1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy

87 543 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế,không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính hiệu quả, linh hoạttrong hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay với gần 200.000 DNV&N,chiếm gần 90% số doanh nghiệp cả nước đã đóng góp khoảng 27% GDP,31% sản lượng công nghiệp, tới 67% vào nguồn thu ngân sách từ thuế và tạoviệc làm cho hơn 26% tổng số lao động của cả nước, DNV&N đã càng chứngtỏ lợi thế của mình trong nền kinh tế năng động này DNV&N tạo ra khốilượng lớn hàng hóa và dịch vụ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần tậptrung vốn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn…., giải quyết nhu cầu vốnchủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức Chính các lợi thế đó, tíndụng là một trong những kênh quan trọng, là van điều phối vốn chủ yếu chocác doanh nghiệp Theo định hướng của Chính phủ, cả nước sẽ có khoảng500.000 DNV&N và ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNV&N từ kênhngân hàng.

Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đềcùng với việc nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại

Ngân hàng Công thương Bãi Cháy, em xin chọn đề tài “Tăng cường hoạtđộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thươngBãi Cháy” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn áp

dụng những kiến thức đã học nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạtđộng cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa em gồm ba chương:

Chương 1: Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Ngân hàng thương mại

Trang 2

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại NHCT Bãi Cháy

Chương 3: Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Tăng cườnghoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng côngthương Bãi Cháy”, em xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các cô

chú tập thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng Công thươngBãi Cháy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực tập, cung cấp cho em những số liệu và những kiến thức thực tế để em cóthể hoàn thành đề tài này.

Em cũng xin được cảm ơn thầy PGS.TS Phạm Quang Trung, người đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này cùng các thầycô trong khoa Ngân hàng Tài chính đã dày công đào tạo, bồi dưỡng trang bịcho em những kiến thức để có thể vững vàng bước vào cuộc sống.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên quy mô, độ sâu của chuyên đềthực tập tốt nghiệp chỉ xem xét trong một giới hạn nhất định, không thể tránhđược những thiếu sót trong bài viết Em rất mong có được những ý kiến đónggóp của thầy cùng các độc giả để em có thể bổ sung, hoàn thành bài viết củamình một cách tốt nhất Em xin chân thành cảm ơn!

Bãi Cháy, ngày 29 tháng 03 năm 2009

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Nga

Trang 4

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và củacác trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động rủi ro cao nhất Tín dụng làquan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay Tuy nhiên khi gắn với chủ thểnhất định như ngân hàng, hoặc các trung gian tài chính khác, ví dụ như tíndụng ngân hàng thì chỉ bao hàm nghĩa là ngân hàng cho vay.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng có thể hiểu cơ bản là việc ngân hàng tintưởng nhường quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian đã thỏa thuận và kết

Trang 5

thúc thời gian đó người sử dụng vốn phải chấp nhận hoàn trả vô điều kiện cảgốc lẫn lãi.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhấtcho NHTM Tín dụng gồm bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, tín dụng là cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở, ở đây ngườicho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả trong một thờigian nhất định và do đó có khả năng hoàn trả được nợ.

Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạnThứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trênnguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng chỉ thay đổi về quyền sử dụng chứ khôngthay đổi về quyền sở hữu vốn.

1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng

- Đối với bản thân ngân hàng thương mại

Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng thương mại Đối với NHTM, tín dụng là hoạt động bao trùmcủa ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, là hoạt động sinh lời nhất song rủi rocao nhất.

Hoạt động tín dụng góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng và quađó tạo cho ngân hàng những mối quan hệ có lợi cho ngân hàng.

Các chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng,trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng,tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất tronghoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

- Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốncho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh

Trang 6

doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển Để tồn tại và phát triển, bấtcứ một doanh nghiệp nào cũng cần nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án,các kế hoạch kinh doanh, nhu cầu vốn sản xuất Doanh nghiệp muốn hoạtđộng có hiệu quả thì luôn sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính một cách có hiệuquả, sử dụng vốn tín dụng một cách hợp lý với ưu điểm là chi phí vốn khá rẻso với các nguồn khác.

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông và ổnđịnh tiền tệ Với tư cách điều hòa lượng cung cầu về vốn cho nền kinh tế, làkênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, thông qua ngân hàng, ngườithừa vốn có được một phần thu nhập từ lãi do việc chuyển nhượng quyền sửdụng vốn trong một thời gian nhất định, người thiếu vốn có được một khoảnvốn thông qua việc cấp tín dụng và phải trả phí để có thể sử dụng nguồn vốnđó Ngoài ra, ngân hàng thương cũng là kênh tạo tiền quan trọng trong nềnkinh tế.

Tín dụng ngân hàng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế kém pháttriển và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển Thông qua tín dụngngân hàng, ngân hàng nhà nước có thể thực hiện các chính sách tiền tệ, chínhsách tài khóa, chính sách lãi suất hoặc các ưu đãi hỗ trợ khác cho các ngànhkinh tế này

Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát nền kinh tế Xuất pháttừ chức năng phân phối tiền tệ, tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được hoạtđộng của nền kinh tế thông qua quá trình sử dụng các nguồn huy động để cấptín dụng Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể đánh giá tìnhhình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chitrả của khách hàng thông qua biến động số dư tiền gửi của khách hàng Ngoàira, ngân hàng thường xuyên phân tích khả năng tài chính của khách hàng, cóbiện pháp và kế hoạch giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách

Trang 7

hàng và theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, đóng góp ý kiến để có sự điềuchỉnh kịp thời khi cần thiết.

Với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa, tín dụng ngân hàng còn tham giatạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại Đầu tư vốn ra nước ngoàivà tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng giữacác nước Thông qua hoạt động này, các nước có thể mở rộng và thắt chặtmối quan hệ tạo điều kiện phát triển, tăng cường nguồn tín dụng có chi phí rẻvào trong nước như ADB, WB…

1.1.3 Phân loại tín dụng

Theo luật các tổ chức tín dụng, điều 49 có ghi: “Tổ chức tín dụng đượccấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thứckhác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” Hiện nay, các ngân hàng đã vàđang thực hiện đa dạng các hinh thức tín dụng, một mặt mang lại thu nhậpmặt khác lại chứa đựng rủi ro Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoảncho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loạitín dụng là tiền đề thiết lập quy trình cho vay, đánh giá và nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp Có nhiều cách phân loại tíndụng.

1.1.3.1 Phân loại theo hình thức

Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ) Ngânhàng tuy ứng tiền cho người bán, song thực chất là thay thế người mua trả tiềncho người bán Việc bỏ tiền ra hiện tại để thu về một khỏan lớn hơn trongtương lai với lãi suất xác định trước được coi như là hoạt động tín dụng.

Trang 8

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng chokhách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.

Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuêtheo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian nhất định, khách hàngphải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

1.1.3.2 Phân loại theo thời gian cho vay

Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng dối với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi củatín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.

1.1.3.3 Phân loại theo tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồnnợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không cóhoặc không đủ.

- Cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng, có bảo đảm bằng thếchấp, cầm cố tài sản Cam kết bảo đảm là cam kết của người nhận tín dụng vềviệc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợcủa người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng.

- Cho vay không cần tài sản đảm bảo có thể cấp cho các khách hàng cóuy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, có tình hình tàichính vững mạnh, ít xáy ra tình trạng nợ nần, hoặc món vay tương đối nhỏ sovới vốn của người vay.

Trang 9

1.1.3.4 Phân loại theo rủi ro

Phân loại tín dụng theo rủi ro giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lạitính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, tổn thất kịpthời.

- Tín dụng lành mạnh: Là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

- Tín dụng có vấn đề: Là các khoàn tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh,bao gồm:

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gianngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.

+ Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn đã khá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tàisản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…

1.2 CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG1.2.1 Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn

1.2.1.1 Thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vayđược chi trội vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này gọi là hạn mứcthấu chi Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp vềthời gian và quy mô Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tụcđơn giản, phần lớn không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cánhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi trả cáckhoản mua, nộp hàng Khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻséc… Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trongquá trình thanh toán chủ động, nhanh và kịp thời.

1.2.1.2 Cho vay trực tiếp nhiều lần

Cho vay trực tiếp nhiều lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có

Trang 10

điều kiện để cấp hạn mức thấu chi Đây là hình thức vốn ngân hàng chỉ thamgia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh, kháchhàng vẫn sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu Trong quá trình khách hàng sửdụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích và hiệu quả theo từng kì hạnnợ Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Mỗi món vay sẽ đượctách biệt nhau thành từng các hồ sơ khác nhau.

1.2.1.3 Cho vay theo hạn mức

Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thỏa thuậncấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kìhoặc cuối kì, và được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầuvốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong kì khách hàng có thể thựchiện vay trả nhiều lần,song số dư không được vượt quá hạn mức tín dụng.Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thườngxuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Ngân hàng không xác định trước kìhạn nợ và thời hạn tín dụng Khi khách hàng có thu nhập thì ngân hàng sẽ thunợ, tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên, các lần vaycủa khách hàng thường không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngânhàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay Ngân hàng chỉ phát hiệnvấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính và dư nợ lâu không giảm sút.

1.2.1.4 Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hóa Khi doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng vàsẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Phương thức vay, hạn mức tín dụng,các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ là do sự thỏa thuận giữangân hàng và khách hàng Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi các hóa đơnchứng từ nhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho

Trang 11

người bán Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo khối lượng vàchất lượng quan hệ nợ nần của người vay

Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có chu kìtiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay – trả thường xuyên với ngân hàng Đây làhình thức cho vay thuận tiện cho các khách hàng Thủ tục vay cũng đơn giản,chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Khách hàng đáp ứng được yêucầu vốn kịp thời, việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.

1.2.2 Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn

1.2.2.1 Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Cho vay trảgóp áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho các tài sản cốđịnh hoặc hàng lâu bền Ngân hàng cho vay trả góp đối với người tiêu dùngthông qua hạn mức nhất định Đó là hình thức tín dụng tài trợ cho người muanhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa Cho vay trả góp rủi ro cao do kháchhàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộcvào thu nhập đều đặn của người vay Nếu người vay mất việc, ốm đau, thunhập giảm sút thì khả năng trả nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng Do vậylãi suất cho vay trả góp cũng cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngânhàng.

1.2.2.2 Cho vay gián tiếp

Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung giannhư tổ, đội, hội, nhóm như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ Các tổ chức thường liên kết các thành viên theo mục đích riêng, song chủ yếuđều hỗ trợ lẫn nhau Ngân hàng chuyển một vài khâu của hoạt động cho vaysang cho các tổ chức này Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấpcho các thành viên vay, hoặc các thành viên bảo lãnh cho một thành viên vay.

Trang 12

Ngân hàng cũng có thẻ cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vàocủa quá trình sản xuất Việc cho vay này sẽ hạn chế việc sử dụng sai mục đíchcủa người đi vay Đây là hình thức áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Cho vay qua tổ chức trunggian có thể tiết kiệm được chi phí cho vay, giảm bớt rủi ro Song, nhiều tổchức trung gian cũng lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểmsoát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viênkhác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chấtlượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.

1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ1.3.1 Khái niệm

Khái niệm DNV&N hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chấttương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội từng nước.Ở Việt Nam, để hỗ trợ cho các DNV&N, một số cơ quan nhà nước, một số tổchức đã đưa ra nhiều tiêu thức phân loại DNV&N.

Ngày 20/6/1998 tại công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ đã tạm thờiquy định thống nhất tiêu chí xác định DNV&N là doanh nghiệp có vốn điều lệdưới 5 tỷ đồng và có số lao động bình quân hàng năm dưới 200 người Côngvăn nêu rõ các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể màcó thể áp dụng cả hai hoặc một trong hai tiêu thức.

Theo Nghị định 90/2001-NĐCP của Chính phủ: DNV&N là cở sở sảnxuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng nămkhông quá 300 người.

Theo NHCT Việt Nam thì DNV&N là doanh nghiệp có dưới 500 laođộng, có vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ đồng, có vốn lưu động nhỏ hơn 8 tỷ đồng

Trang 13

và doanh thu hàng tháng nhỏ hơn 20 tỷ đồng, sự xác định nhằm phân loại đốitượng vay vốn và số vốn cho vay đối với các doanh nghiệp.

Với những mục đích khác nhau và vào những thời điểm khác nhau nênviệc đưa ra những tiêu thức để phân loại, xác định DNV&N của các tổ chức,cơ quan nhà nước và các cá nhân cũng khác nhau, mang tính ước lệ Bản thâncác tiêu chí đó chưa đủ để xác định thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam hiện nay Như vậy, theo nghị định 90/2001/NĐ-CP khu vực DNV&N ởViệt Nam bao gồm:

+ Các doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ được thành lập vàđăng ký theo luật doanh nghiệp nhà nước.

+ Các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và hợp tácxã được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã đápứng được hai hoặc một trong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạtđộng theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng được hai hoặc mộttrong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra

1.3.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.2.1 Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

DNV&N ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP Do số lượngdoanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành,lĩnh vực Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNV&N cũngthường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác Nếu tính theo doanhthu của các doanh nghiệp cả nước tỷ trọng doanh thu của khu vực DNV&Ntheo qui mô lao động (dưới 300 lao động) năm 2004-2006 là 81,5% - 86,5%.Điều đó chứng tỏ các DNV&N có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượngvà tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, DNV&N còn giải quyết nhu cầu vốn chủyếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức.

Trang 14

1.3.2.2 Làm tăng năng lực hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế.

Sự ra đời của các DNV&N đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnhvực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhậncạnh tranh, phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển Với tính linh hoạtcủa mình, các DNV&N cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với cả cáccông ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia Đồng thời nhiều DNV&N đóng vaitrò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóavà phân công lao động trong sản xuất làm tăng hiệu quả của chính cácDNV&N cũng như các công ty hợp tác.

1.3.2.3 Tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp.

Hiện nay, do tỷ lệ dân số cao trong những năm trước đây, hàng năm ViệtNam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động Vấn đề giảiquyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết Bên cạnh đó, khu vựcdoanh nghiệp nhà nước hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không nhữngkhông thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư Khu vựcđầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chổ làm mới, mộttỷ lệ không đáng kể Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao độngnày trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNV&N.

Các DNV&N đã tạo nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao.Nếu không kể hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNV&N chiếm 7% lực lượnglao động trong các ngành kinh tế, hay 20% lực lượng lao động phi nôngnghiệp, hoặc 85,2% số lao động trong khu vực doanh nghiệp Nếu kể cả hộkinh doanh cá thể thì khu vực DNV&N chiếm khoảng 19% lực lượng lao

động làm việc trong tất cả các ngành kinh tế (nguồn: xây dựng chiến lược hỗ

Trang 15

trợ phát triển DNV&N ở Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế Hoạch Đầu Tư, năm2006) Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các

DNV&N có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua Số laođộng tại khu vực này đã tăng 2,36 lần trong năm 2004 so với thời điểm năm1997, so với 1,06 và 1,35 lần của các khu vực doanh nghiệp nhà nước và hộkinh doanh cá thể.

1.3.2.4 DNV&N có vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng huyđộng mọi nguồn lực xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Dựa vào ưu thế của mình, các DNV&N khởi sự thành lập với số vốn nhỏnhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, có khả năng huy động vốn tự có hayvốn huy động khác từ bạn bè, gia đình, sử dụng và tận dụng các tiềm năng vềnguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có Theo ước tính, vốn đầu tư củaDNV&N chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội Các DNV&N do ít vốn, quảnlý đơn giản, linh hoạt và dễ thích nghi với điều kiện biến đổi của thị trườngnên thường được thành lập và hoạt động tại địa phương có nguồn nguyên liệutại chỗ hay vùng phụ cận để dễ dàng sử dụng, dễ được cung cấp với giá rẻ vàtiết kiệm chi phí vận chuyển Do vậy, các DNV&N có khả năng sản xuất mộtkhối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hộivới giá rẻ hơn và thuận lợi hơn.

1.3.2.5 DNV&N là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịchcơ cấu từ nông nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất CNH- HĐH.

Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNV&N được thành lập tại cácvùng nông thôn, vùng miền núi sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp vàtăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Mặc khác, sau một thời gianthành lập và hoạt động, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi đều có xu hướngphát triển bằng cách nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường và trong những điều kiện thuận lợi nhất định các DNV&N có thể từ

Trang 16

sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn Các doanh nghiệp có thể tận dụng máy mócthiết bị cũ, sữa chữa lại, đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyềnsản xuất, đào tạo lại người lao động nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao nănglực trình độ quản lý Sự đổi mới tới mức độ nào đó nhất định sẽ dẫn đến đổimới công nghệ, điều đó góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.Việc phát triển các DNV&N cũng đưa đến việc tổ chức lại sản xuất,hợp lí hoá sự phân công hợp tác xã hội.

1.3.2.6 DNV&N là tiền đề tạo môi trường văn hóa kinh doanh mangtính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi.

Chúng ta đã ở trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung khá lâu.Môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tạihoặc không có cơ hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điềuhành các doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốctế rất hạn chế Vì vậy, trong môi trường kinh tế năng động, việc tạo ra môitrường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường cũng như một đội ngũ kinhdoanh giỏi là điều kiện cực kỳ quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập thànhcông Đó cũng là yêu cầu cần thiết của xã hội trong điều kiện kinh tế ngày nay.

Trang 17

Là Ngân hàng đặt trụ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến ngày31/12/2008, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt động và phát triểncùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là 52 người Với vị trí thuận lợinằm ở vị trí trung tâm Bãi Cháy – khu kinh tế năng động của vùng với cácloại hình kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển ngày càng pháttriển, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bãi Cháy chịu sự cạnh tranh gay gắtcủa các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác Đến 31/12/2008, trên địa bànkhu vực Bãi Cháy đã có chín Ngân hàng đặt trụ sở giao dịch và rất nhiều tổchức tín dụng khác chưa đặt trụ sở nhưng tập trung khai thác các dịch vụ ngânhàng (đặc biệt là dịch vụ ngân hàng di động ATM, dịch vụ thanh toán tại cáccơ sở chấp nhận thẻ…) Về cơ bản, Ngân hàng công thương Bãi Cháy vẫnchiếm thị phần lớn nhất, trong đó nguồn vốn huy động là 570 tỷ đồng, chovay nền kinh tế là 399,222 tỷ đồng.

Trang 18

Theo định hướng của sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khu vực BãiCháy và các khu vực phụ cận như Hoành Bồ, Quảng Yên đã trở thành khuvực kinh tế tổng hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch dịch vụcông nghiệp đóng tàu, điện, xi măng, công nghiệp chế biến và cảng biển Cáckhu công nghiệp này sẽ trở thành khu công nghiệp kinh tế tập trung và là thịtrường đầy tiềm năng và rất lớn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụngân hàng tới các thành phần kinh tế.

Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy với những lợi thế của mộtngân hàng quốc doanh lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn đã tạo các tínnhiệm lớn với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong thời gianqua Ngân hàng đã không ngừng đổi mới mở rộng thị phần và địa bàn hoạtđộng, đã và luôn là người bạn đồng hành của mọi nhà và mọi doanh nghiệp.

Với phương châm của Vietinbank “nâng giá trị cuộc sống”, ngân hàng sẽ

không ngừng hoạt động và phát triển cùng với sự phát triển chung của khuvực.

2.1.2 Đặc điểm khách hàng và thị trường hoạt động

Sau hai năm trở thành chi nhánh cấp một hạch toán phụ thuộc ngân hàngcông thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã thu hút nhiềukhách hàng tham gia và tạo sự uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là tổ chứcdân cư Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu là công ty vừa và nhỏ,doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp thương mại dịch vụ, số lượng lên tới haimươi ba doanh nghiệp.

2.1.2.1 Đặc điểm khách hàng

Chi nhánh NHCT Bãi Cháy đã kinh doanh hoạt động với hai mươi mốtdoanh nghiệp trên địa bàn và kết hợp cho vay Việt Đức - chương trình tíndụng hợp tác của Đức - với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ Hầu hết cácdoanh nghiệp đều kinh doanh có lãi, thành lập được từ năm năm trở lên và

Trang 19

hoạt động ở hầu hết các ngành nghề khác nhau như vận tải, nhà hàng, cảngbiển, du lịch, khai thác than, đóng tàu, gốm, san lấp mặt bằng… Về quan hệtiền vay, các doanh nghiệp đều có quan hệ tín dụng lành mạnh, không có nợxấu, nợ quá hạn hay lãi treo, luôn thanh toán đúng hạn, không có hiện tượngchây ì Về quan hệ tiền gửi, nhiều doanh nghiệp đã mở tài khoản VND vàUSD tại NHCT Bãi Cháy với số tiền lớn.

2.1.2.2 Đặc điểm thị trường hoạt động

Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã,với dân số hơn 370.000 người Thành phố chia làm hai khu vực rõ rệt là khuvực phía Đông và khu vực phía Tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420mét, nối hai bờ là cầu Bãi Cháy.

Phía Đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than củaTỉnh Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnhuỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban,ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng Cũng ở đây,có các mỏ than lớn của tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi nămsản xuất khoảng sáu triệu tấn than.

Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch dịch vụ, đồng thời cũng là khucông nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và cảng biển nổi tiếng củacả nước Ở đây, có khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu, cùng nhiềukhách sạn từ hai sao đến bốn sao, với các tiện nghi phục vụ hiện đại

Chỉ tính riêng khu vực Bãi Cháy, trên một chiều dài khoảng 3km đã cóchín tổ chức tín dụng có chi nhánh hoạt động, song NHCT Bãi Cháy tính đến31/12/2008, nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh đạt 570 tỷ đồng(tốc độ tăng 30,14% so với năm 2007), dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222triệu đồng

Trang 20

Cho vay nền kinh tế

Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng%

2 NH Đầu tư và phát triển Bãi Cháy 169.70 9.37 409.60 25.353 NH Nông nghiệp Bãi Cháy 124.20 6.86 194.70 12.054 NH Ngoại thương Bãi Cháy 371.40 20.51 366.70 22.695 NH đồng bằng sông Cửu Long 36.90 2.04 5.70 0.356 NHCP hàng hải Bãi Cháy 482.30 26.63 185.60 11.497 NH Chính sách xã hội Bãi Cháy 1.40 0.08 48.30 2.99

2.1.3 Mô hình tổ chức

Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến 31/12/2008 là 52người với tuổi đời bình quân từ 40 tuổi, trong đó có 30 nữ chiếm tỷ lệ 58%,

Trang 21

22 nam chiếm 42% Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên đều đượcđào tạo tại trường lớp chuyên môn đúng ngành nghề Trong đó trình độ đạihọc có 34 người chiếm tỷ lệ 65%, trình độ trung cấp 18 người chiếm tỷ lệ35% Đảng Viên có 19 đồng chí, chiếm tỷ lệ 36% Trình độ lý luận chính trị:Cao cấp 01 đồng chí, trung cấp 33 đồng chí.

Trong tổng số 52 cán bộ công nhân viên có 13 đồng chí là cán bộ từ phóphòng trở lên, 7 cán bộ tín dụng (Trong đó 3 nhân viên mới tuyển), 11 giaodịch viên ( Trong đó 01 mới tuyển), 3 kiểm ngân, còn lại là cán bộ phận khácnhư bảo vệ, lái xe, văn thư, hậu kiểm vv Cán bộ làm trực tiếp 40 ngườichiếm 76%, làm gián tiếp có 12 người chiếm 24%.

Sơ đồ 2.1

Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy

Nguyễn Thị Nga Lớp: Ngân hàng 47A

Quỹ tiếtkiệm số

Tổ quản lý rủi ro

Phòng GD Hoành

Quỹ tiết kiệm Vườn

Quỹ tiết kiệm Giếng

ĐáyPhòng Kế

Phòng khách hàng DN

Phòng khách hàng cá

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tiền tệ ngân quỹ2 phó Giám đốc

Giám đốc

Trang 22

2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT BÃI CHÁY

Trong ba năm vừa qua, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt độngđạt được những kết quả đáng chú ý Năm 2008, Ngân hàng công thương ViệtNam tiến hành cổ phần hóa trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhữngbiến động khó lường, của lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, vật tư,nhiên liệu,… và chính quyền địa phương đã có bước chấn chỉnh hoạt độngkinh doanh và khai thác than đã ảnh hưởng nhất định tới kinh tế xã hội vàhoạt động của ngân hàng trên địa bàn.

2.2.1 Về công tác huy động vốn

Đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 569.970triệu đồng, tăng so với đầu năm 132.319 triệu đồng (tốc độ tăng 30,23%);vượt 12,8% kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh (kế hoạch giao đến31/12/2008 là 505.000 triệu đồng) Trong đó:

- Theo khách hàng:

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế và các TCTD khác là 130.111 triệu đồngchiếm 22,83% tổng nguồn vốn; so với đầu năm tăng 54.199 triệu đồng (Tốcđộ tăng 71,39%).

+ Tiền gửi dân cư là 439.858 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77.17% tổngnguồn vốn, tăng 78.120 triệu đồng so với đầu năm (Tốc độ tăng 21,6%).

- Theo loại tiền:

+ Tiền gửi VNĐ là 522.073 triệu đồng, tăng 110.763 triệu đồng so vớiđầu năm, chiếm 91,6% tổng nguồn vốn

+ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 47.897 triệu đồng, tăng 21.556 triệuđồng so với đầu năm, chiếm 8,4% tổng nguồn vốn.

- Theo kỳ hạn:

+ Tiền gửi bảo đảm thanh toán và không kì hạn 102.433 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 17,97%% tổng nguồn vốn.

Trang 23

+ Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là 362.255 triệu đồng, chiếm tỷ trọng63,55% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi kì hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 102.725 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 18,03% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi kì hạn từ 24 tháng trở lên là 2.557 triệu đồng, chiếm tỷ trọng0,45% tổng nguồn vốn.

Năm 2006Năm 2007Năm 2008

Tiền gửi TCKTTiền gửi dân cưTổng

Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Bãi Cháy

Trang 24

Mặc dù năm 2008, sự cạnh tranh trên lĩnh vực nguồn vốn hết sức gaygắt, các TCTD luôn “xé rào” để hình thành mặt bằng lãi suất huy động mới;đồng thời sử dụng nhiều hình thức tiếp thị đa dạng, phong phú, đưa ra các sảnphẩm dịch vụ tiền gửi đa dạng linh hoạt như kỳ hạn qua đêm, tuần, tháng Trước tình hình đó, Ban Giám đốc đã đưa ra các biện pháp phản ứng nhanhnhạy, kịp thời bảo đảm tính cạnh tranh Kết quả là nguồn vốn của chi nhánhkhông những không bị sụt giảm mà còn có sự tăng trưởng đáng kể Tổngnguồn vốn huy động bình quân năm 2008 đạt 515.410 triệu đồng, tốc độ tăngtrưởng bình quân 30,73% Cụ thể như sau:

- Tiền gửi tổ chức kinh tế và các TCTD khác năm 2008 đạt bình quân124.629 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,18% tổng vốn huy động bình quân, tốcđộ tăng trưởng 150% so với 2007, tăng 313% so với năm 2006.

- Tiền gửi dân cư đạt bình quân 390.781 triệu đồng, chiếm tỷ trọng75,82% tổng vốn huy động bình quân, tốc độ tăng trưởng đạt 13,46% so vớinăm 2007, tăng 42,6% so với năm 2006 Trong tổng số nguồn vốn huy độngnăm 2008, mặc dù tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng cơ cấu vốnhuy động có sự thay đổi so với năm 2007:

- Kỳ hạn tiền gửi dài ngày dịch chuyển dần sang loại tiền gửi có kỳ hạnngắn nên thiếu tính ổn định Đến 31/12/2008 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 thángtrở lên chiếm tỷ trọng 18,48% tổng vốn huy động ( năm 2007 chiếm tỷ trọng46,68%) Nguyên nhân do trong năm 2008, lãi suất biến động thất thường ảnhhưởng rất lớn đến tâm lý người gửi.

- Tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm xuống sovới đầu năm Năm 2008, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân 75,82%tổng vốn huy động ( Năm 2007 là 87,36%, năm 2006 là 90,1%), tỷ lệ tiền gửidoanh nghiệp tăng từ 12,64% năm 2007 lên 24,18% năm 2008 cho thấy

Trang 25

những nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong việc tiếp cận và tranh thủ nguồn tiềngửi trong thanh toán và nhàn rỗi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bãi Cháy trong ba năm đã có sựtăng trưởng đáng kể, năm 2008 tăng 30,73% so với năm 2007 và tăng 69,5%so với năm 2006 Tỷ trọng tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngsố nguồn vốn huy động Kì hạn tiền gửi dân cư chuyển dần từ kì hạn dài sangkì hạn ngắn Đặc biệt từ giữa năm 2007, và đầu năm 2008, tình hình biếnđộng lãi suất, với sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cũng thúc đẩy hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng Lãi suất huy động vốn bình quân của chinhánh năm 2007 là 6%/tháng, năm 2006 là 0,59%/tháng.

Để đạt được kết quả trên đây, trong bối cảnh có nhiều biến động và cạnhtranh gay gắt, Ban Giám đốc đã chỉ đạo thành lập tổ theo dõi biến động lãisuất huy động để đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý nhằm tránh tình trạngkhách hàng rút tiền đi gửi tổ chức tín dụng khác đồng thời tích cực khai tháctiếp thị khách hàng mới Trong năm qua, việc thực hiện khai thác nguồn vốncủa các phòng chức năng là rất có hiệu quả., đặc biệt là huy động được sốlượng lớn nguồn USD do khách hàng ứng trước của công ty đóng tàu HạLong giúp chi nhánh giảm đáng kể chi phí nhận vốn ngoại tệ từ Trụ sở chính.

2.2.2 Về hoạt động cho vay và đầu tư

Đến 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222 triệu đồng,tăng 164.924 triệu đồng ( tốc độ tăng 70,2%) so với 31/12/2007, đạt 104% kếhoạch NHCT Việt Nam giao (kế hoạch trung ương giao 384 tỷ đồng) Dư nợcho vay bình quân năm 2008 đạt 335.964 triệu đồng tăng 25,55% so với bìnhquân năm 2007 Dư nợ cho vay bình quân năm 2007 đạt 261.352 triệu đồng,tăng 19,87% so với bình quân năm 2006.

- Theo thời hạn cho vay:

Trang 26

+ Dư nợ vay ngắn hạn 216.302 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,18% tổngdư nợ.

+ Dư nợ vay trung dài hạn (bao gồm cả cho vay Việt Đức) 182.920 triệuđồng, chiếm tỷ trọng 45,82% tổng dư nợ.

- Theo loại tiền:

+ Cho vay VNĐ: 297.473 triệu đồng, chiếm 74,51% tổng dư nợ

+ Cho vay ngoại tệ quy VNĐ: 101.749 triệu đồng, chiếm tỷ trọng25,49% tổng dư nợ.

- Theo chất lượng tín dụng: Trong số dư nợ 399.222 triệu đồng tại chi nhánhchỉ có 375 triệu đồng nợ nhóm 2 Không có trường hợp vay vốn nào phải xửlý rủi ro Đặc biệt năm 2007 chi nhánh đã xử lý rủi ro được hai trường hợpvới số tiền là 10,7 triệu đồng.

Đối với số nợ gốc, tổng số nợ đang hạch toán ngoại bảng năm 2006chuyển sang là 2,647 triệu đồng, là số nợ không có khả năng thu Tuy nhiên,chi nhánh đã nỗ lực đạt 100,7% kế hoạch NHCT Việt Nam giao, thu hồi được

Trang 27

82,7% Năm 2008, NHCT Việt Nam giao chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi rocho chi nhánh là 32 triệu đồng Kết thúc năm 2008, chi nhánh đã thu hồi được60,3 triệu đồng, đạt 188% kế hoạch NHCT Việt Nam giao (khách hàng cánhân 36,3 triệu đồng, khách hàng doanh nghiệp 24 triệu đồng)

Đối với lãi tồn đọng, chi nhánh thu hồi được 294,4 triệu đồng lãi (Phòngkhách hàng doanh nghiệp là 104 triệu đồng, phòng khách hàng cá nhân là190,4 triệu đồng) Chi nhánh đã nỗ lực tích cực xử lý thu hồi nợ, nợ đã xử lýrủi ro.

Bảng 2.3

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHCT BÃI CHÁY TỪ NĂM 2006- 2008

n v : Tri u ngĐơn vị: Triệu đồng ị: Triệu đồng ệu đồng đồng

Dư nợ vay ngăn hạn 203.564 171.732 216.302Dư nợ vay trung, dài hạn 64.981 62.566 182.920

(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)

Năm 2006Năm 2007Năm 2008

Dư nợ vay ngắn hạnDư nợ vay trung dài hạnTổng dư nợ

Biểu 2.2: Tình hình cho vay của NHCT Bãi Cháy

Năm 2008, thị trường tín dụng có rất nhiều biến động, một số TCTDngừng cho vay nhưng chi nhánh vẫn bảo đảm cấp tín dụng kịp thời cho các

Trang 28

khách hàng quan hệ truyền thống để giữ vững thị phần và cho vay khách hàngmới với nguyên tắc chấp hành đúng các điều kiện vay vốn, không hạ thấp cácđiều kiện tín dụng Đến 31/12/2008, toàn bộ dư nợ cho vay nền kinh tế củachi nhánh không có nợ xấu Kết thúc năm 2008 chi nhánh đã thu hồi vượt88% chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro mà NHCT Việt Nam đã giao cho chi nhánh.

Dư nợ cho vay năm 2008 tăng trưởng gần 70,3% so với 2007, tăng48,6% so với năm 2006 Mặc dù dư nợ năm 2007 giảm so với năm 2006, songdư nợ bình quân năm 2007 tăng trưởng gần 20% so với 2006 Tuy nhiên dưnợ 31/12/2007 của chi nhánh không đạt so với kế hoạch NHCT Việt Namgiao Thị phần dư nợ năm 2007 trên địa bàn giảm 4,8% so với 2006, giảm 30khách hàng so với năm 2006 Mặt khác dư nợ cho vay vẫn chỉ tập trung vàosố ít khách hàng, chủ yếu tập trung vào cho vay các doanh nghiệp (Chiếm97% tổng dư nợ), dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình không có sựtăng trưởng đáng kể (cả số tiền vay và số lượng khách hàng) Trong tổng số113 khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh đến 31/12/2008 thì dư nợvay của ba doanh nghiệp là Nhà máy đóng tàu Hạ Long, công ty vận tải BiểnĐông và công ty cổ phần Viglacera Hạ Long là 359 tỷ đồng, chiếm 90% dưnợ toàn chi nhánh Năm 2007 dư nợ của 3 công ty là 180.601 triệu đồng,chiếm 77% dư nợ toàn chi nhánh.

Bên cạnh công tác cho vay, chi nhánh cũng đã hoạt động tốt điềuchuyển vốn về NHCT Việt Nam để điều hòa chung toàn hệ thống nhằm bảođảm tiết kiệm tối đa nguồn vốn đã huy động được Đến 31/12/2008 dư gửivốn của chi nhánh tại NHCT Việt Nam đạt 231.882 triệu đồng, năm 2008 sốdư gửi vốn bình quân tại NHCT Việt Nam là 212.294 triệu đồng, tổng thunhập thu được từ lãi gửi vốn đạt 27.848 triệu đồng

2.2.3 Kết quả kinh doanh trong ba năm 2006, 2007, 2008.Bảng 2.4

Trang 29

KẾT QUẢ TÀI CHÍNH NHCT BÃI CHÁY TRONG BA NĂM 2006, 2007, 2008

Đơn vị: triệu đồng

Thu hoạt động cho vay, đầu tư 52.997 30.524 29.935Thu về kinh doanh ngoại tệ 573 144 51Thu nội bộ (lãi gửi vốn) 27.883 9.795 6.709

+Thanh lý tài sản10893 +Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro608322 +Thu nhập khác2743 +Thu hoàn dự trả lãi4.1361.290253

Chi trả lãi tiền gửi 57.332 28.950 21.989Chi lãi nhận vốn nội bộ 1.909

Chi kinh doanh ngoại tệ 141

Chi hoạt động thanh toán, kho quỹ 381 265 188Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí 77 41 28

- Chi lương và phụ cấp lương5.9493.6933.693

+ Chi lương cơ bản 1.169 869 706

Trang 30

+ Chi lương kinh doanh 4.111 2.266 1.638 + Làm thêm giờ 425 313 131

- Chi khác cho nhân viên271191353

Chi hoạt động quản lý, công cụ 1.909 1.276 997

Trích lập dự phòng rủi ro 1.844 978 1.088Chi nộp bảo hiểm tiền gửi 564 465 465

Chi các hoạt động nghiệp vụ khác 26 9

(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)

Để đạt được kế hoạch tài chính trên đây, năm 2008 chi nhánh đã chấphành nghiêm túc các chỉ tiêu tài chính NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh - Chi mua sắm công cụ: 285 triệu đồng/kế hoạch 350 triệu đồng ( Thực hiện 81,4%)- Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản: 1.372 triệu đồng/kế hoạch 1.400 triệu(Thực hiện 98%)

- Chi vật liệu: 289 triệu đồng ( Thực hiện 04,48%/kế hoạch 0,7% tổng nhu nhập)- Chi tiếp thị, khuyến mại: 353 triệu ( Thực hiện 0,59%/ kế hoạch 0,7% tổngnhu nhập)

- Chi khác 1.101 triệu đồng ( Thực hiện 1,84%/kế hoạch 2,18% tổng nhu nhập).Lợi nhuận của chi nhánh năm 2008 tăng cao, tăng 183,8% so với năm2007, tăng 268,95% so với năm 2006 Nguyên nhân là do trong những nămgần đây, chi nhánh mở thêm các nghiệp vụ mới L/C và tài trợ thương mại nênlợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng đáng kể Ngoài ra, với nguồn huy động

Trang 31

vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, chi nhánh đã mở rộng hoạt động cho vaytập trung 3 doanh nghiệp lớn: Công ty TNHH một thành viên đóng tàu HạLong, CTCP Viglacera Hạ Long, Công ty vận tải Biển Đông.

2.2.4 Các hoạt động khác

Năm 2006 là năm đầu tiên chi nhánh thực hiện triển khai các nghiệp vụphát hành thẻ, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, các dịch vụ về tài trợthương mại Song các phòng nghiệp vụ đã nhanh chóng nắm vững quy trìnhnghiệp vụ hoàn thànhh vượt các mức chỉ tiêu NHCT Việt Nam giao, tăng thuphí dịch vụ đáng kể, bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản và tiền mặt cho chi nhánh.

Năm 2008, tổng phí dịch vụ mà chi nhánh thu được là 2.068 triệu đồng,tăng 676 triệu đồng so với năm 2007, đạt 103,15% kế hoạch NHCT Việt Namgiao Năm 2007 đạt 116% kế hoạch được giao.

Hoạt động thu phí của ngân hàng tăng 49% cùng kỳ so với năm 2007,năm 2007 tăng 40% so với năm 2006 Các dịch vụ chủ yếu là tài trợ thươngmại và dịch vụ kinh doanh thẻ Tỷ lệ thu phí trên tổng thu nhập năm 2008 đạt2,35%, năm 2007 là 3,2% Mặc dù số lượng phát hành thẻ E-Partner lớn songcác doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả tiền lương qua tài khoản vẫn cònhạn chế Các hoạt động thanh toán của chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt.

Bảng 2.5

BẢNG TỔNG KẾT PHÍ THU ĐƯỢC CỦA CHI NHÁNH(tính đến ngày 31/12/2008)

Đơn vị tính: triệu đồng

Trang 32

2 Phí dịch vụ tài trợ thương mại 420 641 +52,6%3 Phí dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ 632 1.054 +66,8%4 Phí dịch vụ thanh tóan và chuyển tiền 243 336 +17%

(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)

2.2.4.1 Hoạt động thanh toán

Năm 2006 chi nhánh lần đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán L/Cvà hoạt động tài trợ thương mại nhưng đã đạt doanh số thanh toán L/C là7,580,981 USD và 542 triệu đồng từ phí tài trợ thương mại Bên cạnh đó việcthanh toán bù trừ qua NHNN được bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầuthành tóan của khách hàng.

Thanh toán trong nước là 5.800 tỷ đồng, trong đó thanh toán nội bộ hệthống là 4.446 tỷ đồng, ngoài hệ thống là 1.354 tỷ đồng

Thanh toán nhập khẩu: Trong năm 2008, chi nhánh đã phối hợp với SởGiao dịch III, phát hành 33 L/C nhập khẩu, trị giá 5,809,202 USD và 20,500EUR và thanh toán 45 L/C đến hạn với tổng trị giá 5,127,487 USD và 20,500 EUR.Thanh toán xuất khẩu: Trong năm 2008, chi nhánh cũng đã thanh toánba mươi hai món L/C xuất khẩu với tổng số thanh toán là 835,918 USD.

Phát hành bảo lãnh trong nước 09 món với tổng trị giá 835,985 USD và6,885 triệu đồng Thông báo bảo lãnh nước ngoài 04 món với tổng giá trị2,680,918 USD

Doanh số chi trả kiều hối là 436,000 USD.

Bảng 2.6

Trang 33

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHCT BÃI CHÁY TRONG BA NĂM 2006, 2007,2008

Thanh toán trong nước Tỷ đồng 2.887 4.709 5.800Chi trả kiều hối USD 228,706 286,048 436,000

(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)

2.2.4.2 Dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ

Đây là dịch vụ chi nhánh mới triển khai nhưng bước đầu đã đạt đượcnhững hiệu quả nhất định Đến cuối quý III/2006, chi nhánh mới đượcNHCTVN trang cấp một máy rút tiền tự động ATM với chỉ tiêu đươc giaophát hành thẻ trong năm 2006 là 3.000 thẻ Ngay sau khi được trang cấp, chinhánh đã nhanh chóng tiếp thị quảng bá các tiện ích thẻ E-Partner và pháthành đến các đối tượng Đến 31/12/2006 chi nhánh đã phát hành được 3.422thẻ E-partner ( Đạt 114% kế hoạch NHCT Việt Nam giao) Từ tháng 10/2006chi nhánh đã thực hiện chi trả lương tài khoản cho hơn 3000 cán bộ côngnhân viên nhà máy đóng tàu Hạ Long.

Đối với dịch vụ phát triển cơ sở chấp nhận thẻ: Mặc dù NHCT ViệtNam không giao chỉ tiêu nhưng chi nhánh đã chủ động và tích cực phát triểncác cơ sở chấp nhận thẻ Đến 31/12/2006 chi nhánh đã lắp đặt được 13 thiết bịthanh toán EDC tại 6 cơ sở chấp nhận thẻ Hiện nay thiết bị thanh toán củaNHCT tại các cơ sở chấp nhận thẻ bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Phí dịch vụ thu được từ hoạt động dịch vụ thẻ: năm 2006 là 69 triệuđồng, năm 2007 là 632 triệu đồng, tăng 9,2 lần so với năm 2006, năm 2008 là1.054 triệu đồng.

Trang 34

Năm 2008, kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh phát hành7.000 thẻ E-partner, 30 thẻ tín dụng quốc tế và 20 cơ sở chấp nhận thẻ Kếtthúc năm 2008, chi nhánh đã phát hành được:

2.2.4.3 Hoạt động tiền tệ và quản lý kho quỹ

Tổng thu ngoại tệ USD 1,373,166 1,855,988 2,207,289

Tổng chi ngoại tệ USD 1,378,230 1,852,839 2,202,580

(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)

Trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ thị củaNgân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về công tác an toàn, rà soát kiểmtra về các điều kiện an toàn kho quỹ và có các biện pháp thực hiện nhằm tăngcường đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh Trong năm 2007, chi nhánh đãtriển khai thu tiền lưu động đối với các khách hàng có nhu cầu gửi tiền lớn

Trang 35

(Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh và của dân cư khi nhận tiền để bù dự án)nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản Năm 2007 chi nhánh đã phát hiện vàthu giữ 18 tờ tiền giả các loại với tổng số tiền là 1.550 ngàn đồng, trả lại chokhách hàng 54 món tiền thừa với tổng số tiền là 29.950 ngàn đồng Năm2008, phát hiện ra 08 tờ tiền giả với tổng giá trị là 720 ngàn đồng, trả lại chokhách hàng 57 món tiền thừa với số tiền là 68.278 triệu đồng Tồn quỹ tiềnmặt bình quân năm 2007 là 4,7 tỷ đồng, năm 2008 là 4,9 tỷ đồng/5 tỷ đồngNHCT Việt Nam giao.

2.2.4.4 Về công tác đào tạo cán bộ

Nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các phòng chức năng theo môhình hiện đại hóa của NHCT Việt Nam, tăng năng lực lãnh đạo và trình độchuyên môn nghiệp vụ, năm 2008 chi nhánh đã bổ nhiệm một đồng chítrưởng phòng, một đồng chí phó phòng và một đồng chí tổ trưởng tổ quản lýrủi ro theo đúng quy trình bổ nhiệm của NHCT Việt Nam tuyển dụng bốn cánbộ tín dụng và một nhân viên lái xe Đến 31/12/2008, toàn chi nhánh đã có 52lao động Ngoài ra chi nhánh còn tổ chức thi nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộlàm nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy chế thi nghiệp vụ của NHCT Việt Nam.

Bên cạnh công tác đào tạo, công tác hành chính quản trị và điều hànhđược thực hiện tốt, góp phần vào kết quả hoạt động chung của chi nhánh.Trong năm 2008, chi nhánh đã tiến hành cải tạo, sửa chữa trụ sở chính, tạo rasự khang trang, ấn tượng đối với khách hàng và phấn khởi trong cán bộ nhânviên; đồng thời khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn mạnh, hiện đại và cóuy tín trên địa bàn, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh trong môitrường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng Công tác bảovệ luôn được đề cao đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản và tiền vốn của chi nhánh

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHCT BÃI CHÁY

Trang 36

2.3.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng công thương Bãi Cháy

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, biện pháp, cơ chế, quytrình, quy tắc tiến hành hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng côngthương Việt Nam, nhằm thực hiện chức năng quan trọng nhất của định chếngân hàng thương mại theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế là “đi vayđể cho vay”, phục vụ các yêu cầu vốn để phát triển kinh tế.

Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của NHCT Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau:- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.

Lãi suất cho vay

Đối với từng khoản vay, từng khách hàng, lãi suất cho vay được xác địnhtheo nguyên tắc sau:

+ Không được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng giám đốc NHCT quy địnhtrong từng thời kỳ.

+ Tùy thuộc vào từng thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khỏan vaytrên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đàm tiền vay vàmức độ tín nhiệm của khách hàng… đảm bảo đủ trang trải chi phí huy độngvốn, chi phí quản lý khỏan vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

+ Đối với cho vay trung và dài hạn (trừ phương pháp cho vay trả góp) chỉ ápdụng lãi suất thả nổi, được điều chỉnh định kỳ theo kỳ hạn của lãi suất cơ sởnhưng tối đa không quá 12 tháng.

Phương thức cho vay:

Tùy theo nhu cầu vay của khách hàng và thực tế phát sinh, NHCT sẽxem xét cho vay theo các phương thức phù hợp với đặc điểm hoạt động trongtừng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật Bao gồm:

- Phương thức cho vay hạn mức

Trang 37

- Phương thức cho vay từng lần

- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư- Phương thức cho vay trả góp

- Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng- Phương thức cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng

- Phương thức cho vay hợp vốn

- Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi- Các phương thức cho vay khác:

Những nhu cầu không được cho vay vốn:

Những trường hợp như công ty hợp danh, các khách hàng xếp hạng

CC+, CC, CC-, C, và NHCT không xác định, quản lý được nguồn trả nợ chokhoản vay với những nhu cầu sau thì không được cho vay vốn:

- Để mua sắm các tài sản và chi phí hính thành nên tài sản mà pháp luật cấmmua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

- Để trả nợ gốc, lãi vay vốn cho hệ thống NHCT hoặc tổ chức tài chính,TCTD khác Trừ:

+ Lãi tiền vay trả cho NHCV trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưatài sản cố định vào sử dụng đối với khoản vay trung, dài hạn để đầu tư tài sảncố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản đó.

+ Trả nợ nước ngoài trước hạn.

- Để nộp thuế trực tiếp cho Ngân sách nhà nước trừ thuế nhập, xuất khẩu, thuếgiá trị gia tăng nhập khẩu.

Mức cho vay:

Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách hàng (i) nhu cầu vayvốn, khả năng trả nợ của khách hàng; (ii) giá trị tài sản bảo đảm và biện pháp

Trang 38

bảo đàm tiền vay của khách hàng vay, bên thứ ba; (iii) khả năng nguồn vốncủa NHCT.

Mức cho vay không vượt quá giới hạn cho vay một khách hàng, mộtnhóm khách hàng thực hiện quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyềnquyết định giới hạn tín dụng hiện hành của NHCT Đối với cho vay không cóbảo đảm chi nhánh có quyền quyết định mức dư nợ cho vay tối đa bằng 50%mức phán quyết cho vay của chi nhánh đối với loại khách hàng đó Tuy nhiênphải kiểm soát chặt chẽ hạn mức cho vay không có bảo đảm.

Thời hạn cho vay:

Căn cứ xác định và quyết định thời hạn cho vay;- Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng- Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án

- Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lậphoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam

- Khả năng nguồn vốn của NHCT.

Thể loại cho vay:

- Cho vay ngăn hạn: Khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn: Khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.- Cho vay dài hạn: Khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng

Thu nợ gốc và lãi:

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khả năng tài chính,thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng, NHCT và khách hàng thỏa thuậntrong hợp đồng tín dụng.

Khách hàng vay bằng đồng tiền nào thì phải trả nợ gốc và lãi bằng đồngtiền đó Trường hợp đồng tiền khác thì phải quy đổi theo tỷ giá quy định củaNHCT tại thời điểm nhận nợ.

Trang 39

Nguồn tiền bán hàng liên quan đến đối tượng vay vốn thanh toán bằngchuyển khoản, bắt buộc phải chuyển về tài khoản tiền gửi của khách hàng nợtại NHCT.

Khách hàng trả nợ trước hạn bằng chính thu nhập của đối tượng vay thìNHCV được phép không thu phí và số tiền lãi vay (nếu có).

Đến thời điểm trả nợ gốc/lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc từnggiấy nhận nợ, khách hàng không trả nợ đúng hạn, NHCV đánh giá là khôngcó khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trảnợ gốc/lãi thì toàn bộ số nợ gốc của HĐTD là nợ quá hạn.

2.3.1.1 Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố thếchấp, bảo lãnh của khách hàng vay, bên thứ ba và bảo lãnh của bên thứ ba.

Khách hàng được NHCT cho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:- Có năng lự pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định cụ thể của pháp luật

- Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp vớiquy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vay vốn hợp pháp: Phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh,dịch vụ và đầu tư phát triển theo các ngành nghê ghi trong giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hành nghề.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

+ Khách hàng có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảotính thanh khoản và ổn định đến thời điểm vay vốn:

* Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu tối thiểu 15%Tổng nguồn vốn

* Vốn lưu động ròng dương

Trang 40

+ Sản xuất kinh doanh hiệu quả, không còn lỗ lũy kế đến thời điểm vayvốn trừ trường hợp có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bùlỗ hoặc có lỗ theo kế hoạch do thành lập và đi vào hoạt động chưa quá 3 năm.

+ Đối với cho vay trung và dài hạn, khách hàng phải có vốn chủ sở hữutham gia tối thiểu 30% tổng nhu cầu vay vốn của phương án.

- Tại thời điểm nhận nợ không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và nợ vaythanh toán công nợ) tại bất cứ TCTC nào, không còn nợ đã được xử lý rủi robằng nguồn dự phòng của NHCT đang hạch toán ngoại bảng.

- Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn trong suốt thờihạn cho vay, với số tiền bảo hiểm không thấp hơn nợ gốc, lãi tiền vay và phítại mọi thời điểm và NHCT là người thụ hưởng đầu tiên, nhận tiền bồi thườngtheo ủy quyền của khách hàng

- Khách hàng gửi báo cáo tài chính vá các thông tin cần thiết theo yêu cầu của NHCT.- Thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố củakhách hàng vay, bên thứ ba, bảo lãnh của bên thứ ba.

2.3.1.2 Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản hìnhthành từ vốn vay.

Khách hàng vay vốn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Mức vốn chủ sở hữu tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay củaNHCV

+ Đối với cho vay trung và dài hạn: mức vốn chủ sở hữu tham gia tốithiếu 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCT, đảm bảo tổng mứcvốn chủ sở hữu tham gia tối thiêu bằng 30% tổng nhu cầu vốn của phương án

+ Đối với cho vay ngắn hạn: mức vốn chủ sở hữu và giá trị bảo đảmkhác tối thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCT,trong đó mức vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20%

Ngày đăng: 28/11/2012, 13:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng 2.1 (Trang 20)
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ  CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BÃI CHÁY - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BÃI CHÁY (Trang 20)
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
h ình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy (Trang 21)
Sơ đồ 2.1 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Sơ đồ 2.1 (Trang 21)
Bảng 2.2 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng 2.2 (Trang 23)
Bảng 2.3 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng 2.3 (Trang 27)
Bảng 2.6 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng 2.6 (Trang 32)
- Tình hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
nh hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt (Trang 47)
- Tình hình tài chính ổn định nhưng có hạn chế nhất định - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
nh hình tài chính ổn định nhưng có hạn chế nhất định (Trang 48)
(Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp) Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng ch ấm điểm quy mô doanh nghiệp) Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính (Trang 51)
Để xác định mức độ tin cậy của các chỉ tiêu phi tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp, CBTD tiến hành nhân kết quả điểm phi tài chính  (có nhân với  trọng số theo từng chỉ tiêu) với trọng số được tính toán theo từng loại hình  doanh nghiệp theo bảng - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
x ác định mức độ tin cậy của các chỉ tiêu phi tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp, CBTD tiến hành nhân kết quả điểm phi tài chính (có nhân với trọng số theo từng chỉ tiêu) với trọng số được tính toán theo từng loại hình doanh nghiệp theo bảng (Trang 52)
Bảng 2.8 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
Bảng 2.8 (Trang 56)
BẢNG DƯ NỢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHCT BÃI CHÁY - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
amp ;N TẠI NHCT BÃI CHÁY (Trang 60)
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TẠI NHCT BÃI CHÁY NĂM 2008 - Tăng cường hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Bãi Cháy
2008 (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w