0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tạo lập một cơ chế cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

- Các nội dung khác theo Phương án vay vốn trả nợ và Hồ sơ gữi kèm

3.2.4. Tạo lập một cơ chế cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

nhỏ.

Thứ nhất, cần đa dạng hoá các phương thức cho vay: Hiện nay, có tất cả 8 phương thức cho vay được áp dụng nhưng đối với khách hàng là DN VVN thì mới chỉ áp dụng hình thức cho vay từng lần. Mặc dù đây là những phương thức cho vay có rủi ro thấp hơn các phương thức cho vay khác nhưng điều này lại gây khó khăn về thủ tục cho các DN VVN . Do đó, để có thể thu hút được khách hàng, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các phương thức cho vay phù hợp với các DN VVN, nhưng cũng cần chú ý tới tính rủi ro. Các phương thức cho vay có thể áp dụng đối với DN VVN trong thời gian tới là:

Cho vay theo hạn mức thấu chi: phương thức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng bởi vì khách hàng muốn vay theo phương thức này phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Do đó, ngân hàng có thể kiểm soát được tình hình thu chi của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn có cho vay tiếp hay không đồng thời khách hàng có khả năng được vay tiền một cách chủ động, kịp thời và linh hoạt.

Cho vay trả góp rất thích hợp với các DN VVN vừa đơn giản lại ít rủi ro bởi vì món vay được thực hiện trên những đảm bảo chắc chắn về nguồn trả nợ.

Trong thời gian tới, khi có đầy đủ các phương tiện, trình độ của cán bộ tín dụng được nâng cao và khả năng đáp ứng về tín dụng tốt hơn, Ngân hàng nên triển khai đưa vào áp dụng tất cả các phương thức cho vay đã được quy định cũng như đưa ra những phương thức cho vay phù hợp, có hiệu quả đối với doanh nghiệp nói chung và DN VVN nói riêng.

Thứ hai, ngân hàng nên chủ động cho vay trung và dài hạn đối với DN VVN nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, đầu tư tài sản cố định của DN VVN, tránh hiện tượng DN VVN vay vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định gây rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng nên có cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với các DN VVN. Lãi suất có ảnh hưởng rất to lớn đến sự thành hay bại

trong kinh doanh ngân hàng. Xác định mức lãi suất hợp lý là một điều khó, bởi nó hàm chứa một mâu thuẫn: người “mua vốn” thì muốn kéo giá xuống còn người “bán vốn” lại muốn đẩy giá lên, mà trong toàn xã hội hầu như ai cũng có thể “mua vốn”, có thể “bán vốn” cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu giá cả trong một loại sản phẩm nào đó thay đổi thì sẽ có thẻ làm thay đổi giá cả của một số sản phẩm khác, do đó sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các loại sản phẩm, bởi lẽ nguồn vốn vay ngân hàng đang là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế, lãi suất cho vay của ngân hàng phải căn cứ vào rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, không nên phân biệt lãi suất cho vay doanh nghiệp lớn với lãi suất cho vay DN VVN. Ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách lãi suất phù hợp tạo sự khác biệt trong lãi suất nhằm thu hút các DN VVN vay vốn tại ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể cùng thoả thuận với khách hàng để có thể đưa ra một mức lãi suất thống nhất, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, nên áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với DN VVN quan hệ lâu dài có uy tín với ngân hàng và đối với khách hàng vay lần đầu có thể áp dụng giảm lãi suất để thu hút thêm khách hàng mới đến với Ngân hàng

Thứ tư, các điều kiện vay vốn cần được nới lỏng đặc biệt là vấn đề tài sản đảm bảo, nên nghiêng về tính khả thi của dự án hơn là vấn đề tài sản đảm bảo. Bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Mặc dù, bảo đảm tiền vay tránh cho ngân hàng được rủi ro nhưng lại gây khó khăn cho DN VVN. Mặc dù có rất nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhưng hiện nay ngân hàng còn quá chú trọng đến biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, vì vậy ngân hàng cần mở rộng các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Một vấn đề rất quan trọng trong vấn đề bảo đảm tiền vay là việc định giá tài sản đảm bảo. Theo quy định thì việc định giá được tiến hành theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng theo giá thị trường nhưng cũng cần phải

xác định xem mức giá thoả thuận là bao nhiêu cho phù hợp, sát với giá thị trường. Bởi vì trên thực tế hiện nay, hầu hết các tài sản đảm bảo được định giá không chính xác, hầu như là được định giá thấp hơn giá trị. Vì thế, nhiều khi DN VVN quá cần vốn nên phải chịu theo sự định giá của ngân hàng mà không có cách nào khác. Thêm vào đó, hầu hết các DN VVN chỉ được vay nhiều nhất bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo. Đây là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp hiện nay.

3.2.5. Hình thành bộ phận chuyên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và quỹ riêng để cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hoạt động cho vay DN VVN khó có thể mở rộng nếu thiếu bộ phận chuyên trách (Ban hoặc Phòng). Nghiên cứu kinh nghiệm về cho vay các DN VVN của các NHTM trên thế giới cho thấy Ngân hàng cần phải phân loại khách hàng theo ba nhóm: các DN VVN lớn, DN VVN và khách hàng cá nhân và tương ứng với ba nhóm khách hàng là ba bộ phận chịu trách nhiệm từ việc nghiên cứu sản phẩm đến việc cung cấp tín dụng và quản lý các khoản vay. Đồng thời Ngân hàng cần có một quỹ được thành lập riêng để cho vay đối với các DN VVN nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các DN VVN.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

×