Luận Văn :Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài:
Thành lập năm 2004 với nguồn vốn còn hạn hẹp, hoạt động kinh doanhchưa thực sự mạnh, công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giangcho đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại tỉnhmiền núi Tuyên Quang, đóng góp những giá trị đáng kể cả về kinh tế và xãhội cho tỉnh nhà
Ra đời trong nền kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng thay đổi đểthích nghi và phát triển, trở thành một doanh nghiệp tiên phong, đi đầu tạođộng lực phát triển kinh tế tại tỉnh Tuyên Quang
Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công, trở thành một doanh nghiệpphát triển vững mạnh, xong công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng ThanhGiang hiểu rằng, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biếnđộng và xu hướng hội nhập ngày càng cao, công ty phải không ngừng cải tiếnhoạt động kinh doanh và hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không cóđích cuối cùng Vì vậy phát triển thị trường vừa là mục tiêu vừa là phươngthức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển sản xuất kinhdoanh Có mở rộng và phát triển thị trường, mới duy trì được mối quan hệthường xuyên gắn bó với khách hàng, củng cố và tạo dựng uy tín của doanhnghiệp Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển và nâng cao hiệu quảkinh doanh, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên; Thực hiện những mụctiêu đã đặt ra, từ đó có thể tồn tại và phát triển vững vàng trong nền kinh tế thịtrường cạnh tranh gay gắt
Trang 2Với tầm quan trọng của việc phát triển thị trường đối với doanh nghiệpkinh doanh nói chung và của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng nóiriêng như trên, có thể thấy việc rà soát lại công tác phát triển thị trường và đề
ra những giải pháp thích hợp là một vấn đề rất cần thiết Hơn nữa, với nhữngchính sách và sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước, cùng với đó là những quy luật củanền kinh tế thị trường mà đặc biệt là quy luật cạnh tranh khiến cho vấn đề nàytrở thành cấp bách đối với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Xây DựngThanh Giang, nhận thấy vấn đề phát triển thị trường của công ty đã được banlãnh đạo xem xét và tổ chức thực hiện nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả,mặt khác tình hình cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt hơn gây sức éplên hoạt động của công ty Trong năm tới, một trong những định hướng màcông ty đã đề ra đó là phát huy hơn nữa công tác phát triển thị trường, đểcông tác này mang lại những hiệu quả một cách thiết thực nhất, tăng doanh sốbán hàng cũng như tăng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp Do
đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang.”.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗnguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang, đềtài cần đi đến khẳng định lại sự phù hợp giữa cơ sở lý luận của vấn đề vớithực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp
Từ thực trạng kinh doanh của công ty có thể đưa ra những phân tích đánhgiá và đề ra phương hướng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗnguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang, gópphần đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược trong nămtới
Trang 33 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp nói chung vàphân tích cụ thể thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công tyTNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang nói riêng
Nghiên cứu công tác phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty từ nhữngngày đầu thành lập cho đến nay, đánh giá những điểm đã đạt được và nhữngkhó khăn cần phải giải quyết
4 Phạm vi nghiên cứu.
Để phân tích một cách có hệ thống và có những nhận định toàn diện nhất,
đề tài chỉ nghiên cứu thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp trên góc độ tiếp cận
về thị trường của doanh nghiệp kinh doanh Theo đó 3 tiêu thức sẽ phân tíchlà: Thị trường theo tiêu thức sản phẩm; thị trường theo tiêu thức khách hàng;thị trường theo tiêu thức địa lý
Trong giới hạn thời gian thực tập cho phép tại công ty, đề tài chỉ nghiêncứu về phát triển thị trường trên một mặt hàng tiêu biểu đó là sản phẩm gỗnguyên liệu
Những con số để phân tích và tính toán là những số liệu trong phạm vi từnăm 2004 đến nay, do phòng kinh doanh cung cấp
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phân tích dựa trên những thông tin, số liệu lấy từ những báo cáo kết quảkinh doanh, quyết toán thuế của các kì kinh doanh trước đó
Dùng lý luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng lý luận và thực tiễn vào khoahọc quản lý kinh doanh; phương pháp so sánh và phân tích kết hợp với phươngpháp chọn mẫu và hệ thống hóa khoa học
6 Cơ sở lý luận của đề tài:
Đề tài nghiên cứu vận dụng học thuyết kinh tế - chính trị Mác - Lênin, các
lý thuyết kinh tế học hiện đại về thị trường và phát triển thị trường của một
Trang 4số tác giả, và tham khảo một số luận văn, chuyên đề đã được nghiên cứutrước đó.
Giáo trình Marketing thương mại, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
-Chủ biên PGS TS Nguyễn Xuân Quang xuất bản năm 2007, bao gồm 8chương
Chương II: Nghiên cứu về thị trường của doanh nghiệp đã đưa ra các góc
độ tiếp cận về thị trường khác nhau, trong đó có định hướng cách tiếp cận thịtrường từ góc độ của doanh nghiệp kinh doanh Theo góc độ này, thị trườngcủa doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào (nguồn cung cấp) và thị trườngđầu ra (thị trường tiêu thụ)
Khi phân tích thị trường đầu vào doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức
cơ bản là thị trường đầu vào theo tiêu thức địa lý, theo tiêu thức sản phẩm vàtheo tiêu thức nhà cung cấp
Thị trường đầu ra hay chính là thị trường tiêu thụ được phân tích với 3 tiêuthức là: thị trường theo sản phẩm, thị trường theo khách hàng và thị trườngtheo phạm vi địa lý
+Thị trường theo sản phẩm thường xác định thị trường kinh doanh củadoanh nghiệp theo ngành hàng, dòng sản phẩm hay nhóm hàng mà họ kinhdoanh và bán ra thị trường Có thể phân thành thị trường tư liệu sản xuất vàthị trường tư liệu tiêu dùng, trong mỗi thị trường lại được phân chia thành cácthị trường nhỏ hơn theo sản phẩm Cách phân chia này dễ thực hiện nhưng lạikhông chỉ rõ được đối tượng mua hàng và đặc điểm mua sắm của họ, thôngtin có thể không chính xác
+Thị trường phân theo tiêu thức địa lý xác định theo phạm vi địa lý mà
họ kinh doanh có thể bao gồm thị trường trong nước, thị trường quốc tế, thịtrường tại các vùng miền khác nhau như thị trường miền Bắc, miền Nam Cách phân chia này cũng mang những ưu và nhược điểm như theo tiêu thức
Trang 5trên, cho phép người lập kế hoạch kinh doanh có thể dựa vào các đặc điểm tựnhiên, văn hoá, xã hội của vùng địa lý để có những chiến lược phù hợp nhất.+ Thị trường theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ mô tả thị trườngtheo nhóm khách hàng mà họ hướng tới, tiếp cận theo quan điểm của McCarthy: “ Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng vớinhững nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra những sảnphẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó.” Cáchphân chia này cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể hơn đối tượng cần tácđộng và tiếp cận tốt hơn, đưa ra những quyết định sản phẩm và giá cả phù hợpnhất Bởi doanh nghiệp không thể cố gắng phục vụ nhu cầu của tất cả mọingười mà nên tập trung vào một nhóm khách hang tiềm năng nhất Do vậy,phân chia theo tiêu thức khách hang sẽ giúp doanh nghiệp có những chiếnlược khác nhau đối với những phân đoạn thị trường khác nhau, từ đó đáp ứngnhu cầu của khách hang một cách tốt nhất Cách tiếp cận này thường khó thựchiện do vậy yêu cầu một sự tổ chức hợp lý Với mỗi ưu điểm và nhược điểmcủa các cách tiếp cận, trên thực tế doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường củamình thường kết hợp cả 3 tiêu thức trên Từ cơ sở lý luận này, đề tài sẽ điphân tích thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng trong chương II, tác giả đưa ra phương pháp xác định thị trườngtrọng điểm bao gồm năm bước từ nghiên cứu thị trường rộng mà mình đanghoạt động, tới phân tích thị trường sản phẩm chung mà tại thị trừơng hiện tạiđang có nhu cầu, phân tích thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp định kinhdoanh, phân đoạn và xác định thị trường thành phần và đi đến quyết định thịtrường trọng điểm và cách tiếp cận Trên cơ sở này đề tài sẽ nghiên cứu vàkiến nghị những giải pháp tối ưu nhất
Chương III Nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động thương
mại của doanh nghiệp Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vànhững yếu tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp
Trang 6+ Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bao gồm môi trường văn hóa và
xã hội; Môi trường chính trị và luật pháp; Môi trường kinh tế- công nghệ;Môi trường cạnh tranh; Môi trường địa lý- sinh thái
+Các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm: Tiềm lực tàichính;Tiềm năng con người; Tiềm lực vô hình; Khả năng kiểm soát, chi phốinguồn cung cấp; Trình độ tổ chức, quản lý; Trình độ tiên tiến của trang thiết
bị, công nghệ; Vị trí địa lý, cơ sở vật chất- kỹ thuật của doanh nghiệp; Mụctiêu, khả năng theo đuổi mục tiêu của doanh nghiệp Sử dụng những địnhhướng trên, đề tài sẽ đi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn,thách thức đối với doanh nghiệp
Chương IV Nghiên cứu khách hàng và hành vi mua sắm của khách hàng.
Vận dụng các phân tích này để xem xét hành vi khách hàng tập trung vàokhách hàng trung gian, đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty Theo đó,khách hàng trung gian được hiểu là tất cả những khách hàng thực hiện hành vimua hàng để nhằm thỏa mãn nhu cầu của một tổ chức (doanh nghiệp, cơquan…) chứ không nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân Họ là những người cótần suất mua sắm ít hơn nhưng mỗi lần xuất hiện thì số lượng mua là rấtnhiều, họ đòi hỏi chữ tín rất cao từ nhà cung cấp và họ rất am hiểu về đặctính, giá cả sản phẩm… những đặc điểm của mục đích mua sắm, tần suất xuấthiện, cách thức mua sắm hay hiểu biết về hàng hóa đây sẽ là những địnhhướng cơ bản để đề tài có thể hoàn thiện
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II trường ĐH
KTQD Chủ biên PGS.TS Hoàng Minh Đường; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộcxuất bản năm 2005
Chương VI Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại I nghiên cứu về
thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại sẽ trả lời cáccâu hỏi thị trường là gì? Phát triển thị trường bao gồm những nội dung nào?
Trang 7Phương hướng phát triển ra sao? Làm gì để phát triển thị trường của doanhnghiệp?
+ Trả lời câu hỏi thị trường là gì? trong chương này, tác giả cũng nêu ra
nhiều cách tiếp cận về thị trường khác nhau, trong đó có cách tiếp cận thịtrường của
Mc Carthy như đã đề cập ở trên
+ Phát triển thị trường gồm những nội dung nào? Giáo trình đưa ra các nội
dung của phát triển thị trường bao gồm:
Phát triển sản phẩm: là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm vàdịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu của thị trường, đặc biệt làsản phẩm mới, chất lượng cao Có hai hướng phát triển thị trường theo sảnphẩm đó là: Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sửdụng hoặc theo ý đồ thiết kế mới; Phát triển sản phẩm theo hướng hoàn thiệnsản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có bao gồm các hoạt động cải tiến chấtlượng, kiểu dáng thay đổi tính năng, tìm ra giá trị sử dụng mới hay đổi mớihoàn thiện dịch vụ liên quan tới sản phẩm…
Phát triển thị trường về khách hàng: là nhằm vào nhu cầu của kháchhàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp tìm ra sự thỏamãn với khách hàng Căn cứ để phân chia khách hàng và hành vi của họ cóthể là: Căn cứ vào hành vi tiêu thụ; căn cứ vào khối lượng hàng mua, căn cứvào phạm vi địa lý, căn cứ vào quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp…Phát thị trường về mặt khách hàng theo hai hướng là phát triển về mặt lượng
và về mặt chất Để có thể phát triển thị trường trên góc độ này, doanh nghiệpphải chú trọng tới cả hai hướng về số lượng và chất lượng
Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là tìm cách mở rộng thị trườngtiêu thụ của doanh nghiệp ra những vùng miền rộng rãi hơn
+ Phương hướng phát triển thị trường có thể theo ba hướng là;
Trang 8 Phát triển theo chiều rộng: mở rộng phạm vi địa lý, tăng quy mô sảnxuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng…
Phát triển thị trường theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả của thị trường,chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận… là những chỉ tiêu cơ bản
để đánh giá sự phát triển này Các hình thức thể hiện sự phát triển thị trườngtheo chiều sâu bao gồm: Thâm nhập sâu vào thị trường, mở rộng thị trường vàcải tiến hàng hóa…
Phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu khi doanh nghiệp
đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện tiềm năng về vốn
+ Giải pháp phát triển thị trường bao gồm một hệ thống các hành vi nhằm
phát triển thị trường theo mục tiêu đã định của doanh nghiệp
Chương IX trong giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại II nghiên
cứu về bán hàng và quản trị bán hàng ở doanh nghiệp thương mại đưa ra cáckhái niệm và nghiệp vụ cơ bản trong bán hàng, đây là cơ sở để đề tài nghiêncứu có thể rà soát tổng thể một quy trình trong bán hàng nhằm đạt mục tiêucuối cùng là có định hướng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm
7 Kết cấu, nội dung đề tài.
Đề tài được chia làm hai chương ngoài phần mở đầu và kết luận
CHƯƠNG 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang.
CHƯƠNG 2: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu.
Trang 9- Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 5000227095
- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh phát triển du lịch địa phương; Trồng
và chăm sóc rừng theo quy hoạch; khai thác cát, sỏi, đất sét; Sản xuất đồ gỗxây dựng, bao bì bằng gỗ; Xây dựng công trình; Buôn bán gỗ cây nguyênliệu; Vận tải hành khách, hàng hóa; Cho thuê máy móc công trình; Khai thác,chế biến, buôn bán quặng sắt
- Số vốn điều lệ: 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng Việt Nam)
- Tên địa chỉ văn phòng đại diện:
Văn phòng đại diện- Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại ThanhGiang;
Địa chỉ: Thôn Nhu, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.Thành lập năm 2004, công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng ThanhGiang ban đầu chỉ là một công ty nhỏ với diện tích 400m2, hoạt động kinhdoanh trong giai đoạn này chủ yếu dùng mặt bằng để tập kết vật liệu, gỗ
Trang 10công ty như công ty lâm sản tỉnh Tuyên Quang, nhà máy giấy Bãi Bằng tỉnhPhú Thọ Với lực lượng lao động ít ỏi chỉ khoảng 20 công nhân và hoạt độngsản xuất kinh doanh còn hạn hẹp Sau ba tháng đi vào hoạt động công ty mớibắt đầu có doanh thu, mặc dù trước đó các chi phí mặt bằng nhà xưởng, thumua sản phẩm và trả lương cho công nhân vẫn phải chi trả.
Với những kinh nghiệm quản lý kinh doanh và phân tích thị trường củaban lãnh đạo công ty, đến năm 2005 doanh thu của công ty đã đạt 5 tỷ đồng.Năm 2006 số doanh thu của công ty tăng và đạt 12 tỷ đồng Con số này củanăm 2007 là 23 tỷ đồng và năm 2008 là 27 tỷ đồng Hiện nay công ty đã códiện tích kinh doanh là 6000m2 hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Mới đây, năm 2009 công ty đã đầu tư một dây truyền máy móc hoạt độngtrong lĩnh vực khai thác và chế biến quặng sắt, hệ thống máy móc chế biến gỗnguyên liệu mới Với đội ngũ lao động đông đảo bao gồm cả lao động phổthông và lao động chuyên môn, công ty đang không ngừng hoàn thiện để nắmbắt những cơ hội kinh doanh mới, đưa công ty ngày càng phát triển vữngmạnh hòa nhịp cùng nền kinh tế thị trường
1.2 Mô hình tổ chức
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công ty TNHHThương Mại và Xây Dựng Thanh Giang cũng tuân theo những quy luật vậnđộng của nền kinh tế thị trường , mang những đặc điểm chung của một doanhnghiệp thương mại, công ty đã xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy mộtcách khoa học nhất, bởi tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại được vínhư mô hình nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng cho doanh nghiệp hoạt động trênthương trường
Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại là sự liên kết những cánhân, những bộ phận, những quá trình hoạt động trong hệ thống nhằm thựchiện mục đích đề ra dựa trên cơ sở các chức năng quản lý đã quy định
Trang 11Qua quá trình hình thành và phát triển, công ty không ngừng hoàn thiện bộmáy của mình để thực hiện chức năng quản trị kinh doanh, giúp doanh nghiệptồn tại và phát triển.
Mô hình tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thương Mại và Xây DựngThanh Giang được xây dựng theo mô hình tổ chức trực tuyến- chức năng
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang
Với mô hình như trên, bộ máy tổ chức đảm bảo được các yêu cầu đặt racủa một bộ máy tổ chức hiệu quả: Phù hợp với quy trình, nghiệp vụ kinh tếphát sinh và trình độ phát triển của doanh nghiệp; Xác đinh rõ chức năng,nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các khâu và cấp quản trị của doanh nghiệp vàkhông ngừng cải tiến hoàn thiện cơ cấu, tổ chức
*Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm điều hành tất cả các hoạtđộng của công ty nói chung và văn phòng đại diện công ty
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty Khi có sự việc tranh chấp hay liên những sự việc liên quan tới công
ty thì giám đốc công ty là người đại diện cho công ty thực hiện việc giải quyếtcác vấn đề đó.có quyền tổ chức thực hiện các quyết định của công ty Quyết
Trang 12định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, banhành quy chế quản lý nội bộ trong công ty.
- Giám đốc công ty có quyền thực hiện các việc như: bổ nhiệm, bãichức, miễn nhiệm các chức danh quản lý của công ty Việc ký kết hợp đồngkinh tế trong và ngoài nước do giám đốc chịu trách nhiệm
*Phó giám đốc công ty: giám đốc công ty đề cử ra hai phó giám đốc giúpviệc cho mình
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu trách nhiệm trước giám đốc công
ty về tình hình sản xuất các sản phẩm, các đặc tính kỹ thuật, chất lượng sảnphẩm, mẫu mã, kiểu dáng…
+ Đưa ra những biện pháp và báo cáo lại với giám đốc công ty và báo lạivới các phòng ban nơi phó giám đốc quản lý
+ Thường xuyên nghiên cứu để đưa ra các biện pháp cải tiến kỹ thuật, mẫu
mã, chất lượng sản phẩm
+ Quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm, biện pháp giảm ô nhiễm môitrường
+ Lựa chọn và nhập khẩu các nguyên vật liệu chính để sản xuất
+ Báo cáo thường xuyên với công ty về tình hình sản xuất sản phẩm cáchoạt động chi phí phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động kinh doanh củacông ty về toàn bộ các chi nhánh
+ Đưa ra các chiến lược biện pháp kinh doanh thúc đẩy có hiệu quả báocáo trước giám đốc về các hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo,marketing…
+ Có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm củamình
* Phòng kỹ thuật dịch vụ
Trang 13- Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc sản xuất về toàn bộ quá trình sảnxuất sản phẩm
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà phó giám đốc phụ trách sản xuấtphân công
- Báo cáo lên phó giám đốc các hoạt động về sản xuất sản phẩm về hìnhdáng, mẫu mã sản phẩm khi có sự thay đổi
- Thực hiện các hoạt động như bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm từ các chinhánh công ty gửi về
- Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
* Phòng kinh doanh, quảng cáo
- Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kinh doanh về các công việc nhưxúc tiến bán hàng các hoạt động marketing về sản phẩm, hoạt động quảngcáo
- Đưa ra các ý kiến để duy trì và củng cố việc phát triển và mở rộng thịtrường
- Tư vấn giúp giám đốc chi nhánh công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm củacông ty
- Nghiên cứu các thông tin về thị trường, giá cả các hoạt động của các đốithủ cạnh tranh
- Đưa ra các chiến lược kinh doanh và báo cáo lại với phó giám đốc vàgiám đốc công ty về các hoạt động kinh doanh của mình
* Phòng kế toán tổng hợp:
Trang 14- Tham mưu giám đốc về thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty
- Thực hiện quản lý về tài chính của công ty và các báo cáo định kỳ và báocáo tài chính của công ty
- Theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn và tài sản
- Tham mưu cùng giám đốc xét duyệt các kế hoạch về chi phí của cácphòng ban của các chi nhánh
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước
* Nhà máy sản xuất, lắp ráp
- Là nơi sản xuất các loại sản phẩm mà công ty đang kinh doanh trên thịtrường
- Thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mẫu
mã, hình dáng, mà phó giám đốc phụ trách sản xuất đưa ra
* Kho: Nơi dùng để chứa các sản phẩm hoàn thiện, các sản phẩm bảo hành,các sản phẩm thay thế
- Nhập xuất hàng hoá nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm
- Bảo quản hàng hoá trang thiết bị máy móc
1.3 Đặc điểm kinh doanh và các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang.
Trong những ngày đầu thành lập, công ty chưa đầu tư nhiều máy móc,thiết bị nên hoạt động chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng gỗ nguyên liệuchưa qua chế biến; Trong đó, nguồn thu mua của các mặt hàng này được muatại các khu vực địa phương lân cận như: Huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Sơn
Trang 15Dương Tỉnh Tuyên Quang; Huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ; Huyện YênBình, Trấn Yên tỉnh Yên Bái và một số huyện của tỉnh Hà Giang khác Theo
đó, công ty thu mua gỗ nguyên liệu từ các hộ gia đình có rừng trồng và đượccấp giấy phép khai thác của địa phương, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Sau đótập trung tại công ty và tổ chức chuyển bán cho các đơn vị kinh doanh khác.Hoạt động của công ty góp phần giúp người dân trồng rừng ổn định được đầu
ra về giá cả cũng như thời gian khai thác, tránh tình trạng khai thác nhỏ lẻ, và
bị ép giá cả Cây nguyên liệu mà công ty thu mua chủ yếu là các loại keo,bạch đàn tại các rừng trồng của các hộ gia đình Gỗ nguyên liệu sau đó sẽ bánphục vụ cho việc sản xuất giấy, sản xuất đồ nội thất, làm cây chống lò tại cáchầm mỏ hoặc rộng hơn là xuất khẩu ra nước ngoài…
Khi hoạt động kinh doanh mở rộng hơn, máy móc được đầu tư nhiều hơn,công ty tổ chức sơ chế và chế biến các mặt hàng gỗ nguyên liệu tại công tysau đó xuất bán Các mặt hàng này có thể kể đến như: các loại ván cốp pha,cây chống, vì kèo gỗ, cửa gỗ từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp; Sản xuất bao bìbằng gỗ có nguồn gốc hợp pháp Sơ chế theo đơn đặt hàng của các đối táckinh doanh khác
Công ty tham gia đấu thầu xây dựng các công trình nhà các loại, công trìnhgiao thông đường bộ, công trình thủy lợi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xâydựng đường dây, trạm biến áp điện có cấp điện áp đến 35 KV Hoạt độngkinh doanh này mang lại phần doanh thu chiếm tỷ trọng tương đối cao trongtổng doanh thu Hiện nay, công ty đã nhận được sự tín nhiệm từ phía lãnh đạođịa phương và tham gia vào những công trình trọng điểm góp phần hiện đạihóa tỉnh nhà
Ngoài ra để tận dụng tối đa nguồn lực,công ty tổ chức kinh doanh vận tảihàng hóa và hành khách nhằm giảm tối thiểu thời gian nhàn rỗi của cácphương tiện vận tải Hiện nay công ty đã có một đội xe vận tải bao gồm hơn
20 xe tải với nhiều loại như Huyndai 15 tấn, Huyndai 11 tấn và IFA, cùng với
Trang 16một xe khách chở theo hợp đồng du lịch Trong những ngày đầu, hoạt độngkinh doanh này chỉ mang tính chất tận dụng thời gian và giảm thiểu chi phíkho bãi, nhưng cho đến nay, đây cũng được coi là một hoạt động kinh doanhtương đối mạnh của công ty, tần suất hoạt động cho các hợp đồng ngoài hoạtđộng của công ty ngày càng nhiều và mang lại nguồn doanh thu đáng kể.Năm 2009 công ty đầu tư dây chuyền máy móc mới, hoạt động trong lĩnhvực khai thác chế biến quặng sắt; Buôn bán quặng sắt, chì, kẽm có nguồn gốchợp pháp và được Nhà Nước cho phép Đây là một lĩnh vực tương đối mới
mẻ và đòi hỏi chi phí cố định lớn, do đó cần một khoảng thời gian nhất định
để thu hồi vốn và sinh lợi nhuận
1.3.2 Thị trường kinh doanh và khách hàng.
Như đã nêu trong phần cơ sở lý luận của đề tài, thị trường tiêu thụ củadoanh nghiệp có thể chia theo ba tiêu thức từ đó có những cách thức tiếp cậntương ứng để phát triển thị trường Tuy nhiên nếu xem xét thị trường riêngbiệt theo từng tiêu thức có thể dẫn đến thông tin thị trường sai lạc và khôngphù hợp với nhau ở mỗi tiêu thức, do vậy để nghiên cứu được toàn diện thìcần kết hợp các tiêu thức với nhau
Là một công ty kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty TNHHThương Mại và Xây Dựng Thanh Giang cũng vận động theo những quy luậtvốn có của thị trường
Công ty kinh doanh cả các mặt hàng thuộc nhóm tư liệu sản xuất và tư liệutiêu dùng
Mặt hàng thuộc nhóm tư liệu sản xuất bao gồm các mặt hàng lâm sản vàkim khí Các mặt hàng lâm sản thuộc nhóm này bao gồm gỗ nguyên liệu, bao
bì gỗ, cây chống, cốp pha… Mặt hàng gỗ nguyên liệu thường được giao báncho các đơn vị kinh doanh như gỗ nguyên liệu làm giấy cho công ty giấy BãiBằng thuộc Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; Sắp tới công ty hướng tới cungcấp gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy An Hòa sắp thành lập tại tỉnh
Trang 17Tuyên Quang các công ty đồ gỗ nội thất tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, HàTây
Sản phẩm cốp pha được bán các công ty xây dựng khác tại địa phương vàcác tỉnh lân cận Sản phẩm gỗ cây chống được vận chuyện theo đường thủybán cho các công ty hầm mỏ tại Quảng Ninh…
Gỗ sơ chế của công ty có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong đó đối tác lớnnhất là Công ty cổ phần lâm sản tỉnh Nam Định Ngoài ra các sản phẩm củacông ty còn bán cho công ty Cường Thịnh, Công ty Phương Nam ở Hà Tây vàhợp tác xã Hồng Tiến ở Bắc Ninh Phần nguyên liệu gỗ thừa , công ty đãnghiền răm tận dụng để bán cho các nhà máy giấy như nhà máy giấy BãiBằng và công ty cổ phần giấy Phong Châu tỉnh Phú Thọ
Mặt hàng thuộc nhóm tư liệu tiêu dùng bao gồm cung cấp phương tiện vậnchuyển và kinh doanh sản phấm đồ gỗ nội thất như cửa gỗ, ghế gỗ… Các sảnphẩm này chưa nhiều và kiểu dáng chưa phong phú, xong cũng đang đượchoàn thiện và hướng tới các thị trường ngoài nước, một số sản phẩm ghế gỗ
đã được xuất khẩu sang thị trường EU Còn lại các sản phẩm khác đã đượcgiới thiệu và bán tại thành phố Tuyên Quang và các địa bàn lân cận
Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, đối tác chủ yếu của công ty là chínhquyền địa phương tỉnh Tuyên Quang với những dự án cải tạo, nâng cấpđường xá, công trình giao thông vận tải, lắp đặt hệ thống trạm biến áp, trạmnước… Hiện nay công ty được biết đến như một trong những doanh nghiệp
có uy tín cao nhất tại địa phương Ngoài ra, công ty cũng tham gia đấu thầucác dự án tại các địa phương lân cận
1.3.3 Phương thức kinh doanh.
Phương thức thu thập thông tin nghiên cứu thị trường: Để có thể có
những sản phẩm cung cấp phù hợp với nhu cầu của thị trường công ty cũng
đã chú trọng tới công tác đầu tư nghiên cứu thị trường Đã từng làm việc tạicông ty Lâm sản Tuyên Quang, giám đốc công ty chính là người am hiểu hơn
Trang 18hết thị trường kinh doanh mà mình đang hướng tới Trong những ngày đầuthành lập, giám đốc công ty là người trực tiếp cùng với những cán bộ kháctrong công ty đi tìm hiểu thông tin tại các thị trường kinh doanh, tạo mối quan
hệ với các khách hàng ở những địa phương lân cận và trực tiếp trao đổi vềnhu cầu, xu hướng và thị hiếu của thị trường và khách hàng, từ đó định rachiến lược kinh doanh cho công ty mình, chú trọng, ưu tiên sản xuất mặt hàngnào và tiêu chuẩn ra sao Đồng thời đây cũng là những người tiên phong trongviệc tìm kiếm thị trường đầu vào sao cho đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất.Như vậy bằng việc thu thập thông tin một cách trực tiếp, công ty vừa cóthể có những thông tin một cách chính xác nhất, vừa có thể nắm bắt được xuhướng vận động của thị trường và có những quan hệ bạn hàng, đối tác mới.Hiện nay, với quy mô hoạt động tương đối lớn, trong nhiều lĩnh vực kinhdoanh khác nhau, công ty có riêng một phòng ban nghiên cứu, điều tra thịtrường đó là phòng kinh doanh Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, phòngkinh doanh thường xuyên cử cán bộ đi điều tra về thị trường các địa bàn lâncận như huyện Na Hang, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và các địa bàn thuộctỉnh Hà Giang… Ngoài ra công ty vẫn thường xuyên củng cố quan hệ với cácbạn hàng truyền thống, thu thập thông tin thông qua các buổi tổng kết kinhdoanh, gặp mặt đối tác, trao đổi tình hình nhằm gắn bó hơn nữa những mốiquan hệ truyền thống
Phương thức bán hàng và xúc tiến bán: Công ty tổ chức giao bán hàng
trực tiếp cho khách hàng, bằng phương tiện vận tải của công ty, theo đónhững đơn hàng được kí kết sẽ được thỏa thuận ngày, giờ và khối lượng giaohàng cụ thể và công ty sẽ tổ chức bốc xếp, cũng như chi phí cho phương tiệngiao thông vận tải và chở đến cho khách hàng Có hai phương thức vậnchuyển chính được sử dụng đó là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đếncác nhà máy, xí nghiệp, khách hàng và vận chuyển hàng hóa bằng đường thủydọc tuyến sông Lô, sông Hồng
Trang 19Phương thức lập kế hoạch chiến lược kinh doanh: Các chiến lược kinh
doanh được đề ra thông qua tổng kết các báo cáo kết quả kinh doanh các kìtrước đó, nghiên cứu các nhân tố tác động, xem xét các đơn hàng kí kết sắptới và được phòng kế hoạch kinh doanh phê duyệt, đề ra phương hướng vàmục tiêu sẵn sàng để thực hiện
Phương thức tuyển dụng lao động: Lao động của công ty được tuyển dụng
bởi phòng hành chính nhân sự, những lao động phổ thông được ưu tiên là con
em tại
địa phương, sau khi được tuyển dụng, những công nhân này sẽ đượcphòng kĩ thuật dịch vụ hướng dẫn các nghiệp vụ cơ bản, nhận hàng, đo đạc,bốc xếp hàng hóa
Những vị trí đòi hỏi chuyên môn như nhân viên phòng kế toán, phòng kếhoạch, nhân viên kỹ thuật được tuyển dụng bởi phòng nhân sự yêu cầu phảiđáp ứng các yêu cầu cần thiết tại vị trí
1.3.4 Đặc điểm về lao động
Công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang thành lập tại tỉnhTuyên Quang, ban lãnh đạo công ty là những người sinh ra và lớn lên tại tỉnhnhà và đã từng làm việc tại công ty cổ phần Lâm Sản và Xây Dựng tỉnhTuyên Quang
Nguồn lao động của công ty bao gồm cả lao động phổ thông và lao độngchuyên môn, lao động phổ thông chủ yếu là sử dụng nguồn lực tại địaphương Với việc mở rộng kinh doanh của mình, công ty đã giải quyết việclàm cho rất nhiều lao động và nhận được sự ủng hộ từ phía nhân dân cũngnhư chính quyền địa phương
Cơ cấu lao động : Tổng số lao động hiện nay : 205 người
- Hợp đồng : + Lao động hợp đồng dài hạn : 102 người
+ Lao động hợp đồng có thời hạn: 103 người
- Chuyên môn : + Lao động chuyên môn kỹ thuật : 90 người
Trang 20+ Lao động phổ thông :115 người
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ năm 2009
- Tình hình lao động khá hợp lý có xu hướng tinh giảm bộ máy quản
lý, giúp cho công tác quản lý gọn nhẹ, năng động
- Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học còn tương đối
ít, trong thời gian tới Công ty cần có phương án nâng cao trình độ của cán bộnhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý
- Lực lượng lao động của Công ty có trình độ chuyên môn tương đốithấp, chủ yếu là lao động phổ thông, sở dĩ như vậy là do nhiều giai đoạn sảnxuất không thể tự động hoá
Giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động
- Tất cả các nhân viên của công ty đều có cơ hội được đào tạo nângcao trình độ và tay nghề hàng năm
- Công ty căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch sảnxuất kinh doanh để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo
Trang 211.3 Đặc điểm về vốn kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009- Phòng kế toán)
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng là chủyếu do vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty được chi phân bổ đều cho tàisản lưu động ngắn hạn và tài sản cố định đầu tư dài hạn
Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được đầu tư sẽ bao gồm cáckhoản phải thu, khoản tiền mặt dùng để mua hàng, các khoản đầu tư tài chính,hàng hóa dự trữ tại kho và các khoản dự phòng khác Trong đó các khoảnphải thu từ khách hàng và tiền mặt để mua hàng là chủ yếu
Tài sản cố định được đầu tư bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, chiphí xây dựng cơ bản…
Trang 22Từ bảng số liệu trên có thể thấy công ty TNHH Thương Mại và Xây DựngThanh Giang có nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Khoản nợ phải trả bao gồm vay từ các ngân hàng, nợ phải trả của người bán
và khoản thuế còn phải nộp Nguồn vốn này sử dụng cho tài sản ngắn hạn vàdài hạn là tương đối đồng đều do đặc tính kinh doanh bao gồm cả thương mại
và xây dựng, các hoạt động thương mại sẽ chiềm phần lớn là tài sản lưu động,khoản phải thu, hàng tồn kho… Các hoạt động sản xuất và xây dựng sẽ baogồm phần lớn chi phí dài hạn như máy móc, nhà cửa…
Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu kinh doanh và vốnhuy động từ các nguồn như vay ngắn hạn và dài hạn tại ngân hàng và đốitác, các khoản còn giữ của nhà cung cấp, cán bộ nhân viên và khoản thuế cònphải nộp của doanh nghiệp
Có thể theo dõi tình hình biến động vốn của công ty qua những năm gầnđây qua bảng dưới đây
Bảng 1.3: Tình hình vốn và cơ cấu vốn qua các thời kì từ 2005-2008
Đơn vị: nghìn VNĐ
Nguồn vốn 3.602.451 5.126.021 17.669.530 20.121.659 27.128.459Vốn chủ sở
Như vậy có thể thấy nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh có sự thay đổi
rõ rệt, năm 2005 là năm thứ 2 hoạt động sau khi thành lập, khi đó nguồn vốntương đối ít, hơn 3 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 2 tỷ còn lại là cáckhoản nợ phải trả
Trang 23Năm 2006 nguồn vốn tăng lên hơn 5 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 4
tỷ đồng
Năm 2007 nguồn vốn tăng rõ rệt so với năm 2006 hơn 200%, đây chính làgiai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh và tận dụng tối đa nguồn lực củadoanh nghiệp Số vốn chủ sở hữu ở mức hơn 16 tỷ, duy trì khoản phải trả chỉ
là hơn 1 tỷ đồng đây là thời điểm doanh nghiệp đầu tư những dây truyền máymóc mới nhằm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai thác khoáng sản.Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu luôn ở mức tương đối cao,năm 2005 chiếm 69%, tăng dần đến năm 2007 là 93% và giảm năm 2008 là87%, con số này thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định, các tàisản của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn ổn định
1.3.6 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Môi trường văn hoá xã hội, dân số, xu hướng vận động dân số
Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcũng như sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Cácthông tin về môi trường văn hoá - xã hội cho phép doanh nghiệp hiểu biết ởnhững mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể) về đối tượng phục vụ củamình Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục
vụ khách hàng
Các tiêu thức được nghiên cứu khi phân tích ảnh hưởng của môi trườngvăn hóa xã hội đến thị trường của công ty TNHH Thương Mại và Xây DựngThanh Giang bao gồm:
- Dân số và xu hướng vận động của dân số ảnh hưởng chủ yếu tới hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp các sản phẩm dịchvụ.Với quy mô dân số càng lớn thì cơ hội kinh doanh của công ty càng nhiều
Trang 24do các nhu cầu xây dựng các công trình tăng cao hơn, nhu cầu đi lại, du lịchcũng tăng thêm.
Riêng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp mà khách hàng là nhữngngười tiêu thụ trung gian như các tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy thì tiêuthức này được đánh giá theo số lượng các tổ chức sử dụng sản phẩm và xuhướng vận động của nó Khi số lượng các doanh nghiệp sử dụng gỗ nguyênliệu để sản xuất tăng, thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn
- Hộ gia đình và xu hướng vận động về độ lớn hộ gia đình Quy cách củacác tổ chức và xu hướng vận động Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sảnphẩm nói chung điều này sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm mà doanh nghiệp thiết
kế, có phù hợp với nhu cầu cả tập thể hay không Tuy nhiên đặc điểm này tácđộng một phần nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Sự di chuyển của dân cư, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung và
xu hướng vận động
- Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động; phân bố thu nhập giữa cácnhóm người và các vùng địa lý Mức độ tăng trưởng và tái đầu tư của các tổchức đối tác và xu hướng vận động
- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm của dân cư, lĩnh vực và phạm vihoạt động của các tổ chức đối tác
- Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lí…
Môi trường kinh tế và công nghệ:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trườngnày quy định cách thức doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm năng của mình
và qua đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ Môi trường kinh tế và kĩ thuật
Trang 25công nghệ quyết định quy mô, cấu trúc thị trường của doanh nghiệp Thịtrường của doanh nghiệp phải có quy mô và cấu trúc phù hợp với môi trườngkinh tế và công nghệ, nếu không nó sẽ tạo ra một lực cản lớn làm giảm hiệuquả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp Điều này đúng vớimọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi doanhnghiệp phải phân tích để năm bắt cơ hội.
Các yếu tố quan trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệpgồm:
- Tiềm năng tăng trưởng nền kinh tế, với một mức tăng trưởng khả quan,doanh nghiệp sẽ có thể yên tâm hơn với hoạt động kinh doanh và đầu tư củamình
- Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối nhằm nắm bắt những nhucầu có thể xuất hiện trong tương lai
- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư
- Lạm phát thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương
- Các chính sách tiền tệ tín dụng
- Tiến bộ kĩ thuật của nến kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạtđộng kinh doanh
- Chiến lược phát triển kĩ thuật công nghệ của nến kinh tế
Đối với các doanh nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, xu hướng pháttriển và mở rộng kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bới một số đặc điểm của tìnhhình kinh tế mới như những cam kết khi gia nhập WTO, các doanh nghiệpcủa Việt Nam sẽ được tham gia vào một sân chơi chung, cạnh tranh bìnhđẳng, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị rỡ bỏ Đây có thể nói là mộtthuận lợi cho các doanh nghiệp hướng tới kinh doanh xuất khẩu nhưng cũng
là một thách thức không nhỏ để doanh nghiệp cạnh tranh ở thị trường trongnước cũng như trên trường quốc tế
Trang 26 Môi trường chính trị luật pháp:
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thịtrường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Sự ổn định củamôi trường luật pháp là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành
và phát triển thị trường của doanh nghiệp Sự thay đổi điều kiện chính trị cóthể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn trên thị trường kinh doanh.Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnhhưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thịtrường của doanh nghiệp Các yếu tố cơ bản gồm có:
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao
- Sự cân bằng các chính sách của nhà nước
- Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế
- Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành
Trong điều kiện kinh tế đổi mới, Việt Nam đang có những cải cách tíchcực trong hệ thống chính trị pháp luật nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam,đặc bệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát huy hết khả năng, không
bị vướng mắc bởi quá nhiều rào cản pháp luật
Điều này thể hiện rõ nhất trong những văn bản pháp quy mà Nhà Nước đãban hành như Luật doanh nghiệp năm 2000, sửa đổi năm 2005, thành lập hộiKhuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những bộ luật và quy định mớiđều theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối đa
Mục tiêu mà Nhà Nước đặt ra trong giai đoạn 2006-2010 đối với cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa: “ đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởngkinh tế”
Trang 27Như vậy có thể thấy, hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nóichung và của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang nóiriêng đang nhận được sự quan tâm từ phía Nhà Nước, các rào cản khó khănđang được dỡ bỏ.
Môi trường cạnh tranh:
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế thị trường với nghuyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơnngười đó sẽ chiến thắng, tồn tại và phát triển Gắn với sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp kinh doanh là sự tồn tại và phát triển của thị trường Trongmột thị trường chung doanh nghiệp cố gắng dành được một thị trường riêng
Sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh quyết định sự hình thành thịtrường của doanh nghiệp Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạtđộng kinh doanh trên thị trường càng gặp khó khăn và hiệu quả của công tácphát triển thị trường cũng bị ảnh hưởng Mối quan hệ giữa môi trường cạnhtranh và phát triển thị truờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào phương hướng
và tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh có thể thúc đẩy doanhnghiệp tiến hành phát triển thị trường một cách tích cực hoặc triệt tiêu thịtrường của doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng:
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội kinh doanh và khả năng khai thác,phát triển thị trường còn có các yếu tố thuộc tự nhiên địa lí, sinh thái Trướchết, khi nói đến thị trường, người ta thường nói đến một vị trí địa lí nhất định,
vị trí địa lí là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên xác định thịtrường của doanh nghiệp Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khaithác tức là có thể có một thị trường tốt để khai thác và ngược lại, địa điểm làmột trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả phát triển thị trường thông quakhoảng cách thị trường với nhóm khách hàng, thị trường với nguồn cung ứnghàng hoá lao động…Các yếu tố của môi trường sinh thái như khí hậu, thời
Trang 28tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đếncác chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sảnphẩm được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thị trường tiêuthụ của doanh nghiệp.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005- 2009
Đơn vị: đồng
Doanh thu 4.398.619 12.011.698 23.288.625 27.085.663 36.289.018Giá vốn hàng
(Nguồn phòng tài chính công ty)
Biểu đồ 1.1 doanh thu của công ty qua các năm 2005-2008