN với dân số trên 500 triệu ngời và GDP trên 700 tỷ usd Nếusau một số năm nữa, Việt Nam gia nhập WTO thì đơng nhiên đợc hởngquyền u đãi tối huệ quốc trong quan hệ thơng mại với khoảng 150 nớc thànhviên, nhờ vậy mà hàng hoá của nớc ta xuất khẩu vào các nớc sẽ dễ dàng hơn
Từ năm 2010 hàng rào thuế quan của các nớc phát triển thuộc APEC sẽ bãi
bỏ , nớc ta cũng có thể mở rộng thị trờng tiêu thụ hàng hoá sang các nớcnày Đối với các nớc EU cũng vậy , tiềm năng mở rộng thị trờng tiêu thụhàng hoá Việt Nam tại các nớc đó cũng rất lớn Dĩ nhiên nớc ta có bán đợcnhiều hàng hoá hay không còn phụ thuộc vào chất lợng, gía cả, mẫumã Tóm lại là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam sẽ ra sao ?
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức hấp dẫn của môi trờng
đầu t tại Việt Nam Các nhà đầu t sẽ mang vốn và công nghệ vào nớc ta ,làm ra các sản phẩm tiêu thụ trên thị trờng các khu vực và thế giới với các u
đãi mà nớc ta đã có Cơ hội mở rông thị trờng kéo theo cơ hội thu hút vốn
đầu t nớc ngoài, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nớc huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả hơn Cho tới nay đã có 70 nớc và vùng lãnh thổ
Trang 17có dự án đầu t vào Việt Nam Từ năm 1988 khi luật đầu t nớc ngoài đợc ápdụng đã có 2290 dự án đầu t đến nay vẫn còn hiệu lực với vốn đăng ký 35.5
tỷ usd và vốn thực hiện trên 17 tỷ usd góp phần quan trọng vào việc pháttriển kinh tế xã hội của đất nớc
Các hiệp định, chơng trình hợp tác đợc thoả thuận trong khuôn khổASEAN, APEC, ASEM đều đặt ra mục tiêu quan trọng từng bớc xoá bỏ ràocản đối với đầu t nớc ngoài nhằm tiến tơí tự do hoá đầu t theo lộ trình nhất
định Các thoả thuận về tự do hoá thơng mại trong khuôn khổ các tổ chức ,diễn đàn nói trên cũng là nhân tố tích cực góp phần mở rộng thị trờng thu hút
đầu t cho từng nớc và toàn khu vực Trên thực tế mục tiêu quan trọng nhấtcủa AFTA cùng với chơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) sẽ tạo
ra một thị trờng thống nhất cho phép khai thác lợi thế kinh tế về quy mô , thịtrờng và nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc thu hút đầu t trực tiếp nớcngoài Thêm nữa việc thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với một sốmặt hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nớc, trong đó có cả doanhnghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tiết kiệm chi phí sản xuất , giảm giá thành sảnphẩm Điều này làm cho Việt Nam có điều kiện nâng cao sức hấp dẫn vàcạnh tranh của môi trờng đầu t, nhất là trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thuhút đầu t nớc ngoài giữa các nớc trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt Bêncạnh đó việc tham gia vào các chơng trình hoạt động về xúc tiến đầu t đợcthoả thuận trong hầu hết tổ chức và diễn đàn nói trên cũng tạo điều kiện đểViệt Nam nâng cao hiệu quả công tác vận động đầu t nớc ngoài
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nghànhcông nghiệp, dịch vụ tại Việt Nam Việc tăng năng lực xuất khẩu mở rộngthị trờng do đợc hởng những u đãi và lợi thế trong khuôn khổ các tổ chức vàdiễn đàn khu vực và thế giới tạo điều kiện để Việt Nam phát triển một sốnghành công nghiệp dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu theo h-ớng công nghiệp hoá, tạo thêm việc làm cho ngời lao động , thu hút và đổimới công nghệ trong nhiều nghành kinh tế
Mở cửa và hội nhập kinh tế còn tạo điều kiện khai thông việc giao lunguồn lực giữa nớc ta và thế giới Dân số Việt nam hiện nay khoảng 79 triệungời với nguồn nhan lực khá dồi dào, song số lao động đợc đào tạo có trình
độ chuyên môn kỹ thuật thấp Vì thế nớc ta thừa lao động giản đơn nhng laithiếu lao động kỹ thuật có tay nghề Thông qua con đờng hội nhập vừa để
Trang 18xuất khẩu lao động (24-25 nghìn lao động /năm), đồng thời nhập khẩu một
số lao động có kỹ thuật cao giúp cho việc quản lý, điều hành các cơ sở sảnxuất kinh doanh có công nghệ tiên tiến
Thành quả đạt đợc trong những năm qua là tiền đồ cho bớc tiến ngày càngsâu rộng hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên đối vớinhững nớc có nền kinh tế chậm phát triển nh nớc ta hội nhập không chỉ là cơhội mà còn là một thách thức cực kỳ gay gắt, không chỉ mang lại thuận lợi
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật còn nhiều bất cập Đểtham gia hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải xây dựng một hệ thốngchính sách kinh tế, thơng mại phù hợp với nguyên tắc của tổ chức, diễn đànkinh tế khu vực Những hệ thống chính sách kinh tế, thơng mại đầu t cònnhiều bất cập , không nhất quán, nhiều quy định không rõ ràng nhất là hệthống chính sách thuế, phi quan thuế Hệ thống pháp luật và chính sách đầu
t trực tiếp nớc ngoài cha tạo một sân chơi bình đẳng
Nhận thức chung về tiến trình hội nhập cha đầy đủ Rất nhiều doanhnghiệp Việt nam cha nhận thức đợc việc cần thiết phải chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế mà vẫn còn t tởng dựa rất nhiều vào sự bảo trợ của nhà nớc Thực tế cho thấy khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong mấy năm qua thựchiện cam kết về thuế, phi thuế quan là do sự cạnh tranh của doanh nghiệptrong nớc còn quá yếu do mức độ bảo trợ của nhà nớc còn quá cao