Chính sách giá linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 47 - 49)

II. Vốn chủ sở hữu

3. Hệ giải pháp phát triển thị trường.

3.7 Chính sách giá linh hoạt

Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, một chính sách giá đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

Có nhiều cách để xác định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp mà phổ biến và hiệu quả là căn cứ vào chi phí sản xuất , nhu cầu và mức độ cạnh tranh trên thị trường . Độ co giãn của cầu cho biết phản ứng của người tiêu dùng với giá cả. Mức độ cạnh tranh cho biết được mức giá nào thì sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh tiệu thụ được trên thị trường . Bên cạnh đó để xác định được mức giá phù hợp, công ty cần phải căn cứ vào chi phí sản xuất, mục tiêu cần đạt tới, gá cả sản phẩm cùng loại trên thị trường …

Công ty cần có một chính sách giá cả linh hoạt nhưng giá linh hoạt không phải là luôn luôn phải thay đổi làm cho người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và mất tin tưởng. Để có được chính sách giá cả phù hợp cần căn cứ vào những điểm sau:

Trong tâm lý người tiêu dùng giá cả phản ánh chất lượng do vậy sản phẩm chất lượng cao thì giá không thể quá thấp.

Chi phí đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm vì thế phải điều chỉnh giá bán.

Các chi phí khác như chi phí quảng cáo, hỗ trợ kích thích tiêu thụ, chi phí dịch vụ đều làm tăng chi phí tăng giá bán.

Mức giá quá cao sẽ làm giảm khối lượng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường . Chất lượng sản phẩm và giá cả hàng hoá là hai yếu tố cần thiết song song với nhau vì vậy bên cạnh việc cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm , công ty cần xây dựng cơ cấu giá cả hợp lý để một mặt bù đắp được chi phí đầu tư, mặt khác đề cao uy tín chất lượng sản phẩm , đồng thời phải đảm bảo kích thích tiêu thụ.

Tuy nhiên, khi đưa ra các biện pháp phát triển thị trường hay mở rộng phạm vi địa lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải chú ý đến mối liên hệ giữa độ rộng của khu vực thị trường với khả năng (quy mô) kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, sự không phù hợp giữa quy mô doanh nghiệp với độ rộng của thị trường sẽ dẫn tới những sai lầm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w