Xu hướng vận động thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 37 - 40)

II. Vốn chủ sở hữu

1.Xu hướng vận động thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

nghiệp.

Trong những năm gần đây, thị trường gỗ nguyên liệu gặp nhiều vấn đề bất cập. Đã có nhiều hội thảo diễn ra nhằm tháo gỡ những vấn đề vướng mắc cho thị trường này, theo đó là những chính sách từ phía Nhà Nước đã được ban hành.

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu chiếm một tỷ trọng lớn, tức là nguồn cung gỗ nguyên liệu tại thị trường trong nước chưa thực sự đủ mạnh. Mỗi năm Việt Nam bỏ ra gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ rất nhiều nước trên thế giới. Nhưng tình hình nhập khẩu cũng không khả quan do các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề chi phí vận chuyển, giá cả tương đối cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về vốn. Đã từ lâu nay, trong ngành giấy vẫn diễn ra một nghịch lý là trong khi hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy mang lại giá trị thấp, thì lại phải bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy.Năm 2007, cả nước phải nhập khẩu hơn 820 nghìn tấn giấy các loại, tăng 16% so với năm 2006 và trên 130 nghìn tấn bột giấy.

Trong khi nguồn nguyên liệu trong nước đang thiếu trầm trọng, thì các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu lại có xu hướng gia tăng. Vấn đề nàyđã được các chuyên gia trao đổi và theo đó kiến nghị đưa ra là hạn chế đầu tư các nhà máy chế biến băm dăm, nhưng vấn đề này vẫn chưa giải quyết được. Các nhà máy dăm ra đời có thể làm tăng tính khan hiếm của nguyên liệu trong nước đồng thời còn làm giảm tính cạnh tranh của công nghệ sản xuất ván nhân tạo trong nước dẫn tới nhập siêu.

Để khuyến khích tăng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, Nhà nước đã đẩy mạnh công tác quản lý rừng tự nhiên, đồng thời mở rộng diện tích rừng để đạt

tới mức tăng trưởng diện tích rừng khoảng 30- 40%/ năm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải giữa các địa phương để thuận lợi cho đường đi của hàng hóa. Không gây cản trở cho các doanh nghiệp do chi phí vận chuyển quá cao.

Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyến khích nhân dân đầu tư vào việc trồng rừng và bảo vệ phát triển rừng. Đến nay, nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, nhng do nhiều nguyên nhân, sản phẩm rừng trồng không tiêu thụ được, một số nơi tiêu thụ được một phần dưới dạng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhng giá cả thu mua gỗ nguyên liệu quá thấp, nên người dân chưa phấn khởi trồng rừng.

Như vậy có thể thấy thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ nguyên liệu là rất rộng mở bởi Việt Nam là một trong những quốc gia có mặt mạnh về sản xuất đồ gỗ trên thị trường nên nhu cầu về gỗ nguyên liệu là rất lớn và còn đang chưa được đáp ứng đủ.

Nhà nước cũng đang khuyến khích trồng rừng tại các địa phương nên đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ nguyên liệu trong tương lai sẽ rồi rào hơn.

Tuyên Quang là một địa phương miền núi, diện tích rừng trồng tương đối lớn do vậy, theo chủ trương, chính sách của Nhà Nước, công tác trồng rừng tại địa phương đang được khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ thích hợp. Mặt khác, hệ thống giao thông đã được nâng cấp, giao thông đường bộ đã thuận lợi hơn rất nhiều so với trước kia. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của địa phương dành cho những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai về vốn cũng như các kế hoạch đầu tư.

Là một công ty thương mại lớn tại tỉnh Tuyên Quang, cũng là một công ty đi đầu trong sản xuất và kinh doanh gỗ nguyên liệu, hơn nữa đặc tính khách hàng của công ty là những khách hàng truyền thống, do vậy hiện tại tính cạnh tranh của thị trường không cao.

Như vậy có thể thấy, các yếu tố thuộc môi trường khách quan về cơ bản không gây trở ngại gì đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang. Trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không bị trở ngại nhiều bởi các quy định, chủ trương, chính sách của Nhà Nước. Tính cạnh tranh của thị trường gỗ nguyên liệu cho sản xuất giấy và gỗ nguyên liệu cho xây dựng là không cao nhưng nếu công ty muốn phát triển thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho đồ gỗ nội thất cả trong và ngoài nước, thì sẽ vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ của các đối tác khác mà điển hình là các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu nước ngoài. Sự cạnh tranh này sẽ bao gồm cả về giá cả, chất lượng và chủng loại gỗ. Thị trường gỗ nguyên liệu giấy trong thời gian tới sẽ sôi động hơn do sự tăng quy mô sản xuất của các công ty giấy và sự ra đời mới của các nhà máy tại địa phương.

 Định hướng mục tiêu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang:

Về sản phẩm: Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục duy trì cung cấp đủ sản phẩm với chất lượng cao nhất tới những khách hàng truyền thống, tìm kiếm nguồn hàng bắt kịp với sự mở rộng quy mô sản xuất của đối tác. Bên cạnh đó, công ty sẽ đưa ra thị trường những mặt hàng đã sơ chế như gỗ ván, gỗ xẻ... Đồng thời chất lượng hàng hóa phải được đảm bảo, nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Về thị trường: Hướng tới cung cấp sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy An Hòa sắp đi vào hoạt động, tiếp tục phát triển thị trường theo chiều sâu, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Phong Châu, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, mà chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

Về lao động: Tiếp tục đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho những lao động hiện tại.Tăng tỷ lệ lao động có trình độcao đẳng, đại học. Liên tục có các chính sách khuyến khích tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên cả về

tinh thần lẫn vật chất như tổ chức đi tham quan, vui chơi giải trí, chế độ khen thưởng theo doanh thu và theo hiệu quả lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 37 - 40)