- Các nội dung khác theo Phương án vay vốn trả nợ và Hồ sơ gữi kèm
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đảng
Đảng và Nhà nước.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện cải cách kinh tế, cải cách hành chính đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN VVN phát triển.
Môi trường chính sách có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN VVN tiếp cận tín dụng. Trước đây các chính sách liên quan đến hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế tư nhân nói chung và đối với DN VVN nói riêng gây nhiều trở ngại trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đến nay, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay các DN VVN như Nghị định 178/1999/NĐ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và đã được sửa đổi bằng Nghị định số 85/ NĐ - CP; Nghị định số 08/2000/ NĐ - CP về đăng ký giao dịch bảo đảm; Quyết định số 546/2002/QĐ - NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế lãi suất thoả thuận; Nghị định số 90/2001/ NĐ - CP về trợ giúp phát triển DN VVN; Quyết định số 193/2001/ QĐ - TTg và Thông tư 42/2002/TT - BTC về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN VVN... Các văn bản tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế DN VVN đối với khả năng tiếp cận tín dụng.
Hai là, nâng cao tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động cho vay.
Ba là, các ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế của dự án cho vay và giảm nhẹ dần các điều kiện về tài sản thế chấp.
Bốn là, quy định rõ ràng và cởi mở hơn về các đối tượng mà các tổ chức tín dụng có thể cho vay trong đó có các DN VVN.
Năm là, các văn bản liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN VVN ra đời đã tạo điều kiện cho các DN VVN tiếp cận được vốn ngân hàng hơn nữa.Theo đó các DN VVN có phương án sản xuất khả thi, có khả năng
hoàn trả vốn vay, có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Mức phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng chỉ có 50.000 đồng và mức phí bảo lãnh tín dụng bằng 0,8% số tiền được bảo lãnh tín dụng.
Như vậy, các văn bản này đã cải thiện đáng kể môi trường chính sách cho vay, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động cho vay các DN VVN.
Bên cạnh đó, chính sách lãi suất đã nới lỏng hơn, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng cho vay các DN VVN. Trong những năm qua, NHNN Việt Nam đã có những bước đi quan trọng nhằm tự do hoá lãi suất. Trước năm 2000, NHNN áp dụng chính sách lãi suất trần, theo đó các NH TM không được cho vay vượt quá mức lãi suất trần do NHNN quy định. Từ tháng 6/2002, NHNN đã cho phép các ngân hàng tự quyết định mức lãi suất cho vay trên cơ sở thoả thuận với khách hàng. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, giúp các ngân hàng tiến dần tới nguyên tắc cho vay dựa vào đánh giá phòng ngừa rủi ro. Đây là một cơ hội mở rộng hơn đối với các DN VVN trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Ngoài ra, Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế như ngân hàng JBIC, Công ty tài chính quốc tế (IFC), Liên minh EU,.... phối hợp với các NH TM trong nước đã và đang có những chương trình trợ giúp về tài chính cho các DNV&N.