Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu to lớn đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, với nhữngbước tiến nhanh và dài để hội nhập với nền kinh tế Thế giới cho thấy sự chủđộng chuyển mình và chủ động hội nhập của kinh tế Việt Nam Nhưng để cóthể tiến xa hơn nữa cần đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành phần kinh tế,trong đó đặc biệt phải kể đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đó cũng là đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhưng khôngthể phủ nhận rằng chúng ta vẫn đang rất lúng túng trong việc triển khai nóbởi còn tồn tại rất nhiều khó khăn.Trong đó, khó khăn về vốn, về đổi mớicông nghệ và tiếp cận các dịch vụ tài chính là đáng kể nhất
Hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trongnhững hoạt động cho vay chủ yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Namhiện nay Đây là một đề tài cũ mà mới Nó cũ về lý thuyết, nhưng mới vềmặt giải pháp cụ thể trong từng điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của Đấtnước.
Xuất phát từ quan điểm trên và từ thực trạng của các Doanh nghiệp vừavà nhỏ hiện nay, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải ViệtNam – Chi nhánh MSB Cầu Giấy, em đã chọn đề tài :
“ Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với cácDoanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏtại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh MSB Cầu Giấy
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay các Doanh nghiệpvừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh MSB CầuGiấy
Do hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm thực tiễn nênbài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, Em mong nhậnđược sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo.
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn T/S : Lê Thị Hương Lan và các anh chị trong
phòng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng MSB Cầu Giấy đã hướng dẫn vàgiúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
CỦA NHTM
1.1Khái niệm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nềnkinh tế Thị trường.
1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời gian qua, các DN VVN phát triển cả về chất và lượng, nổi bậtlên trong nền kinh tế như một hiện tượng DN VVN là các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêngđể xác định DN VVN ở nước mình Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực
kinh doanh, các DN VVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
(Theo Nghị Định 90/2001/CP) Theo định nghĩa đó, cả nước ta hiện nay cóhơn 200.000 DN VVN, chiếm 96,81% số lượng các doanh nghiệp đang hoạtđộng, đóng góp 45% GDP cả nước và hàng năm thu hút hơn 90% lao độngmới vào làm việc.
Để có được kết quả đó, trước hết là do chủ trương phát triển kinh tế nhiềuthành phần đã được Luật hóa từ văn bản Luật quan trọng nhất đó là Hiếnpháp Tiếp theo đó, năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/CPvề trợ giúp các DN VVN như một luồng gió mới làm thức tỉnh hoạt độngcủa các DN VVN Cùng với nó, chủ trương đẩy nhanh hội nhập quốc tế, việcgia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới WTO, kết quả thu hút vốn đầu tưnước ngoài ngày một nhiều hơn (năm 2006 đạt mức kỷ lục trên 10,2 tỷ USDvốn FDI) và những cải cách hành chính, chống tham nhũng đã thực sự tạo đàcho sự phát triển của các doanh nghiệp này, từng vước khẳng định vai trò vàvị trí của mình trong nền kinh tế đất nước.
1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Trong số các DN VVN đang hoạt động hiện nay, ta dễ dàng nhận thấymột số đặc điểm sau:
Trang 3================================a)Vốn nhỏ
Đặc điểm nổi bật nhất của các DN VVN hiện nay là có vốn nhỏ Qua điềutra cho thấy, ở nước ta hiện nay bình quân một Doanh nghiệp có vốn đạt 7 tỷđồng, trong đó số Doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, Doanhnghiệp có 1 - 5 tỷ đồng tiền vốn chiếm 37,03% Đây là nguyên nhân rất đếncác đặc điểm khác của DN VVN đồng thời cũng nguyên nhân chính dẫn đếnkhó khăn lớn nhất của các DN VVN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất Hiệnnay trên 70% các DN VVN gặp khó khăn về tài chính.
b)Quy mô nhỏ
Dù giới hạn của DN VVN là có bình quân lao động trong năm là 300người nhưng con số này của các DN VVN hiện nay chỉ có khoảng 32 người.Vì vậy có thể nói các DN VVN hiện nay có quy mô rất nhỏ, dẫn theo đó làcơ cấu tổ chức cũng rất đơn giản Các nhân viên có thể phải đảm nhiệmnhiều công việc cùng một lúc Một thực tế khác nữa là trình độ cán bộ quảnlý và lao động của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế, khả năng quản trịđiều hành thấp, số lượng chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học cònthấp Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong tràomà không có chiến lược phát triển nên dễ bị đổ bể
Quy mô nhỏ kết hợp với tình trạng thiếu vốn sản xuất trở thành một hạnchế rất lớn của các DN VVN Việt Nam Hầu hết các Doanh nghiệp này cóthời gian hoạt động chưa lâu, kinh nghiệm về sản xuất, về thị trường cũngnhư về quản lý còn rất hạn chế, trong khi đó công nghệ lại lạc hậu, năng lựccạnh tranh thấp, còn đội ngũ quản lý thì lại thiếu kinh nghiệm Do đó hiệuquả hoạt động của các Doanh nghiệp này chưa cao, dẫn đến lợi nhuận thấp,không có vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh Điều này đã tạothành cái vòng luẩn quẩn, hiện nay đang gây khó khăn rất lớn cho các DNVVN.
c)Các DN VVN đang hoạt động chiếm số lượng lớn
Được sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước, lại có lợi thế là chỉ cầnmột số vốn nhỏ cũng có thể thành lập công ty, xưởng sản xuất với chi phíthấp, tính năng động và linh hoạt cao, có khả năng thích ứng với nhu cầuthường xuyên thay đổi của người tiêu dùng… nên số DN VVN trong thờigian qua phát triển rất nhanh Hiện nay cả nước ta có hơn 200.000 DN VVN,chiếm 96,81% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động
d)Dám thay đổi và khai thác thị trường mới, thị trường ngách
Trang 4Tuy nhiên đặc điểm nổi quan trọng nhất của các DN VVN chính là sự cómặt của các Doanh nghiệp này trong rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất đếnthương mại, dịch vụ, có thể nói là vô cùng đa dạng và phong phú Trong đó,các Doanh nghiệp này thường tập trung khai thác những khoảng trống củathị trường hay những thị trường ngách Đó là những thị trường nhỏ nhưng cónhu cầu riêng biệt hết sức đa dạng, hết sức phù hợp để các DN VVN khaithác được lợi thế của mình, tránh đụng độ với các đại gia, dành lấy miếngbánh lớn trong thị trường nhỏ, thay vì miếng bánh nhỏ từ thị trường lớn Vàđây mới chính là thế mạnh, là lợi thế so sánh của các Doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, DN VVN còn có thể linh hoạt trong việc đổi mới công nghệvà thiết bị vì yêu cầu bỏ vốn không nhiều và giảm được sự thiệt hại khi có sựcạnh tranh phải chuyển sang kinh doanh ngành khác Đó cũng chính là lý domà các DN VVN thường ưa mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro để mạnh dạnđầu tư vào những ngành mới.
e)Sự ra đời của các hiệp hội
Do có vốn nhỏ, quy mô nhỏ nên tiếng nói của các DN VVN hiện naycũng hết sức yếu ớt và rời rạc Vì vậy, các hiệp hội đã ra đời giúp các doanhnghiệp vừa hợp sức lại vừa tăng tính độc lập Vai trò hết sức quan trọng củahiệp hội là có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giúp đỡ vềđào tạo nghề; quảng bá giới thiệu doanh nghiệp, cung cấp thông tin thịtrường trên các phương tiện thông tin đại chúng; huy động các nguồn tàitrợ quốc tế; và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng doanhnghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách, pháp luật… tạo điều kiện cho DN NVV phát triển.
1.1.3 Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thịtrường
Chiếm số đông trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, DN VVN đangvươn lên trong mọi lĩnh vực và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò củamình trong nền kinh tế:
a)DN VVN có vai trò to lớn trong việc thu hút nguồn vốn trongdân cư.
Với tính chất nhỏ bé, dễ đi sâu vào các cộng đồng dân cư và số lượng vốncần ban đầu không nhiều, các DN VVN có vai trò rất lớn trong việc thu hútđược nguồn vốn trong dân cư vốn đang nằm phân tán và rải rác, hạn chế số
Trang 5tiền nhàn rỗi, không sinh lời trong nền kinh tế, và đây thực sự là một nguồntài chính dồi dào và tiềm năng.
b)DN VVN đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội
Thực tế tiêu dùng xã hội hiện nay có rất nhiều mặt hàng mà người tiêudùng chỉ có nhu cầu ít hoặc cá biệt song chất lượng, mẫu mã, chủng loại,kiểu cách rất đa dạng và không ngừng thay đổi Trong trường hợp này cácDN VVN khi khai thác các thị trường ngách hoàn toàn có thể đáp ứng nhữngnhu cầu nói trên của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện Đặcbiệt có những hàng hóa người tiêu dùng có nhu cầu không thể sản xuất ở cácdoanh nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại mà chỉ có thể sản xuất bằng laođộng thủ công, phân tán đến từng cơ sở sản xuất nhỏ hoặc hộ gia đình.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các DN VVN cũng đãtích cực tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, nhất là kinh doanh hàng thủcông mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, qua đógóp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
c)DN VVN góp phần tạo ra sự năng động cho nền kinh tế, thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa.
Với ưu thế về tính linh hoạt và lượng vốn yêu cầu tương đối nhỏ, DNVVN có khả năng nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng, chuyển hướng sảnxuất và đổi mới công nghệ cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinhdoanh Do vậy, các Doanh nghiệp này góp phần làm cho nền kinh tế trở nênnăng động hơn, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội ngàycàng tốt hơn.
d)DN VVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế, khaithác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, là trụ cột kinh tế địaphương.
Nếu như các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinhtế của đất nước, thì DN VVN lại có mặt ở khắp các địa phương, khai tháctiềm năng và thế mạnh của từng vùng, đóng góp quan trọng vào thu ngânsách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
e)DN VVN chiếm tỷ lệ cao về số lượng và khả năng thu hút laođộng và đóng góp vào thu nhập quốc dân và nguồn thu vào ngân sách.
Có đặc điểm là năng động, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạngcủa người tiêu dùng lại có số lượng ngày càng tăng nhanh nên khả năng
Trang 6đóng góp vào thu nhập quốc dân và nguồn thu ngân sách của các DDN VVNngày càng tăng, nhất là khi gia nhập vào WTO thì nguồn thu từ Doanhnghiệp Nhà nước, từ thuế xuất nhập khẩu sẽ khó được đảm bảo.
Trong khi đó, các DN VVN có kỹ thuật sản xuất chủ yếu là nửa cơ giớivà lao động chân tay chiếm tỷ lệ khá cao Phần lớn các Doanh nghiệp nàyhoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, xâydựng giao thông vận tải, chế biến nông lâm hải sản, … nên nó có khả năngthu hút nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội và tăng thunhập, đảm bảo đời sống cho người lao động.
f)DN VVN bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liênkết giữa DN VVN và các Doanh nghiệp lớn.
Có thể nói đây là quan hệ hai chiều, ràng buộc và hỗ trợ nhau: các doanhnghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các DN VVN về thị trường, tài chính,công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý Ngược lại, DN VVNđảm bảo cho các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hợpđồng phụ và thành lập mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm.
DN VVN hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, tuy nhiên vai trò của chúngđối với sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận Cùng với cácdoanh nghiệp lớn, các DN VVN cùng góp phần tạo ra sự cân đối cho nềnkinh tế Một nền kinh tế nếu chỉ toàn các DN VVN thì sẽ không thể tích tụvà tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ Trong khiđó, các Doanh nghiệp lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợcủa các DN VVN Một nền kinh tế muốn phát triển bền vững và ổn định thìcần phải đặt vai trò của hai nhóm Doanh nghiệp này trong thế cân bằng, từđó tìm cách hỗ trợ nhau khi cần thiết
DN VVN ngày càng thể hiện là một hướng đi đúng, vai trò của cácDoanh nghiệp này ngày càng được khẳng định Tuy nhiên hiện nay còn tồntại thực tế là các DN VVN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưacó nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh vươn ra bên ngoài Do vậy cácDoanh nghiệp này hiện nay rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua cácchính sách khuyến khích DN VVN phát triển cũng như sự hỗ trợ của các cơquan, ban ngành, các Hiệp hội,… Trong đó đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợcác doanh nghiệp này về vốn từ các NH TM – trung gian tài chính lớn nhấtcủa nền kinh tế.
Trang 71.2Hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàngthương mại
1.2.1Khái niệm cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NH TM
Trong nền kinh tế, các NH TM là tổ chức tài chính quan trọng nhất Cáccá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và thậm chí cả Chính phủ đều nghĩ đến cácdịch vụ của Ngân hàng để hỗ trợ cho các vấn đề tài chính của mình Luật cáctổ chức tín dụng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi: “Hoạt động Ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng các dịch vụ thanh toán” Trong đó cho vay là hoạt động cơ bảnnhất và thường xuyên nhất Có thế nói cho vay là hoạt động ngân hàng tiêubiểu để phân biệt Ngân hàng với các tổ chức tài chính khác.
Cho vay có thể được định nghĩa là một hình thức cấp tín dụng, theo đócác tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụngvào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi ( Mục 2 – Điều 3 – 1627/2001/QĐ-NHNN)
Cho vay DN VVN của NH TM là các NH TM giao cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thờigian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Về tính chất nghiệp vụ, cho vay DN VVN cũng giống như các hoạt độngtruyền thống khác, phải thực hiện đầy đủ và chặt chẽ qui trình cho vay cũngnhư đảm bảo các nguyên tắc và dựa trên chính sách cho vay của NHTM
Tuy nhiên đối tượng vay vốn ở đây là các DN VVN, có những đặc điểmkhác với các đối tượng vay vốn khác, đó là tuy có tư cách pháp nhân, nhưngvốn tự có lại ít, không đủ tài sản thế chấp nên khó vay được vốn, không đủvốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, không có nhiều lợi nhuận và tài sản vìthế cũng chẳng có nhiều tài sản thế chấp Điều này đã tạo nên một cái vòngluẩn quẩn trong việc vay vốn Ngân hàng cho các Doanh nghiệp này, trongkhi đó tình hình tài chính không minh bạch và hạn chế về việc nắm bắt thôngtin cũng như tiếp xúc với các dịch vụ của Ngân hàng, đã tạo cho các Doanhnghiệp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của các NH TM.
Mặc dù vậy, do có một vai trò rất lớn và ngày càng được khẳng địnhtrong nền kinh tế, trong khi số lượng lớn, ngành nghề đa dạng, nhu cầu vềvốn lại rất tiềm năng, nên các DN VVN là nhóm khách hàng cần được sựquan tâm, chú trọng của các NH TM.
Trang 81.2.2 Phân loại
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, Ngân hàng đưa ra rấtnhiều sản phẩm cho vay khác nhau tương ứng với sự đa dạng trong mục đíchvay vốn, sử dụng vốn và hoàn trả vốn của khách hàng, giúp họ có thể dễdàng lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, nâng cao hiệu quảsử dụng vốn vay đồng thời giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiệnnghiệp vụ cũng như quản lý các khoản vay, đảm bảo tính an toàn tốt hơn vàcó tính sinh lời cao hơn.
Mỗi sản phẩm cho vay của Ngân hàng bao gồm các đặc tính:
a) Đối tượng vay vốn:
Ngân hàng có thể phân chia danh mục cho vay của mình thành các sảnphẩm cho cá nhân vay – sản phẩm cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho cácdoanh nghiệp vay – sản phẩm cho vay kinh doanh và sản phẩm dành chochính phủ cũng như các tổ chức tín dụng khác Đây là ba nhóm đối tượngvay vốn chủ yếu nhất của Ngân hàng những mỗi một nhóm đối tượng cónhững đặc trưng riêng dẫn đễn việc thực hiện nghiệp vụ cho vay và quản lýkhoản vay của Ngân hàng với từng đối tượng cũng có những điểm khác biệt.
b) Mục đích sử dụng vốn vay:
Mục đích sử dụng vốn vay cho biết khách hàng dự định sẽ làm gì vớikhoản vay Mỗi nhóm đối tượng trên sẽ có những mục đích sử dụng vốn rấtkhác nhau Ngân hàng cho chính phủ vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củachính phủ hoặc để đầu tư phát triển thông qua các dự án Các doanh nghiệpvay ngân hàng để tăng thêm vốn cho sản xuất kinh doanh, để thanh toán, đểmua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ…Trongkhi đó, các cá nhân, hộ gia đình vay tiền Ngân hàng nhằm thỏa mãn các nhucầu mua sắm tiêu dung lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển…
c) Thời hạn vay:
Thời hạn vay là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho kháchhàng khoản cho vay, được xác định cụ thể (ngày, tháng, năm) và ghi tronghợp đồng tín dụng Tùy vào mục đích sử dụng vốn vay của đối tượng vayvốn mà khoản vay đó là ngắn hạn ( nhỏ hơn 12 tháng) hay trung, dài hạn(lớn hơn 12 tháng) Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đáp ứng khảnăng thanh toán tức thời thì đó sẽ là khoản vay ngắn hạn, còn nếu để muasắm, xây dựng tài sản cố định nhằm thực hiện các dự án nhất định thì đó làcác khoản vay trung dài hạn Còn đối với cá nhân và các hộ gia đình, các
Trang 9khoản vay tiêu dùng đa phần là các khoản vay trung dài hạn Phân chia cáckhoản vay theo thời hạn giúp Ngân hàng có thể chủ động trong việc huyđộng, giải ngân, và thu hồi vốn và lãi vay, đảm bảo được tính thanh khoảntrong khi vẫn có thể đem lại khả năng sinh lời cao nhất.
Trang 10d) Phương thức vay:
Do mục đích vay vốn và thời hạn vay vốn của các đối tượng vay rất đadạng, do vậy Ngân hàng cần phải đưa ra các sản phẩm cho vay có quá trìnhgiải ngân, thu hồi lãi và gốc hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàngsử dụng đồng vốn một cách an toàn nhất và hiệu quả nhất Người tiêu dùngthường sử dụng hình thức thấu chi thông qua thẻ tín dụng hoặc cho vay trảgóp để mua các tài sản có giá trị lớn như mua bất động sản và ô tô Cácdoanh nghiệp tùy vào mục đích vay vốn áp dụng các phương thức khácnhau: Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên thì có thế vaytrực tiếp từng lần, mỗi lần vay phải làm đơn và trình ngân hàng phương ánsử dụng vốn vay Nếu doanh nghiệp là khách hàng vay mượn thường xuyên,vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh lại thườngáp dụng phương thức cho vay theo hạn mức Trong kì khách hàng có thể vaytrả nhiều lần song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng
e Tài sản đảm bảo:
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng phải có tàisản đảm bảo khi xin vay Lý do là khách hàng luôn phải đối đầu với rủi rotrong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Những biến cốkhông mong đợi có thể gây cho ngân hàng tổn thất rất lớn Chính vì vậy, trừnhững khách hàng có uy tín cao, nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảođể ngân hàng có thể có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thunhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ Các hình thức của tàisản đảm bảo cũng hết sức đa dạng theo mục đích vay vốn của khách hàng.Phân loại theo tính chất an toàn thì tài sản đảm bảo gồm hai loại: loại 1 là tàisản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng haợc bảo lãnh của bênthứ ba cho khách hàng còn loại 2 là tài sản được hình thành từ nguồn tài trợcủa ngân hàng, ví dụ như khách hàng vay tiền ngân hàng để mua ô tô thì ô tôđó sẽ trở thành tài sản đảm bảo loại 2 Nếu phân loại theo hình thức vật chấtthì có thể đảm bảo bằng hàng hóa trong kho như nguyên, nhiên, vật liệu, sảnphẩm, đảm bảo bằng tài sản cố định, đảm bảo bằng các hợp đồng chi trả củangười thứ ba, đảm bảo bằng chứng khoán, đảm bảo bằng bảo lãnh của ngườithứ 3 Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp Cầm cố làhình thức theo đó người vay phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảosang cho ngân hàng trong thời gian cam kết, thường là thời gian nhận tài trợ.Trong khi đó, thế chấp là hình htức theo đó người vay phải chuyển các giấy
Trang 11Trên đây là các đặc tính cơ bản của bất kỳ một sản phẩm cho vay nào củangân hàng Đó cũng chính là nội dung cơ bản của hợp đồng cho vay được kýkết giữa Ngân hàng và khách hàng, là cơ sở để cả hai bên đảm bảo quyền lợivà nghĩa vụ của mình Khách hàng cần phải nắm rõ các đặc tính này để lựachọn một sản phẩm vay tối ưu nhất cho mình Còn về phía ngân hàng, nắmrõ các đặc tính này là vấn đề có tính sống còn Chính vì vậy những vấn đềnày còn được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ bởi chính sách tín dụng nóichung và chính sách cho vay của mỗi ngân hàng nói riêng.
1.2.3 Vai trò của cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM.a)Đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vốn nhỏ hiện nay là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quátrình hoạt động kinh doanh của các DN VVN Để giải quyết khó khăn về vốncủa các Doanh nghiệp này có thể xuất phát từ 3 nguồn chủ yếu
Vốn tự có: vốn riêng của chủ Doanh nghiệp, vốn đóng góp của các cổđông.
Vốn phi chính thức: vay bạn bè, gia đình, vay nặng lãi trên thị trườngphi chính thức.
Vốn chính thức: vay từ các NH TM, tổ chức tín dụng, các nguồn vốnphi chính phủ và chính phủ
Có thể nói trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn linh hoạt nhất, dồi dàonhất là vốn vay từ phía các NHTM, do đó đây là nguồn vốn có vai trò rất tolớn đối với các DN VVN nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới côngnghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh… Có thể nói hoạtđộng cho vay của NHTM không chỉ là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ cho sự ra đờivà phát triển của các DN VVN mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của các Doanh nghiệp này
Trang 12b)Đối với Ngân hàng thương mại
Hiện nay nhược điểm chính của các NHTM Việt Nam là khả năng cungcấp sản phẩm bị hạn chế: chỉ có các khoản cho vay thông thường và hầu nhưkhông có gì khác hơn Tuy nhiên, hoạt động cho vay tạo ra chưa đến 2/3doanh thu, và dư nợ cho vay chỉ hơn phân nửa của tiền gửi trong khi đódoanh thu của các NHTM lại chủ yếu từ các hoạt động tự doanh, chẳng hạnnhư đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ hay đầu tư liên ngân hàng; đâylà một lĩnh vực an toàn hơn nên dĩ nhiên không thu được lợi nhuận nhiềunhư hoạt động cho vay Trong khi đó, thu nhập từ phí dịch vụ cũng kém pháttriển.
Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động cũng như gia tăng thunhập thì các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa hoạt động cho vay củamình Hiện nay rất nhiều NHTM đã xác định trọng tâm của hoạt động chovay của mình là tập trung vào các DN VVN với một số lý do sau:
Các khoản vay của DN VVN có doanh số và dư nợ vay không quá lớnnhư các doanh nghiệp nhà nước lớn, dẫn đến tình trạng các NHTM phải chovay hợp vốn mà rủi ro của các khoản vay này không hề thấp so với các đốitượng khác, nhưng cũng không quá nhỏ như các khoản cho vay tiêu dùngtrong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ và chặt chẽ quy trình cho vay
Trong nền kinh tế hiện nay, các DN VVN chiếm số lượng áp đảo và đượcNhà nước chủ trương là thành phần quan trọng của nền kinh tế từ năm 2006-2010, và đưa ra mục tiêu đạt 500,000 DN VVN vào năm 2010 Vì vậy,trong thời gian tới, nhu cầu về vốn của các DN này sẽ rất lớn và rất triểnvọng DN VVN sẽ trở thành những khách hàng hết sức tiềm năng và đem lạinguồn thu từ lãi chính cho các NHTM.
Một vai trò quan trọng khác của hoạt động cho vay DN VVN đó là hiệnnay rất nhiều các tổ chức cũng như các Ngân hàng nước ngoài đã tài trợnhững khoản vốn rất lớn trong đó có nguồn là ưu đãi, có nguồn là khônghoàn lại để khuyến khích các DN VVN Việt Nam phát triển Các nguồn nàysẽ đến với các DN VVN thông qua các quỹ hỗ trợ cũng như các NHTM ViệtNam Vì vậy nếu Ngân hàng nào chú trọng phát triển hoạt động này thì khảnăng nhận được nguồn vốn hỗ trợ này là rất cao.
Trang 131.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay các Doanh nghiệpvừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại
1.3.1 Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng thương mại
Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bất kỳ của NH TM thìđiều trước tiên là phải xem xét các nhân tố chủ quan, tức là các nhân tố xuấtphát từ chính bản thân Ngân hàng Dưới đây là một số các nhân tố không chỉảnh hưởng đến hoạt động cho vay DN VVN nói riêng mà còn là các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động cho vay nói chung vì DN VVN chỉ là một trongnhững đối tượng cho vay của NH TM.
a)Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế hiện đại, các NHTM muốn tồn tại và kinh doanh có lợinhuận cao thì phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh hiệuquả Vì thị trường ngày càng đa dạng, nhu cầu vốn của nền kinh tế ngàycàng tăng cao, NH TM trong giới hạn nguồn lực của mình không thể đápứng hết Trong khi đó, các NHTM hiện nay lại đang phải chịu sức ép về đadạng hóa sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh Do đó một chiến lược kinhdoanh hiệu quả là rất cần thiết để giúp Ngân hàng có một phương hướngphát triển nhất quán, khai thác tốt nhất năng lực hiện có của mình, đồng thờigiúp Ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh nhất những biến đổi trongmôi trường kinh doanh
Hiện nay rất nhiều NHTM đã chuyển trọng tâm sang hoạt động cho vayDN VVN thậm chí xác định cho vay DN VVN là một bước chuyển đổi tíchcực trong cơ cấu đầu tư, hay là hoạt động mũi nhọn bởi Nhà nước chủtrương phát triển DNNVV giai đoạn 2006- 2010 sẽ trở thành bộ phận cấuthành quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010và các NHTM cũng ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của đốitượng khách hàng này trong hoạt động của mình.
b)Chính sách cho vay của Ngân hàng
Một Ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có chính sách cho vay riêng củamình, phản ánh cương lĩnh tài trợ của Ngân hàng đó nhằm đạt được các mụcđích đã đề ra Chính sách cho vay này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô,tính chất các khoản vay cũng như phương thức cho vay của Ngân hàng Vìvậy sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm cho vay mà Ngân hàng đưa ra cho cácDN VVN Trong đó chính sách này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến tài sản đảmbảo và lãi suất Vì tài sản đảm bảo là nội dung quan trọng nhằm hạn chế rủi
Trang 14ro trong hoạt động của Ngân hàng nhưng là khó khăn của DN VVN, còn lãisuất là thu nhập của Ngân hàng nhưng lại là chi phí của Doanh nghiệp Vìvậy chính sách cho vay sẽ là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt độngcho vay DN VVN của NHTM.
Như vậy, việc đưa ra một chính sách cho hợp lý sẽ giúp Ngân hàng hoạtđộng hiệu quả hơn đồng thời đáp ứng ngày càng cao hơn các nhu cầu đadạng của khách hàng.
c)Quy trình cho vay của Ngân hàng:
Nếu qui trình cho vay đơn giản, không chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ manglại rủi ro cao cho Ngân hàng nhưng nếu quá phức tạp, cứng nhắc thì sẽ gâybất tiện cho khách hàng Do vậy đưa ra một qui trình phân tích khoản vay làcông việc rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, đặc biệt làđối với các DN VVN vì các Doanh nghiệp này có nhược điểm là vốn chủ sởhữu thấp trong khi khả năng lập kế hoạch kinh doanh và việc minh bạch báocáo tài chính của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
d)Khả năng tài chính của Ngân hàng:
Khả năng huy động vốn tiền gửi và vay mượn trên các thị trường tàichính, nguồn vốn tự có, khả năng thanh toán, cơ cấu tài sản sinh lời, quy môtài chính, và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớnđến chính sách cho vay , do đó cũng tác động đến hoạt động cho vay củaNgân hàng Nếu vốn chủ sở hữu của Ngân hàng lớn, ngân hàng có thể theođuổi chính sách cho vay mạo hiểm, nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận NếuNgân hàng có một nguồn tièn gửi dồi dào, ổn định cho phép Ngân hàng cóthể gia tăng các khoản tín dụng trung và dài hạn với mức lãi suất tốt hơn.Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh củaNgân hàng với đối thủ của mình.
e)Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ của Ngân hàng
Vị trí của ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ở vị thếthuận lợi, thiết bị hiện đại sẽ giúp phục vụ khách hàng tiện lợi và nhanhchóng Trình độ công nghệ của ngân hàng càng hiện đại sẽ giúp cho việcthực hiện nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng càng hiệu quả và việc tiếp cậncác dịch vụ Ngân hàng của khách hàng càng tiện lợi.
f)Hoạt động marketing của Ngân hàng
Là những yếu tố liên quan đến nghiên cứu thị trường khách hàng và hệthống thông tin marketing Vị thế cạnh tranh trên thị trường, xác định khách
Trang 15hàng mục tiêu, đa dạng hoá về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giá cả củangân hàng (lãi suất) sẽ có tác dụng rất tốt trong hoạt động cho vay củaNgân hàng Đặc biệt trong điều kiện các NH TM của Việt Nam đang ồ ạtbành trướng thị trường như hiện nay thì có một chính sách Marketing tốt sẽlà ưu thế rất lớn của Ngân hàng Vì hiện nay đang có quá nhiều ngân hàngđang tranh nhau phục vụ khách hàng: 6 NH TM nhà nước, khoảng 37 ngânhàng cồ phần, và 36 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liêndoanh Tuy nhiên, nhược điểm chính của các ngân hàng cổ phần là khả năngcung cấp sản phẩm bị hạn chế: chỉ có các khoản cho vay thông thường vàhầu như không có gì khác hơn Vì vậy có một chính sách Marketing tốt sẽ làyếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của khách hàng và nâng cao uy tíncho Ngân hàng.
g)Trình độ của đội ngũ cán bộ của Ngân hàng
Yếu tố mang tính quyết định đến các hoạt động nói chung và hoạt độngcho vay nói riêng của Ngân hàng chính là nguồn nhân lực vì suy cho cùngcác quyết định đều mang tính chủ quan Một NHTM có đội ngũ lãnh đạo tốtsẽ đưa ra những chính sách hợp lý và phương hướng phát triển phù hợp vớikhuynh hướng phát triển của nền kinh tế Với một quy trình phân tích tíndụng hợp lý, cơ sở vật chất tốt, thì một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi về trìnhđộ chuyên môn lại có khả năng giao tiếp, có tinh thần trách nhiêm, lòngnhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp Ngân hàng có được những khoảncho vay với chất lượng cao Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chứcnăng khác sẽ giúp cho Ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh củamình, tạo dấu ấn của Ngân hàng trong lòng của khách hàng
1.3.2 Nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để ra quyết định cho vay vốn, NHTM sẽ phải phân tích và thẩm địnhkhách hàng vay vốn mà nội dụng chính là tìm hiểu và phân tích khách hàngvề năng lực sản suất kinh doanh, năng lực quản lý, điều hành và thẩm địnhđánh giá năng lực tài chính của khách hàng Do vậy đây cũng là các nhân tốthuộc về phía các DN VVN tác động đến hoạt động cho vay cho đối tượngnày của NHTM.
a)Vốn tự có của DN VVN
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh trong kỳhoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh Nó là nhân tốquan trọng nhằm bù đắp những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 16của DN VVN, do vậy là một trong những thước đo quan trọng để đánh giáDoanh nghiệp Một DN VVN có vốn tự có quá nhỏ sẽ ít có khả năng chốngchọi với hoàn cảnh bất lợi.
Trong khi đó vốn đi vay chỉ là để bổ sung, hỗ trợ cho vốn tự có để DNVVN có thể hoạt động liên tục và hiệu quả Nếu vốn đi vay nhiều, chi phí trảlãi của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ và hạn chếkhả năng thanh toán nợ vay Ngân hàng của các doanh nghiệp này.
b)Năng lực tài chính của DN VVN
Ngoài vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanhnghiệp, năng lực tài chính của DN VVN còn thể hiện ở khả năng sinh lời,hiệu quả hoạt động, tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanhnghiệp Đây là các chỉ tiêu được Ngân hàng phân tích và đánh giá một cáchcẩn thận vì nó giúp Ngân hàng đánh giá được khả năng hoàn trả vốn vay củaDoanh nghiệp cũng như đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngânhàng, là nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cho vay và là nội dung quantrọng của quy trình cho vay của Ngân hàng Tuy nhiên để các NHTM có thểđánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của Doanh nghiệp thì cácbáo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đầy đủ, trung thực và tốt nhất làđược qua kiểm toán.
c)Năng lực sản suất của DN VVN
Năng lực sản xuất của DN VVN biểu hiện ở giá trị máy móc, thiết bị, nhàxưởng và công nghệ sản xuất hiện đại, biểu hiện cụ thể ở quá trình sản xuấtsản phẩm, cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm tốtnhưng nếu giá thành lớn hơn giá bán sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập củadoanh nghiệp Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất sẽ cho thấytính cấp thiết và vai trò của việc phải đầu tư mới.
d)Năng lực thị trường của DN VVN
Năng lực thị trường của doanh nghiệp biểu hiện ở khả năng đáp ứng nhucầu thị trường của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chất lượng sản phẩm, ởvị thế trong ngành của doanh nghiệp, ở hệ thống mạng lưới tiêu thụ sảnphẩm và mối quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng và đối tác Nănglực thị trường của doanh nghiệp còn được lượng hóa qua tiêu thức cơ bản làsự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm Năng lực thị trường của Doanhnghiệp càng cao thì nhu cầu đầu tư sẽ càng lớn và rủi ro thị trường sẽ càng
Trang 17nhỏ Đây sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chovay của NHTM
e)Năng lực điều hành, quản lý của DN VVN
Năng lực quản lý của Doanh nghiệp thể hiện ở tổ chức hệ thống hạchtoán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với các quy định pháp luật Hệthống tài chính kế toán thông qua việc cung cấp các thông tin về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho NHTM phân tích khách hàngcũng như kiểm soát, quản lý khoản vay của Ngân hàng.
f)Đạo đức kinh doanh của DN VVN
Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở việc doanh nghiệpcó trung thực sử dụng vốn đúng mục đích, có thiện chí để cho nợ cho Ngânhàng hay không, do vậy là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính rủiro cũng như sinh lời của hoạt động cho vay của NHTM.
1.3.3 Nhân tố thuộc về môi trường khách quan.
Hoạt động của mỗi NHTM thường phải chịu ảnh hưởng rất lớn củamôi trường kinh tế - xã hội Một Ngân hàng dù có cố gắng đến mấy tronghoạt động kinh doanhc ủa mình nhưng nếu môi trường kinh tế - xã hội khôngthuận lợi thì cũng khó mà thành công Vì vây, nghiên cứu môi trường kinhdoanh là hoạt động cần thiết và thường xuyên của mỗi Ngân hàng để có thểđánh giá được sự tác động của nhân tố này tới hoạt động của NHTM nóichung và hoạt động cho vay DN VVN nói riêng.
a)Môi trường chính trị - xã hội
Các nhân tố xã hội như văn hoá tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệgiao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, xu hướng về lao động cũng có tác động đếnviệc cung cấp dịch vụ tài chính của Ngân hàng
Tác động từ môi trường chính trị tới hoạt động của các NH TM không cótính thường xuyên nhưng tác động của nó tới Ngân hàng lại vô cùng to lớn.Một sự thay đổi hệ thống chính trị có thể làm cho các Ngân hàng mất phầnlớn hoặc toàn bộ khoản cho vay của mình, điều này sẽ đẩy các Ngân hàngđến bờ vực phá sản
b)Môi trường pháp lý
Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện phápluật hơn so với các ngành khác Các chính sách tác động đến hoạt động độngkinh doanh của ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sát nhập, cơ
Trang 18cấu và tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dựphòng rủi ro tín dụng, quy định về quy mô vốn tự có được quy định trongluật ngân hàng và các quy định hướng dẫn thi hành luật Ngoài ra, các chínhsách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý nợ của Nhà nước vàcác cơ quan quản lý hữu quan như ngân hàng Trung ường, Bộ tài chính cung thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng.
c)Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế phù hợp và phát triển có thể tạo ra những thuận lợicho phát triển kinh tế Các chủ thể tham gia nền kinh tế đang hoạt động hiệuquả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô vốn, nhu cầu về vốn sẽ tăng nhanh, thúcđẩy hoạt động cho vay của các Ngân hàng, trung gian tài chính quan trọngnhất của nền kinh tế.
Tuy nhiên, môi trường kinh tế cũng có những thay đổi bất ngờ Vì vậy, đểđảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động, vấn đề đối với các Ngân hàng làlàm tốt công tác dự báo và có khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động
d)Đối thủ cạnh tranh và thị trường thay thế
Các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động: Các đối thủ ngân hàng này đangtranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thịphần của nhau Những đối thủ đó là các NH TM, các công ty bảo hiểm, côngty tài chính, quỹ hỗ trợ Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và quymô các định chế tham gia thị trường.
Thị trường thay thế: Các dịch vụ ngân hàng thay thế là ít có, nhưng trongchừng mực nào đó vẫn có xuất hiện những thị trường và những khuynhhướng khách hàng thay vì sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như:Khuynh hướng tự tài trợ bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu thay vì đi vayngân hàng.
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAYDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Giữa năm 1991, NH TM cổ phần Hàng Hải (MSB) được thành lập từsáng kiến của Cục Hàng Hải Việt Nam và một số đơn vị thuộc Cục hàngkhông và Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông và đã chọn Hải Phòng –“thủ phủ” của ngành hàng hải và đóng tàu làm nơi đặt Trụ sở chính Ngânhàng Hàng Hải ra đời như một sự “phá khẩu” của 3 ngành kinh tế quantrọng đang mạnh dạn bước từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Đặc biệt Ngân hàng TMCP Hàng Hải ra đời ở thời điểm trên nhiều diễnđàn, người ta còn đang không ngớt tranh luận về vấn đề thành công, thấtbại của các NH TM Cho đến ngày 08/06/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhànước đã cấp giấy phép số 0001/NHNN-GP tạo điều kiện cho Ngân hàngHàng Hải chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991, trở thànhNHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập sau khi có Pháp lệnhNgân hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính Đây là ngân hàng TMCPcủa Nhà nước và nhân dân, được thực hiện hoạt động Ngân hàng và cáchoạt động kinh doanh khác có liên quan theo quy định của Pháp luật vì mụctiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước
Ban đầu Ngân hàng Hàng Hải chỉ có 24 cổ đông, khoảng 300 cán bộnhân viên và 7 chi nhánh ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, HồChí Minh Sau hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng đã có trên 850 cán bộnhân viên và 90 điểm giao dịch khắp cả nước Cũng không phải quá lời khinói rằng: Những năm đầu mới thành lập, Ngân hàng Hàng Hải là một trongnhững Ngân hàng TMCP hàng đầu có chất lượng dịch vụ thanh toán quốctế tốt nhất.
Thời gian qua, Ngân hàng Hàng Hải đã gặp không ít khó khăn, thửthách Nhưng bằng một quá trình cố gắng bền bỉ, Ngân hàng vẫn duy trìmối quan hệ toàn diện với các khách hàng truyền thống và đang chuyểnmình vươn lên mạnh mẽ, tiến nhanh về mục tiêu trở thành một trong nhữngngân hàng hiện đại có chất lượng dịch vụ hàng đầu của Việt Nam.
Trang 20Những cột mốc đáng nhớ của Maritime Bank
Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại thành
phố Cảng Hải Phòng
Thời kỳ 1992 – 1994: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện
giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng vềchất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế;
Năm 1995: tại Hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tách
riêng Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thốngvới Hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh Đây là NH TMcổ phần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này;
Năm 1996: Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh
trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước;
Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu
xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốclộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư -Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam;
Thời kỳ 1998 - 2000, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất
nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũngđã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệuquả kinh doanh;
Năm 2001, Maritime Bank là một trong 6 NH TM Việt Nam được
Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đạihoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán Maritime Bank là ngân hàng TMCPduy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đếnnay;
Thời kỳ 2002-2004, là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của
Maritime Bank Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, BanĐiều hành, cũng như toàn thể CBNV, Maritime Bank đã vượt qua gian nan,thử thách để khẳng định vị thế của mình;
Tháng 8 năm 2005, Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải
Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàngđầu của cả nước Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát
Trang 21triển toàn diện của Maritime Bank Đây là một sự chuyển hướng chiếnlược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnhhưởng và mở rộng thị trường;
Năm 2006-2007: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ
máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinhdoanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụvà Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanhNguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lựcquản lý tập trung tại Trụ sở chính Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúcnhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống Sản phẩm được quảnlý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhómkhách hàng Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúngmức Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Kháchhàng mục tiêu;
Năm 2008 :
Tính đến ngày 24/12/2008, tổng tài sản toàn hàng đạt trên 32.000 tỷđồng, bằng 164% kế hoạch năm; Maritime Bank đã đạt và vượt kế hoạchnăm ở hầu hết các chỉ tiêu hoạt động cơ bản Đặc biệt, lợi nhuận trước thuếcủa Ngân hàng đã đạt 430 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2007và đạt 102 % kế hoạch năm và dự kiến cả năm nay sẽ đạt mức 450 tỷ đồng,vượt xấp xỉ 20% so với kế hoạch.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệvà nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ,trong điều kiện ngành Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ vàmôi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nềnkinh tế Việt Nam, Maritime Bank đã có những bước phát triển nhanh, ổnđịnh, an toàn và hiệu quả.
Trang 22thành lập
Số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấpngày 24/12/1991
Giấy phép hoạt động
Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày08/6/1991
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501do Trọng tài kinh tế TP Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đãđược thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 01/07/2005,thay đổi lần thứ 8 ngày 28/12/2007
Mã số thuế 02.001.24891
Ngành nghề kinh doanh
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu giấy tờ có giá;
Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế; Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước; Tài trợ thương mại;
Kinh doanh ngoại hối;
Các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime BankCơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Trang 23Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt NamCơ cấu bộ máy quản trị của Maritime Bank
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của MaritimeBank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật phápvà Điều lệ Maritime Bank quy định.
Đại hội đồngcổ đôngBan
Kiểm Soát
Hội đồngQuản trịCác Hội đồng
và Ủy Ban
Ban Thư ký HĐQTBan Tổng
Giám Đốc
Khối Chi nhánh và Dịch vụ
Khối KHDoanh nghiệp
Khối KHCá nhân
Khối nguồn vốn và Kinh doanh Tiền tệ
Khối Tài Chính
Kế Toán
Khối Quản lý Rủi ro
Các Phòng
Ban hỗ trợ
Sở Giao dịch, các Chi nhánh và Phòng Giao dịch
Trang 24 Hội đồng Quản trị
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhândanh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQTgiữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo vàgiám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hộiđồng
Ban Kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngânhàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệthống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tàichính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp phápvề báo cáo tài chính của Ngân hàng
Các Hội đồng, Ủy ban
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngânhàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệuquả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra Hiện nay, Ngân hàng có hai Hộiđồng và một Ủy ban, bao gồm:
Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản
lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng củaNgân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chứctín dụng khác.
Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài
sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tíndụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý
nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định. Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt độnghàng ngày của Ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổnggiám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán vàbộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.2 Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN2.1.2.1 Đánh giá chung:
Trang 25Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một NH TM đa năng
hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bền vững” dựa
trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâmhuyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năngđộng của một ngân hàng hiện đại.
Là một trong các ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam(Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tíchcực tham gia vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và đã khẳngđịnh được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam Danh mục sảnphẩm của Maritime Bank rất đa dạng, có chính sách riêng tập trung vào danhmục khách hàng mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn, thử thách, có ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng kinh doanh của hệ thống NH TM, đặc biệt là các Ngân hàng cổ phần.
Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắtchặt, kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, sử dụng cáccông cụ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, thị trường mở để điều tiết lượngvốn khả dụng của các NH TM Trong điều kiện trên, ngay từ đầu năm 2008hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần phải tập trungmọi nguồn lực vào việc phòng chống rủi ro thanh khoản và thực hiện kếhoạch kinh doanh trong điều kiện có nhiều diễn biến phức tạp.
Trong quý II và quý III năm 2008, lãi suất cơ bản gia tăng liên tục kèmtheo dự báo lạm phát cao đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác huy động vốncủa hẹ thống Ngân hàng Tới quý IV năm 2008, để chống giảm phát Ngânhàng Nhà Nước nới lỏng dần các chính sách điều hành vốn, dự trữ bắt buộcgiảm dần, lãi suất cơ bản lại quay trở về mức đầu năm; Hệ thống Ngân hàngchịu sức ép đối với khối lượng vốn do đã huy động mới hoặc phải duy trìtiền gữi dân cư với lãi suất cao, trong khi đầu tư tín dụng điều chỉnh giảmdần theo quy định của Nhà Nước.
Trong điều kiện trên, Maritime Bank cũng phải chịu áp lực rất lớn, cóthời điểm Toàn hệ thống phải tập trung toàn bộ nguồn lực để đối phó với vấnđề thanh khoản Trong bối cảnh thị trường tiền gữi biến động mạnh và mứcđộ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng Hội đồng quản trị và Ban điềuhành đã chủ động triển khai đồng bộ, áp dụng nhiều giải pháp nhanh nhạyphù hợp với thực tế thị trường cùng với sự nỗ lực hết mình của các Chi
Trang 26nhánh, Maritime Bank đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điềuhòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốnkhác theo đúng quy định, duy trì hoạt động kinh doanh có lãi trong hoạtđộng đầu tư tín dụng và đặc biệt đã tận dụng tối đa thế mạnh về nguồn vốnđể tạo nguồn lợi cho Maritime Bank, bảo đảm duy trì ổn định và có bướcphát triển khá mạnh mẽ trong năm 2008.
2.1.2.2 Công tác huy động vốn:
Maritime Bank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầucủa dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào haikhu vực thị trường.
Thị trường I: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức
kinh tế và dân cư
Qua các năm, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đã cótăng trưởng rất nhanh Tính đến thời điểm cuối năm 31 tháng 12 năm 2008toàn Ngân hàng đạt 15.246 tỷ đồng, tăng trưởng +99,93% so với năm 2007
Trong đó, vốn huy động tổ chức kinh tế vào cuối năm 2008 đạt 8.990 tỷđồng, đặc biệt vốn dân cư tăng trưởng mạnh từ 2.100 tỷ đồng đầu năm 2008đã tăng lên 6.256 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm, góp phần quan trọng đểMaritime Bank ổn định phát triển trong điều kiện khó khăn về thanh khoảncủa hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần trong 6 tháng giữa năm 2008.
Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinhtế luôn được Maritime Bank coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinhdoanh của mình Là một ngân hàng cổ phần với thành phần tham gia cổ đôngsáng lập là các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam đã tạođiều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong hoạt động huy động vốn dân cưvà tổ chức kinh tế Bên cạnh đó, Maritime Bank luôn không ngừng đưa racác sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu củadân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khảnăng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng; hệ thống mạng lưới chinhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dâncư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế Đặc biệt, với sự hỗtrợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, Maritime Bank đã có được hệ thốngcông nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động antoàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong
Trang 27dân cư Trong suốt 18 năm hoạt động, Maritime Bank luôn tự hào là ngânhàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình
Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và
các định chế tài chính Đây là thị trường được Maritime Bank quan tâm vàchú trọng phát triển trong hoạt động huy động vốn của mình và đạt được sựtăng trưởng rất cao trong các năm gần đây Năm 2007, nguồn vốn huy độngđược từ thị trường II là 7.853 tỷ đồng, tăng 4.335 tỷ đồng so với năm 2006tương đương với +123,19% Sang năm 2008, con số này lên tới 14.626 tỷđồng, tăng 86,24% so với năm 2007 Chiếm gần 50% tổng nguồn vốn huyđộng của toàn Ngân hàng.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Maritime Bank qua các năm2006-2007-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu31/12/2006
Tiền gữicủa khách
3.985.940 7.368.684 14.111.556Phát hành
giấy tờ có giá
111.787 256.726 1.134.177
Tổng (I)4.097.7277.625.41015.245.73307/0608/07± 3.527.683 7.620.323
Tiền gữi và tiền vay từ các TCTD trong nước
3.492.545 7.820.734 14.603.271
Tiền vay từ
NHNN 25.974 32.339 22.491
Tổng (II)3.518.5197.853.07314.625.76207/0608/07± 4.334.554 6.772.689
%123,19%86,24%Tổng (I) + (II)7.616.24615.478.48
329.871.495
Trang 2807/0608/07%± 7.862.237103.23% 14.393.01292.99%
Nguồn: Bản cáo tài chính năm 2006-2007- 2008 của Maritime Bank
Biểu đồ 1: Nguồn vốn huy động của Maritime Bank qua các năm
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2008, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008
Trang 29Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảngkhách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn nhưHàng Hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và chế biến hàngxuất khẩu Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnhtrong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đãtạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩmtín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ Tín dụng trung vàdài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngànhHàng Hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khithương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế.
Dư nợ cho vay của Maritime Bank đạt tốc độ tăng trưởng tương đối quacác năm 2004,2005,2006 (đạt 2.888 tỷ đồng) và tăng nhanh với tốc độ khácao vào năm 2007(đạt 6.528 tỷ đồng) gấp 2,26 lần so với năm 2006.
Năm 2008, do thay đổi của chính sách tiền tệ và trong điều kiện áp lực lãisuất tăng cao đã tác động mạnh không chỉ tới các doanh nghiệp mà còn đặtcác Ngân hàng vào tình trạng khống chế tăng dư nợ ( do rủi ro về nguồn vốncũng như rủi ro nợ xấu) Chính vì vậy, trong 8 tháng đầu năm, dư nợ củaMaritime Bank mới chỉ dừng ở mức duy trì và bắt đầu tăng dần một cáchthận trọng từ tháng 9 năm 2008.
Tổng dư nợ cho vay toàn Ngân hàng tính đến 31/12/208 đạt 11.210 tỷđồng, vượt mức kế hoạch 2%, tăng trưởng +72% tương đương +4.680 tỷđồng so với đầu năm Mức tăng trưởng chung của toàn Ngân hàng là 22%năm 2008.
Cùng với việc phát triển tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro được đặcbiệt chú trọng Hệ thống quản lý rủi ro được tập trung tại Trụ sở chính kếthợp với hình thức giám sát từ xa qua mạng vi tính và kiểm tra tại chỗ, nhanhchóng phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụngtại các chi nhánh Về cơ bản bảo đảm chất lượng tín dụng.
2.1.2.4Về kết quả kinh doanh
Bảng 2: Quy mô vốn của MSB qua các năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: tỷ đồng
200620072008±08/07%Vốn điều lệ 700 1.500 1.500 0 0
Vốn huy động 7.616 15.478 29.871 14.393 +92,99
Trang 30Nguồn: Bảng cáo bạch năm 2008-Maritime Bank
Dựa vào những con số trên, chúng ta thấy được rất rõ sự phát triển rấtmạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng của Maritime Bank Với tổng số vốnđiều lệ đạt 1.500 tỷ đồng năm 2007, 2008 và theo kế hoạch sẽ tăng lên consố này 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2009 nhằm mở rộng mạng lưới hoạtđộng; đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo luật định trên cơ sở kếhoạch chiến lược, lộ trình tăng trưởng tổng tài sản của Maritime Bank lênmức 43.531 tỷ đồng; và đồng thời nhằm tạo đòn bẩy cho tăng huy động vốnđạt 39.000 tỷ đồng trong năm 2009 với tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 32%.Kích thích cho việc nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng với mục tiêuđến năm 2011 Maritime Bank sẽ phát triển thành một ngân hàng đa nănghàng đầu Việt Nam.
Biểu đồ 2: Quy mô tổng tài sản Maritime Bank
Tổng Tàisản
Bảng 3: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồngng
31/12/200631/12/200731/12/2008Thu nhập tín dụng 565.021 1.060.638 2.481.603
Thu nhập phi tín
Tổng thu nhập594.5361.150.1532.582.283
Tỷ đồng
Trang 31Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam tăng trưởng với một tỷ lệ khá cao trong các năm gần đây.
Năm 2006, tổng thu nhập đạt 594.536 triệu đồng; so với cùng kỳ, năm2007 đạt 1.150.154 triệu đồng, tăng 1,9345 lần Và đạt 2.582.283 triệu đồngvào cuối năm 2008 tăng 125% so với năm 2007 (tương đương với 1.432.130triệu đồng)
Bảng 4: Chi phí hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
200620072008Chi phí lãi huy động vốn 354.988 706.589 1.755.291
Chi phí DV và nghiệp vụ
Trích dự phòng nợ khó đòi 41.645 58.061 74.303
Lương và chi phí liên quan 33.583 58.665 124.757
Chi phí khấu hao 10.330 11.244 14.673
Chi phí khác 38.560 66.843 161.076
Tổng chi phí485.099910.2952.145.469
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008
Với lượng vốn huy động qua các năm đạt một tỷ lệ tăng trưởng cao thìchi phí lãi huy động vốn cũng tăng với tỷ lệ tương đối cao là một điều dễhiểu, kéo theo các chi phí khác về chi phí DV và nghiệp vụ kinh doanh cũngtăng lên, đồng thời quỹ trích lập dự phòng nợ khó đòi cũng tăng lên do rủi rotín dụng, và vẫn đang duy trì ở mức tương đối thấp.
Với xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động đòi hỏi cần tuyển thêmnhiều cán bộ, nhân viên Ngân hàng làm tăng chi phí Lương và các chi phíliên quan một cách rõ ràng Trong năm 2008, toàn hệ thống đã thực hiện mởmới 49 đơn vị kinh doanh ( 3 chi nhánh, 46 phòng giao dịch) nâng tổng sốchi nhánh lên con số 33, và 55 phòng giao dịch
Bảng 5: Lợi nhuận
Đơn vị: Triệu đông
200620072008Lợi nhuận trước thuế 109.437 239.858 436.814
Thuế và các khoản phải nộp 34.376 74.579 120.358
Lợi nhuận sau thuế 75.061 165.279 316.456
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008
Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế với những biến động
Trang 32phức tạp của thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động Ngân hànggiai đoạn nữa đầu năm 2008, song với những bước đi đúng đắn, kịp thời vàlinh hoạt, phù hợp với thực tế thị trường của Hội đồng quản trị, cùng Banlãnh đạo và toàn thể các Chi nhánh, cùng với sự nỗ lực của các cán bộ côngnhân viên MSB, không những đã đưa Maritime Bank vượt qua những khókhăn mà còn gặt hái được nhiều thành công đáng ghi nhận Điều đầu tiên đểkhẳng định điều đó chính là lợi nhuận của Ngân hàng.
Hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch Lợi nhuận trước thuế củaNgân hàng đạt trên 430 tỷ đồng vượt xấp xỉ 20% so với kế hoạch đề ra trướcđó, tăng gấp 1,821 lần so với năm 2007; tăng gấp 3,991 lần so với năm 2006.
2.2Thực trạng hoạt động cho vay DN VVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải, chovay DN VVN là hoạt động truyền thống và có tính trọng yếu của Ngân hàng,trong thời gian vừa qua cũng đạt được một số kết quả :
Về Dư nợ cho vay DN VVN của Ngân hàng được thể hiện qua bảng các,qua đây cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN so với dư nợ cho vay củaNgân hàng và hệ số sử dụng vốn vay qua đó giúp ta đánh giá được vai tròcủa hoạt động cho vay DNVVN cũng như nguồn tài trợ cho hoạt động này
2.2.1 Dư nợ cho vay DN VVN/ Tổng dư nợ:
Bảng 6: Huy động và cho vay, cho vay các DN VVN ở Maritime Bank
Đơn vị: Tỷ đồng
200620072008±07/06%±08/07%Dư nợ
DN VVN 1.564 4.825 8.725 3.261 208,5% 3.90080,83%
Tổng dư
nợ 2.888 6.528 11.210 3.640126,04
Tỷ trọngDư nợDNVNN/
Tổng dưnợ
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2008-MSB
Tổng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2006 đạt 2.888 tỷ đồng, trong đó dư
Trang 33nợ cho vay đối với DN VVN là 1.564 tỷ đồng, chiếm 54,15% tổng dư nợ.Năm 2007, tổng dư nợ của toàn ngân hàng tăng thêm 126,04% so vớinăm 2006, đạt 11.210 tỷ đồng Trong đó dư nợ cho vay đối với DN VVN đạt4.825 tỷ đồng, tăng 208,5% so với dư nợ DN VVN năm 2006 và chiếm73,92% tổng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2007.
So với năm 2007, năm 2008 do có nhiều biến động kinh tế gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới hoạt động của các Ngân hàng nói chung và ngân hang TMCPHàng Hải nói riêng, nên tốc độ tăng dư nợ của ngân hang đã giảm xuống,song vẫn ở mức tương đối cao Đạt 4.682 tỷ đồng, tăng 71,72% so với năm2007, trong đó dư nợ DN VVN đạt 8.725 tỷ đồng, chiếm 77, 84% trong tổngdư nợ Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng dư nợ đối với DN VVN ngày càngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng Điều đó cũng cho thấytầm quan trọng của thành phần kinh tế này trong hoạt động của Ngân hànghiện nay và cần được phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hang, phục vụ cácnhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế này nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của mình.
Với trên 200.000 DN VVN như hiện nay ở Việt Nam thì con số cho vayDN VVN của Ngân hàng TMCP Hàng Hải thì vẫn đang còn hạn chế, và đểtăng doanh thu cho Ngân hàng hơn nữa thì cần phải chú trọng tới thành phầnkinh tế này nhiều hơn nữa.
Bảng 7: Dư nợ DN VVN theo ngành nghề kinh doanh
Công nghiệp chế biến 389.530 754.039 805.125
Sản xuất và phân phối
Trang 34quan kinh doanh tàisản và dịch vụ tư vấn
Giáo dục và đào tạo 23.945 25.264 31.412
Hoạt động văn hóa thể
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB
Ngành nghề của các DN VVN rất đa dạng và phong phú, mỗi ngành nghềcó một đặc điểm riêng và nhu cầu cần vốn khác nhau, tùy thuộc vào quy môcũng như đặc trưng của loại hình doanh nghiệp đó.
Hiện nay, trên tổng dư nợ DN VVN của Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam thì ngành thương nghiệp đang chiếm một tỷ trọng lớn Cụ thể năm2006 dư nợ đạt 625.338 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 39,96 %; năm 2007 đạt1.232.669 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 25,5%; và năm 2008 đạt 2.678.259triệu đồng chiếm tỷ trọng là 30,69%
Tiếp theo đó là ngành Xây dựng, Vận tải, Hoạt động phục vụ cá nhân vàcộng đồng, Công nghiệp chế biến, Khách sạn nhà hàng…
Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khôngngừng vươn lên để dành chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế thị trường Đểlàm được việc đó, thì câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà kinh doanh, cho cácDN VVN luôn luôn là “vốn” Do vậy, để nắm bắt được thị trường này mộtcách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, đòi hỏi Ngân hàng phải có đượcnhữnh giải pháp và những bước đi thích hợp trong công tác hoạt động củamình nhằm tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triểncủa nền kinh tế mà chủ thể là các thành phần kinh tế tham gia vay vốn, đặcbiệt là các DN VVN.
2.2.2 Dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Phân theo tiêu chí này thì hiện nay, loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn tưnhân và Công ty cổ phần khác đang chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổngdư nợ của toàn Ngân hang Cụ thể: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn tưnhân, dư nợ đạt 1.167.325 triệu đồng năm 2006, chiếm 74,61% trong tổng
Trang 35đầu tư nước ngoài 97.349 113.876 162.125Kinh tế tập thể 10.362 19.773 22.128
Cho vay cá nhân 359.087 767.539 1.028.331
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB
Dựa vào tiêu chí này ta thấy Các công ty cổ phần và các Cty trách nhiệmhữu hạn tư nhân vay vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu Các loại hình công ty này ởVN là rất nhiều và phổ biến và có thể coi đó là một trong những mục tiêuchiến lược nhằm thúc đầy phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng cùng vớicác thành phần kinh tế này Đồng thời cung ứng các dịch vụ Ngân hàngnhằm thõa mãn nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế khác, nhằm mụcđích nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa các thành phần kinh tế, của Đất Nước……….
2.2.3 Dư nợ theo kỳ hạn cho vay
Hiện nay, theo kỳ hạn cho vay thì các khoản vay của các DN VVN chủyếu là vay ngắn hạn Trung hạn chiếm một tỷ trọng tương đối và dài hạnchiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng dư nợ.
Trong tổng dư nợ cho vay DN VVN thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷtrọng trên 60% Năm 2006 là 66,6%; năm 2007 là 63,9% và năm 2008 là64,64% đạt 5.640 tỷ đồng.
Trang 36Do đặc điểm của các DN VVN Việt Nam hiện nay là vốn nhỏ, chu kỳkinh doanh là ngắn, nên các khoản vay vốn của thành phần kinh tế này chủyếu cũng là ngắn hạn cần vốn cho một hay một vài chu kỳ kinh doanh củamình Sự đầu tư trong dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô sảnxuất lớn, thời gian vòng quay vốn dài….chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ.
Bảng 9: Dư nợ DN VVN theo kỳ hạn vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Cho vay ngắn hạn
vay trung hạn
vay dài hạn 215
% 449 9,3% 8059,23% 356
79,28%Tổng
dư nợ DNVVN
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB
Trang 37Biểu đồ 4: Dư nợ theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
vay DN VVN 36.641 34.479 86.818Tổng dư nợ DN
VVN 1.563.885 4.824.708 8.725.465Tỷ lệ2,342%0,715%0,995%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB
Bên cạnh các chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, lợi nhuận…đạt mức tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra, các tỷ lệ về an toàn vốn, nợ quá hạn vẫn luôn luôn được đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DN VVN duy trì ở mức thấp, dưới 1% trong 2 năm liên tiếp 2007-2008; năm 2007 tỷ lệ này là 0,715%, và năm 2008, với mức tổng dư nợ đạt 8.725,465 tỷ đồng tăng gấp 1,808 lần so với