Dù thực tiễn đã khẳng định được vai trò to lớn của tài chính vi mô trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng hoạt động tài chính vi mô ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đ
ề tài : Tác động của Tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô
Họ và tên sinh viên: Lương Hồng Vân Lớp: KTPTA-K47QN Giáo viên hướng dẫn: ThS Đặng Thị Lệ Xuân
Hà Nội, Năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ 3
I Khái niệm về tài chính vi mô 3
1 Đói nghèo và một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo 3
1.1 Một số khái niệm về đói nghèo 3
1.1.1 Nghèo 3
1.1.2 Các thước đo đói nghèo 4
1.1.2.1 Xác định các chỉ số phúc lợi 4
1.1.2.2 Lựa chọn và ước tính chuẩn nghèo 4
1.1.2.3 Các thước đo đói nghèo thông dụng 6
1.2 Một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo 6
1.2.1 Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũ 6
1.2.2 Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới 8
2 Một số vấn đề cơ bản về tài chính vi mô 8
2.1 Khái niệm tài chính vi mô 8
2.2 Đối tượng của tài chính vi mô 9
2.3 Hình thức và nội dung hoạt động của TCVM 10
2.4 Vai trò của tài chính vi mô 12
II Quá trình phát triển của tài chính vi mô 13
1 Trên thế giới 13
2 Ở Việt Nam 14
III Một số mô hình tài chính vi mô trên thế giới, kinh nghiệm cho Việt Nam 15
Trang 31 Mô hình ngân hàng Grameem 15
2 Mô hình ngân hàng làng 17
3 Nhóm đoàn kết 18
4 Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) 19
5 Đặc điểm chung của các mô hình trên, trừ mô hình ngân hàng BRI 21
6 Bài học kinh nghiệm 22
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 23
II Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua
27 1 Các đặc điểm riêng của tài chính vi mô tại Việt Nam 27
1.1 Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động tài chính vi mô
27
1.2.Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là thành thị 29
1.3.Ngân hàng cho vay chính sách được nhà nước tài trợ 30
2 Những nhà cung cấp tài chính vi mô chính ở Việt Nam 31
2.1 Khu vực chính thức 32
2.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 32
2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 34
2.1.3 Các quỹ tín dụng Nhân dân 35
2.1.4 Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam 36
2.2 Khu vực bán chính thức 36
2.2.1 58 tổ chức phi chính phủ quốc tế 37
2.2.2 Các tổ chức tài chính vi mô được chính phủ công nhận 39
2.2.2.1 Quỹ Tình thương (TYM) 39
Trang 42.2.2.2 Quỹ Trợ Giúp Vốn Làm Ăn cho Người Nghèo (CEP) 40
2.2.2.3 Trung tâm phát triển vì Người nhèo (PPC) 41
2.2.2.4 Quỹ hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Uông Bí 42
2.3 Khu vực phi chính thức 44
2.3.1 Họ/hụi 44
2.3.2 Vay từ họ hàng, láng giềng, bạn bè 44
2.3.3 Người cho vay lãi 44
3 Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo 45
3.1 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo 46
3.2 Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời giảm rủi ro nguy cơ bị thương tổn về kinh tế 54
3.3 Chương trình tài chính vi mô góp phần tạo bình đẳng giới, góp phần vào việc đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo .56
III Đánh giá chung 62
1 Thuận lợi 62
1.1 Nhận thức và sự hỗ trợ của chính phủ đối với tài chính vi mô 62
1.2 Các tổ chức tài chính vi mô nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể và các NGO 66
2 Khó khăn, nguyên nhân 68
2.1 Thiếu các quy định quản lý TCVM một cách rõ ràng 68
2.2 Về cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính vi mô 68
2.3 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế 69
2.4 Tất cả các tổ chức TCVM đều thiếu sự hiểu biết về tài chính và tài chính vi mô 69
2.5 Phần lớn các chương trình TCVM quá nhỏ và phân tán nên không tạo được tác động lớn và bền vững 69
2.6 Thiếu nguồn nhân lực tổng hợp về TCVM và đơn vị chuyên trách theo dõi,
giám sát hoạt động của các tổ chức TCVM
Trang 53 Thách thức trong thời gian tới 70
3.1 Tình hình kinh tế không ổn định 70
3.2 Các nhà tài trợ đưa ra các chuẩn mực ưu tiên cấp vốn 71
3.3 Lãi suất trong nước có nhiều biến động 71
3.4 Nhiều kênh dịch vụ tài chính, cạnh tranh hơn 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ 73
I Phương hướng hoạt động của tài chính vi mô trong thời gian tới 73
II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô hiện nay 73
1 Đối với chính phủ 73
1.1 Xây dựng chiến lược quốc gia về TCVM 74
1.2 Xây dựng hệ thống giám sát kiểm tra cho hoạt động tài chính vi mô 75
1.3 Chính phủ và ngân hàng Chính sách xã hội nên tập trung đầu tư có trọng điểm vào những khu vực thực sự khó khăn 75
2 Đối với các tổ chức TCVM 76
2.1 Tăng cường đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) 76
2.2 Đào tạo nhân lực có chuyên môn về tài chính ngân hàng, quản lý tài chính, chuyên nghiệp hóa cán bộ .77
2.3 Nâng cao khả năng quản lý vốn và điều hành tổ chức 78
2.4 Tối ưu hóa việc sử dụng thông tin và hệ thống thông tin quản lý, quản lý rủi ro 78
2.5 Mở rộng các hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng 79
KẾT LUẬN 80
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEP Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm
NHNo - Agaribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CIDSE Cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 23 Bảng 2: Các nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam 31
Trang 7Bảng 3: Tổng dư nợ vốn của các tổ chức TCVM (đơn vị: Tỷ VND) 47 Bảng 4: Mức vốn vay và tổ chức tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Hương Thuỷ
49
Bảng 5: Số liệu thống kê của một số tổ chức, chương trình tài chính vi mô 51 Bảng 6: Huy động tiết kiệm từ dân cư 2003 -2007 (đơn vị: Tỷ VND) 53 Bảng 7: Thay đổi chính trong Nghị định 165 63 Bảng 8: Các chương trình TCVM đáp ứng được các yêu cầu định lượng của Nghị định số 28 & 165 tính đến ngày 31/12/2007 65
Sơ đồ1: Cơ cấu nghèo trong dân số Việt Nam – khách hàng tiềm năng của cácTCTCVM 26
Sơ đồ 2: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô 32
Sơ đồ 3: Sơ đồ biểu hiện thị phần của các tổ chức cho vay ở 60 xã có hoạt độngcủa các tổ chức TCVM 43
Sơ đồ 4: Đầu tư dự án vay vốn của thành viên Quỹ TYM 55
Sơ đồ 5: Tỷ lệ tham gia vào việc ra quyết định của vợ và chồng thành viên TYM(%) 58
Sơ đồ 6: Tiến trình của Nghị định 28&165 và thông tư số 02 63
Trang 8Hoạt động tài chính vi mô đã xuất hiện hàng chục năm qua ở nước
ta và phát triển rộng khắp trên toàn quốc, được coi là nguồn bổ sung tài chínhquan trọng bên cạnh nguồn chi từ ngân sách các cấp cho mục tiêu xóa đói giảmnghèo và phát triển cộng đồng dân cư Các tỉnh thành, quận huyện đều có hoạtđộng của các chương trình tài chính vi mô, nhưng phần lớn chương trình nàynằm ở tầm dự án qui mô rất nhỏ Hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giaiđoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam chưa được tiếp cận cácdịch vụ tài chính chính thức vì họ là người nghèo Ngành tài chính vi mô đãcung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người thuộc diện này Hiện nay,chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 550.000 hộ giađình trên toàn quốc
Dù thực tiễn đã khẳng định được vai trò to lớn của tài chính vi môtrong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng hoạt động tài chính vi mô ở nước tahiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Ngoài vai trò quan trọng trong việc tăng cường,
mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn để xóa đói giảm
Trang 9nghèo hiệu quả, thì phải “làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của tàichính vi mô giúp tài chính vi mô có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững củađất nước” ? đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang hội nhập sâu vào nền kinh
tế quốc tế Với mục đích như vậy, trong nghiên cứu này sẽ cung cấp cho ngườiđọc cái nhìn tổng quan về tài chính vi mô và những tác động của nó tới xóa đóigiảm nghèo của đất nước trong thời gian qua
III Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về hoạt động và phát triển hoạt động của cácTCTCVM; tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động của cácTCTCVM
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động của các TCTCVMViệt Nam thời gian qua; tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo
- Góp phần đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củacác TCVM Việt Nam trong thời gian tới
2 Đối tượng nghiên cứu: Tác động của Tài chinh vi mô tới công tác xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam
3 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp
4 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô
- Thời gian: các số liệu sử dụng trong nghiên cứu đươc thu thập từ năm
2004 - 2008
Trang 10CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
TÀI CHÍNH VI MÔ
I Khái niệm về tài chính vi mô
1 Đói nghèo và một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho
người nghèo I.1 Một số khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo không chỉ là nỗi bức xúc của từng quốc gia mà nó còn làmối quan tâm của toàn nhân loại Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theothu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửamức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI)của quốc gia.Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức muatương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sốngnhư là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái bình Dương doESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chungnhư sau: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏamãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hộithừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán củađịa phương” [2]
Như vậy, theo hai định nghĩa cơ bản về “nghèo” ở trên, ta thấynghèo được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau Việc đo lường được từng
Trang 11khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh
đó vào một số chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là không thể
Để tính toán một thước đo đói nghèo, cần có ba yếu tố Thứ nhất,cần lựa chọn một tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phản ánh phúc lợi Thứ hai, cầnlựa chọn một ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo) Cuối cùng, phải chọn ra một thước
đo đói nghèo được sử dụng để phản ánh cho tổng thể hoặc một nhóm dân cư
Chuẩn nghèo là ranh giới để phân biệt người nghèo và người khôngnghèo Có hai cách tính để xác định chuẩn nghèo
a, Nghèo tuyệt đối
Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cánhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh [1]
b, Nghèo tương đối
Trang 12Được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong
cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trungbình của cộng đồng [1]
Ở nước ta còn đưa ra khái niệm về đói và thiếu đói Đó là tình trạngcủa một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảmbảo có được mức lương thực cần thiết để tồn tại [1]
c, Ranh giới nghèo tương đối
Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thểxác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa mộtcon số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định mộtgiỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do Vì thế
mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị
Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị
và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình Từ năm 2001 trong cácnước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có íthơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương
d, Chuẩn nghèo của Việt Nam
Ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèotrong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005 Hiện nay, Theo Quyết định số170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việcban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nôngthôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những
hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Trang 13Tuy nhiên, hiện nay, do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế,khoảng 20% dân số nghèo nhất nước chỉ chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu củaquốc gia Trong khi đó, 20% người giàu có nhất thì chiếm tới 44% tổng số thunhập và chi tiêu cả nước Phụ nữ và trẻ em nghèo là các thành phần đặc biệt cónguy cơ thiếu đói nhất vì giá thực phẩm tăng cao, làm cho các nhu cầu thiết yếu
bị giảm xuống Do đó, chẩn nghèo trên không thể phán ánh hết được thực trạngnghèo đói hiện tại ở Việt Nam
Sau khi đã xác định được chuẩn nghèo, có thể tính toán một sốthước đo mô tả quy mô, độ sâu và độ nghiêm trọng của đói nghèo Ba thước đothông dụng nhất thường được sử dụng là tỷ lệ đói nghèo, khoảng nghèo và bìnhphương khoảng nghèo
Tỷ lệ đói nghèo cho biết quy mô đói nghèo (hay diện nghèo) củamột quốc gia Đây là chỉ số đánh giá hay được sử dụng nhất
Khoảng nghèo: được tính là tổng các mức thiếu hụt của tất cả ngườinghèo trong nền kinh tế Nó cho biết chi phí tối thiểu để đưa tất cả người nghèolên mức sống ngang bằng với chuẩn nghèo, trong điều kiện mọi khoản chuyểngiao đều được chuyển đến đúng đối tượng
Bình phương khoảng nghèo thể hiện mức độ nghiêm trọng của đóinghèo Vì nó làm tăng thêm trọng số cho những nhóm người có khoảng nghèolớn hơn trong số những người nghèo
Tuy nhiên cả ba thước đo trên mới chỉ tập trung đo lường khía cạnhthiếu thốn về điều kiện vật chất của người nghèo, chứ chưa phản ánh hết đượcnhững thiếu thốn về y tế, giáo dục, nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói,không có quyền lực của người nghèo
Trang 14I.2 Một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo
I.2.1 Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũTín dụng cho người nghèo là dịch vụ tài chính có tính chất từ thiện,
do chính phủ hay các tổ chức xã hội tài trợ Ở Châu Âu tín dụng cho ngườinghèo có từ thế kỷ 19 Thời chiến tranh thế giới I thì ở Đức có tới 1.4 triệu ngườinghèo hưởng lợi từ dịch vụ tài chính này Ở Ấn Độ thì con số này là 9 triệu vàonăm 1946
Thực tế cho thấy chính phủ phải bỏ tiền rất nhiều vào dịch vụ tàichính này do: chi phí giao dịch cực cao do nhiều lý do khác nhau Ví dụ như địabàn rộng, phải quản lý quá nhiều khoản vay nhỏ, và phát sinh hiện tượng xin cho(phải có đút lót quà cáp cho cán bộ tín dụng thì mới được vay nhanh và nhiều),
tỷ lệ thu hồi nợ cực thấp (18% ở Bangladesh, 41% ở Ấn Độ)
Đằng sau dịch vụ tài chính cho người nghèo như trên là các quanniệm lạc hậu:
+ Kinh doanh tài chính: tín dụng cho người nghèo không có khảnăng sinh lời, do người nghèo không biết làm ăn và hay gặp rủi ro trong cuộcsống
+ Phương pháp giải quyết vấn đề: coi người nghèo là vấn đề màchính phủ phải ra tay giải quyết
+ Chi phí quản lý cao: trước đây do trình độ lạc hậu, và phương tiệnthông tin liên lạc còn kém phát triển nên phát sinh nhiều chi phí trong hoạt động
và quản lý
Qua các quan điểm trên đưa ra các kết luận:
Trang 15+ Người nghèo như củ khoai Người nghèo vốn ngu dốt, đưa tiềnthì cũng tiêu xài hết, tín dụng là không cần thiết Cách tốt nhất giúp họ là cai trị
họ theo kiểu quân phiệt gia trưởng
+ Dân chủ với người nghèo là không tốt Cho họ dân chủ (quyền tựquyết cho cuộc sống của họ) tức là thả họ trôi vào ngưỡng chết đói
+ Người nghèo sẽ mãi mãi nghèo
I.2.2 Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới
Việc ngân hàng Grameen của Yunus ra đời ở Bangladesh đã làmthay đổi hoàn toàn quan niệm tín dụng cho người nghèo Về mặt bản chất, tíndụng cho người nghèo theo quan điểm mới là:
+ Người nghèo quá nhiều (hàng tỷ) Họ vừa là vấn đề phải giảiquyết, họ cũng chính là phương tiện giải quyết vấn đề Hay nói cách khác, họphải tự giúp họ
+ Người nghèo, nếu có cơ hội làm ra tiền, sẽ thanh toán nợ (tấtnhiên tâm lý xù nợ ở người nghèo là có, nhưng sẽ có cách kiểm soát)
+ Tài chính vi mô (microfinance) sẽ là trung gian tài chính để đưavốn đến người nghèo
Và với vai trò trung gian này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tàichính có sinh lời, chứ không phải là làm từ thiện Ngoài ra tín dụng vi mô nên là
tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat động kém hiệuquả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch lãi suất.
2 Một số vấn đề cơ bản về tài chính vi mô
2.1 Khái niệm tài chính vi mô
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoảnvay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các
Trang 16hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ Tài chính vi
mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảohiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sảnphẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức
Theo quan điểm của ADB, “Tài chính vi mô là việc cung cấp mộtphạm vi rộng các dịch vụ như tiền gửi, các tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảohiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp,những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất nhỏ”
Tài chính vi mô khác tín dụng vi mô ở chỗ: tài chính vi mô đề cậpđến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sảnphẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp Tín dụng vi môchỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đócấp Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp,hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm
Khái niệm tổ chức tài chính vi mô: Một cách đơn giản nhất, tổ chứctài chính vi mô (microfinance institutions - MFI) là tổ chức cung cấp dịch vụ tàichính cho những người có thu nhập thấp Hầu hết các tổ chức tài chính vi môđều cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từngười vay chứ không phải từ công chúng Do đó, một MFI có thể là bất kỳ tổchức hợp nhất tín dụng, ngân hàng thương mại thu nhỏ, các tổ chức tài chính phichính phủ hoặc liên kết tín dụng- với vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính chongười nghèo (theo CGAP - Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo)
"Ngân hàng thế giới ước lượng có hơn 7,000 tổ chức tài chính vi
mô, phục vụ hơn 16 triệu người nghèo ở các quốc gia đang phát triển Tổngdoanh thu bằng tiền mặt của TCTCVM trên toàn thế giới ước lượng là 2.5 triệu
Mỹ kim và vẫn duy trì phát triển."
Trang 172.2 Đối tượng của tài chính vi mô
Theo định nghĩa, thì đối tượng của tài chính vi mô chính lànhững người nghèo, song tuy nhiên không phải là nhưng người nghèo nhất trong
xã hội Họ là những người có thu nhập thấp nhưng có việc làm cụ thể Họ chỉ cónhu cầu về quy mô vốn vay nhỏ để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinhdoanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình Người nghèo cũng giống như tất cả mọingười, cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng
và tự bảo vệ mình trước rủi ro
Ngoài ra, phụ nữ cũng là đối tượng chính của TCVM Có nhiềunguyên nhân để phụ nữ trở thành mục tiêu đầu tiên của dịch vụ tài chính vi mô.Bởi vì 70% người nghèo trên thế giới là phụ nữ Phụ nữ thường là người đầutiên hoặc duy nhất chăm sóc cho gia đình ở nhiều quốc gia đang phát triển Vìphụ nữ thường đặt nhu cầu của con cái họ lên trên nhu cầu bản thân, việc cho họkhả năng củng cố kinh tế gia đình thường là cách hiệu quả nhất để tác động lên
cả gia đình Đồng thời phụ nữ chiếm tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới ở hầu hếtcác quốc gia và hình thành phần đông của khu vực tự do của hầu hết các nềnkinh tế Việc cấp vốn cho phụ nữ đã mang lại hiệu quả gấp bội Đồng thời giúpnâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội Rất nhiều chương trình quốc tếgắn liền tài chính vi mô với phát triển vai trò và độc lập của phụ nữ
2.3 Hình thức và nội dung hoạt động của TCVM
Ở Việt Nam, khách hàng của tài chính vi mô là người nghèo tạithời điểm vay vốn có thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng ở nông thôn và dưới
260 nghìn đồng/tháng ở thành thị, không cần tài sản thế chấp
Tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tín dụng ngay trên địa bàn màngười vay và tiết kiệm sinh sống, thường là ở khu vực nông thôn Đây là lý do
Trang 18thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính tiết kiệm vàtính cộng đồng.
Phương pháp TCVM được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân haynhóm khách hàng tham gia Các TCTCVM thường cung cấp tín dụng theo bahình thức: cho vay cá thể; cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theonhóm tương hỗ qua trung gian thứ ba (các đoàn thể xã hội)
Những người nghèo, được tham gia mượn vốn, tiết kiệm, và cácdịch vụ tài chính khác Bên cạnh các dịch vụ về tài chính, các tổ chức tài chính
vi mô còn thực hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triển khác.Đồng thời, được tiếp cận với bảo hiểm vi mô, người nghèo có thể đương đầu với
sự tăng giá đột ngột, hay tài sản, vật nuôi bị bệnh dịch, chết, hoặc bị mất Việcđược mượn vốn cũng cho phép người nghèo tận dụng được những cơ hội pháttriển kinh tế Theo đó, khi vay vốn những người nghèo này phải có kế hoạchkinh doanh cụ thể để có khả năng trả nợ trong một kỳ hạn được yêu cầu Nếukhông thì các khách hàng có thể sẽ không được lợi từ số tiền mượn và có nguy
cơ bị đẩy vào tình trạng nợ nần Từ đó người nghèo sẽ có nhưng thay đổi trongthói quen tiêu dùng biến đổi từ “kiếm sống hằng ngày” sang “lập kế hoạch chotương lai”, nhờ đó mà cải thiện dần dần đời sống gia đình
Một vài đặc điểm riêng của TCVM
Thứ nhất là tài chính vi mô phải tính lãi suất cao, bởi việc cung cấp
các dịch vụ tài chính cho người nghèo rất tốn kém, đặc biệt khi so sánh với quy
mô cho vay Các khoản vay nhỏ thì cũng đòi hỏi chi phí về nhân sự và cácnguồn lực khác tương tự như khoản cho vay lớn, thậm chí còn nhiều hơn, cán bộtín dụng phải đến thăm nhà cửa, cơ sở làm ăn của người vay, đánh giá độ tin cậycủa người vay thông qua các cuộc phỏng vấn các thành viên gia đình và nhữngngười quen khác của người vay, và có khi còn phải thường xuyên đến gặp người
Trang 19vay để nhắc nhở họ về việc trả nợ Vì thế, tỷ lệ chi phí giao dịch so với tổng tiềnvay của các khoản vay nhỏ thường cao Điều đó khiến ngân hàng phải tính lãisuất cho vay cao để trang trải chi phí thực hiện việc cho vay Đồng thời cũng dotín dụng vi mô hoạt động chủ yếu là ở khu vực nông thôn, thường có mật độ dân
số phân tán, cơ sở hạ tầng (đường sá, dịch vụ viễn thông) và các dịch vụ xã hội(giáo dục, y tế) có chất lượng thấp. Đây cũng là một trong các lý do quan trọngnhất khiến các ngân hàng thương mại không thực hiện các khoản cho vay nhỏ
Thứ hai là cơ chế trách nhiệm liên đới áp dụng giữa những người
vay Việc quản lý do một nhóm những người đi vay đảm bảo khả năng thu hồivốn vay tốt hơn do áp lực nhóm cũng như sự lo sợ về “trừng phạt xã hội” củanhững người trong nhóm đối với người vay không tuân thủ theo hợp đồng.Phương pháp này đã chứng tỏ rất thành công ở nhiều quốc gia khác nhau ápdụng mô hình ngân hàng Garmeen Bank Ở Việt Nam, mô hình này cũng đãđược nhiều tổ chức ứng dụng như NHNo (thử nghiệm từ năm 1998), NHCS(2005), quỹ TYM (1999), quỹ CEP (2004), tuy nhiên mức độ ứng dụng là khác
nhau đối với từng tổ chức.
Thứ ba là các khoản vay tuần hoàn: Việc thanh toán đầy đủ một
khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo Cho vay tuần hoàn cho phép hỗtrợ về quản lý tài chính, tạo động lực cho khách hàng vay vốn tuân thủ theo cácđiều khoản trong hợp đồng
2.4 Vai trò của tài chính vi mô
Những nghiên cứu về tác động toàn diện của TCVM cho thấy rằng:
- TCVM giúp những hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và tự bảo vệtrước những rủi ro Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ khả năng dễ bị tổn thươngcủa những người sống dưới ngưỡng nghèo trước những cú sốc như ốm đau,
Trang 20thiên tai, mất cắp và các sự cố khác Nguồn tài chính hạn hẹp của các hộ giađình chính là nguyên nhân gây ra sự tổn thương trước các cú sốc này, và dothiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các gia đình bị đẩy vào tình trạng nghèocùng cực hơn và phải mất nhiều năm để khắc phục Các dịch vụ tài chính là mộtgiải pháp đệm trong những trường hợp như người nghèo đột nhiên bị rơi vàotình trạng quẫn bách, rủi ro trong kinh doanh, lũ lụt, nhà có người ốm đau, tainạn, lao động chính bị chết hay kinh doanh trì trệ theo mùa vụ thường đẩy cácgia đình nghèo vào cảnh khốn cùng Họ có thể rút tiền tiết kiệm hoặc vay để chitiêu thay vì bán một tài sản có thể sinh lời, việc bán tài sản này sẽ làm giảm khảnăng tạo thu nhập của họ trong tương lai Việc sử dụng các dịch vụ tài chính nàycho phép dân cư nông thôn tiếp tục tăng thu nhập và gây dựng tài sản.
- Việc các hộ có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ tài chính sẽ kết hợp với
sự cải thiện đời sống kinh tế và công việc kinh doanh ổn định, phát triển Bêncạnh đó còn khuyến khích phát triển khả năng kinh doanh của người nghèo
- Bằng việc hỗ trợ cho sự tham gia làm kinh tế của phụ nữ, TCVM giúptrao quyền cho phụ nữ, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới cải thiện đời sống hộ giađình
II Quá trình phát triển của tài chính vi mô
1 Trên thế giới
Dịch vụ tài chính vi mô được F.W Raiffeisen nghĩ ra và áp dụngđầu tiên ở Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nôngnghiệp, các nghề thủ công và các công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn Đứcđúng vào thời công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng gây áp lực lớn đối với hàngnông sản do nhập khẩu giá thấp, trong khi lãi suất thương mại thì lại cao Cáchội hợp tác cho vay nhỏ dựa trên những nguyên tắc tự giúp đỡ lẫn nhau, tự chịu
Trang 21trách nhiệm và tự quản đã hình thành: khoản tiền gửi của các thành viên là cơ sở
để cho các thành viên vay, và lợi nhuận được tái đầu tư hoặc chia Vì các hiệphội riêng rẽ quá yếu khi đứng một mình, năm 1872, Raiffeisen đã lập nên HộiLiên hiệp cấp quốc gia, kết hợp cấu trúc theo hàng ngang với cấu trúc theo chiềudọc
Sau đó, những nguyên tắc cơ bản của Raiffeisen tiếp tục là bài họccho việc thành lập các tổ chức hợp tác tín dụng trên toàn thế giới và được điềuchỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước Những kiếnthức và kinh nghiệm đó đã được lan rộng và phổ biến khắp nơi ở châu Âu, Châu
Á - Philippines, Trung Quốc, Bangladesh, và Việt Nam tạo ra nhiều mô hình tàichính vi mô thích hợp hơn với người nghèo.Hiện nay, có khoảng trên 100 triệu
hộ gia đình ở Châu Á được tiếp cận với dịch vụ TCVM với trên 100 ngàn tổchức cung cấp TCVM dưới nhiều dạng khác nhau Đặc biệt là mô hình ngânhàng Grameen do Muhammad Yunus sáng lập ở Bangladesh, Ngân hàngGrameen cũng đi theo con đường tương tự là hoạt động tài chính vi mô theo môhình truyền thống của Raiffeisen, đã có tác động mạnh mẽ đến công cuộc xóađói giảm nghèo ở Bangladesh Ngày nay, ngân hàng Grameen có hơn 58,9 triệukhách hàng và đã chi ra hơn $5.4 tỷ với tỉ lệ thu lại là 98% Grameen Bank đã
mở rộng các hoạt động của mình đến hãng điện thoại di động (GSM) - Hãngviễn thông Grameen Cổ phần đa số và việc quản lý hãng này thuộc về Telenorcủa Na-Uy Một trong những vấn đề chủ yếu của dịch vụ tài chính vi mô thànhcông là yếu tố văn hoá Những điều kiện pháp lý và xã hội ở Bangladesh khácvới những nơi khác Vì Grameen bây giờ là một ngân hàng chính quy, nên nóđược coi như là một mô hình phát triển lý tưởng cho một tổ chức tài chính vi môhọc tập Mô hình này đã trở thành mẫu hình cho 23 quốc gia trên thế giới, trong
đó có cả Việt Nam
Trang 222 Ở Việt Nam
Năm 1986, Chính phủ Việt Nam quyết định thực hiện chính sáchquốc gia về xóa đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy các hoạt động sản xuấtcủa người nghèo Cùng với đó, với sự hỗ trợ của các tổ chức NGO quốc tế, cácchương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương; các cơquan đoàn thể xã hội và chính quyền địa phương, các chương trình tài chính vi
mô ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với mục đích chính là nhằmgiảm nghèo cho phụ nữ, nam giới, trẻ em thông qua các việc đảm bảo các quyền
và điều kiện sống công bằng và đảm bảo công lý Tuy nhiên, ban đầu không cómột khung pháp lý nào cho sự hoạt động của các tổ chức tài chinh vi mô và đa
số các tổ chức tài chính đều nhận hỗ trợ vốn và kỹ thuật từ các tổ chức NGOnước ngoài Cho đến năm 1998, Ngân hàng Nhà nước mới cấp vốn cho các ngânhàng như Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn để thực hiện hoạt động tài chính vi mô Đến 9/3/2005, Ngân hàng Nhànước đã ban hành nghị định số 28/2005/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức vàhoạt động của các Tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam Nghị định này lànền tảng pháp lý quan trọng giúp những cơ sở tài chính và tín dụng vi mô vữngtâm triển khai những thành quả đã gặt hái được và tiếp tục nỗ lực giúp đỡ ngườinghèo tại Việt Nam Quan trọng hơn nữa, bản văn pháp luật này nay cho phép tưnhân đứng ra làm công việc giúp đỡ người nghèo Tiếp sau đó là ban hành nghịđịnh 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một sốđiều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn thực hiện trong lĩnhvực tài chính vi mô tại Việt Nam Hiện nay, cùng với các ngân hàng chính thức,
ở Việt Nam có cả ngàn tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động, trong đó có
Trang 23khoảng 60 là tổ chức phi chính phủ tham gia trong cuộc chiến chống đói nghèo.Vào năm cuối 2005, Việt nam đã giảm một nửa số hộ nghèo so với năm 1993.
III Một số mô hình tài chính vi mô trên thế giới, kinh nghiệm
cho Việt Nam
1 Mô hình ngân hàng Grameem
Mô hình này do ngân hàng Grameen tại Băngladet phát triển, được thành lập chính thức năm 1976, và đến năm 1983 thì chuyển đổi thành một ngânhàng chính thống theo một đạo luật đặc biệt của Chính phủ dành cho ngân hàngnày Đây là một mô hình đặc biệt bởi 94% vốn của nó là của chính những kháchhàng Họ chủ yếu là phụ nữ Phần còn lại, 6% cổ phần, thuộc sở hữu của nhànước Với mục đích chính là nhằm phục vụ những người phụ nữ nông thôn,không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động thu nhập
Bắt đầu bằng thử nghiệm nhỏ (bỏ 27 dollar tiền túi cho 42 hộ giađình nghèo vay) thành công, Yunus đã thành lập ngân hàng Grameen Hiện nayngân hàng này có tới 2100 chi nhánh
Trang 24cho vay đến các thành viên trong nhóm Các thành viên trong nhóm cùng bảolãnh những món vay của nhau và chịu trách nhiệm liên đới về pháp luật về việchoàn trả nợ của các thành viên khác trong cùng nhóm Bất kỳ thành viên nàocũng không được vay thêm nếu các thành viên khác trong nhóm không trả hết
nợ Không cần tài sản thế chấp
Sản phẩm : Các món vay thường có kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm vàviệc hoàn trả được thực hiện hàng tuần Số tiền vay thường dao động từ $100đến $300 với lãi suất khoảng 20% năm Tiết kiệm là hoàn toàn bắt buộc
Tác động và hiệu quả:
Người vay của Grameen hiện phục vụ hơn 58 triệu khách hàng với
số lượng 5,4 tỷ USD có tới 97% là phụ nữ, tỷ lệ trả nợ rất cao (98%) Lý docũng không phải đơn giản là phụ nữ ít trốn nợ hơn mà là do họ được gia đình cử
đi vay và đứng sau họ (lao động để trả nợ) chính là chồng và con họ Tác độngxấu của việc này là nhiều trường hợp hộ sản xuất nhỏ đã phải cho con nghỉ học
để ở nhà làm thêm
Tín dụng vi mô còn có tác động tích cực đến việc kích thích năngkhiếu kinh doanh nhỏ của người vay, đặc biệt là phụ nữ Để sử dụng vốn vaythành công, tự thân người vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả,nâng cao các kỹ năng sản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công, giacông), các kỹ năng bán hàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanhhoặc vùng xa)
Mô hình này được áp dụng: Grameen Bank và ủy ban vì sự tiến bộ
ở nông thôn Bangladesh, Tulay sa Pag – Unlad, Inc; Dự án Dungganon ởPhilippines; ở Việt Nam có các tổ chức áp dụng mô hình này là TYM, dự ánViệt-Bỉ, CIDSE (cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết) …
2 Mô hình ngân hàng làng
Trang 25Mô hình này được Tổ chức trợ giúp cộng đồng quốc tế (FINCA)phát triển vào giữa thập kỷ 80
Phương pháp: khách hàng lập thành các nhóm tối thiểu từ 15 – 20thành viên, đa số là phụ nữ, vốn vay được chia đều cho các thành viên, và mỗithành viên đều sở hữu một “cổ phần” của ngân hàng Tất cả các thành viên đềuphải ký một thảo ước vay vốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung Số tiền cho ngânhàng làng xã vay thường dựa trên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên.Các món vay với ngân hàng làng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định,thường từ 10 đến 12 tháng, với việc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ Sốtiền vay tiếp sau có liên hệ với số tiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thànhviên ngân hàng Các ngân hàng lãng xã có mức độ kiểm soát dân chủ cao và độclập Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu các khoản tiền tiết kiệm, giải ngân cácmón vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu có thể, tiếp tục các khoá đào tạovới cán bộ tổ chức tài chính vi mô
Sản phẩm: Các món vay có lãi suất thương mại (1 – 3%/tháng) vàlãi suất sẽ cao hơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ Mộtvài ngân hàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ bao gồm cả giáo dục về đổi mớinông nghiệp, dinh dưỡng và y tế Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với sốtiền vay và được sử dụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho nhữnghoạt động tạo thu nhập
Mô hình tài chính vi mô đã được áp dụng: Tổ chức phát triển HàLan (SNV), Tầm nhìn thế giới (WVI), CARE ở Guatermala
3 Nhóm đoàn kết
Mô hình này được ACCION International tại Châu Mỹ Latinh phát triển
Trang 26Phương pháp thực hiện: Vốn vay được cung cấp cho các nhóm từ
4-7 thành viên hơn là cho cá nhân, tự các thành viên sẽ chia đều vốn cho nhau.Khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính thức,chẳng hạn những nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn hoạt độngnhỏ Các thành viên trong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việctiếp cận các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hoàn trả thành công của tất cảcác thành viên trong nhóm Các khoản thanh toán được thực hiện hoàn toàn tạitrụ sở của chương trình Mô hình cũng kết hợp sự hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu tớingười vay, chẳng hạn huấn luyện và xây dựng tổ chức Các khoản tiết kiệmthường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ số tiền vay vào thời điểmgiải ngân món vay chứ không nhất thiết đói hỏi khách hàng phải tiết kiệm trướckhi nhận được món vay Số tiện tiết kiệm về cơ bản phục vụ nhu một số dư bùđắp, bảo đảm cho một phần của số tiền vay
Sản phẩm: Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoản $100 đến
$200 Những món vay sau đó không có giới hạn trên Lãi suất thường khá cao vàdịch vụ cũng được tính gộp Các khoản tiết kiệm thường được yêu cầu như mộtphần của món vay Một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợkhẩn cấp trong nội bộ nhóm để hoạt động như một phương tiện bảo đảm an toàn
Có rất ít sản phẩm tiết kiệm tự nguyện được cung cấp
Mô hình này được áp dụng: BancoSol ở Bolivia; các chi nhánh củaACCION; Asociacion Grupos Solidarios de Colombia …Ở Việt Nam các tổchức áp dụng mô hình này có Tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ và Cơ quan cứu tế vàphát triển dòng Adventis (ADRA)
4 Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI)
Trang 27Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) là một Ngân hàng Nhân dânIndonesia, một ngân hàng nông thôn thuộc sở hữu nhà nước đã ngừng hẳn việccung cấp tín dụng bao cấp và tiến hành một phương pháp vận hành theo cácnguyên tắc thị trường Đặc biệt, ngân hàng Nhân dân Rakyat Indonesia (BRI) đãphát triển một hệ thống khuyến khích người vay (những nông dân nghèo) vànhân viên của mình một cách rất rõ ràng, khen thưởng với những người trả nợđúng hạn, và hoạt động dưạ trên huy động tiết kiệm cũng như nguồn vốn củangân hàng.
BRI với hơn 4.500 văn phòng tại Indonesian Archipelago và30.000 nhân viên, ngân hàng này phục vụ một số tài khoản đáng kinh ngạc: 35triệu tài khoản Thông qua mạng cục bộ tại nhiều tỉnh thành ở Indonesia, chovay những nguồn vốn nhỏ, thường là vài trăm USD cho những nông dân nghèo
và những nhà buôn nhỏ Mỗi chi nhánh nhỏ được uỷ quyền hoạt động độc lậpvới trách nhiệm cân đối tài sản và lợi nhuận độc lập Tiền vốn cho vay tại cácchi nhánh nhỏ của Ngân hàng BRI tạo lợi nhuận tới 7% hàng năm Các chinhánh này hoàn toàn dựa vào nguồn vốn vay của địa phương và lãi suất cho vay
ở mức cao Chi phí cho vay 100 USD tương tự như chi phí dùng để thực hiệnviệc cho vay những khoản vốn lớn hơn nhiều Thu nhập trung bình các kháchhàng của Bank Rakyat Indonesia tăng 112%, và 90% hộ thoát nghèo Cácchuyên gia tín dụng vi mô đều cho rằng giữ mức lãi suất ổn định và giảm chi phí
là cách duy nhất để duy trì chương trình cho người nghèo vay vốn, những ngườithường trả lãi suất cao hơn nhiều khi vay vốn bên ngoài
Đây là mô hình ngân hàng thuộc khu vực chính thức cung cấp dịch
vụ tài chính vi mô Thành công của BRI chỉ ra rằng cho vay tín dụng vi mô cóthể giúp duy trì sự ổn định dài hạn của ngân hàng, kể cả trong thời gian cókhủng hoảng (1997 – 1998) Vào thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng
Trang 28Châu Á, Ngân hàng BRI vẫn tổng kết có lãi trước thuế 89 triệu USD trong mảngcho vay tín dụng, trong khi bộ phận hợp tác và cho vay vốn khác đã chịu lỗ 3.4
tỷ USD Kinh nghiệm của BRI cho thấy, cho vay vốn tín dụng vi mô là mộtphương pháp hiệu quả để thử nghiệm vào một thị trường còn chưa được khaithác hết – thị trường tín dụng cho người nghèo BRI đưa ra bài học cho nhữngngân hàng thương mại lớn nhất Châu Á vẫn chưa thu hồi được những nguồn vốncho vay lớn, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 – 1998).Với hầu hết các Ngân hàng Thương mại, cho người nghèo vay vốn không phải làgiải pháp kinh doanh tốt Nhưng Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) đã chứng tỏrằng tín dụng vi mô có thể tạo ra lợi nhuận cao ít rủi ro, thậm chí còn giúp duytrì sự ổn định dài hạn cho ngân hàng BRI là một ngân hàng được xếp loại làngân hàng tốt nhất thế giới Đây cũng là một điển hình khuyến khích các ngânhàng thương mại tham gia vào hoạt động tài chính vi mô
5 Đặc điểm chung của các mô hình trên, trừ mô hình
ngân hàng BRI
- Đa số khách hàng của các mô hình tổ chức trên đều là phụ nữnông thôn hoặc thành thị gặp khó khăn về kinh tế, thỏa mãn các điều kiện của tổchức vi mô đã đề ra
- Các mô hình tổ chức TCVM trên đều cung cấp nhiều loại hình sảnphẩm tín dụng, hầu hết các khách hàng bắt đầu với sản phẩm tín dụng cơ bản –vốn vay sản xuất ngắn hạn, không cần tài sản thế chấp Mức vốn từ 6,5$ đến300$, lãi suất từ 0,9% đến 3%/tháng, kỳ hạn vốn từ 6 tháng đến 12 tháng nhưngkhông bao giờ quá 24 tháng Sau khi trả hết khoản vay và lãi lần đầu, các kháchhàng có thể được vay số tiền lớn hơn ở các vòng vay kế tiếp Có thể trả hàngtuần, 2 tuần một lần hoặc hàng tháng
Trang 29- Các mô hình tổ chức trên đều áp dụng hình thức nhóm, các thànhviên trong nhóm có trách nhiệm và bảo lãnh cho nhau trước các khoản vay trongcác buổi sinh hoạt cụm, nhóm được tổ chức thường xuyên, nhằm giảm thiểu rủi
ro tín dụng
- Yêu cầu về tiết kiệm bắt buộc như một điều kiện để vay vốn
- Đa số các mô hình trên đều có sự gắn kết mật thiết với các đoànthể xã hội, chính quyền địa phương, tạo thuận lợi trong việc hiểu rõ được đờisống, nhu cầu cũng như nguồn thu nhập chính của khách hàng
- Hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt và có kỷ luật nhằm kiểm soátviệc sử dụng vốn và đảm bảo việc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của thành viên
6 Bài học kinh nghiệm
Hoạt động tài chính vi mô ở các nước đã mang lại nhiều bài học quý giá
về những phương thức thực hiện cũng như các thông lệ cần tuân thủ Kinhnghiệm tốt về hoạt động cộng đồng các tổ chức tài chính vi mô có thể liệt kê nhưsau (Các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam cũng có thể học tập kinh nghiệm)
- Xác định sản phẩm cho thị trường dựa trên phân tích tình hình kinh tế,chính trị - xã hội trong nước
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong cải cáchngành TCVM Nhận thức rõ ràng hoạt động TCVM không giống như hoạtđộng ngân hàng thương mại truyền thống, do vậy chú trọng việc xây dựngmột khung pháp lý riêng cho loại hoạt động này
- Thế chấp và bảo lãnh chủ yếu chỉ là động cơ thúc đẩy và niềm tin, ít ýnghĩa về mặt kết quả thu hồi vốn
- Nguyên tắc tuần tự: việc hoàn trả đúng thời hạn sẽ mở ra cơ hội cho vaythêm (nhiều hơn, lâu hơn, lãi suất thấp hơn)
Trang 30- Thực hiện theo cách cho vay phi chính thức (“bên cho vay”): nhân viêncho vay có trách nhiệm đối với toàn bộ quy trình vay, thẩm định vốn vay,giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Phi tập trung hoá, kiểm soát hiệu quả và có sự hỗ trợ của công nghệ thôngtin trong hoạt động và quản lý
- Kết hợp các dịch vụ tín dụng với các hoạt động xã hội, nâng cao khả năng
sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả cho khách hàng
- Tối đa hoá lợi ích của khách hàng, cách tiếp cận lấy khách hàng làm trungtâm (tiện lợi, trình tự thủ tục không mất thời gian)
- Kinh nghiệm từ ngân hàng Rakyat Indonesia: không phải tín dụng vi môcho người nghèo đối với các ngân hàng thương mại lớn là khó thực hiện
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I Bối cảnh kinh tế trong nước những năm gần đây
Bảng 1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Tỷ lệ hộ đói nghèo (%) 8,3 26,7 15,47 14,75 13,5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 31Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đã tăng lên liên tục Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 -1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếptheo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kếhoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang pháttriển Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực.Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003:7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độtăng trưởng rất cao Theo số liệu thống kê bảng 1, ta thấy cùng với tăng trưởngkinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện Đến nay ởViệt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã cótrường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt đượchoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinhdưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt79,8% Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi Phần lớn người dânViệt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện,nước sạch, ti vi Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói củadân cư giảm mạnh Năm 2006, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã công
bố và áp dụng chuẩn nghèo mới Theo mức chuẩn mới được đề xuất, hộ nghèo là
hộ có mức thu nhập bình quân mỗi tháng từ 300.000 đồng/ người trở xuống, tạikhu vực nông thôn và mức từ 390.000 đồng/ người trở xuống, tại đô thị Theochuẩn mới này đã làm tăng số hộ nghèo của Việt Nam lên 4,6 triệu hộ vào cuốinăm 2005 thay vì 1,1 triệu hộ nghèo với chuẩn trước đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt
Trang 32Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) Thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2007 của người dân Việt Nam đã đạt 820 USD/năm So với năm 1995, mứcthu nhập bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần.Theo số liệu của Tổng cục thống kê qua các cuộc khảo sát về mức sống dân cưViệt Nam thì tỷ lệ nghèo của cả nước từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 14,75%năm 2007 (khoảng 13 triệu người) Trong vòng 14 năm đã giảm 35 triệu ngườinghèo, trung bình mỗi năm giảm từ 300.000 đến 375.000 hộ.
Năm 2008, do những biến động kinh tế thế giới và trong nước, tốc
độ tăng GDP của Việt Nam giảm xuống còn 6,23%, kim ngạch xuất nhập khẩucủa Việt Nam đạt 158,29 tỷ USD cao hơn năm 2007, song lạm phát tăng cao(22,97%), đầu tư và tiêu dùng thu hẹp, giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăngcao và sản xuất một số ngành chậm lại, thiên tai năm 2008 gây ra thiệt hại ướctính gần 12 nghìn tỷ đồng đã ảnh hưởng đến đời sống của đại bộ phận dân cư,đặc biệt là những người có thu nhập thấp Theo Tổng cục thống kê, năm 2008,
cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói Sovới năm 2007, số lượt hộ thiếu đói tăng 32,3%, số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng32,7% Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và miềnnúi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên Tuy nhiên
tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2008 ước tính 13,5%, thấp hơn với mức14,75% của năm 2007 Hiện có hơn 1,25 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hộivới tổng kinh phí 2.035 tỷ đồng Tỷ lệ thất nghiệp so với năm 2005 tuy có giảmnhưng vẫn ở mức cao
Năm 2009, dưới tác động của tình hình kinh tế khó khăn, lạm pháttăng cao, giá cả lương thực có nhiều biến động, nhiều người bị mất việc làm.Quý I/2009, số hộ thiếu đói trên cả nước là 202.000 lượt hộ, giảm 28,3% so vớicùng kỳ năm 2008
Trang 33Qua sự phân tích các số liệu ở trên, ta có thể thấy nền kinh tế nước
ta luôn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định Song tỷ lệ đóinghèo trong nước còn cao, tập trung chủ yếu ở nông thôn, đồng bào dân tộc,nhiều địa phương tỷ lệ hộ nghèo cao lên tới 40-50%, kết quả xóa đói giảm nghèochưa bền vững
Theobáo cáo của WB cũng nêu bật thực tế là nghèo đói ở Việt Namtập trung chủ yếu trong khu vực nông thôn, và quá trình giảm nghèo đối với cácdân tộc thiểu số khá chậm chạp Dân cư thuộc dân tộc thiểu số chiếm 13% tổngdân số, nhưng chiếm tới 39% tổng số người nghèo của quốc gia
Sơ đồ1: Cơ cấu nghèo trong dân số Việt Nam – khách hàng tiềm năng của các
TCTCVM
Nguồn: báo cáo của WB 2006 [11]
Tuy nhiên, do ổn định về chính trị đã tạo ra một môi trường có tiềmnăng lớn về TCVM ở Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo có điều
Trang 34kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nhỏ để bắt đầu những kế hoạch kinh doanhnhỏ, cải thiện nhà ở và trang trải các chi phí liên quan đến sức khoẻ và giáo dục.Nguồn tín dụng này ngoài mục tiêu cải thiện thu nhập, còn tạo ra thêm nhiềuviệc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, nơi mà tỉ lệ thất nghiệp chiếm
tỷ lệ tương đối lớn Từ những công việc kinh doanh nhỏ, người vay vốn biếtcách đầu tư vào những công việc kinh doanh có vốn cao hơn và cũng thông qua
đó học cách làm kinh tế, thực hiện tiết kiệm, cải thiện vị thế của người phụ nữtrong gia đình, góp phần vào nỗ lực chung của công cuộc xoá đói giảm nghèo tạiViệt Nam
II Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo
trong thời gian qua
1 Các đặc điểm riêng của tài chính vi mô tại Việt Nam
Do ở Việt Nam, không giống như nhiều nước khác là đa số dân sốnghèo sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, đồng thời cũng do đặcđiểm phát triển kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam, nên ngành tài chính vi mô
ở Việt Nam có một vài đặc điểm riêng sau khác với các nước
1.1 Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động tài chính
vi mô
Ở hầu hết các nước, các tổ chức phi chính phủ là những người tiênphong trong công nghệ tín dụng vi mô Tại Việt Nam, phong trào này được triểnkhai thông qua bộ máy của các tổ chức đoàn thể đặt dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hay Liên đoàn Lao động ViệtNam, Hội Nông dân Những tổ chức chính trị xã hội này đã kết hợp với các tổchức phi chính phủ nước ngoài triển khai hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam
Trang 35nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính cho người nghèo Tronggiai đoạn đầu, sự gắn kết giữa các tổ chức tài chính vi mô với các tổ chức chínhtrị xã hội đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho tài chính vi mô, bởi chínhmạng lưới rộng khắp của các tổ chức đoàn thể này, đã giúp cho các tổ chức tàichính vi mô tiếp cận dễ dàng hơn với người nghèo, hiểu được khách hàng củamình là ai, đời sống của họ ra sao, từ đó đưa ra các hình thức dịch vụ tín dụngthích nghi, làm cho tài chính vi mô vươn rộng tới những xã nghèo nhất Bêncạnh đó, các tổ chức tài chính vi mô cũng tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào
và nhiều kinh nghiệm từ các tổ chức đoàn thể như cán bộ Hội Phụ nữ địaphương hiểu rất rõ về địa phương mình, lại có uy tín và luôn quan tâm, đôn đốc,tới khách hàng; sự gắn kết này còn giúp các tổ chức tài chính vi mô mở nhữngkhóa học hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn hiệu quả cho ngườinghèo
Tuy nhiên, cũng chính bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tàichính vi mô và các tổ chức đoàn thể khiến cho tổ chức tài chính vi mô đã gặpnhiều khó khăn trong việc tách ra trở thành tổ chức tài chính tín dụng độc lập,nền tảng thể chế của họ (xét về cán bộ và cấu trúc tổ chức) kém linh hoạt, khiến
họ chưa đáp ứng được với các quy định pháp lý mới và chưa sẵn sàng để đối mặtvới những thách thức trong tương lai, như TYM thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, được coi như là một “Ban” riêng nằm trong cơ cấu tổ chức của Hội,
do đó các hoạt động về cơ cấu tổ chức hay chính sách hoạt động, chiến lược củaTYM đều phải được sự phê duyệt của lãnh đạo Trung ương Hội, điều này khiếncho TYM bị thụ động trong chính các hoạt động phát triển của mình, thiếu sựlinh hoạt trong cải tiến sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng vàkhông có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết đủ để đầu tư vào cơ sở hạtầng về vật chất và con người của tổ chức Việc sử dụng những cán bộ Hội trong
Trang 36thời kì đầu đã mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng, song nhữngcán bộ này thường không có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng haytài chính vi mô, họ thiếu những kỹ năng phù hợp để điều hành, quản lý một tổchức tín dụng vi mô, nên xét về lâu dài, để có thể trở thành một định chế độc lậpthì các tổ chức tín dụng vi mô cần có các cán bộ có năng lực, chuyên trách và cónghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với tài chính vi mô Một điều nữa là, sự gắnkết chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội đồng nghĩa với việc các hoạt độngtài chính vi mô thường được xem là các chương trình phúc lợi xã hội do chínhphủ hỗ trợ hơn là các tổ chức hoạt động theo định hướng kinh doanh và pháttriển kinh tế Kể cả những người làm chính sách vẫn coi tài chính vi mô là hoạtđộng nhân đạo chứ chưa nhận thức đúng nó là một phần của ngành tài chính, vìthế chưa tạo điều kiện để TCVM hoạt động mang tính thể chế, không mang tínhchuyên nghiệp.
1.2.Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là thành thị
Đặc trưng thứ hai của tài chính vi mô Việt Nam là đại đa số kháchhàng ở vùng nông thôn Điều này không giống với các quốc gia khách có lĩnhvực tài chính vi mô phát triển và năng động, nơi mà đa số các tổ chức đóng ởcác trung tâm đô thị Bởi ở nước ta, nghèo đói phổ biến là trong những hộ có thunhập thấp và bấp bênh 75% số người nghèo đói ở nước ta sinh sống ở nông thôn
và hơn 30% các hộ nông dân nghèo sinh sống ở các vùng nghèo nhất của đấtnước Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp với điều kiện nguồnlực (đất đai, lao động ) rất hạn chế, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếpcận các nguồn lực trong sản xuất như vốn kỹ thuật, công nghệ không có điềukiện tiếp cận với hệ thống thông tin nên rất khó có khả năng chuyển đổi về việclàm sang các ngành nghề phi nông nghiệp để có thu nhập cao hơn Phụ nữ nông
Trang 37dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là nhữngnhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn,nhưng ít thu nhập hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do
đó ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại Hiệnnay, người nông dân đã tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn từ các dịch vụ tín dụngchính thức Tuy nhiên, người nghèo, nhất là những hộ gia đình nghèo không cótài sản thế chấp, vẫn khó tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức này Với tâm
lý em ngại, ít va chạm và nhiều trường hợp không biết chữ, nên người nghèo,đặc biệt là nữ chủ hộ, rất ngại tiếp xúc với các ngân hàng Thêm vào đó, việc cácngân hàng đặt ở trung tâm huyện thị càng làm cho những người nghèo, nhất lànhững người không có và/hoặc không biết sử dụng phương tiện giao thông, hiếmkhi ra khỏi làng xã của mình khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chínhchính thức Chính bởi sự liên kết với các tổ chức đoàn thể đã giúp các tổ chức tàichính vi mô giảm thiểu được chi phí hoạt động thông qua việc sử dụng cơ cấuhiện hành thay vì xây dựng một mạng lưới chi nhánh hoặc mạng lưới phân phối
có chi phí cao, do đó dễ tiếp cận hơn với những đối tượng khó khăn này
1.3.Ngân hàng cho vay chính sách được nhà nước tài trợ
Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách đã tạo ra một ngânhàng phi lợi nhuận cung cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính
ở mức giá bao cấp Ngoài ra ngân hàng còn được miễn trừ đối với nhiều điềukhoản quy định khác về điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại nhànước (NHTMNN) và sẽ không chịu tác động của khung điều tiết được đề xuấtdành cho các tổ chức tài chính quy mô nhỏ Kể từ khi được thành lập vào năm
2003 theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, nguồn vốn của NHCS ngày càngđược mở rộng, đa số được cấp từ ngân sách nhà nước, ngoài ra còn được bổ
Trang 38sung bởi nguồn đóng góp bắt buộc với tỉ lệ 2% tiền gửi VND từ các NHTMNN.Với cơ sở vốn dồi dào, NHCSXH được đặt vào vị trí chiếm thị phần thống trịtrong thị trường tài chính vi mô.
Chính bởi đặc điểm này đã tạo nên sự méo mó về lãi suất và tạo ramột thị trường phi cạnh tranh trong việc cung cấp vốn cho người nghèo ở ViệtNam dẫn đến việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả
2 Những nhà cung cấp tài chính vi mô chính ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà cung cấp tài chính vi mô có thể được nhóm lại thành 3
khối chính sau:
Bảng 2 : Các nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam
- Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
(NHNoVN)
- Ngân hàng Chính sách Xã hội
Việt Nam (NHCSXH).
- Các Quỹ tín dụng Nhân dân.
- Công ty Dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện Việt Nam.
- 58 Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế.
- 4 tổ chức TCVM được chính phủ công nhận:
+ Quỹ tình thương (TYM).
+ Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP).
+ Trung tâm phát triển vì Người nhèo (PPC).
+ Quỹ hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Uông Bí.
- Họ/Hụi
- Họ hàng, bạn bè, hàng xóm
Trang 39Tuy nhiên, khách hàng của các khu vực này cũng rất khác nhau, tùytheo thu nhập của người vay Theo sơ đồ 1 dưới đây thì ta thấy thị trường chínhcủa NHNo và QTDND tập trung vào nhóm khách hàng ở phân đoạn thị trườngkhách hàng thu nhập trung bình và thu nhập cao, trong khi đó NHCSXH và các
tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tập trung nhiều hơn vào phân đoạn kháchhàng có thu nhập thấp, khách hàng nghèo đói Sở dĩ có sự phân đoạn thị trườngnày là do lịch sử hình thành của các tổ chức, quy định của nhà nước và chiếnlược, mục tiêu của tổ chức
Sơ đồ 2: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô
Doanh nghiệp trung bình và lớn
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Hộ gia đình không nghèo
Hộ nghèo và hộ đói
Ngân hàng Chính sách
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Các tổ chức,
chương trình tài chính vi mô bán chính thức
Ngưỡng
đói
Ngưỡng
nghèo
Trang 40Thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô lớn này ở cảkhu vực chính thức và bán chính thức, ta sẽ có cái nhìn tổng quan vào sự đónggóp của các tổ chức này tới công tác xóa đói giảm nghèo qua quy mô cho vay,địa bàn hoạt động và các hoạt động tới người nghèo của các tổ chức
III.1 Khu vực chính thức
Ở khu vực này đang có hai tổ chức tài chính nổi trội đang cung cấpTCVM ở Việt Nam là NHNo và NHCSXH
III.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHCSXH được thành lập năm 2003, tiếp nhận chương trình chovay món nhỏ cho đối tượng chính sách và các chương trình cho vay trực tiếp củagiai đoạn trước được quản lý bởi các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhànước (NHTMNN) và các tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng phục vụ ngườinghèo trước đây Chiến lược phát triển tổ chức của NHCSXH lấy mô hình pháttriển của Ngân hàng Rakyat Indonessia làm bài học kinh nghiệm Tính đến nay,Ngân hàng đã thiết lập 64 chi nhánh cấp tỉnh,thành phố và 608 Phòng giao dịchcấp huyện, hơn 8.500 điểm giao dịch tại xã, phường Mục tiêu chủ yếu củaNHCS là cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và những đối tượng xã hội
và chính sách theo quy định Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện 2 phương thứccho vay: (1) Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội (2)Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng
Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426
tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000 Tốc
độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm.Đến 31/12/2005, tổng nguồn vốn đạt 20.241 tỷ đồng tăng 30,20% so năm 2004
và tăng gấp 2,85 lần so với 2002, mức tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt