Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 40 - 42)

II. Vốn chủ sở hữu

2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu.

Phương hướng phát triển thị trường của một doanh nghiệp thương mại có thể phát triển theo ba hướng.

 Phát triển thị trường theo chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng khách hàng, phát triển về mặt lượng tiêu thụ. Có ba loại hình phát triển thị trường theo chiều rộng:

1.Đa dạng hoá đồng tâm: doanh nghiệp mở rộng những danh mục sản phẩm của mình những sản phẩm giống như các mặt hàng hiện có của doanh nghiệp theo giác độ kỹ thuật hay marketing. Những mặt hàng này sẽ thu hút sự chú ý của những khách hàng mới.

2.Đa dạng hoá ngang: Tức là bổ sung cho chủng loại hàng hoá của mình những mặt hàng hoàn toàn không có liên quan gì đến những mặt hàng hiện đang sản xuất, nhưng có thể làm cho khách hàng hiện có quan tâm hơn.

3.Đa dạng hoá rộng: Tức là bổ sung cho chủng loại hàng hoá của mình những mặt hàng không có quan hệ gì với công nghệ mà công ty đang sử dụng với hàng hoá và thị trường hiện có.

 Phát triển thị trường theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Chất lượng này có thể được đánh giá thông qua chỉ tiêu như: uy tín sản phẩm và doanh nghiệp, chỉ tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận, sự trung thành của khách hàng… Để phát hiện những khả năng phát triển theo chiều sâu người ta có sử dụng một phương pháp rất tiện lợi gọi là “mạng lưới phát triển hàng hoá và thị trường”. Mạng lưới này bao gồm ba loại hình cơ bản của khả năng phát triển sâu đó là:

tăng mức tiêu thụ những hàng hoá hiện có của mình trên những thị trường hiện có.

2.Mở rộng thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách đưanhững hàng hoá hiện có của mình vào những thị trường mới.

3.Cải tiến hàng hoá: Là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho những thị trường hiện có.

 Phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu thường áp dụng đối với những doanh nghiệp đã có sự phát triển ổn định, có tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất để mở rộng thị trường.

Với quá trình phát triển của mình, công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang đang định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của mình theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thị trường tiêu thụ của công ty đã tương đối ổn định thêm vào đó là sự phát triển rất khả quan trong những năm gần đây là cơ sở để lãnh đạo công ty chọn phương hướng phát triển này.

Để phát triển thị trường tiêu thụ theo cả chiều rộng và chiều sâu công ty đã xác định phương hướng cần thực hiện như:

Phát triển sản phẩm:

Sản phẩm là yếu tố trực tiếp tác động đến khách hàng, nền kinh tế thị trường đặt cho các doanh nghiệp yêu cầu phải cho ra đời những sản phẩm mới. Thông thường các doanh nghiệp quan niệm sản phẩm mới phải là một sản phẩm hoàn toàn mới theo công năng hoặc giá trị sử dụng của nó. Điều này có thể hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Từ cách nhìn của khách hàng, một sản phẩm mới không có nghĩa là sản phẩm hoàn toàn mới. Một sản phẩm cải tiến cũng được xem như là một sản phẩm mới. Trong trường hợp này, sản phẩm mới bao gồm cả những sản phẩm hiện tại nhưng đã được hoàn thiện thêm về các chi tiết bộ phận của nó, có thêm công năng mới hoặc bao bì mới, hoặc nhãn hiệu mới, hình ảnh mới hoặc có thêm cách thức phục vụ mới…

Phát triển sản phẩm của khách hàng rất có ích cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đề ra các hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm.

Phát triển khách hàng:

Trong chiến lược phát triển thị trường của mình khách hàng luôn là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Khách hàng càng nhiều thì quy mô thị trường của doanh nghiệp càng lớn. Mục tiêu của phát triển khách hàng là giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng tiềm năng.

Phát triển phạm vi địa lý:

Thông thường khi tham gia kinh doanh các doanh nghiệp phải xác định một khu vực địa lý cụ thể mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Vì vậy, phát triển thị trường thực chất là doanh nghiệp tìm cách mở rộng phạm vi địa lý mà mình hiện có. Tuỳ thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ở trong nước.

Đa dạng hoá kinh doanh:

Để hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành đa dạng hoá kinh doanh nhằm phân tán bớt những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, bên cạnh đó đa dạng hoá kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phát triển thị trường của mình. Đa dạng hoá kinh doanh có thể là đa dạng hoá sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp có cách lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Nhìn chung phát triển thị trường của doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp thì doanh nghiệp cần thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w