1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La

111 1,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 1.1. Lý do chọn đề tài. T R ong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển về mọi mặt của các nước có tốc độ ph

Trang 1

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TTHN : Trung tâm hướng nghiệp

TW – TƯ : Trung Ương

Trang 2

MỞ ĐẦU - -

1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài.

TR ong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát

triển về mọi mặt của các nước có tốc độ phát triển nhảy vọt như Nhật Bản, HànQuốc Từ kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, UNESCO và các

Trang 3

nước phát triển đã đúc rút và khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển; Thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về Giáo dục Trên thực tế điều đó đã và đangxảy ra với mức độ ngày càng mạnh mẽ Các quốc gia coi “Phát triển Giáo dục” làchìa khoá vàng đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, là tiêu chí quan trọng để đánhgiá sự phát triển của một quốc gia.

Đối với nước Việt Nam ta, ngay từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta đãchú trọng đến phát triển giáo dục, đặc biệt là Đại hội VI,VII,VIII và Đại hội IX củaĐảng Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng

đầu” Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo

dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ

bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững” Đại hội chủ

trương: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp

dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá ” (Văn kiện Đại hội Đảng IX)

Giáo dục và đào tạo là nền móng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao,đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước Đánh giá về Giáo dục, Đảng

ta đã luôn xác định những thành tựu quan trọng của Giáo dục đã góp phần tích cựcvào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới Tuy nhiênĐảng ta cũng thẳng thắn đánh giá : chất lượng giáo dục nói chung vẫn chưa đáp ứngtốt yêu cầu của thời đại Điều đó do nhiều nguyên nhân song cơ bản là do công tác

quản lý giáo dục như Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) đã chỉ: “Công tác quản

lý giáo dục còn những mặt yếu kém, bất cập” Cho đến nay nguyên nhân này vẫn

chưa khắc phục được bao nhiêu

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2001 - 2010, Đảng vàNhà nước ta đã nhấn mạnh:

“Đối với mục tiêu, nội dung phương pháp chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng

Trang 4

quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục”

Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo là: Nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Như vậy “bồi dưỡng nhân tài” là một trong

ba nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi ba bậc học: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; giáodục đại học và sau đại học phải chú trọng, trong đó cấp học THPT là cấp học tiềnđề; phát hiện và bồi dưỡng để tạo nguồn cho các bộ phận giáo dục khác thực hiệnnhiệm vụ này

Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 cũng đã đề ra bảy nhóm giải

pháp lớn để đổi mới và phát triển Giáo dục, trong đó "đổi mới công tác quản lý Giáo

dục" là giải pháp đột phá.

Sơn La là một tỉnh miền núi khó khăn khó về giao thông, nghèo về tàinguyên và tiềm lực, kinh tế chậm phát triển, nguồn nhân lực có trình độ cao nghèo,nhân tài hiếm và khó thu hút Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, để có thể đitắt, đón đầu, ngày càng rút ngắn khoảng cách với các tỉnh miền xuôi, hơn bao giờhết, Sơn La cần có một nguồn nhân lực có trình độ và một đội ngũ nhân tài ngàycàng đông đảo để phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững Chính vì vậy,nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Sơn La hơn bao giờ hết đang đóng một vai trò cực kỳquan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá Sơn La

Trong những năm gần đây, giáo dục Sơn La đã có nhiều bước tiến, nhiều cốgắng trong đổi mới Tuy nhiên giáo dục Sơn La vẫn chưa đáp ứng được yêu cầungày càng cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Các nhà trườngnói chung, trường THPT nói riêng chưa đẩy nhanh được tốc độ đổi mới Công tácquản lý giáo dục nói chung, quản lý của hiệu trưởng trong các nhà trường nói riêngchậm đổi mới, nghiệp vụ quản lý ở trình độ không chuẩn, ít được đào tạo chính quy

Trường THPT Chuyên Sơn La, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của mộttrường THPT bình thường, nhà trường còn có nhiệm vụ: phát hiện và bồi dưỡngnhững tài năng cho tỉnh nói riêng và cho đất nước nói chung Trường THPT Chuyên

Trang 5

Sơn La được thành lập từ năm 1995, đã trải qua 9 năm phát triển, Nhà trường đãđóng góp được nhiều thành tích quan trọng góp phần phát triển giáo dục Sơn La Làmột trường THPT chuyên miền núi, non trẻ, song với sự sáng tạo trong quản lý, nhàtrường đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh Đến nay, nhà trường đã có tới 30 lớpvới trên một ngàn học sinh có 64 cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy và phục

vụ Nhà trường đã có 8 môn chuyên và cần phải mở thêm các môn chuyên tin học

và ngoại ngữ Trong quá trình phát triển của mình, nhà trường đã đạt được nhữngthành tích quan trọng: luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc, tỷ lệ thi đỗ vào các trườngđại học, cao đẳng đạt trên 60%, số giải học sinh giỏi quốc gia tăng dần

Tuy nhiên khi xem xét kết quả giáo dục thì thấy rằng: một số năm đầu kếtquả thấp, kết quả về chất lượng giáo dục tăng dần ở vài năm sau đó, song kết quả đólại giảm dần hoặc không tăng trong những năm gần đây; đặc biệt là kết quả “giáodục mũi nhọn ” được thể hiện qua kết quả thi tuyển sinh vào đại học và các kỳ thichọn học sinh giỏi cấp quốc gia đã thể hiện rõ sự không bền vững và chưa phát huyhết tiềm năng

Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân làm chochất lượng giáo dục của nhà trường không tăng và không bền vững, chưa đáp ứngđược yêu cầu đòi hỏi của tỉnh, như: nguyên nhân từ phía người dạy và khâu dạy,nguyên nhân từ phía người học, nguyên nhân từ cơ sở vật chất Song một trongnhững nguyên nhân chính là công tác quản lý của hiệu trưởng chưa đổi mới kịp thờivới yêu cầu chung của sự đổi mới giáo dục

Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý của hiệutrưởng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý của hiệu trưởng nhằmnâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là rất cần thiết trong điều kiện hiệnnay đối với giáo dục Sơn La Đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhất là những ngườitrực tiếp làm một phần việc quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường THPTChuyên Sơn La – nơi được đặc trách giao nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn, việc nghiêncứu thực trạng, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn

của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La”;

nhằm đóng góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng hệ thống các giảipháp quản lý nhà trường THPT, và quản lý nhà trường THPT chuyên

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt của loài người Giáo dục là sự truyềnthụ những tri thức, kinh nghiệm sống từ thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, đồng thờithế hệ sau vừa lĩnh hội, vừa sáng tạo ra những tri thức mới Chính vì vậy giáo dục rađời và tồn tại cùng sự phát triển của xã hội loài người, do đó giáo dục đã được loàingười sớm quan tâm, thúc đẩy phát triển và được mọi quốc gia dân tộc chú trọngnghiên cứu Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục Có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục từ thời cổ đại, trung cận đại

để lại các tư tưởng, các giá trị được phát huy đến tận ngày nay như: Xô cơ

rát(429-347) với “Phương pháp đỡ đẻ trong giáo dục”, Khổng Tử và nhiều học trò của ông

nổi tiếng với “cái đạo” và hệ thống phương pháp giáo dục do ông sáng tạo ra

Trong xã hội hiện đại hiện nay, các dân tộc, các quốc gia đều chú trọng giáo dục.Các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại về giáo dục, các côngtrình đó đều kết luận: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục là chìakhoá để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước Nhiều quốc gia coi giáo dục là quốcsách hàng đầu trong chiến lược phát triển; và giáo dục đang trở thành một lĩnh vựccạnh tranh trên toàn cầu Điều đó cho thấy các công trình nghiên cứu nhằm nângcao chất lượng giáo dục cũng như nghiên cứu về công tác quản lý của hiệu trưởng

có rất nhiều

Ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung và

về quản lý giáo dục nói riêng Quản lý giáo dục là một lĩnh vực rất rộng lớn nên córất nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây xin giới thiệu một số công trình nghiên

Trang 7

cứu về quản lý nhà trường, trường chuyên và quản lý của Hiệu trưởng phục vụ mụcđích nâng cao chất lượng giáo dục của một nhà trường, như một số đề tài sau đây:

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dạy thêm học thêm ở giáo dục phổ thông (Đề tài khoa học của Mạc Văn Trang - 2001): Nghiên cứu đánh giá về tình

hình dạy thêm, học thêm trong các nhà trường phổ thông Đề tài đã tìm ra những cơ

sở của việc dạy thêm, học thêm, đề cập đến thực trạng về việc quản lý hoạt độngnày

+ Nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chủ trương chính sách phát triển loại hình trường chuyên (Đề tài khoa học của Đào Vân Vy - 2000): Nghiên

cứu tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các chủ trương chính sách của các trườngchuyên Đề tài đã nghiên cứu về hệ thống chính sách đối với trường chuyên; đánhgiá tổng hợp thực trạng tác dụng của hệ thống chính sách đối với trường chuyên

+ Những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy và học của trường THPT Ngan Dừa, Hồng Dân, Bạc Liêu (Luận văn Thạc sỹ của Trương Hồng

Việt): Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPTNgan Dừa, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động Dạy –Học trên lớp

+ Những biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh trường THPT Nam Sách, Hải Dương (Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Tiến):

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp của trường THPT Nam Sách, tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý họcsinh ngoài giờ chính khoá trong nhà trường

+ Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục của hiệu trưởng

(Luận văn thạc sỹ của Đỗ Ngọc Bích - 1997): Đề xuất một số biện pháp cải tiếncông tác kiểm tra của hiệu trưởng

+ Các biện pháp cải tiến quản lý dạy học của hiệu trưởng trường THPT chuyên thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Bác Dụng - 2004):

Từ thực trạng quản lý của 6 trường chuyên ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đềxuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường chuyên

Trang 8

Tuy các công trình nghiên cứu về quản lý của hiệu trưởng đối với một nhàtrường THPT chuyên là rất nhiều, song chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lýcủa hiệu trưởng đối với trường THPT Chuyên Sơn La - một trường THPT chuyên ởmột tỉnh miền núi khó khăn, mới được thành lập

Điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài:

“Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La ”.

2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Trên cơ sở vận dụng các kiến thức về khoa học quản lý vào nghiên cứu thựctrạng công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La; tập trungnghiên cứu sâu về các nội dung quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy -học, đối chiếu so sánh với các trường THPT trong tỉnh và một số trường chuyên ởcác tỉnh bạn, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả quản

lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La

3

ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La

3.2 Khách thể nghiên cứu.

Quản lý nhà trường ở trường THPT Chuyên Sơn La

4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Sơn La từ năm 2000 đến 2005

Trong đó nghiên cứu sâu về các vấn đề sau:

+ Quản lý quá trình dạy – học và giáo dục của Nhà trường THPT ChuyênSơn La

+ Quản lý đội ngũ giáo viên, học sinh của Nhà trường

Trang 9

+ Một số hoạt động quản lý khác có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy – học

và giáo dục trong nhà trường THPT Chuyên Sơn La

5

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

5.1 Nghiên cứu tổng quan về lý luận quản lý, quản lý của hiệu trưởng trongnhà trường và nhà trường THPT chuyên Trong đó đi sâu về các nội dung:

- Một số quan niệm cơ bản về các vấn đề:

.) Quản lý và các chức năng quản lý

.) Quản lý của hiệu trưởng một nhà trường

.) Chất lượng Giáo dục của một nhà trường THPT và trường THPT chuyên

- Nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhân tài đối với sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước trước xu thế hội nhập

- Vai trò của hệ thống trường chuyên trong “phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡngnhân tài”

5.2 Đánh giá thực trạng về công tác quản lý của hiệu trưởng đối với trườngTHPT Chuyên Sơn La

5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của Hiệutrưởng để nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Chuyên Sơn La

5.4 Thử nghiệm tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

6

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận, tham khảo tài liệu: Nghiên cứu các vănbản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đàotạo, đặc biệt là về hệ thống trường chuyên; các báo cáo tổng kết đánh giá, rút kinhnghiệm về giáo dục của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La và trường THPTChuyên Sơn La; các tài liệu, giáo trình về khoa học sư phạm, khoa học quản lý; cácvăn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo; các điều lệ, nội qui, qui chếtrong giáo dục - đào tạo

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: quan sát công tác quản lý của hiệu trưởng trườngTHPT Chuyên Sơn La Quan sát việc quản lý giáo viên và hoạt động dạy của họ,

Trang 10

quan sát việc quản lý học sinh và hoạt động học Quan sát việc lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra của hiệu trưởng đối với các lĩnh vực khác trong nhà trường

+ Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với các cán bộ quản lý giáo dục ở SởGiáo dục - Đào tạo Sơn La, các hiệu trưởng, hiệu phó một số trường THPT trongtỉnh, một số hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT chuyên về công tác quản lý củahiệu trưởng Trao đổi với giáo viên và học sinh trong nhà trường THPT ChuyênSơn La

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xin ý kiến khảo sát đối với cán bộquản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường THPT Chuyên SơnLa

6.3 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến về tính khả thi của các giảipháp của một số đối tượng sau: Cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh; các chuyên giaxây dựng chương trình giáo dục; giáo viên dạy trường chuyên của một số tỉnh khácnhư: Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Hoà Bình…

Trang 11

* Danh mục các tài liệu tham khảo.

* Phụ lục: mẫu phiếu trưng cầu ý kiến.

CHƯƠNG I

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

Trang 12

1.1 Một số khái niệm và quan niệm cơ bản về quản lý.

1.1.1 Một số khái niệm về quản lý.

Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có tổ

chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội học, kỹ thuật ) nó bảo toàn cấu trúccác hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là tác động hợp quy luật khách quan, làmcho hệ vận động vận hành và phát triển

Theo Mác: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thựchiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự quản lý Quản

lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chứcnăng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của bộphận riêng lẻ của nó

Trang 13

Như vậy, Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động,một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loàingười.

 Quản lý là khoa học, vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hoá và là đối

tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học phân loại kiến thức, giảithích các mối quan hệ khách quan - đặc biệt là mối quan hệ giữa chủ thể và kháchthể quản lý Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý là các mối quan hệ mà cácmối quan hệ này là xuất phát từ đòi hỏi của các quy luật khách quan Vì vậy ngườiquản lý phải nghiên cứu các quy luật khách quan, các mối quan hệ, tránh ngẫu hứngtuỳ tiện, chủ quan Ngày nay Quản lý đã trở thành một môn khoa học độc lập nhưnglại nằm giáp ranh giữa những môn khoa học kinh tế và những môn khoa học thuộckiến trúc thượng tầng Như vậy, muốn quản lý thành công thì phải vận dụng tổnghợp thành tựu của nhiều môn khoa học

 Quản lý là một nghệ thuật, bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo

léo, tinh tế và linh hoạt những kinh nghiệm quan sát được, những tri thức đã đúc kếtđược, người quản lý qua đó áp dụng những kỹ năng tổ chức con người và công việc

Xôcrát, nhà triết học cổ đại Hy lạp đã nói: “Những người biết cách sử dụng

con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân một cách sáng suốt Trong khi những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong việc điều hành cả hai công việc này” Quản lý là một nghệ thuật là vì nó gắn liền với cá nhân chủ thể, nó

phụ thuộc vào khả năng nắm vững nguyên lý, vận dụng kết hợp giữa khoa học vànghệ thuật Suy cho cùng thì quản lý và đặc biệt là quản lý giáo dục chính là nghệthuật dùng người – phép dụng nhân

“ con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” (Các Mác), vì vậy

nghệ thuật dùng người là một loại nghệ thuật cao hơn hẳn các loại hình nghệ thuậtkhác Trong con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt, nghệ thuật dùng người là phảibiết khai thác những mặt tích cực như ( tự trọng, khả năng sáng tạo ); hạn chế tối đanhững mặt tiêu cực như (ghen tỵ, cá nhân ) Dùng người nên trọng dụng, khôngnên lợi dụng và càng không nên tận dụng

Trang 14

Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát côngviệc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt được hiệu quảcao khi nó tạo ra được cái toàn thể – chỉnh thể từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuấtcủa tổ chức xã hội Yêu cầu về tính toàn thể của tổ chức mang tính khách quan, nóđòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được mục tiêu rõ ràng và biết điều hành hệthống của mình tới đích Hoạt động quản lý có những yêu cầu khách quan, phổ biếnđối với những người làm quản lý, đó là những chức năng chung và cơ bản của hoạtđộng quản lý

1.1.2 Chức năng quản lý.

Chức năng quản lý là gì?

Trong quản lý, chức năng là hình thức biểu hiện sự tác động của chủ thể vàđối tượng nhằm đạt mục tiêu đã định Là những nhiệm vụ có tính năng nhất định,còn là sự thể hiện sự phân công lao động trong lĩnh vực quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý cơ bản mà thông qua đóchủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu xácđịnh Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền với nội dung củahoạt động điều hành ở mọi cấp

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân định các chức năng quản lý tuỳ theohướng tiếp cận như theo hướng tác động, hay theo nội dung tác động Song nhiềunhà nghiên cứu đều đồng tình với cách phân định các chức năng quản lý theo quanđiểm tiếp cận hệ thống, Theo quan điểm này thì quản lý có bốn chức năng cơ bảnsau:

 Chức năng kế hoạch: là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu khái

quát là một bản ghi nhận những mục tiêu cơ bản và một chương trình hành động cụthể được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện những nội dung nào đó mà chủthể quản lý đã đề ra

Trang 15

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động

và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch là nền tảng củaquản lý, nó bao gồm những nội dung quan trọng sau:

* Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị

* Dự báo, đánh giá triển vọng

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực

cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của

tổ chức một cách có hiệu quả

* Tổ chức bao gồm các nội dung sau :

* Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc)

* Tạo sự hợp tác liên kết (xây dựng mô hình)

* Xây dựng các yêu cầu

* Lựa chọn sắp xếp

* Bồi dưỡng cho phù hợp

* Phân công nhóm và cá nhân

 Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển: Là quá trình tác động đến các

thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mụctiêu của tổ chức Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến những mục

Trang 16

tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Phải giám sát các hoạt động, các trạngthái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch Khi cần thiết phải điều chỉnh,sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ, nhằmgiữ vững mục tiêu chiến lược đề ra

Bao gồm các khâu:

* Kích thích động viên

* Thông tin hai chiều

* Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế

 Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể

quản lý nhằm đánh giá và sử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức.Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiếnban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được mức độ nào Kiểm tra nhằm kịp thời pháthiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân thành công, thấtbại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm

Theo lý thuyết hệ thống (Cyberneticque) : Kiểm tra là giữ vai trò liên hệnghịch, là trái tim mạch máu của hoạt động quản lý Có kiểm tra mà không đánhgiá coi như không có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có hoạt động quảnlý

Kiểm tra đánh giá bao gồm các nội dung:

* Xây dựng định mức và tiêu chuẩn

* Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá

* Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Bốn chức năng quản lý cơ bản trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với

nhau, đan xen lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chứcnăng khác ở các mức độ khác nhau Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản củaquản lý được thể hiện như hình vẽ dưới đây :

Tổ chức Thực hiện

Lập

kÕ hoạch

Trang 17

H.1 : Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

Trong mọi hoạt động quản lý, thông tin quản lý đóng vai trò vô cùng quan

trọng, nó được coi như là “mạch máu” của hoạt động quản lý.

1.1.3 Quản lý giáo dục:

Quản lý nhà nước đối với giáo dục là: Tập hợp những tác động hợp quy luậtđược thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý đến tất cả các phân hệ quản lý,nhằm làm cho hệ thực hiện được mục tiêu giáo dục, mà kết quả cuối cùng là chấtlượng và hiệu quả của quá trình đào tạo tuổi trẻ

Khoa học quản lý giáo dục ra đời sau khoa học quản lý kinh tế Do cách nhìnnhận giáo dục ở những mức độ khác nhau, nên những khái niệm quản lý giáo dục

có nội dung rộng hẹp khác nhau Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ramột số định nghĩa về quản lý giáo dục như:

Ở Việt Nam theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý giáo dục theo nghĩa

tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”.

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông (có

thể mở rộng ra là việc quản lý giáo dục nói chung) là quản lý hoạt động dạy – học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới nục tiêu giáo dục”.

Theo Nguyễn Ngọc Quang trong cuốn Những khái niệm cơ bản về quản lý

giáo dục thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và

Chỉ đạo, Lãnh đạo Kiểm tra,

đánh giá

Trang 18

nguyên lý giáo dục của Đảng Thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến đến trạng thái mới về chất”.

Trong cuốn “ Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục” tác giả Kônđacốp

định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ giáo dục, kế

hoạch hoá , tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.

Ta thấy rằng các định nghĩa trên đều quan tâm đến dạy, học và giáo dục.Trong đó có ba định nghĩa của Việt Nam đều nói đến đường lối giáo dục của Đảng,

do giáo dục chịu sự chi phối của Đảng Đây là nét đặc trưng của giáo dục xã hội chủnghĩa, lấy mục tiêu giáo dục là con người

Dù định nghĩa thế nào về quản lý giáo dục thì cũng cho thấy:

+ Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, cómục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý

+ Quản lý giáo dục là sự tác động một cách khéo léo có khoa học phù hợpquy luật, lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường, nhằm huy động họ tự giác tích cực cùng phối hợp, tác động, tham giavào các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt được mục đích đã đặt ra

Từ cơ sở lý luận, cho thấy rằng quản lý giáo dục thực chất là toàn bộ mọi tác

động của các cấp lãnh đạo, các cá nhân làm nhiệm vụ quản lý đến hệ thống giáo dụcnhằm đạt được những mục tiêu giáo dục

1.1.4 Quản lý trường học

Trường học là đơn vị cơ sở ở đó tiến hành giáo dục - đào tạo Nhà trường làmột thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xãhội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó Nhà trường tổ chức cho việc kiếntạo xã hội nói trên đạt được các mục tiêu xã hội và đặt ra cho nhóm dân cư đượchuy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội

Trang 19

Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường cho thấy rằng: dạy – học vàgiáo dục tồn tại như một hoạt động xã hội, nó gắn liền với các hoạt động của conngười Nó là con đường cơ bản nhất, thuận lợi nhất giúp cho người học trongkhoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh được một khối lượng tri thức, kỹ năng

có chất lượng và hiệu quả cao nhất Bởi vì dạy học được tiến hành một cách có tổchức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm tâmsinh lý và đặc điểm nhận thức của người học Nó được diễn ra có sự lãnh đạo, kiểmtra đánh giá và điều chỉnh thường xuyên bởi nó được tổ chức thực hiện ở các cơ sởgiáo dục, đó là nhà trường và nó được quản lý một cách khoa học

Vậy thế nào là quản lý nhà trường? Có rất nhiều định nghĩa về quản lý nhà

trường được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước đưa ra như:

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục

của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.

Trong cuốn: “Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục” Kônđacốp đã viết:

“Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối

ưu về các mặt xã hội – kinh tế, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”

Mục đích của một nhà trường là hình thành và phát triển nhân cách cho họcsinh, nghĩa là sản phẩm là những con người có những tri thức nhất định, có những

xu hướng, ý chí, lý tưởng, tình cảm, động cơ, thói quen theo một định hướng nhấtđịnh; không phải là những sản phẩm vật chất đơn thuần hay hàng hoá Chính vì vậy,quản lý nhà trường đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với các ngành quản lý khác, vì nókhông cho phép có sản phẩm hỏng

Trang 20

1.2 Chất lượng giáo dục.

1.2.1 Một số quan niệm về chất lượng.

Khái niệm chất lượng giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau và đang

là một chủ đề gây nhiều tranh luận trên toàn cầu

Quan niệm chất lượng vẫn thường được dùng từ trước đến nay mang hàm ý

là tổng thể các đặc điểm đặc tính của một sản phẩm hay một dịch vụ thoả mãn cácnhu cầu của người sử dụng

Một quan niệm khác cho rằng, chất lượng tự bản thân nó hàm chứa cả hai:chuẩn mực và sự tuyệt hảo Chất lượng là cái tốt nhất

Với quan niệm này, người ta cho rằng, chất lượng giáo dục được đo bằngmức học sinh đạt các chuẩn Đó không chỉ là việc học sinh đạt các mục tiêu cụ thể

do khoá học đặt ra mà còn phát triển khả năng tự chủ, năng lực đáp ứng với kháchquan Sự tuyệt hảo ở đây liên quan đến các khái niệm: đẹp, tốt, chân thật , hay nóiđến khía cạnh đạo đức và thẩm mỹ của nhân cách học sinh

Ở Mỹ, chất lượng giáo dục được xem là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáodục và các mục tiêu giáo dục đạt được với các chuẩn trách nhiệm Hệ thống tráchnhiệm đặt ra các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng lĩnh vực mà học sinh cần nắmbắt, thông qua các bài kiểm tra thu thập các thông tin về mục tiêu giáo dục

Theo quan niệm của các nhà giáo dục Canađa, thước đo chất lượng giáo dụcchính xác nhất là khả năng người học có thể cống hiến được những gì cho sự pháttriển của xã hội

1.2.2 Quan niệm chung về chất lượng giáo dục.

Dù chất lượng và chất lượng giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau,

đến nay vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi, người ta có thể thống nhất ở một số quanđiểm rằng: chất lượng giáo dục được đo bằng các chuẩn nhằm xem xét mức độ đạtđược các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, thể hiện ở kết quả phát triển nhân cách củangười học như thế nào

Trang 21

Trong một chừng mực nhất định, chúng ta có thể hiểu: chất lượng giáo dục

là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáo dục cụ thể và các mục tiêu đạt được về phát triển nhân cách của mỗi cá nhân người học với các chuẩn trách nhiệm – trong giới hạn được công chúng chấp nhận và thống nhất, thể hiện ở mức độ đóng góp của nhân cách được đào tạo vào sự phát triển của xã hội.

Như vậy có thể thấy khái niệm chất lượng giáo dục là một khái niệm phứctạp Các nhà giáo dục cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục, cần tiến hành tổnghợp các biện pháp như: xây dựng mục tiêu giáo dục cần đạt, xây dựng chuẩn, cảicách chương trình và quá trình dạy học, tổ chức lại cơ cấu của nhà trường, xây dựngmôi trường học tập tích cực và cộng tác, sử dụng cơ chế quản lý thích hợp

1.2.3 Chất lượng giáo dục của một nhà trường.

Nhà trường là một đơn vị giáo dục cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục,nhằm làm phát triển nhân cách của học sinh đạt đến những chuẩn mực chung màNhà nước quy định Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là thực hiện tổng hợp cácbiện pháp để thực hiện một cách tốt nhất, tối ưu nhất những nhiệm vụ mà giáo dụcđặt ra để đáp ứng được các chuẩn quy định đồng thời đáp ứng các mục tiêu giáo dục

đã đặt ra

Để đánh giá chất lượng của một nhà trường, người ta thường dựa vào nhiều

hệ thống tiêu chí Các hệ thống tiêu chí đánh giá cũng được phân chia theo các loạitrường học mang những nét đặc trưng như: hệ thống tiêu chí trường chuẩn; hệ thốngtiêu chí trường chuyên; hệ thống tiêu chí đánh giá trường dân tộc nội trú; hệ thốngtiêu chí đánh giá trường năng khiếu đặc biệt

Theo công trình nghiên cứu: “Các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục” của

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, đã nghiên cứu từ năm 2003 đến năm

2005 đã đúc kết: Các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cấp trường baogồm 4 thành tố; trong mỗi thành tố có hệ thống các tiêu chí cơ bản; trong đó lại baogồm hệ thống các chỉ số định lượng cụ thể như sau:

Trang 22

- Bối cảnh, bao gồm các tiêu chí như: tình trạng dân cư, chính sách phát triển

GD phổ thông, nhận thức và thái độ của cộng đồng, tình trạng phát triển kinh tế –

xã hội của địa phương

- Đầu vào, bao gồm: người học, chương trình và tài liệu, người dạy, đầu tư

cơ sở vật chất của trường, bộ máy quản lý nhà trường

- Quá trình, bao gồm: hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục, hoạt động khaithác và sử dụng các nguồn lực

- Đầu ra, bao gồm: sự phát triển của người học, sự phát triển của nhà trường,lợi ích xã hội

Qua các chỉ số đánh giá trên, có thể hiểu: thước đo chất lượng giáo dục của một nhà trường phổ thông được đặc trưng bởi một số nội dung cơ bản sau:

+ Tỷ lệ học sinh đạt những chuẩn về các mặt giáo dục (đức, trí, thể, mỹ ).

Các chuẩn về từng mặt được lượng hoá bằng các hệ thống tiêu chuẩn được quy dịnhchung cho toàn quốc, được vận dụng vào việc đánh giá xếp loại đối với từng họcsinh về hạnh kiểm, học lực, sức khoẻ, năng lực

+ Mức độ phát triển của nhà trường

Mức phát triển nhà trường được đo bằng mức tiến bộ về chất lượng đội ngũgiáo viên, khả năng đáp ứng những yêu cầu về giáo dục ở mức cao hơn của nhàtrường

+ Mức tối ưu trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trongnhững điều kiện có giới hạn nhất định

Như vậy chất lượng giáo dục của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào

công tác quản lý nhà trường Chìa khoá để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

là thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường

1.3 Học sinh có năng khiếu.

1.3.1 Học sinh có năng khiếu : Là những học sinh có những phẩm chất tư

duy đặc biệt, có khả năng trở thành những cá nhân độc lập, tự định hướng và thamgia có hiệu quả vào quá trình học tập suốt đời

Trang 23

Những học sinh có năng khiếu là những học sinh thường sớm bộc lộ nhữngphẩm chất của tư duy trong quá trình học tập

Trong cùng một điều kiện học tập như nhau, những học sinh có năng khiếu lànhững học sinh thường có những biểu hiện vượt trội về một số phẩm chất như:

+ Khả năng nhận thức và lĩnh hội tri thức mới thể hiện nhanh nhạy hơnnhững học sinh bình thường

+ Khả năng độc lập và sáng tạo trong tư duy, cần sự trợ giúp của người dạy íthơn các học sinh khác

+ Khả năng tích hợp các tri thức lĩnh hội được

+ Khả năng hình thành các kĩ năng xã hội,

+ Khả năng năng tự học

Như vậy, học sinh có năng khiếu là những học sinh luôn đạt kết quả caotrong quá trình học tập; đáp ứng được yêu cầu nâng cao dần về học tập

1.3.2 Tuyển chọn học sinh có năng khiếu

Để tuyển chọn những học sinh có năng khiếu, người ta dựa vào nhữngnguyên tắc hết sức chặt chẽ thông qua hàng loạt các thông tin thu thập một cách có

hệ thống của việc thực hiện các các cuộc kiểm tra, thi tuyển và kiểm tra qua bộ tetstrí tuệ, qua các hoạt động cụ thể của các em trong lớp học, phỏng vấn, đánh giá vàcác thông tin khác từ cha mẹ và cộng đồng về một quá trình học tập của học sinh

Ở nước ta việc tuyển chọn học sinh có năng khiếu cũng theo những nguyêntắc hết sức chặt chẽ: thông qua nhiều cuộc thi tuyển kết hợp với kết quả của cả quátrình học tập của học sinh

1.3.3 Một số nét về mô hình đào tạo học sinh giỏi.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, ngay từ rất sớm, các dân tộc,quốc gia đã sớm nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự phát triển và phồn vinh

của đất nước Đồng thời cùng với sự phát triển của giáo dục, “hiền tài là nguyên khí

Trang 24

quốc gia” ngày càng được nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn “Chiêu hiền đãi sỹ” là

chìa khoá để hưng thịnh đất nước trong các xã hội phong kiến Đến thời hiện đại,nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà chính trị coi trọng giáo dục, quan tâm như một nhiệm

vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước Tới những năm 1960 thì hệ thốngđào tạo học sinh giỏi được mở rộng và được nhiều nước trên thế giới quan tâm pháttriển Các nước xã hội chủ nghĩa có bước tiên phong và cam kết mạnh với cácchương trình đào tạo học sinh giỏi Sau đó phải kể tới các nước như: Mỹ, Canađa,Australia, Brazil, Hy lạp, Ấn độ, Nam Phi và nhiều nước khác Tuỳ theo quan điểmđịnh hướng chiến lược về đào tạo học sinh giỏi của chính phủ, mỗi nước có nhữngchương trình giáo dục đặc biệt hoặc xây dựng trường chuyên biệt nhằm đào tạo tàinăng cho đất nước Các trường chuyên biệt cho học sinh giỏi thường có những têngọi và hình thức tổ chức khác nhau

Các hình thức tổ chức trường chuyên biệt cho học sinh giỏi có thể là:

- Tổ chức các lớp chuyên học sâu hơn một môn nào đó, ở ngay trường phổthông

- Tổ chức các trường chuyên, có thể trực thuộc một trường đại học, nhưtrường chuyên Toán, Lý thuộc đại học Nôvôxibiếc (Liên xô cũ), trường chuyênthuộc đại học Baltimore (Mỹ)

- Trong khối các nước khu vực châu Thái Bình Dương, có nhiều hình thức tổchức dạy học cho học sinh giỏi, trong đó trường chuyên, lớp chuyên cũng đượcnhiều nước tiến hành

1.4 Một số vấn đề về quản lý của hiệu trưởng đối với một trường chuyên.

1.4.1 Trường THPT chuyên và vấn đề quản lý học sinh có năng khiếu.

Trang 25

 Trường THPT chuyên là một đơn vị cơ sở giáo dục, là một nhà trường

THPT chuyên biệt Nhà trường chuyên là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục chonhững học sinh có năng khiếu được tuyển chọn theo quy định và được tổ chức cáchoạt động dạy – học, giáo dục theo quy chế dành cho trường chuyên do BộGD&ĐT quy định

Như vậy trường chuyên trước hết là trường THPT, có nhiệm vụ trang bị chohọc sinh ở độ tuổi tương ứng một trình độ tri thức phổ thông cao nhất đảm bảo đểngười học có thể tiến hành học nghề hay tiếp tục học lên cao hơn ở các trườngchuyên nghiệp Trường THPT chuyên là một trường THPT nên có nhiệm vụ tổchức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành những định hướng nhất định trongbản thân người học về hệ thống những giá trị của nhân cách theo tiêu chuẩn, mụcđích đã đặt ra Nhiệm vụ của một nhà trường THPT bình thường đã được Nhà nướcquy định rõ bằng một hệ thống chính sách như Luật giáo dục, Điều lệ trường phổthông, Quy chế phổ thông ; trường THPT chuyên trước hết phải đảm nhận vàhoàn thành tốt các nhiệm vụ đã được quy định đó Bên cạnh đó trường THPT

chuyên còn là trường “chuyên biệt”, nơi tổ chức các hoạt động giáo dục cho những

học sinh có năng khiếu – những học sinh có phẩm chất tư duy, có những năng lựcđặc biệt so với những học sinh cùng lứa tuổi

Sự khác biệt giữa trường THPT chuyên với trường THPT bình thường:

Phân tích những quy định trong hệ thống chính sách giáo dục, chúng ta thấy trường THPT chuyên khác với trường THPT bình thường ở những điểm sau đây:

(Xem bảng 1.4.1)

Bảng 1.4.1 SO SÁNH MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA TRƯỜNG THPT VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN.

Mục tiêu giáo dục Đào tạo những học sinh có

trình độ phổ thông bậc trung

Đào tạo những học sinh trunghọc phổ thông phát triển toàn

Trang 26

học, có đạo đức, sức khoẻ, có

ý thức kỷ luật ; là nhữngngười phát triển toàn diện và

có đủ khả năng trở thànhnhững công dân tốt

diện; có khả năng độc lập, tự

định hướng và tham gia có hiệu quả vào quá trình học tập suốt đời, có những kĩ năng, kĩ xảo phát huy được năng khiếu của cá nhân

Kiến thức phổ thông có nâng

cao Chú trọng dạy phương

Do tính chất chuyên biệt, sự khác biệt về nhiều nội dung quan trọng nhưbảng trên đề cập, nên trường THPT chuyên có những đặc trưng khác biệt với trườngTHPT bình thường ở một số nội dung như:

+ Đối tượng giáo dục ở trường THPT chuyên là những học sinh có năngkhiếu được cộng đồng công nhận và tuyển chọn

+ Mục tiêu giáo dục là phải đạt những chuẩn quy định chung bên cạnh sựphát triển những năng khiếu của cá nhân, có khả năng tự định hướng cho việc họctập

+ Chương trình giáo dục, chương trình dạy học phải đáp ứng mục tiêu tươngứng Chính vì vậy trường THPT chuyên được phép xây dựng chương trình dạy học

Trang 27

phù hợp thực tiễn nhà trường; chương trình dạy học được lựa chọn trên nền tảngcủa một trong 3 loại chương trình sau: chương trình chuyên; chương trình phân ban;chương trình phổ thông đại trà

+ Đội ngũ giáo viên phải có trình độ tổ chức dạy học theo phương pháp tổchức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức với cấp độ nâng cao dần đồngthời phải hình thành cho học sinh những kỹ năng nghiên cứu Nói cách khác là giáoviên dạy chuyên phải có khả năng nghiên cứu, tổng hợp và biết dạy cách học vàcách tự học

Quản lý trường, lớp học sinh năng khiếu.

* Ở một số nước trên thế giới đã có các cơ quan chuyên trách về vấn đề học

sinh có năng khiếu như:

- Ở Israel có Vụ giáo dục trẻ em năng khiếu trực thuộc Bộ giáo dục

- Ở Hàn Quốc có Trung tâm nghiên cứu về học sinh năng khiếu thuộc Việnnghiên cứu phát triển giáo dục

- Ở Trung Quốc có cơ quan nghiên cứu về học sinh năng khiếu thuộc Việnkhoa học Trung Quốc

-Ở Mỹ có Vụ liên bang về đào tạo trẻ em có năng khiếu (thành lập năm1972)

Với một số ví dụ trên đây về sự quan tâm đến quản lý học sinh có năng khiếu

ở một số quốc gia phát triển đã cho thấy các nước trên thế giới quan tâm đến họcsinh có năng khiếu và quản lý loại hình trường lớp này như thế nào

* Ở Việt Nam, từ trước những năm 1960, miền Bắc đã có phong trào thi học

sinh giỏi hai môn Văn và Toán Cùng với phong trào này, một loại hình lớp và tiếp

đó là loại hình trường cấp III đặc biệt, có chất lượng cao dần dần được hình thành

và phát triển rõ nét, tiêu biểu là ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Nam Định, Nghệ An,Thanh Hoá

Trang 28

Năm 1995, Chính phủ đã có quy định 198/CP về việc mở những lớp cấp 3phổ thông nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Toán, vớimục tiêu dự thi học sinh giỏi Toán quốc tế.

Năm 1969, Chính phủ lại quyết định mở các lớp phổ thông chuyên về ngoạingữ Sau 1975, việc đào tạo học sinh giỏi để tạo nguồn cho các trường đại học cũngtrở thành một yêu cầu cấp bách hơn Phong trào thi học sinh giỏi toàn quốc pháttriển khá mạnh trên toàn quốc và mở rộng đến tất cả các môn Hiện nay mỗi tỉnh,thành đều có ít nhất một trường chủ yếu đào tạo học sinh giỏi và mang những têngọi khác nhau như: THPT năng khiếu, THPT chuyên và THPT chất lượng cao.Ngoài ra ở một số trường đại học còn có khối chuyên cũng đào tạo học sinh giỏi ởbậc phổ thông

Hiện nay trên toàn quốc, dạng thức trường và lớp chuyên rất đa dạng, có thểchia thành 6 loại hình sau: trường chuyên thuần tuý ( gồm chỉ có học sinh chuyên

và giáo viên dạy chuyên – chiếm khoảng 30%); trường chuyên có hệ B (gồm họcsinh chuyên và học sinh bình thường – chiếm khoảng 40%); trường THPT thườngnhưng có lớp chuyên ( phổ biến là trường chuyên ban – số học sinh chuyên chiếm

tỷ lệ thấp); trường THPT chất lượng cao có lớp chuyên ( như trường Chu Văn An –

Hà Nội; Quốc học – Thừa Thiên Huế ); trường THPT chuyên có thêm bộ phận họcsinh ở một vài lớp cuối của THCS; khối hoặc lớp chuyên trong một số trường đạihọc

Điều đó cho thấy, loại hình trường lớp chuyên của ta hiện nay đang tồn tại

đa dạng và phức tạp Chính vì vậy vấn đề quản lý trường, lớp chuyên đang đòi hỏiphải quan tâm nghiên cứu, đổi mới để có được hệ thống chính sách quy định phùhợp, mới xây dựng được quy chế trường chuyên ổn định và được ban hành chínhthức thành pháp chế chung thống nhất trên toàn quốc

Việc quản lý trường chuyên hiện nay cơ bản là dựa trên nền tảng hệ thốngchính sách quy định cho loại hình trường chuyên biệt kết hợp với các văn bản dưới

luật bằng các thông tư hướng dẫn, trong đó có nhiều nội dung “mở” và “động” cho

phép chính quyền địa phương ra những chính sách bổ xung Điều đó dẫn tới việc

Trang 29

“quản lý trường chuyên ” cũng tồn tại đa dạng và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa

phương

1.4.2 Vấn đề quản lý của hiệu trưởng trong trường THPT chuyên

Quản lý nhà trường phổ thông thực chất là có tác động định hướng, có kếhoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động củanhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục

Trong quản lý nhà trường thì quản lý của hiệu trưởng đóng vai trò then

chốt Vì hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất và toàn diện về toàn bộ cáchoạt động, toàn bộ đời sống nhà trường theo luật định

Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường được quy địnhtại điều 29 - Điều lệ trường phổ thông:

“Hiệu trưởng là thủ trưởng trường học, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục; tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường”.

Nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng các nhà trường được quy định cụ thể tạiđiều 30 - Điều lệ trường phổ thông:

- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường, chấp hành đầy đủchỉ thị Nghị quyết và hướng dẫn chuyên môn của cấp trên

- Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác của các

tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhân viên nhà trường;

ấn định lịch công tác hàng tháng, hàng tuần, phối hợp điều hoà các hoạt động giáodục trong nhà trường

- Chấp hành nghiêm túc những quy định về quyền làm chủ tập thể của giáoviên, cán bộ, nhân viên và học sinh, phát huy tính tích cực của họ trong mọi hoạtđộng giáo dục

- Quản lý công tác của giáo viên, cán bộ nhân viên theo kế hoạch đã đăng ký,

có chế độ thường xuyên kiểm tra giáo viên trong giảng dạy chuyên môn, lao động

Trang 30

sản xuất, hoạt động xã hội và các hoạt động khác, dự sinh hoạt Đoàn thanh niêntheo yêu cầu của tổ chức đó để đánh giá kết quả đào tạo, phát hiện những sai sót đểkịp thời điều chỉnh, uốn nắn, đánh giá và ghi nhận, xét định kỳ giáo viên, cán bộ,nhân viên theo thể lệ quy định.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên thành một tập thể đoàn kết,

tổ chức nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viên, cán bộ, nhân viên

- Chỉ đạo công tác quản trị hành chính của nhà trường

- Chỉ đạo phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo viên, cán bộ, nhân viên và

học sinh

- Tổ chức các hội nghị Cán bộ – Công chức, hội nghị liên tịch thường kỳ vàbất kỳ để thực hiện chế độ quần chúng tham gia trường học

- Thi hành chế độ báo cáo thường kỳ và bất thường với tổ chức cơ sở Đảng

và cấp trên về tình hình mọi mặt của trường

- Thay mặt nhà trường giao thiệp với chính quyền địa phương, với các cơquan đoàn thể, đơn vị và cơ sở sản xuất chung quanh trường, với cha mẹ học sinh,

tổ chức, động viên các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dụcthế hệ trẻ

Đối với trường THPT chuyên do tính chất khác biệt với trường THPT

bình thường, do có những đặc thù riêng nên trách nhiệm của hiệu trưởng trườngchuyên cũng được Điều lệ trường phổ thông nhấn mạnh ở điều 30:

- Đối với trường THPT chuyên phải tính đến khả năng phát triển nhà trường

Tổ chức quản lý các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học cũng như bồi dưỡng

và phát triển năng khiếu của học sinh về môn chuyên

Điều đó cho thấy: hiệu trưởng trường chuyên có trách nhiệm nặng nề hơn,phức tạp hơn, đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật khắt khe hơn trong quản lý củahiệu trưởng

Kết luận.

+ Quản lý trường THPT chuyên về bản chất là thực hiện tốt bốn chức năngquản lý trong từng nội dung quản lý một nhà trường như Điều lệ Phổ thông đã quy

Trang 31

định nhưng ở cấp độ cao hơn và có những nội dung mà trường THPT bình thườngkhông có như xây dựng chương trình dạy - học, xây dựng và tổ chức ôn luyện thihọc sinh giỏi, tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tập dượt nghiên cứu khoahọc

+ Chất lượng giáo dục của một trường chuyên không chỉ được đo bằng cáctiêu chuẩn của một trường THPT bình thường như: tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm; tỷ lệxếp loại học lực; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp; tỷ lệ giáo viên tiến bộ về tay nghề ; mà cònđược đo bằng một số tiêu chuẩn khác như: không có hạnh kiểm yếu, tỷ lệ học sinhxếp loại học lực giỏi, tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, số lượng và chất lượng cáccông trình nghiên cứu khoa học, số lượng và chất lượng giải trong các kỳ thi chọn

học sinh giỏi các cấp và một số kỳ thi khác như “ trí tuệ trẻ ”, “ tài năng sáng tạo

trẻ ”

1.4.3 Những nội dung quản lý của hiệu trưởng trường chuyên.

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các

khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhàtrường Quản lý nhà trường bao gồm những nội dung quản lý sau: quản lý mục tiêu,nội dung đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của họcsinh; quản lý chất lượng đào tạo; quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ;quản lý các hoạt động đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường; tổ chức và điều phốihoạt động của các tổ chức sư phạm của nhà trường; quản lý nhân sự; quản lý tàichính và cơ sở vật chất của nhà trường; phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường và các lực lượng xã hội cùng làm nhiệm vụ giáo dục;

Quản lý mục tiêu, nội dung giáo dục:

- Mục tiêu đào tạo được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trìnhđào tạo Mục tiêu đào tạo của trường THPT chuyên chính là người học sinh trườngchuyên tốt nghiệp với nhân cách đã được thay đổi, cải biến thông qua quá trình đàotạo Sự thay đổi đó thường được khái quát hoá ở phẩm chất (thái độ trong các hoạt

Trang 32

động, các quan hệ, trong lao động ) và năng lực (gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảotrí óc và chân tay, đặc biệt là khả năng độc lập sáng tạo trong tư duy).

- Nội dung giáo dục là những nội dung tri thức mà học sinh phải lĩnh hộiđược để đạt được mục tiêu đào tạo Nó bao gồm các nhóm nội dung về: chính trị xãhội (triết học, giáo dục công dân, dân số, môi trường ); khoa học kỹ thuật – côngnghệ (khoa học cơ bản, lý thuyết – kỹ thuật cơ sở, các nội dung thực hành nhằmhình thành năng lực ); thể chất và quốc phòng

- Quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo gồm hai bộ phận là : quản lý việc xâydựng mục tiêu, nội dung đào tạo và quản lý việc thực hiện mục tiêu nội dung đó

Đối với trường THPT chuyên, mục tiêu chung là phát hiện và bồi dưỡngnhững học sinh có năng khiếu, làm cho những học sinh này phát huy tốt nhữngphẩm chất tư duy đã có trước khi vào trường, đồng thời mục tiêu đào tạo quan trọng

là học sinh năng khiếu hình thành được phương pháp độc lập, sáng tạo trong tư duy,trong nghiên cứu; chính vì vậy việc xây dựng nội dung chương trình dạy học là hếtsức quan trọng và cần thiết Đây là một trong những nội dung quản lý quan trọnghàng đầu của hiệu trưởng trường chuyên

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên có các nhiệm vụ cơ bản là: theo dõi,đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy; theo dõi,chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn và sư phạm; nắm được các ưu khuyết điểm, đánh giá được sự tiến

bộ về mọi mặt của giáo viên Trong nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên

có các nội dung bộ phận như: quản lý việc thực hiện quy chế soạn giảng, quản lýtiến độ chương trình, quản lý sự đổi mới phương pháp, quản lý hồ sơ, sổ sách củagiáo viên, quản lý việc dạy thêm của giáo viên, quản lý việc tự bồi dưỡng nâng caotrình độ của giáo viên, quản lý việc kiểm tra đánh giá xác định trình độ học sinh củagiáo viên, đặc biệt là quản lý việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Trang 33

Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục.

Quản lý hoạt động học của học sinh bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu: theodõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiệnnhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như biến đổi nhân cách trong học sinh; theo dõi,thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực khắc phục tiêu cực,phấn đấu vươn lên…Nội dung quản lý này bao gồm các nội dung bộ phận như:quản lý việc học ở nhà, việc học thêm của học sinh, quản lý sự phát triển nhân cáchcủa học sinh

Quản lý chất lượng giáo dục.

Quản lý chất lượng giáo dục là quá trình thực hiện các chức năng quản lý

để sự nghiệp giáo dục đạt được các tiêu chuẩn và các mục tiêu xác định.

Quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục có haikhâu chủ yếu là:

- Khâu phát hiện là tìm ra được những yếu tố, những khía cạnh yếu kémtrong toàn bộ quá trình giáo dục; những học sinh yếu kém toàn diện hoặc từng mặtnào đó

- Khâu xử lý là đề ra được các biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp

đó nhằm khắc phục kịp thời những yếu kém đã phát hiện ở khâu trước

Việc thực hiện hai khâu chủ yếu trên bao gôm năm bước: (1) Kiểm tra; (2)Đánh giá; (3) Xác định nguyên nhân; (4) Đề ra biện pháp ; (5) Tổ chức thực hiệncác biện pháp

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ học sinh

Trong quá trình đào tạo, việc kiểm tra, đánh giá là một khâu cơ bản, là mộtnhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là một yếu tố thúc đẩy sự rèn luyện và họctập của học sinh, và nhiều khi nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo

Trang 34

Trong một nhà trường THPT chuyên, thường có hai loại đánh giá đặc thù:thứ nhất là đánh giá kết quả, chất lượng học sinh sau khi học xong một nội dung,hoặc một khoá học, thứ hai là đánh giá một chương trình, một kế hoạch giáo dụcnào đó đã được xây dựng và thực hiện (như đánh giá chương trình bồi dưỡng họcsinh giỏi là một ví dụ).

Nhiệm vụ, nội dung của quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độhọc sinh gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức và quản lý việc xây dựng mục tiêu và chuẩn chung của dạy, học –giáo dục và chuẩn cụ thể ở từng môn học nói riêng

- Tổ chức và quản lý việc xác định các hình thức, phương pháp và công cụkiểm tra, đánh giá phù hợp

- Tổ chức và quản lý việc ghi chép, lập hồ sơ, sổ sách về kết quả học tập củahọc sinh và xác nhận trình độ học sinh

Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài lớp và ngoài nhà trường.

Các hoạt động hay quá trình đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường bao gồm các quá trình dạy học và các quá trình giáo dục có trong kế hoạch, chương trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đề ra và được thực hiện ngoài giờ lên lớp và bên ngoài nhà trường, không nhất thiết phải theo đơn vị lớp học sinh.

Các quá trình hay hoạt động đào tạo ngoài lớp bao gồm việc tự học ngoài giờlên lớp, việc dạy thêm học thêm bên ngoài nhà trường, sinh hoạt hướng nghiệp, sinhhoạt tập thể, hoạt động chính trị - xã hội, lao động sản xuất, v.v Các hoạt độngngoài lớp và ngoài nhà trường có thể là chính khoá hoặc ngoại khoá, định kỳ hoặcthường xuyên, có kế hoạch trước hay đột xuất

Tổ chức và điều phối hoạt động của các tổ chức sư phạm trong nhà trường.

Trong một nhà trường thường có các tổ chức sư phạm như sau: Hội đồng Sưphạm; Tổ bộ môn, Tổ giáo viên chủ nhiệm

Trang 35

Đây là lực lượng cốt yếu thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đàotạo Chính vì vậy, hiệu quả đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng bộ, khoa họctrong hoạt động của các tổ chức sư phạm nói trên Để tạo được sự đồng bộ, phát huyđược hiệu quả quản lý, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải có cách điều phối hoạtđộng của các tổ chức sư phạm trong nhà trường đảm bảo tính đồng bộ, tính khoahọc.

Quản lý nhân sự và việc xây dựng đội ngũ trong nhà trường.

Nhân sự trong nhà trường bao gồm toàn bộ những con người trực tiếp tham gia vào quá trình dạy – học, giáo dục của nhà trường Nhân sự trong nhà trường bao gồm: giáo viên, học sinh và các nhân viên hành chính.

Nội dung quản lý này bao gồm hai nội dung chủ yếu:

Thứ nhất là theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, động viên các nhân sự trong nhàtrường làm tốt nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra

Thứ hai là xây dựng các đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, ngày càng mạnh vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đủ phẩm chất chính trị và đạo đức để thực hiệnnhiệm vụ của mình với hiệu quả ngày càng cao Trong nội dung quản lý này củahiệu trưởng trường chuyên thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ thenchốt, vì đây là lực lượng quyết định hiệu quả đào tạo

Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong nhà trường.

Tài chính là nguồn lực tiền tệ được huy động vào việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của nhà trường Nhà trường THPT chuyên thường được bao cấp ngân sách

và bao gồm hai nguồn ngân sách là nguồn Trung ương cấp và địa phương cấp.

Trong điều kiện kinh tế nước ta còn đang khó khăn, hệ thống chính sách chotrường chuyên chưa được ban hành chính thức, nguồn ngân sách cấp cho các nhàtrường chuyên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của quá trình đào tạo Chính vìvậy, quản lý nguồn tài chính là sự phân phối nguồn ngân sách một cách hợp lý vàkhoa học nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đào tạo, tránh lãng phí Đồng thờibiết tranh thủ các nguồn lực khác vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường, làm tốtcông tác xã hội hoá giáo dục

Trang 36

Cơ sở vật chất của nhà trường là toàn bộ những tài sản vật chất của nhà trường và toàn bộ những trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy - học, giáo dục của nhà trường.

Quản lý tài sản bao gồm hai khâu: bảo quản, sử dụng và phát triển

- Bảo quản và sử dụng là đảm bảo kéo dài tuổi thọ và công dụng của tài sản.Tài sản phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy trình, phải được bảo trì đúnghạn định Đặc biệt là trang thiết bị và phương tiện dạy học phải được sử dụng vớihiệu quả cao nhất, nếu không được sử dụng hoặc sử dụng ít là lãng phí, là thất thoát

- Phát triển cơ sở vật chất là quá trình hoàn thiện nâng cấp và xây dựng mớinhững cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại và hoànchỉnh hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu đào tạo

Để làm tốt hai khâu trên, đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt các khâu quyhoạch lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều phối thườngxuyên

Tổ chức phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường và huy động các lực lượng xã hội vào sự nghiệp giáo dục.

- Trong một nhà trường thường có các tổ chức chính trị và đoàn thể xã hộinhư: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh

Các đoàn thể, tổ chức này có điều lệ hoạt động riêng theo sự quy định củapháp luật Thành viên của các đoàn thể trên chủ yếu là nhân sự của nhà trường.Chính vì vậy, phải phối kết hợp tốt với các đoàn thể này để phát huy tác dụng nângcao hiệu quả đào tạo, tránh chồng chéo trong hoạt động Đối với cha mẹ học sinh,đây là lực lượng thứ hai có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo, vì vậy côngtác phối hợp giáo dục là hết sức quan trọng

- Ngoài các lực lượng trên, hiệu trưởng cần quan tâm làm tốt nội dung xâydựng môi trường giáo dục xung quanh nhà trường Để làm tốt nội dung quản lý này,nhà trường phải có mối quan hệ tốt với các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường

để có thể huy động thêm nguồn nhân lực làm công tác giáo dục và thực hiện tốtcông tác xã hội hoá giáo dục

Trang 37

+ Quản lý nguồn học sinh có năng khiếu để tuyển chọn – tạo nguồn.

+ Quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy chuyên và cận chuyên

+ Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên

1.5 Những định hướng về “bồi dưỡng nhân tài ”.

1.5.1 Xu thế toàn cầu.

Thế kỷ XX ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn cực kỳ sâu sắc

Đó là thế kỷ khoa học công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chấttăng hàng chục lần so với thế kỷ trước; kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn nhữngcuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hoá gay gắt về giàunghèo giữa các nước, các khu vực

(Văn kiện Đại hội IX của Đảng – NXB Chính trị quốc gia 2001, tr.61)

Đảng ta cũng xác định:

“ Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia ”.

(Văn kiện Đại hội IX của Đảng – NXB Chính trị quốc gia 2001, tr.61).

Những nhận định trên đây đã cho chúng ta thấy: trên thế giới đang tồn tại sựphân hoá giàu nghèo sâu sắc đồng nghĩa với việc khoa học kỹ thuật cũng có sự phânhoá về trình độ với khoảng cách rất rộng Một số nước tư bản thì phát triển ở trình

độ cao và đang lâm vào khủng hoảng, đa số các nước khác thì nghèo nàn và lạc hậu

Trang 38

Để tồn tại và phát triển thì quy luật tất yếu là phải liên kết trên nguyên tắc bình đẳngcùng có lợi Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự hình thành các khối liên

kết khu vực, xuyên khu vực đang chứng tỏ: hội nhập là một quy luật khách quan

của sự hưng thịnh và phát triển Trong thời đại ngày nay, các quốc gia chỉ có thể

phát triển bền vững khi hội nhập quốc tế kể cả những nước phát triển và nhữngnước nghèo, lạc hậu Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cũng nảy sinhnhững vấn đề toàn cầu mà không thể chỉ một quốc gia tự giải quyết được Sự pháttriển nhảy vọt cuả kinh tế thế giới trong thế kỷ XX và hiện nay đang làm nảy sinhnhiều vấn đề toàn cầu, đang làm cho lợi ích, sự tồn tại của dân tộc này gắn với dân

tộc khác Chính vì vậy, “ Toàn cầu, hội nhập ” là xu thế tất yếu của mọi quốc gia

Việt Nam bước vào thế kỷ XXI khi vừa thoát khỏi những cuộc chiến tranhkhốc liệt vào bậc nhất trong lịch sử chiến tranh Với xuất phát điểm rất thấp – mộtnước nông nghiệp lạc hậu và nghèo tài nguyên, trong khi nhiều nước đã thực hiện tựđộng hoá ở trình độ cao; hơn bao giờ hết: Việt Nam phải dựa vào nguồn lực con

người đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tích cực hội nhập, “đi tắt, đón

đầu”, đẩy nhanh tốc độ phát triển để tránh tụt hậu Điều đó đồng nghĩa với việc

phải chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhân tài kiến thiết và phát triển đấtnước

1.5.2 Những định hướng quan trọng về phát triển, bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Nhà nước.

Đại hội I X đã xác định:

“ Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010 là:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường;”.

(Văn kiện Đại hội IX của Đảng – NXB Chính trị quốc gia 2001, tr.24).

Trang 39

Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ không gì khác đó làtri thức khoa học kĩ thuật và công nghệ Để đảm bảo mục tiêu này chỉ có conđường ngắn nhất là giáo dục, để đi tắt và có thể đón đầu được thì phải có nguồnnhân tài

Nói tóm lại, Đảng đã xác định phải chú trọng bồi dưỡng và phát triển nhântài Thực hiện đường lối lãnh đạo đó, Chính phủ Việt nam đã luôn chú trọng đầu tưphát triển giáo dục với nhiều dự án lớn và quan trọng nhằm đổi mới giáo dục đáp

ứng nhu cầu thời đại Trong “Báo cáo về tình hình giáo dục – Số 1534/CP-KG”

của Chính phủ trình Quốc hội ngày 14 tháng 10 năm 2004 đã nhấn mạnh:

- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân…

- Các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn…”.

Quốc hội khoá X đã thông qua Luật giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông và nhiều Nghị quyết quan trọng khácnhằm thúc đẩy tốc độ phát triển giáo dục

Chính phủ cũng nhấn mạnh các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để thực hiệnChiến lược phát triển giáo dục trong 15 – 20 năm tới Trong đó Chính phủ xác địnhgiải pháp hàng đầu là đổi mới tư duy giáo dục và nhấn mạnh giải pháp: Giáo dụcViệt Nam phải tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng hợp tác và cạnh tranhcủa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Và giáo dục Việt Nam phảithường xuyên cập nhật các thành tựu mới, phải chuyển dần từ việc học để tiếp nhậntri thức sang học để biết cách tìm kiếm và tích lũy tri thức; vì khoa học và côngnghệ đang có những bước phát triển nhảy vọt… Trường chuyên, nơi thực hiện giáodục mũi nhọn là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giảipháp trên

Trang 40

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA

1 Trường THPT Chuyên Sơn La.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Ngày đăng: 01/12/2012, 10:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Xem bảng 1.4.1) - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
em bảng 1.4.1) (Trang 25)
Bảng 1.4.1.  SO SÁNH MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA TRƯỜNG THPT VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN. - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 1.4.1. SO SÁNH MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA TRƯỜNG THPT VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN (Trang 25)
Do tớnh chất chuyờn biệt, sự khỏc biệt về nhiều nội dung quan trọng như bảng trờn đề cập, nờn trường THPT chuyờn cú những đặc trưng khỏc biệt với trường THPT  bỡnh thường ở một số nội dung như: - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
o tớnh chất chuyờn biệt, sự khỏc biệt về nhiều nội dung quan trọng như bảng trờn đề cập, nờn trường THPT chuyờn cú những đặc trưng khỏc biệt với trường THPT bỡnh thường ở một số nội dung như: (Trang 26)
Hình   thức   tổ   chức  nhà trường - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
nh thức tổ chức nhà trường (Trang 26)
*Một số bảng biểu chung - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
t số bảng biểu chung (Trang 44)
Bảng 2.2. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHỔ THễNG - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 2.2. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHỔ THễNG (Trang 46)
Bảng 2. 2.   CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 2. 2. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 46)
Bảng 3.   MỘT SỐ SO SÁNH - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 3. MỘT SỐ SO SÁNH (Trang 50)
Bảng 5.1.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC CỦA GV - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 5.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC CỦA GV (Trang 54)
+ Qua bảng đỏnh giỏ của giỏo viờn nhà trường ta thấy việc tổ chức thực hiện nội dung giỏo dục này của nhà trường theo phương thức tuyờn truyền, huấn thị.. - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua bảng đỏnh giỏ của giỏo viờn nhà trường ta thấy việc tổ chức thực hiện nội dung giỏo dục này của nhà trường theo phương thức tuyờn truyền, huấn thị (Trang 57)
Bảng 6.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ NHẬN THỨC - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 6.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ NHẬN THỨC (Trang 58)
Bảng 6.1.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 6.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC (Trang 58)
Bảng 6.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 6.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 60)
Bảng 6.2.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 6.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 60)
Bảng 7.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ NHẬN THỨC - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ NHẬN THỨC (Trang 62)
Bảng 7.1.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC (Trang 62)
Bảng 7.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 63)
Bảng 7.2.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 63)
Bảng 7.2a. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.2a. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 65)
Bảng 7.2a.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.2a. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 65)
Bảng 7.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VỀ THỰC HIỆN (Trang 66)
Bảng 7.3.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN               (nội dung đổi mới phương pháp dạy của giáo viên trên lớp ) - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 7.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN (nội dung đổi mới phương pháp dạy của giáo viên trên lớp ) (Trang 66)
phương phỏp”. Với tỷ lệ giỏo viờn lựa chọn như hàng 3– bảng 7.3 ở trờn cho thấy rừ điều đú. - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ph ương phỏp”. Với tỷ lệ giỏo viờn lựa chọn như hàng 3– bảng 7.3 ở trờn cho thấy rừ điều đú (Trang 67)
Qua bảng 7.3 trờn đõy, chỳng ta thấy: nhận thức và mối quan tõm hàng đầu về đổi mới phương phỏp dạy của giỏo viờn là tốt - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua bảng 7.3 trờn đõy, chỳng ta thấy: nhận thức và mối quan tõm hàng đầu về đổi mới phương phỏp dạy của giỏo viờn là tốt (Trang 67)
Bảng 2.4.3.  ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 2.4.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ (Trang 67)
Qua kết quả bảng 8.1 chỳng ta thấy nhận thứccủa giỏo viờn về sự cần thiết phải quản lý tốt nề nếp học tập của học sinh là khỏ tốt - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua kết quả bảng 8.1 chỳng ta thấy nhận thứccủa giỏo viờn về sự cần thiết phải quản lý tốt nề nếp học tập của học sinh là khỏ tốt (Trang 69)
Bảng8.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN (Trang 70)
Bảng8.4 b. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.4 b. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN (Trang 71)
Bảng8.4a. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN Lí - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.4a. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN Lí (Trang 71)
Qua bảng 8.4a; 8.4b và biểu đồ 8.4, chỳng ta nhận thấy: khõu quản lý nề nếp - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua bảng 8.4a; 8.4b và biểu đồ 8.4, chỳng ta nhận thấy: khõu quản lý nề nếp (Trang 72)
Với kết quả ở bảng 8.5a cho thấy khõu kế hoạch trong quản lý nội dung này cú điểm thấp nhất (< 2.5) - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
i kết quả ở bảng 8.5a cho thấy khõu kế hoạch trong quản lý nội dung này cú điểm thấp nhất (< 2.5) (Trang 75)
Bảng 8.5 b.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.5 b. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC (Trang 75)
Với kết quả trưng cầu từ giỏo viờn qua bảng 8.5d chỳng tụi thấy: đa số giỏo viờn lựa chọn phương phỏp tuyển chọn đội tuyển là: giao cho tổ chuyờn mụn chọn,  nhà trường quản lý ụn luyện tập trung - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
i kết quả trưng cầu từ giỏo viờn qua bảng 8.5d chỳng tụi thấy: đa số giỏo viờn lựa chọn phương phỏp tuyển chọn đội tuyển là: giao cho tổ chuyờn mụn chọn, nhà trường quản lý ụn luyện tập trung (Trang 76)
Bảng 8.5d. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN Lí - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.5d. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN Lí (Trang 76)
Bảng 8.5d.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 8.5d. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ (Trang 76)
Qua kết quả ở bảng 8.6 cho chỳng ta thấy: để nõng cao chất lượng trường chuyờn, cỏc trường đều sử dụng phương phỏp dạy thờm, học thờm - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua kết quả ở bảng 8.6 cho chỳng ta thấy: để nõng cao chất lượng trường chuyờn, cỏc trường đều sử dụng phương phỏp dạy thờm, học thờm (Trang 78)
Bảng 9. TỔNG HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIấN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 9. TỔNG HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIấN (Trang 79)
Bảng 9.   TỔNG HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
Bảng 9. TỔNG HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN (Trang 79)
2.8 Xõy dựng và xử lý mạng lưới thụng tin trong quản lý nhà trường. - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
2.8 Xõy dựng và xử lý mạng lưới thụng tin trong quản lý nhà trường (Trang 80)
Qua bảng 9 và cỏc biểu đồ 9, chỳng ta thấy: đội ngũ giỏo viờn cú ý thức phấn đấu tốt, điều đú được thể hiện ở tỷ lệ đảng viờn - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ua bảng 9 và cỏc biểu đồ 9, chỳng ta thấy: đội ngũ giỏo viờn cú ý thức phấn đấu tốt, điều đú được thể hiện ở tỷ lệ đảng viờn (Trang 80)
Hình M. Mâu thuẫn giữa thực trạng và mục tiêu - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
nh M. Mâu thuẫn giữa thực trạng và mục tiêu (Trang 88)
Bảng G.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC CẦNTHIẾT CỦA  CÁC GIẢI PHÁP - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ng G.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC CẦNTHIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP (Trang 101)
Bảng G.1.   TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC CẦN THIẾT CỦA  CÁC GIẢI PHÁP - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ng G.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC CẦN THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP (Trang 101)
Bảng G.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP - Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Chuyên Sơn La
ng G.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP (Trang 102)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w