1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh

91 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định vị thế cạnh tranh của một số Trung tâm tiệc cưới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Th.S Nguyễn Nguyên Phương
Thể loại NCKH
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.6 Kết cấu đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ (11)
    • 2.1. Các khái niệm về cạnh tranh (11)
      • 2.1.1 Định nghĩa về cạnh tranh (11)
      • 2.1.2 Năng lực cạnh tranh (13)
      • 2.1.3 Vị thế cạnh tranh (14)
    • 2.2 Các học thuyết về năng lực cạnh tranh (16)
      • 2.2.1 Mô hình kim cương của Michael E.Porter (16)
      • 2.2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (1979) (18)
      • 2.2.3 Lý thuyết cạnh tranh VRIN – Barney (19)
      • 2.2.4 Phương pháp của Thompson – Strickland (2001) (20)
    • 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan (23)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước (24)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước (26)
    • 2.4 Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài (27)
    • 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (27)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1. Tiến trình và phương pháp nghiên cứu (32)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (32)
      • 3.2.1 Tổ chức nghiên cứu (32)
      • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính (35)
    • 3.3 Nghiên cứu định lượng (37)
      • 3.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo (37)
      • 3.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (37)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy (38)
      • 3.3.4 Phương pháp thống kê mô tả (Statistics) (38)
      • 3.3.5 Đo lường trọng số cho các nhân tố (38)
      • 3.3.6 Đo lường năng lực cạnh tranh của các TTTC (40)
      • 3.3.7 Xác định vị thế cạnh tranh của các TTTC (40)
      • 3.3.8 Đối tượng được điều tra khảo sát, kích thước mẫu (41)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (43)
    • 4.1 Tổng quan và thực trạng một số nhà hàng tiệc cưới được đề cập (43)
      • 4.1.1 Trung tâm tiệc cưới Phú Nhuận (Đường Trần Huy Liêu, Quận Phú Nhuận) (43)
      • 4.1.2 Nhà hàng Capella Parkview (03 Đặng Văn Sâm, phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh) (43)
      • 4.1.3 Trung Tâm Hội Nghị & Tiệc Cưới Metropole (216 Lý Chính Thắng, 9, Quận 3, Hồ Chí Minh) (43)
      • 4.1.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Phú Nhuận Plaza (44)
      • 4.1.5 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Capella Parkview (45)
      • 4.1.6 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Metropole (46)
    • 4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu (47)
      • 4.2.1 Giới tính (47)
      • 4.2.2 Thu nhập (47)
    • 4.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (48)
    • 4.4 Xác định mức độ quan trọng của các nhân tố (52)
      • 4.4.1 Nhân viên phục vụ (0.1990) (54)
      • 4.4.2 Thương hiệu (0.1985) (55)
      • 4.4.3 Năng lực quản lý (0.2004) (56)
      • 4.4.4 Sản phẩm (0.2023) (57)
      • 4.4.5 Cơ sở vật chất (0.1998) (58)
    • 4.5 Xác định năng lực cạnh tranh của các trung tâm tiệc cưới (59)
      • 4.5.1 Trung tâm tiệc cưới Phú Nhuận Plaza (59)
      • 4.5.2 Trung tâm tiệc cưới Capella Parkview (61)
      • 4.5.3 Trung tâm tiệc cưới Metropole (62)
    • 4.6 Xác định vị thế cạnh tranh của các trung tâm tiệc cưới (63)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (66)
    • 5.1. Kết quả phân tích (66)
    • 5.2. Một số hàm ý quản trị (66)
      • 5.2.1 Sản phẩm (66)
      • 5.2.2 Năng lực quản lý (67)
      • 5.2.3 Cơ sở vật chất (67)
      • 5.2.4 Nhân viên phục vụ (68)
      • 5.2.5 Thương hiệu (69)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (69)
  • KẾT LUẬN (70)
  • Tài liệu tham khảo (71)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khuynh hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế thị trường ngày một mạnh mẽ, quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế khách quan mà doanh nghiệp nào đã vào hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu ảnh hưởng Vì vậy, tổ chức phải có được các nguồn lực đủ mạnh để có thể mang lại những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh Việc nhận biết được những nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh là vấn đề bắt buộc cho doanh nghiệp để duy trì và phát triển nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững trong tương lai

So với nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh trung tâm hội nghị - tiệc cưới đang mang lại doanh thu khá lớn Theo số liệu thống kê, với con số khoảng 47.000 người kết hôn mỗi năm, ngành công nghệ tiệc cưới này có doanh thu gần 10.000 tỷ đồng/năm với lợi nhuận 20 - 30%, cộng mức tăng trưởng 10-15% và rất nhiều yếu tố thuận lợi khác như: đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, sinh lời cao,…Tuy nhiên, trong tình hình môi trường kinh doanh thực tế, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tiệc cưới ở tất cả các phân khúc, từ bình dân, cấp trung cho đến cao cấp đang diễn ra quyết liệt của hơn một trăm trung tâm tiệc cưới từ thấp đến cao cấp đã tạo ra sức ép cạnh tranh quyết liệt Và khi cung vượt cầu, khách hàng có nhiều cơ hội để chọn lựa dịch vụ, nếu muốn tồn tại, cần phải khẳng định được chất lượng và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng, khiến cho khách hàng quay trở lại cũng như chủ động giới thiệu thông tin đến người khác

Trước thực trạng đó, việc xác định những nhân tố tạo ra và tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, so sánh để xác định được vị thế của doanh nghiệp nhằm biết được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, từ đó gợi ý một số hàm ý quản trị để tập trung nguồn lực thúc đẩy vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp giành được ưu thế so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành là điều hết sức cần thiết Vì thế, tác giả đã chọn lựa đề tài “ Xác định vị thế cạnh tranh của một số nhà hàng tiệc cưới tại Tp Hồ Chí Minh ” làm đề tài nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm xác định vị thế cạnh tranh của một số nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn Tp.HCM Trong đó có các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh bên trong của các nhà hàng tiệc cưới;

- Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố;

- Đo lường năng lực cạnh tranh bên trong của 03 nhà hàng tiệc cưới được chọn thông qua khảo sát và từ đó so sánh vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp được khảo sát;

- Với vai trò là quản lý của TTTC có vị thế cạnh tranh thấp nhất, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho nhà hàng tiệc cưới này.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, nghiên cứu tập trung xác định vị thế cạnh tranh và so sánh năng lực cạnh tranh bên trong của 03 nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn Phú Nhuận và Quận 3, cụ thể là Phú Nhuận plaza, Capella Parkview và Metrople

Về không gian: đề tài giới hạn trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, cụ thể là khu vực các quận Phú Nhuận, Quận 3

Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đo lường năng lực cạnh tranh bên trong của một số trung tâm tiệc cưới và so sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó

Khách thể nghiên cứu của đề tài là những thực khách thực tế của các trung tâm tiệc cưới

Nghiên cứu áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Phương pháp định tính: thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh; xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh động của nhà hàng tiệc cưới; tổng hợp những thông tin thứ cấp từ các website, các bài báo nghiên cứu về chủ đề này

Phương pháp định lượng: khảo sát năng lực cạnh tranh thông qua bảng câu hỏi Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng và tổng hợp, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA và ma trận hình ảnh cạnh tranh

Kết cấu của đề tài gồm có 5 chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài

Nội dung chương cung cấp thông tin tổng quát về toàn bộ nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tóm tắt một số công trình nghiên cứu trước đây có liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Nội dung chương trình bày quá trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4 bao gồm các nội dung về phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu Chương 5: Giải pháp và kiến nghị

Phần cuối cùng của nghiên cứu trình bày về các hàm ý quản trị từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Phương pháp định tính: thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh; xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh động của nhà hàng tiệc cưới; tổng hợp những thông tin thứ cấp từ các website, các bài báo nghiên cứu về chủ đề này

Phương pháp định lượng: khảo sát năng lực cạnh tranh thông qua bảng câu hỏi Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng và tổng hợp, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA và ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Kết cấu đề tài

Kết cấu của đề tài gồm có 5 chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài

Nội dung chương cung cấp thông tin tổng quát về toàn bộ nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tóm tắt một số công trình nghiên cứu trước đây có liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Nội dung chương trình bày quá trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4 bao gồm các nội dung về phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu Chương 5: Giải pháp và kiến nghị

Phần cuối cùng của nghiên cứu trình bày về các hàm ý quản trị từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ

Các khái niệm về cạnh tranh

2.1.1 Định nghĩa về cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp nên có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh, ta có thể thấy qua các định nghĩa sau đây:

Cạnh tranh có nguồn gốc Latinh (competere) nghĩa là tham gia tranh đua với nhau (Neufeldt, 1996) Cạnh tranh cũng có nghĩa là nổ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sự cạnh tranh (competition) là sự kiện trong đó cá nhân hay tổ chức cạnh tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được

Theo Từ điển Bách Khoa của Việt Nam, “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”

Theo cuốn Kinh tế học của P.Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”

Theo Michael Porter (1980) thì cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Cũng theo Michael Porter (1996), ở cấp độ doanh nghiệp thì cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, ngày nay, bản chất của cạnh tranh không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng

12 hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành… Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ

Ngoài ra còn có nhiều diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:

Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua lẫn nhau giữa nhiều chủ thể cùng tham dự nhằm giành lấy phần thắng

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án…), đó là một loạt điều kiện có lợi (một thi trường, một khách hàng…) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…

Thứ tư, nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau được sử dụng trong quá trình tham gia cạnh tranh của các chủ thể như: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp, cao, ổn định giá, định giá theo thị trường, giá phân biệt, bán phá giá), cạnh tranh bằng nghệ thuật bán hàng, chiến lược phân phối sản phẩm, hình thức thanh toán, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…

Từ những quan niệm trên, tác giả cũng đưa ra quan điểm riêng về khái niệm cạnh tranh như sau: cạnh tranh là một hoạt động kinh tế nhằm tiến đến mục tiêu của các chủ thể kinh tế, họ ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục đích của mình, chiếm lĩnh thị trường, giành lấy thị phần cũng như khách hàng, điều kiện sản xuất,… có lợi nhất Và một mục đích chung mà mọi chủ thể hướng đến là tối đa hóa lợi ích, hay là lợi nhuận đối với chủ thể kinh doanh

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay các nhà kinh tế học vẫn chưa có sự thống nhất rõ ràng về việc định nghĩa khái niệm này

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm

1980 Theo Aldington Report (1985), “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”

Năm 1998, Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” Vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn

Theo Michael Porter (1996), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác và sử dụng các ưu thế, các năng lực độc đáo của mình để có thể đứng vững trước các áp lực cạnh tranh như: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế

Các học thuyết về năng lực cạnh tranh

2.2.1 Mô hình kim cương của Michael E.Porter

Mô hình viên kim cương là mô hình kinh tế được phát triển bởi Michael Porter trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh tranh của các quốc gia Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, nhũng thuộc tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó

Porter đề cập đến bốn thuộc tính này như là bốn yếu tố của mô hình kim cương Trong đó, ông lập luận rằng các công ty có khả năng thành công cao nhất tại ngành hoặc phân ngành trong đó mô hình kim cương đạt thuận lợi nhất Ông cũng cho rằng mô hình kim cương là một hệ thống tương tác và củng cố lẫn nhau Tác động của một thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của thuộc tính khác Ví dụ, theo Porter các điều kiện về cầu thuận lợi không mang lại lợi thế cạnh tranh trừ khi tình hình cạnh tranh nội bộ ngành đủ để công ty phản ứng lại các điều kiện đó

Trong mô hình này của tác giả Michael Porter, các yếu tố được đề cập như: Các điều kiện về sản xuất, các điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh nội bộ ngành Sự hiện diện của bốn thuộc tính là yêu cầu để hình thành nên mô hình kim cương nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó, còn có hai yếu tố khác tác động đến mô hình này là chính phủ và cơ hội Dù mô hình kim cương luôn được nhắc đến trong các nghiên cứu liên quan đến chủ đề về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên mô hình không được áp dụng trong đề tài vì những yếu tố trong mô hình đề cập là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, không phản ảnh được năng lực cạnh tranh bên trong của doanh nghiệp như đã xác định ở phạm vi nghiên cứu ban đầu

Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh nội bộ ngành

Các điều kiện về sản xuất

Các điều kiện về nhu cầu

Ngành hỗ trợ và liên quan

Hình2-1: Mô hình kim cương của Michael Porter

2.2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (1979)

Theo một mô hình khác của Michael Porter, mô hình 5 áp lực cạnh tranh, thì bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh

Hình 2-2: Mô hình 05 áp lực cạnh tranh của Michael E Porter

Theo mô hình, các áp lực cạnh tranh được đề cập đó là: Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp; áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn; áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế; áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các yếu tố được đề cập trong mô hình trong thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp Giống như các hoạt động kinh doanh khác, dịch vụ nhà hàng tiệc cưới cũng chịu những áp lực cạnh tranh trên Ví dụ như áp lực cạnh tranh từ khách hàng, có thể thấy khách hàng là một yếu tố được xem là có những ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Hay áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn, trong bối cảnh hiện nay, thị trường tiệc cưới có sự phân hóa ngày càng rõ rệt với những trung tâm tiệc cưới ở phân khúc trung và cao cấp Mỗi năm có nhiều trung tâm hội nghị tiệc cưới mọc lên từ các quận từ trung tâm đến vùng ven Thậm chí có doanh nghiệp địa ốc cũng đang hướng hoạt động kinh doanh theo hướng này Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, dịch vụ tiệc cưới cũng có những sản phẩm thay thế mang tính bất ngờ, khó đoán chẳng hạn như dịch vụ tổ chức tiệc cưới buffet, tiệc cưới ngoài trời,

Nguy cơ bị đe dọa bởi sản phẩm thay thế

Quyền thương lượng của nhà cung ứng

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc

Quyền thương lương của người mua

Mô hình trên của Michael Porter giúp xác định các yếu tố để giúp các doanh nghiệp tìm ra ưu thế nổi trội hơn các đối thủ, hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động Tuy nhiên, các yếu tố này không phù hợp khi đưa vào mô hình nghiên cứu của đề tài

2.2.3 Lý thuyết cạnh tranh VRIN – Barney

Từ mô hình VRIN của Barney (1991) có thể giúp xác định được nguồn lực có phải là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững Để làm cơ sở cho lợi thế cạnh cạnh tranh bền vững, nguồn lực phải đáp ứng được các yếu tố sau:

Giá trị: doanh nghiệp cần có những nguồn lực giá trị lớn hơn, các loại chi phí và lợi nhuận ở mức cân đối, so với các nguồn lực tương tự trong các công ty cạnh tranh

Nó có thể giúp công ty khai thác tốt các cơ hội để tạo ra giá trị cho khách hàng hoặc làm vô hiệu hóa các mối đe dọa của môi trường Trong nghiên cứu về TTTC, giá trị được thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh có thể là nghi lễ cưới với các yếu tố mới lạ về khánh tiếc, âm nhạc, dẫn chương trình, trang trí, thực đơn,…

Hiếm có: yếu tố hiếm có bao gồm các nguồn lực phải có ý nghĩa tương đối, khan hiếm đối với nhu cầu sử dụng của mình hoặc những gì nó tạo ra Khả năng bị chiếm giữ rất ít đối với các doanh nghiệp hay đối thủ tiềm tàng Một lợi thế mà TTTC đã tận dụng được trong ngành chính là lợi thế về dân số và vị trí địa lý, với số lượng dân số vàng của Việt Nam và các mặt bằng thích hợp Theo tính toán của một nhà đầu tư, vị trí mặt bằng chiếm đến 50% thành công của trung tâm tổ chức tiệc cưới Chính vì đặc thù này nên nhiều nhà đầu tư vẫn không thành công được ở lĩnh vực kinh doanh tiệc cưới, dù có nguồn vốn lớn Lý do đơn giản bởi vì họ không tìm được một địa thế đẹp, đông dân cư, giao thông thuận tiện với quỹ đất lớn để xây nhà hàng Sự khan hiếm mặt bằng ở những vị trí đắc địa càng khiến những dự án mới khó khăn hơn trong sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều đối thủ cùng lúc Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư ngoại cũng đang nhòm ngó thị trường hấp dẫn này, khiến cuộc đối đầu trong TTTC ngày càng gay gắt

Không thể bắt chước: yếu tố này mang ý nghĩa rất khó để bắt chước Nó được tạo ra trong những điều kiện lịch sử độc đáo, duy nhất, khó phân biệt, đòi hỏi sự phối

20 hợp phức tạp của nhiều yếu tố khác nhau vì vậy các đối thủ cạnh tranh khó phát hiện và khó bắt chước Ở đây có thể nghĩ đến vấn đề về ý tưởng tổ chức tiệc và nhân sự Ở mỗi trung tâm tiệc cưới sẽ có đội ngũ nhân sự riêng với những ý tưởng và khả năng khác nhau Họ sẽ cho ra đời những chương trình đảm bảo các phần chính, nhưng không thiếu những nét phá cách tạo nên nét riêng của từng TTTC Điều này cũng liên quan đến các điều kiện về các yếu tố sản xuất thể hiện sự đầu tư chăm chút của các TTTC đối với các chương trình của họ dành cho khách hàng

Không thể thay thế: các loại nguồn lực khác nhau không thể thay thế được chức năng Nó không có khả năng thay thế được, ví dụ như những kiến thức về kinh tế hay là những mối quan hệ xã hội mà doanh nghiệp có được xây dựng trên mối liên hệ tin cậy, thân thiết

Các tiêu chí của khung thuyết VRIN làm rõ những qui tắc đưa ra thực tiễn tốt nhất như những nguồn lợi thế cạnh tranh Nếu đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng hiểu và sao chép năng lực của doanh nghiệp thì đó không phải là nguồn lợi thế năng lực cạnh tranh Lý thuyết cạnh tranh VRIN – Barney nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồn lực tạo ra năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đây cũng là một lý thuyết nhấn mạnh vào các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, phù hợp với đề tài nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp của Thompson – Strickland (2001)

Theo Thompson – Strickland (2001), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ bao hàm các nhân tố chủ quan phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân tố khách quan, các yếu tố môi trường kinh doanh (những nhân tố này rất quan trọng khi lượng hóa năng lực cạnh tranh quốc gia)

Các nghiên cứu trước có liên quan

Trong và ngoài nước, có rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh với nhiều cách tiếp cận đa dạng Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những hiểu biết vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này tiếp tục phát triển nghiên cứu về sau Một số công trình tiêu biểu được liệt kê như sau:

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Với chủ đề liên quan đến phạm vi nội dung về các trung tâm tiệc cưới, tác giả Hà Thị Hớn Tươi (2008) thực hiện luận văn thạc sĩ “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ” của trường ĐH Kinh tế Tp.HCM Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tác giả xác định các nhân tố tác độn đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới Mô hình dựa trên nền tảng của mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng của Parasuraman với số lượng mẫu là 220 Đề tài vẫn tiếp cận dựa trên việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, và đánh giá chỉ dịch vụ của công ty nên chưa có thể so sánh với các công ty cùng ngành

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Hà (2012) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng Rainbow” Nghiên cứu vẫn tiếp cận theo phương pháp định lượng, xây dựng mô hình hồi quy gồm các nhân tố: khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ tin cậy, sự đồng cảm, phương tiện vật chất hữu hình, tiếp cận thuận tiện, giá cả Từ kết quả tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng Đinh Phương Anh Thư (2015) cũng tiến hành nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm hội nghị tiệc cưới Unique” Nghiên cứu đơn thuần sử dụng phương pháp định tính để phân tích sơ lượt các yếu tố của môi trường vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp, sau đó dựa trên phân tích đó trình bày các giải pháp cho doanh nghiệp

Lê Lương Huệ cùng tác giả (2010) đã có nghiên cứu “Sử dụng phương pháp chuyên gia và ma trân hình ảnh cạnh tranh trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến việc vận dụng phương pháp chuyên gia trong việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đây là nghiên cứu có phương pháp tương đối tương đồng với phương pháp nghiên cứu của bài

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu tuy không đề cập đến các trung tâm tiệc cưới nhưng có nội dung liên quan đến việc đánh giá năng lực cạnh tranh Cụ thể như tác giả Huỳnh Thanh Nhã và La Hồng Liên (2015) tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại thành phố

Cần Thơ” Bài viết phân tích hiện trạng của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân tại Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng cụ thể là tỉnh Cần Thơ đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Cần Thơ

Nguyễn Thiên Phú (2013) với đề tài “Các yếu tố nội bộ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương”, công trình nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Hoa Sen, khoa Kinh tế - Thương mại Nghiên cứu trình bày về thời kì cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang trải qua Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể tại tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các giải pháp ưu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi tạo đà cho doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài

Tác giả Hoa Hữu Cường (2010) thực hiện nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Hà Nội Luận văn tập trung trình bày và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, khái quát thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết phần nào những vấn đề bất cập và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Một nghiên cứu của Thạc sĩ kinh tế Hồ Hương Lam, vào năm 2008 với đề tài

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế” Theo như nghiên cứu của Hồ Hương Lam thì mục đích nghiên cứu của đề tài là thực trạng kinh doanh của Tổng công ty VTC và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đồng thời đề tài cũng muốn chứng tỏ rằng Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình cũng không kém các nước phát triển khác trên thế giới Dù đề tài có đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh, nhưng thực tế xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ, từ việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh Kết quả của bài nghiên cứu đã thể hiện rõ tình hình thực tại của Tổng công ty VTC, đưa ra các yếu kém và giải quyết những yếu kém đó một cách thích hợp nhất Đề tài phân tích các yếu tố tạo ra

26 năng lực cạnh tranh, tuy nhiên để xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải có đối trọng để so sánh Vì thế, đề tài chỉ dừng ở mức xác định được các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh

2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu “Modern wedding industry in Egypt: the influence of key wedding venue attributes on newlywed couple satisfaction and future intention”

(Ngành công nghiệp tiệc cưới hiện đại tại Ai Cập: Tác động của các nhân tố của các trung tâm tiệc cưới đối với sự hài lòng của các cặp đôi và ý định tương lai của họ) được tiến hành bởi Eman A Mahmoud (2015), nghiên cứu này đã khảo sát các cặp vợ chồng Ai Cập về nhận thức và ý định trong tương lai của họ về địa điểm tổ chức đám cưới ở thành phố Alexandria, bao gồm 9 khía cạnh chính của dịch vụ, giá cả, thực phẩm và đồ uống, bầu không khí, giải trí, tiện nghi, vị trí, sự có sẵn và trang trí Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trung tâm có sảnh lớn và phòng khiêu vũ Các nhân tố đều được chứng minh có tác động đến sự hài lòng của các cặp đôi Từ đó tác giả đề xuất giải pháp đến các doanh nghiệp

Nghiên cứu của Elizna Burger and Melville Saayman (2009) “Key success factors in managing a conference centre in South Africa”(Những nhân tố chính tác động đến hiệu quả quản lý trung tâm hội nghị tại Nam Phi) cũng dựa trên phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra mô hình tác động đến hiệu quả quản lý, bao gồm sáu yếu tố là các hoạt động và bày trí, hoạt động marketing, cách thức vận hành, lập kế hoạch, thiết kế và đánh giá nguồn nhân lực Kết quả cũng cho thấy rằng nhân viên được đào tạo tốt là rất quan trọng, cũng như việc bố trí cơ sở vật chất cần được dựa trên nhu cầu của người tổ chức hội nghị và người tham dự Nghiên cứu này có ý nghĩa đối với chương trình giảng dạy của các tổ chức đại học cung cấp các sự kiện và hội nghị du lịch, tiệc cưới

Theo nghiên cứu của Grorgy Kadocsa et al (2011), “Macro and Micro Economic

Factors of Small Enterprise Competitiveness “ (Nhân tố môi trường vi mô và vĩ mô của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ) đề cập các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh cảu các doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: marketing, sự đổi mới, hiệu suất, phát

27 triển dựa trên tri thức, nguồn vốn, cấu trúc quản lý tổ chức, hiệu quả chi phí, sự đồng thuận nội bộ

Nghiên cứu của Lalinsky (2008), các yếu tố nội bộ ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh bao gồm: năng lực quản lý, hiệu quả của hoạt động quản lý, định hướng giảm chi phí, hiệu quả của bộ máy lãnh đạo và quy mô sử dụng công nghệ truyền thông Nghiên cứu của Perter Boxall cùng tác giả (2003) và một số các nghiên cứu khác chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua chiến lược nhân sự phù hợp.

Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài

Tổng quan các đề tài nghiên cứu trong nước lẫn nước ngoài về lợi thế cạnh tranh cho các trung tâm hội nghị tiệc cưới cho thấy có một vài khoảng trống nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này đóng góp ba vấn đề mới như sau:

Thứ nhất, các đề tài trước đây đa phần xoay quanh vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà hàng tiệc cưới, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về năng lực cạnh tranh bên trong của các nhà hàng tiệc cưới

Thứ hai, các nghiên cứu đa phần dùng thang đo đánh giá một trung tâm tiệc cưới, và chưa sử dụng cùng thang đo đánh giá các trung tâm cùng ngành để có thể so sánh vị thế cạnh tranh giữa các trung tâm tiệc cưới đó

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu sử dụng mô hình Thompson – Strickland gồm 13 yếu tố làm cơ sở nghiên cứu cùng một số mô hình nghiên cứu trước có liên quan Trong đó có 03 yếu tố không có trong nhà hàng tiệc cuới sẽ bị loại đó là: Tổ chức xuất khẩu; Năng lực thanh toán quốc tế, Năng lực xử lý tranh chấp thương mại

Theo Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương, trình độ công nghệ được hiểu là sản phẩm kết tinh trí tuệ và tri thức của con người vào trong yếu tố vật chất mà cốt lõi là công cụ và phương tiện máy móc kỹ thuật Vậy trong lĩnh vực nhà hàng tiệc

28 cưới, yếu tố “Trình độ công nghệ sản xuất” theo cách tiếp cận này sẽ được hiểu như là

“Cơ sở vật chất” trong quá trình cung cấp dịch vụ Đối với yếu tố “Nguồn nhân lực”, theo TS Lê Thị Mỹ Linh (2009) “Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh để hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp” Đây chính là yếu tố nhắc đến vai trò của nhân viên trong tổ chức Vì vậy, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhà hàng tiệc cưới này, yếu tố “Nguồn nhân lực” sẽ được đề cập với tên gọi là “Nhân viên phục vụ”

Năng lực cạnh tranh về giá trong mô hình Thomson-Strickland được hiểu là khả năng định giá bán cho sản phẩm sao cho tối đa hóa giá trị thu về Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm Từ định nghĩa này, yếu tố

“Năng lực cạnh tranh về giá” sẽ được đặt tên là yếu tố “Sản phẩm” khi xét trong bối cảnh của nhà hàng tiệc cưới

Quản trị thương hiệu là các hoạt động góp phần làm giá trị của sản phẩm tăng lên và lòng trung thành của khách hàng được củng cố thông qua hình ảnh tích cực hoặc một sự nhận diện thương hiệu mạnh, tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh Mục tiêu xây dựng hình ảnh, uy tín cũng chính là việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Vì thế, yếu tố “Thương hiệu” được sử dụng trong nghiên cứu mang cùng ý nghĩa của yếu tố “hình ảnh- uy tín” trong mô hình gốc của Thomson-Strickland

Năng lực tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là khả năng phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất với hiệu quả cao Xét theo cách hiểu trên, ứng với lĩnh vực nhà hàng tiệc cưới, đây sẽ là yếu tố “Năng lực quản lý” trong việc điều phối tiệc để sử dụng các nguồn lực hợp lý nhất cũng như triển khai dịch vụ tốt nhất

Yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp” được hiểu là một phương pháp quản lý kinh doanh được xây dựng và thực thi bởi tất cả các thành viên, thể hiện một bản sắc, phong

29 cách riêng, có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu đặc trưng, thể hiện những ý nghĩa, hình ảnh và giá trị nhất định đối với các đối tượng hữu quan, và được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để tạo lập lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu khi hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những biểu trưng trực quan và phi trực quan Theo cách hiểu trên, một số yếu tố như về nghi thức đặc trưng, về thái độ đã được bao hàm trong các yếu tố khác của mô hình nên yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp” không được đề cập trong mô hình đề xuất để tránh lập lại

Các nhân tố còn lại như “Tài chính doanh nghiệp”, “Nghiên cứu thị trường”,

“Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác”, “Khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi” tuy có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh bên trong của nhà hàng tiệc cưới, nhưng các yếu tố này không phải là tiêu chí bề nổi, và đối tượng khảo sát là những thực khách thực tế của nhà hàng nên họ sẽ không thể đưa ra đánh giá cho những yếu tố trên

Vậy, từ những nhân tố trong mô hình lý thuyết của Thompson – Strickland, tác giả tiến hành phân tích, thảo luận nhóm, phỏng vấn các chuyên gia và ban giám đốc của một số nhà hàng tiệc cưới, và đưa ra được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh nội bộ của các nhà hàng tiệc cưới tập trung vào 05 nhân tố như sau:

Thứ nhất, xét về góc độ nguồn nhân lực, nhân tố “Nhân viên phục vụ” được đưa vào bài nghiên cứu vì vai trò của nó vô cùng quan trọng Đây là lực lượng tương tác trực tiếp với khách hàng và tham gia trực tiếp trong quá trình triển khai dịch vụ trong tiệc cưới Yếu tố này đã được đề cập và chứng minh là quan trọng trong các mô hình và các nghiên cứu trước đây Nhân viên phục vụ sẽ được đánh giá ở các khía cạnh về khả năng phục vụ, kinh nghiệm, thái độ và trang phục

Thứ hai, nhân tố “Thương hiệu” được kế thừa đưa vào mô hình Đối với khách hàng, thương hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho người tiêu dùng nhận thức và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp mình đối với sản phẩm doanh nghiệp khác Đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, giúp doanh nghiệp sở hữu vũ khí sắc bén trong cạnh tranh Với một thương hiệu mạnh, người tiêu

30 dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh Các tiêu chí được đánh giá bao gồm khả năng dễ nhận biết, sự uy tín, cảm nhận sự an toàn và tự tin, phần đánh giá các hoạt động quảng bá thương hiệu, và khả năng nhận biết thương hiệu

Thứ ba, xét về năng lực tổ chức sản xuất, nhân tố “Năng lực quản lý”cũng được đề xuất trong mô hình Năng lực quản lý đóng vai trò trực tiếp trong việc hoàn thiện chất lượng phục vụ của các TTTC Thông qua hoạt động điều phối, tổ chức, bố trí, quy trình phục vụ trở nên tốt hơn, nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tránh được những sai xót trong khi phục vụ Chính điều này sẽ làm cho khách hàng đánh giá cao năng lực của TTTC đó Nhân tố sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí liên quan đến khả năng tổ chức hoạt động, xử lý tình huống an ninh, tổ chức bố trí, giải quyết sự cố và các vấn đề phát sinh khác đảm bảo cho quá trình tổ chức tiệc cưới được diễn ra thông suốt và đáp ứng nhu cầu khách hàng, đóng góp trong việc hình thành năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thứ tư, nhân tố “Sản phẩm” của các nhà hàng tiệc cưới bao hàm cả sản phẩm và dịch vụ Đây cũng là nhân tố được đưa vào rất nhiều nghiên cứu vì sản phẩm được xem là phần cốt lõi trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh Dựa trên sản phẩm, các doanh nghiệp mới có thể xây dựng được năng lực cạnh tranh của mình, các đặc tính của sản phẩm để đưa ra chiến lược cạnh tranh thích hợp Chất lượng sản phẩm góp phần lớn trong việc hình thành năng lực cạnh tranh Các tiêu chí hỗ trợ đánh giá về nhân tố sản phẩm bao gồm thực đơn của các nhà hàng tiệc cưới, giá cả, phương thức thanh toán, công nghệ tổ chức gồm quy trình tổ chức nghi lễ cưới, khánh tiết, và sự đa dạng của các gói dịch vụ

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Tiến trình và phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn 1: Căn cứ vào các lý thuyết trên, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để tiến hành thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của những chuyên gia đầu ngành để chọn ra các nhân tố và nhóm biến quan sát

Giai đoạn 2: Dựa vào các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của nhà hàng tiệc cưới, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn 130 khách hàng của các nhà hàng tiệc cưới tại Tp.HCM Kết quả phỏng vấn được nhập liệu và dùng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định thang đo, phân tích EFA và hồi quy Sau đó, tác giả tiến hành tính trọng số cho các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh bên trong của doanh nghiệp

Giai đoạn 3: Tác giả tiến hành khảo sát khách hàng tại các trung tâm tiệc cưới đã xác định ở bước nghiên cứu định tính, sử dụng mức điểm mà khách hàng đánh giá cho từng tiêu chí nhân với trọng số của tiêu chí đó Sau đó so sánh điểm số của các doanh nghiệp để xác định thứ tự về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó xác định vị trí của doanh nghiệp theo từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính

Dựa trên phần cơ sở lý luận về các mô hình và nghiên cứu có liên quan, tác giả tổng hợp được thang đo gồm 5 nhân tố với 24 biến quan sát Nội dung cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3-1 Bảng mô tả thang đo đề xuất

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

I NHÂN VIÊN PHỤC VỤ (NVPV)

1 NVPV1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt Huỳnh Thanh Nhã & La

Hồng Liên (2015), Hà Thị Hớn Tươi (2008), Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Elizna Burger & Melville Saayman

2 NVPV2 Kinh nghiệm phục vụ của nhân viên tốt

3 NVPV3 Thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng ân cần

Trang phục của nhân viên gọn gàng

Thương hiêu trung tâm tiệc cưới được nhiều người biết đến

Huỳnh Thanh Nhã & La Hồng Liên (2015), Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Thompson – Strickland (1998)

6 TH 2 Công ty có thương hiệu uy tín

Khách hàng có cảm nhận an toàn, tự tin khi sử dụng dịch vụ

Công ty có các hoạt động quảng bá thương hiệu

Thương hiệu của trung tâm tiệc cưới nhanh chóng được nhận ra

III NĂNG LỰC QUẢN LÝ (NLQL)

Khả năng điều hành tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp

Huỳnh Thanh Nhã & La Hồng Liên (2015), Hà Thị Hớn Tươi (2008), Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Elizna Burger & Melville

Khả năng tổ chức bố trí nhân lực phù hợp

Khả năng giải quyết yêu cầu phát sinh của khách hàng linh hoạt

Khả năng kiểm soát tình huống phát sinh nhạy bén

14 NLQL 5 Khả năng thiết kế chương trình logic

15 SP1 Phương thức thanh toán linh hoạt Hà Thị Hớn Tươi (2008),

16 SP2 Nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn

17 SP3 Thực đơn hợp khẩu vị

18 SP4 Giá cả hợp lý

19 SP5 Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh tiêt)

V CƠ SỞ VẬT CHẤT(CSVC)

20 CSVC1 Sảnh tiệc được trang trí đẹp mắt Hà Thị Hớn Tươi (2008),

21 CSVC2 Quy mô sảnh tiệc hợp lý

22 CSVC3 Quy mô bãi giữ xe thông thoáng

Hệ thống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ

Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm

VI NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÊN TRONG (NLCT BÊN TRONG)

25 NLCT1 NCLT trước hết phải được tạo ra từ các nguồn lực bên trong

Michael Porter (1996), Lê Công Hoa (2006); Sanchez

26 NLCT2 Thực lực bên trong giúp TTTC vượt trội so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành

27 NLCT3 Vận dụng các ưu thế riêng giúp giúp TTTC đứng vững trước áp lực cạnh tranh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ bảng câu hỏi này, tác giả sử dụng để phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia cũng như khách hàng, nhằm tìm ra một số TTTC hay được nhắc đến trên địa bàn quận Phú Nhuận và Quận 3, đồng thời kiểm định lại sự phù hợp của các nhân tố khi dùng để đo lường năng lực cạnh tranh của các TTTC, cũng như bổ sung các biến quan sát nếu có

Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia được sử dụng để xác định được các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Nghiên cứu định tính được tiến hành với 05 chuyên viên, quản lý tổ chức tiệc cưới, nhân viên và khách hàng ở các trung tâm tiệc cưới

Cuộc phỏng vấn đầu tiên được tiến hành với nhân viên quản lý của nhà hàng tiệc cưới Vườn Cau Khi được hỏi “Anh/ chị thường tham dự tiệc cưới ở nhà hàng nào trong phạm vi quận Phú Nhuận và Quận 3?”, người được phỏng vấn đề cập đến 03 nhà hàng tiệc cưới đó là Capella Parkview, Phú Nhuận Plaza, và Metropole Với câu hỏi về thang đo, người được phỏng vấn đồng ý với các nhân tố được nêu trong thang đo Khi được hỏi về các biến quan sát của các nhân tố, người được phỏng vấn cũng đồng tình Ngoài ra, người được phỏng vấn có 02 gợi ý bổ sung một ý vào cho nhân tố Nhân viên phục vụ là tinh thần làm việc, và bổ sung cho câu “Trang phục” thành “Trang phục của nhân viên phục vụ gọn gàng” vì đang nhắc đến nhân viên phục vụ chứ không phải nhân viên nói chung của toàn TTTC Vậy, qua lần phỏng vấn đầu tiên, bảng câu hỏi được bổ sung thêm một biến quan sát cho nhân tố Nhân viên phục vụ và điều chỉnh câu hỏi về trang phục

Cuộc phỏng vấn thứ hai được tiến hành với chuyên viên tại Capella Parkview Khi được hỏi “Anh/ chị thường tham dự tiệc cưới ở nhà hàng nào trong phạm vi quận Phú Nhuận và Quận 3?”, người được phỏng vấn đề cập đến 04 nhà hàng tiệc cưới đó là Diamond Plaza, Capella Parkview, Phú Nhuận Plaza, và Metropole Với câu hỏi nhận xét về các nhân tố và biến quan sát trong thang đo, người được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý với các nhân tố được nêu trong thang đo Tuy nhiên, đối với các biến quan sát TH2, TH3, TH4 cần điều chỉnh từ Công ty thành từ trung tâm tiệc cưới Vậy, kết quả của cuộc phỏng vấn thứ hai không bổ sung nhân tố hay biến quan sát nào, và điều chỉnh / bổ sung từ trong biến quan sát TH2, TH3, TH4

Cuộc phỏng vấn thứ 3 được tiến hành với một nhân viên phục vụ tại trung tâm tiệc cưới Grand Palace Khi được hỏi “Anh/ chị thường tham dự tiệc cưới ở nhà hàng nào trong phạm vi quận Phú Nhuận và Quận 3?”, người được phỏng vấn đề cập đến 04 nhà hàng tiệc cưới đó là Metropole, Capella Parkview, Phú Nhuận Plaza, và Callary

Người được phỏng phấn hoàn toàn đồng ý với 5 nhân tố được đề cập trong thang đo và không có điều chỉnh gì cho các biến quan sát

Cuộc phỏng vấn thứ 4 được tiến hành với hai thực khách đến tham dự tiệc cưới tại Capella Parkview Khi được hỏi “Anh/ chị thường tham dự tiệc cưới ở nhà hàng nào trong phạm vi quận Phú Nhuận và Quận 3?”, người được phỏng vấn đề cập đến 4 nhà hàng tiệc cưới đó là Glorious, Metropole, Capella Parkview và Phú Nhuận Plaza Khi được xin ý kiến về thang đo, người được phỏng vấn đồng ý với 05 nhân tố đã nêu Tuy nhiên có các góp ý cho các biến quan sát SP1, từ Thực đơn nên điều chỉnh thành “Món ăn”, SP2 cần bổ sung “Giá cả sản phẩm dịch vụ”, biến quan sát CSVC5 cần bổ sung từ

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi phỏng vấn 05 chuyên gia và khách hàng, kết quả đã xác định được 03 TTTC được nhắc đến nhiều đó là TTTC Metropole, Capella Parkview, Phú Nhuận Plaza Vì thế, trong bước nghiên cứu định lượng, 03 TTTC này sẽ được chọn để đo lường năng lực cạnh tranh và so sánh 03 vị thế cạnh tranh của 03 TTTC này

Thang đo đề xuất ban đầu sau khi phỏng vấn đã được điều chỉnh gồm 05 nhân tố và 25 biến quan sát, cùng một số điều chỉnh về từ ngữ Cụ thể được trình bày trong bảng thống kê sau:

Bảng 3-2 Bảng so sánh thang đo trước và sau khi phỏng vấn

TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN SAU KHI PHỎNG VẤN

I NHÂN VIÊN PHỤC VỤ (NVPV) I NHÂN VIÊN PHỤC VỤ (NVPV)

1 NVPV1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt 1 NVPV1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt

2 NVPV2 Kinh nghiệm phục vụ của nhân viên tốt 2 NVPV2 Kinh nghiệm phục vụ của nhân viên tốt

3 NVPV3 Thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng ân cần 3 NVPV3

Thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng ân cần

4 NVPV4 Trang phục của nhân viên gọn gàng 4 NVPV4 Tinh thần làm việc của nhân viên tốt

5 NVPV5 Trang phục của nhân viên phục vụ gọn gàng

II.THƯƠNG HIỆU (TH) II.THƯƠNG HIỆU (TH)

5 TH1 Thương hiêu trung tâm tiệc cưới được nhiều người biết đến

Thương hiêu trung tâm tiệc cưới được nhiều người biết đến

Công ty có thương hiệu uy tín 7 TH 2 Trung tâm tiệc cưới có thương hiệu uy tín

7 TH 3 Khách hàng có cảm nhận an toàn, tự tin khi sử dụng dịch vụ

Khách hàng có cảm nhận an toàn, tự tin khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm tiệc cưới

8 TH 4 Công ty có các hoạt động quảng bá thương hiệu 9 TH 4 Trung tâm tiệc cưới có các hoạt động quảng bá thương hiệu

9 TH 5 Thương hiệu của trung tâm tiệc cưới nhanh chóng được nhận ra

Thương hiệu của trung tâm tiệc cưới nhanh chóng được nhận ra

III NĂNG LỰC QUẢN LÝ (NLQL) III NĂNG LỰC QUẢN LÝ (NLQL)

10 NLQL1 Khả năng điều hành tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp 11 NLQL1 Khả năng điều hành tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp

11 NLQL 2 Khả năng tổ chức bố trí nhân lực phù hợp 12 NLQL

Khả năng tổ chức bố trí nhân lực phù hợp

Khả năng giải quyết yêu cầu phát sinh của khách hàng linh hoạt

Khả năng giải quyết yêu cầu phát sinh của khách hàng linh hoạt

13 NLQL 4 Khả năng kiểm soát tình huống phát sinh nhạy bén 14 NLQL

Khả năng kiểm soát tình huống phát sinh nhạy bén

14 NLQL 5 Khả năng thiết kế chương trình logic 15 NLQL

Khả năng thiết kế chương trình logic

IV SẢN PHẨM (SP) IV SẢN PHẨM (SP)

15 SP1 Phương thức thanh toán linh hoạt 16 SP1 Phương thức thanh toán linh hoạt

16 SP2 Nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn 17 SP2 Nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn

17 SP3 Thực đơn hợp khẩu vị 18 SP3 Các món ăn hợp khẩu vị

Giá cả hợp lý 19 SP4 Giá cả sản phẩm dịch vụ hợp lý

Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh tiêt)

Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh tiêt)

V CƠ SỞ VẬT CHẤT(CSVC) V CƠ SỞ VẬT CHẤT(CSVC)

20 CSVC1 Sảnh tiệc được trang trí đẹp mắt 21 CSVC1 Sảnh tiệc được trang trí đẹp mắt

21 CSVC2 Quy mô sảnh tiệc hợp lý 22 CSVC2 Quy mô sảnh tiệc hợp lý

22 CSVC3 Quy mô bãi giữ xe thông thoáng 23 CSVC3 Quy mô bãi giữ xe thông thoáng

23 CSVC 4 Hệ thống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ 24 CSVC 4 Hệ thống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ

24 CSVC5 Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm 25 CSVC5 Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm đầy đủ

VI NLCT BÊN TRONG VI NLCT BÊN TRONG

25 NLCT1 NCLT trước hết phải được tạo ra từ các nguồn lực bên trong 26 NLCT1 NCLT trước hết phải được tạo ra từ các nguồn lực bên trong

Thực lực bên trong giúp TTTC vượt trội so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Thực lực bên trong giúp TTTC vượt trội so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Vận dụng các ưu thế riêng giúp giúp TTTC đứng vững trước áp lực cạnh tranh

Vận dụng các ưu thế riêng giúp giúp TTTC đứng vững trước áp lực cạnh tranh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo: Để có thêm cơ sở cho việc nhóm các câu hỏi thành các nhóm nhân tố, tác giả sẽ tiến hành đo lường độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha, để loại các biến không phù hợp

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994) Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally,

1978) Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí là sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này) và chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6

3.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5=< KMO 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất (Hair và cộng sự, 1998)

3.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến độc lập (Independent variables) đến một biến phụ thuộc (Dependent variables) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Phương pháp phân tích hồi quy cho phép rút ra phương trình hồi quy cuối cùng bao gồm các yếu tố trực tiếp tác động đến NLCT bên trong của các TTTC

Một số nguyên tắc khi phân tích hồi quy:

 Sử dụng phương pháp Enter: là phương pháp đưa cùng lúc tất cả các biến vào phân tích

 Đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của các biến lên mức độ hài lòng thông qua các hệ số Beta ở bảng Coefficient

3.3.4 Phương pháp thống kê mô tả (Statistics)

Phương pháp Thống kê mô tả được sử dụng để để có một cái nhìn tổng quát về cơ sở dữ liệu khảo sát thu được từ đó hỗ trợ kết quả nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu có các yếu tố cần thống kê mô tả là: giới tính, thu nhập Ngoài ra bài nghiên cứu còn mô tả giá trị trung bình các nhân tố khi đánh giá NLCT bên trong của các TTTC

3.3.5 Đo lường trọng số cho các nhân tố

Thang đo sau khi đã được xây dựng thông qua nghiên cứu định tính sẽ được tiếp tục đánh giá thông qua 130 khách hàng để xác định mức độ quan trọng cho các tiêu chí Tác giả thiết lập một bản câu hỏi để khảo sát khách hàng để tìm ra trọng số cho các tiêu chí theo thang đo Likert 5 mức độ, tương ứng với mức 1 là hoàn toàn không quan trọng, 2- không quan trọng, 3- bình thường, 4- quan trọng, 5- hoàn toàn rất quan trọng

Tác giả sử dụng phương pháp tính bình quân, phần mềm Microsoft Excel để tính ra trọng số cho các tiêu chí Cách thức tính trọng số sẽ bằng Tần suất đánh giá tiêu chí đó nhân với số điểm tương ứng Đối với từng biến quan sát, ta lấy tổng số điểm chia cho tổng mẫu (130 mẫu, vì Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố, và theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hoặc 5), ta được điểm trung bình về mức độ quan trọng của các tiêu chí Để tính mức độ quan trọng (%) của từng tiêu chí trong kết cấu các yếu tố mang lại năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, sau khi cộng tổng tất cả các giá trị trung bình của các biến quan sát ta được một con số, ta lấy điểm trung bình của biến quan sát đó chia cho tổng của các giá trị trung bình của các biến quan sát trong thang đo Bảng thang đo mức độ quan trọng chính thức có nội dung như sau:

Bảng 3-3 Bảng mô tả thang đo chính thức

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

I NHÂN VIÊN PHỤC VỤ (NVPV)

1 NVPV1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt Huỳnh Thanh Nhã & La

Hồng Liên (2015), Hà Thị Hớn Tươi (2008), Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Elizna Burger & Melville Saayman

(2009), Thompson – Strickland (1998), phỏng vấn chuyên gia

2 NVPV2 Kinh nghiệm phục vụ của nhân viên tốt

3 NVPV3 Thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng ân cần

4 NVPV4 Tinh thần làm việc của nhân viên tốt

Trang phục của nhân viên phục vụ gọn gàng

Thương hiêu trung tâm tiệc cưới được nhiều người biết đến Huỳnh Thanh Nhã & La

Hồng Liên (2015), Nguyễn Thị Khánh Hà

7 TH 2 Trung tâm tiệc cưới có thương hiệu uy tín

Khách hàng có cảm nhận an toàn, tự tin khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm tiệc cưới

Trung tâm tiệc cưới có các hoạt động quảng bá thương hiệu

Thương hiệu của trung tâm tiệc cưới nhanh chóng được nhận ra

III NĂNG LỰC QUẢN LÝ (NLQL)

Khả năng điều hành tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp Huỳnh Thanh Nhã & La

Hồng Liên (2015), Hà Thị Hớn Tươi (2008), Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Elizna Burger & Melville

12 NLQL 2 Khả năng tổ chức bố trí nhân lực phù hợp

Khả năng giải quyết yêu cầu phát sinh của khách hàng linh hoạt

Khả năng kiểm soát tình huống phát sinh nhạy bén

15 NLQL 5 Khả năng thiết kế chương trình logic

16 SP1 Phương thức thanh toán linh hoạt Hà Thị Hớn Tươi (2008),

17 SP2 Nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn

18 SP3 Các món ăn hợp khẩu vị

19 SP4 Giá cả sản phẩm dịch vụ hợp lý

20 SP5 Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp

(hình thức, nghi lễ, khánh tiêt)

V CƠ SỞ VẬT CHẤT(CSVC)

21 CSVC1 Sảnh tiệc được trang trí đẹp mắt Hà Thị Hớn Tươi (2008),

22 CSVC2 Quy mô sảnh tiệc hợp lý

23 CSVC3 Quy mô bãi giữ xe thông thoáng

24 CSVC 4 Hệ thống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ

Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm đầy đủ

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.6 Đo lường năng lực cạnh tranh của các TTTC

Thang đo sau khi đã được điều chỉnh qua nghiên cứu định tính sẽ được tiếp tục sử dụng đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) Bảng câu hỏi gồm 25 biến quan sát chia thành 05 nhóm (mỗi nhân tố về nhân viên phục vụ, thương hiệu, năng lực quản lý, sản phẩm, cơ sở vật chất gồm 05 biến quan sát) Các thông tin cá nhân như giới tính, thu nhập cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo định danh để nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của mẫu nghiên cứu

Bảng câu hỏi được phát để các khách hàng của 03 trung tâm tiệc cưới trình bày đánh giá của họ về các phát biểu trong bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 cấp độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức:

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Kết quả đánh giá được phân loại như sau: 1 ≤ GTTB < 1,5: Rất yếu; 1,5 ≤ GTTB < 2,5 : Yếu; 2,5 ≤ GTTB < 3,5 : Trung bình; 3,5 ≤ GTTB < 4,5 : Tốt; 4,5 ≤ GTTB ≤ 5: Rầt tốt

Kết quả đánh giá sẽ được tính ra giá trị trung bình, sau đó lấy kết quả trung bình đó nhân với mức độ quan trọng đã tính ở bước đo lường trọng số ta được điểm đánh giá năng lực cạnh tranh theo từng nhân tố Tổng điểm năng lực cạnh tranh của TTTC sẽ là tổng các điểm năng lực cạnh tranh của 05 nhân tố

Ngày đăng: 30/11/2022, 22:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (1979) - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
2.2.2 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (1979) (Trang 18)
Hình 2-3: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết Năng lực cạnh tranh của Thompson – Strickland - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2 3: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết Năng lực cạnh tranh của Thompson – Strickland (Trang 21)
Hình 2-4: Mơ hình tổng qt xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2 4: Mơ hình tổng qt xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Trang 22)
Bảng 2-1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 2 1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Trang 22)
Hình 2-5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2 5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả (Trang 31)
Hệ thống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ  - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
th ống đèn, bảng hiệu hướng dẫn khách đầy đủ (Trang 33)
II.THƢƠNG HIỆU (TH) - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
II.THƢƠNG HIỆU (TH) (Trang 33)
Bảng 3-2. Bảng so sánh thang đo trƣớc và sau khi phỏng vấn - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 3 2. Bảng so sánh thang đo trƣớc và sau khi phỏng vấn (Trang 35)
Bảng 4-2: Giới tính- mẫu khảo sát - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 2: Giới tính- mẫu khảo sát (Trang 47)
Bảng 4-5: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 5: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Trang 49)
Bảng 4-9: Điểm trung bình các nhân tố và mức độ quan trọng của các nhân tố ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG ĐO LƢỜNG LỢI THẾ CẠNH TRANH  - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 9: Điểm trung bình các nhân tố và mức độ quan trọng của các nhân tố ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG ĐO LƢỜNG LỢI THẾ CẠNH TRANH (Trang 53)
Hình 4-1: Mức độ quan trọng nhân tố Nhân viên phục vụ - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 1: Mức độ quan trọng nhân tố Nhân viên phục vụ (Trang 54)
Hình 4-2: Mức độ quan trọng nhân tố Thƣơng hiệu - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 2: Mức độ quan trọng nhân tố Thƣơng hiệu (Trang 55)
Hình 4-3: Mức độ quan trọng nhân tố Năng lực quản lý - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 3: Mức độ quan trọng nhân tố Năng lực quản lý (Trang 56)
Hình 4-4: Mức độ quan trọng nhân tố Sản phẩm - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 4: Mức độ quan trọng nhân tố Sản phẩm (Trang 57)
Hình 4-5: Mức độ quan trọng nhân tố Cơ sở vật chất - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 5: Mức độ quan trọng nhân tố Cơ sở vật chất (Trang 58)
Hình 4-6: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC Phú Nhuận Plaza - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 6: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC Phú Nhuận Plaza (Trang 59)
Hình 4-7: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC CapellaParkview - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 7: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC CapellaParkview (Trang 61)
Hình 4-8: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC Metropole - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 8: Đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTC Metropole (Trang 62)
Hình 4-9: Vị thế cạnh tranh của các TTTC - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 9: Vị thế cạnh tranh của các TTTC (Trang 65)
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG (Trang 78)
Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
ng nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh (Trang 79)
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM TIỆC CƢỚI  - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM TIỆC CƢỚI (Trang 80)
Công nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
ng nghệ tổ chức lễ cưới chuyên nghiệp (hình thức, nghi lễ, (Trang 81)
nghiệp (hình thức, nghi lễ, khánh tiêt) 10 29 85 51 45 220 3,4182 0,0408 0,1393 - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
nghi ệp (hình thức, nghi lễ, khánh tiêt) 10 29 85 51 45 220 3,4182 0,0408 0,1393 (Trang 87)
I. NHÂN VIÊN PHỤC VỤ 1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt 5 15 70 70 60 220 3,7500 0,0394  0,1478  - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
1 Khả năng phục vụ của nhân viên tốt 5 15 70 70 60 220 3,7500 0,0394 0,1478 (Trang 88)
Cơng nghệ tổ chức lễ cưới chun nghiệp (hình - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
ng nghệ tổ chức lễ cưới chun nghiệp (hình (Trang 88)
(Bảng1) (9)x(10) (11 )= - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 1 (9)x(10) (11 )= (Trang 89)
BẢNG ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA 03 NHÀ HÀNG TIỆC CƢỚI - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
03 NHÀ HÀNG TIỆC CƢỚI (Trang 90)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỎNG VẤN - Xác định vị thế cạnh tranh của một số trung tâm tiệc cưới tại địa bàn thành phố hồ chí minh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỎNG VẤN (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w