Bên cạnh các hình thức cho vay truyền thống đối với các DNV&N như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư… Ngân hàng cần đẩy mạnh đổi mới các hình thức với các ưu đãi cho các doanh nghiệp.
Thứ nhất, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Một trong những vấn đề đầu tiên khi doanh nghiệp vay vốn là lãi suất. Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, mức lãi suất thích hợp, hình thành trên cơ sở thỏa thuận của khách hàng, hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và
khách hàng. Do vậy, lãi suất thích hợp dựa trên độ tín nhiệm của khách hàng, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ hai, góp vốn đầu tư liên doanh liên kết các DNV&N. Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không chỉ cho doanh nghiệp vay vốn mà có thể lựa chọn xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, triển vọng thì ngân hàng có thể thực hiện liên doanh liên kết. Ngân hàng có thể trực tiếp giám sát quản lý vốn cho vay, vừa tạo thu nhập cao do là trực tiếp là người đầu tư vốn. Về phía doanh nghiệp, với sự tư vấn của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Thứ ba, chiết khấu giấy tờ có giá. Đối với các DNV&N giữ nhiều thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh toán. Doanh nghiệp có thể đem các giấy tờ có giá này đến ngân hàng để xin vay vốn.
Thứ tư, cho vay có bảo đảm bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán hàng nhưng người mua chưa kịp thanh toán, làm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động. Theo cách này, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay theo một tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà ngân hàng thẩm định được.
Thứ năm, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Nghiệp vụ này còn mới và chưa được thực hiện rộng rãi. Trong tương lai cùng với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cần tăng cường hình thức cho vay nhằm mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ của NHTM đối với khách hàng.
Thứ sáu, linh hoạt hình thức cho vay có bảo đảm. Năng lực của các DNV&N thường lớn hơn so với tài sản thực có của họ. Do đó, muốn mở rộng tín dụng đồng thời tạo hướng cho các doanh nghiệp, ngân hàng cần mạnh dạn
áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng hàng hoá, dịch vụ. Ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trang của sản phẩm đó trên thị trường. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bão lãnh… sao cho phù hợp.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay DNV&N. Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Ngân hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho DNV&N. Mặt khác, ngân hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngoài ngân hàng) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.
Thứ tám, thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các DNV&N. Đổi mới là phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng – doanh nghiệp theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi nhất định đối với các DNV&N. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ.
Ngoài những vấn đề cần quan tâm trên đây, về phía Nhà nước cũng cần có các giải pháp hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng, trước mắt là ở các khía cạnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các DNV&N, thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh…để nhằm lành mạnh hóa môi trường hoạt động cho các DNV&N.
3.2.4. Khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ để tài trợ cho DNV&N
Do nguồn vốn trung dài hạn của NHCT Bãi Cháy còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư để phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt của DNV&N rất lớn, việc thu hút các nguồn vốn rẻ, dài hạn từ bên ngoài có ý nghĩa rất lớn. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quỹ quay vòng của các chương trình tín dụng nước ngoài hiện có, NHCT Bãi Cháy đang tích cực tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn rẻ, dài hạn khác để bổ sung nguồn tài trợ DNV&N. Mục tiêu trong thời gian tới là nguồn vốn từ chương trình tín dụng Việt Đức.