Với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 62 - 75)

- Các nội dung khác theo Phương án vay vốn trả nợ và Hồ sơ gữi kèm

3.3.2. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để thực hiện tốt việc phát triển cho vay đối với các DN VVN thì ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, ngành ngân hàng cũng như của Ngân

hàng Hàng hải rất cần đến sự hợp tác và cố gắng từ chính bản thân của các DN VVN. Muốn vậy, các DN VVN cần chú ý tới những vấn đề sau:

Thường xuyên tiếp nhận các thông tin từ thị trường cũng như từ các ngân hàng, làm được điều này các DN VVN có thể có được cơ hội vay vốn ngân hàng cũng như phản hồi được những khó khăn vướng mắc để các cơ quan quản lý Nhà nước có những giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, do nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết đáp ứng yêu cầu ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vay vốn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo lợi thế về thời gian cho doanh nghiệp chớp lấy thời cơ kinh doanh.

Đào tạo nguồn nhân lực: đây là một yêu cầu thời sự trong quá trình hội nhập quốc tế. Các DN VVN thường xem nhẹ yếu tố con người trong kinh doanh. Hơn thế nữa, người lao động trong các DN VVN thường chưa được đào tạo bài bản theo những kiến thức và kỹ năng mà thị trường yêu cầu. Bên cạnh việc Chính phủ có các chương trình đào tạo, cập nhập thông tin cho các DN VVN thì bản thân các DN VVN phải chủ động đào tạo đội ngũ nhân viên, coi đầu tư vào nguồn nhân lực là một khoản đầu tư chiến lược không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Trong đào tạo nguồn nhân lực thì các chủ DN VVN phải là người đi đầu để nâng cao năng lực quản lý và điều hành đặc biệt khả năng lập kế hoạch kinh doanh theo chuẩn mực cần được hoàn thiện. Đây chính là một trong những giải pháp để DN VVN có thể tiếp cận được vốn ngân hàng bởi từ đây các chủ DN VVN có thể lập được những báo cáo nghiên cứu khả thi hoàn chỉnh để thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn.

Hệ thống sổ sách cần rõ ràng, minh bạch và đầy đủ thông tin. Các báo cáo tài chính là những tài liệu quan trọng để ngân hàng thẩm định về năng lực tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay DN VVN chưa chú trọng đến việc lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, chuẩn mực. Các báo cáo gửi lên ngân hàng nhiều khi còn sơ sài, không đủ thông tin cần thiết. Thậm chí có những trường hợp số liệu đưa lên không đúng thực tế, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp. Do đó, nhiều khi chỉ vì các báo cáo tài chính mà DN VVN không thể vay vốn được ngân hàng trong khi đó đáng lẽ ra doanh nghiệp sẽ được vay vốn. Vì vậy, các DN VVN cần tuân thủ các quy định, chế độ tài chính kế

toán, kiểm toán của Nhà nước. Hiện nay, đã có rất nhiều phần mềm kế toán cho các DN VVN nên các DN VVN nên áp dụng phần mềm này, chi phí thấp mà ngân hàng cũng dễ theo dõi.

Ngoài ra, các DN VVN cũng cần chú trọng đến việc hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết cho các bất động sản đảm bảo tính pháp lý cho các tài sản thế chấp khi các doanh nghiệp này vay vốn tại ngân hàng

Làm được những việc này, các DN VVN sẽ tạo được uy tín cho các tổ chức kinh tế trong đó có hệ thống ngân hàng.

Trên đây là một vài ý kiến kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các DN VVN. Để thực hiện tốt các giải pháp đề ra, tất cả các cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng trong đó có Ngân hàng Hàng Hải phải liên kết chặt chẽ, phối hợp một cách đồng bộ thì mới có thể phát triển được hoạt động cho vay các DN VVN đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng và trợ giúp cho các DN VVN trong vấn đề về vốn.

KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động cho vay DN VVN của NH TM là một vấn đề luôn được nhắc đến trong quá trình hoạt động của mình. Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO, thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ có hiệu lực đầy đủ năm 2010 cũng không còn xa nữa, khi tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp này và bản thân các NH TM cũng như đối với nền kinh tế ngày càng được khẳng định thì chắc chắn trong thời gian tới đây vẫn sẽ là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt việc là đưa ra các giải pháp ngày càng hữu hiệu và có tính khả thi cao hơn.

Đối với Ngân Hàng TMCP Hàng Hải, thời gian tới là thời gian cố gắng vượt mình , vươn lên tầm cao mới thì áp dụng các giải pháp mở rộng cho vay DN VVN lại càng có tầm quan trọng hơn. Vì vậy, em hy vọng đề tài:

“Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải” mà em đã chọn đề hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp không chỉ đề cập được mặt lý thuyết cơ bản của vấn đề mà còn có thể phần nào đưa ra giải pháp, dù là chỉ về mặt ý tưởng, góp phần giải quyết khó khăn của các bên hữu quan.

Chuyên đề đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau:

• Trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay DN VVN của NH TM cũng như vai trò của hoạt động này

• Phân tích thực trạng hoạt động cho vay DN VVN của Ngân hàng TMCP Hàng Hải, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và đưa ra các nguyên nhân từ mặt chủ quan lẫn khách quan của các chủ thể kinh tế.

• Trên cơ sở của lý thuyết và thực tiến, em đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị trong việc phát triển hoạt động cho vay DN VVN đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Đợt thực tập cuối khóa thật sự là thời gian quý báu đối với em. Chuyên đề thực tập này là sự vận dụng những kiến thức cơ bản đã được thầy cô giáo dạy bảo cùng với những kiến thức, kinh nghiệm em có được trong quá trinh thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Em xin chân thành cảm ơn T/S Lê Thị Hương Lan và các anh chị trong Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

PHỤ LỤC

Hoạt động Cho vay đối với doanh nghiệp của Maritime Bank 1. Đối tượng cho vay:

Ngân hàng Hàng Hải cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh, với các nhu cầu vay vốn đa dạng, hợp pháp, phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

2. Điều kiện vay vốn:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

a) Pháp nhân, tổ chức kinh tế phải có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động, quyết định (cho phép) thành lập và đăng ký hoạt động của mình

b) Cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của pháp nhân, tổ chức kinh tế có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

Khách hàng cần có khả năng về vốn, tài sản để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp quy định của pháp luật

3. Phương thức cho vay:

* Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định

* Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng và Ngân hàng xác định và thoả thuận một Hạn mức cho vay duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

* Cho vay theo dự án đầu tư: Đối với khách hàng vay vốn để thực hiện các Dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng Hàng Hải cam kết bảo đảm sẵn sàng cho Khách hàng vay vốn trong phạm vi Hạn mức cho vay nhất định giúp khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh

hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của Khách hàng phù hợp với các quy định Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

* Cho vay hợp vốn: Ngân hàng Hàng Hải và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của Khách hàng.

* Các hình thức cho vay khác phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước

* Cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Ngân hàng Hàng Hải phát hành và các tổ chức tín dụng khác phát hành

4. Thời hạn vay:

* Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng * Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng * Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng

5. Lãi suất:

Ngân hàng Hàng Hải luôn cung cấp mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và có tính cạnh tranh. Trên cơ sở mức lãi suất cho vay công bố, Khách hàng và Ngân hàng có thể thoả thuận mức lãi suất áp dụng cụ thể.

Các sản phẩm cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Đặc điểm Nội dung Nguồn gốc

nguồn tài chính

Nguồn tài chính ngân hàng có để thực hiện những chính sách tín dụng có kỳ hạn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân hàng huy động được từ các khách hàng và các tổ chức kinh tế, tài chính khác, trong đó có nguồn vốn tái tài trợ của Quỹ Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF).

Mục đích vay vốn

Những khoản vay được cấp cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất hoặc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cấp tín dụng ngắn hạn cho nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp.

Phuơng thức

cho vay Cho vay từng lần

Cho vay theo dự án đầu tư

Điều kiện xin vay

Điều kiện liên quan đến ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp:

Tất cả các ngành nghề hoạt động điều thuộc diện được nhận tài trợ của ngân hàng. Nhưng hiện nay, ngân hàng ưu tiên tài trợ cho các dự những dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động sau:

Giao thông vận tải

Công nghiệp chế biến, sản xuất TLSX, hàng tiêu dùng thành phẩm

Sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm xuất khẩu

Điều kiện liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp:

Ngân hàng không có yêu cầu cụ thể về những đặc điểm của doanh nghiệp, nhất là về qui mô của nó. Ngân hàng sử dụng một số tiêu chí sau đây để phân biệt nó có phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ:

vốn chủ sở hữu: dưới 10 tỷ VND số lượng lao động: dưới 300 lao động

Đặc điểm khoản vay:

Giá trị tối đa và tối thiểu của khoản vay:

Khoản vay được cấp có giá trị

tối thiểu: tương đương 0,2 triệu USD tối đa: tương đương 1,2 triệu USD

Khoản đóng góp của nhà đầu tư:

Phần vốn tham gia của bản thân nhà đầu tư tối thiểu phải bằng 15% tổng chi phí của dự án đầu tư.

Thời hạn vay Các khoản vay được cấp có thời hạn từ 3 - 5 năm. Trường

hợp đặc biệt có thể có thời hạn cho vay đến 10 năm.

Ân hạn: Ngân hàng có thể đồng ý cho ân hạn. Thời hạn trả vốn

chậm này được xác định tuỳ thuộc vào thời gian của chu kỳ sản xuất đầu tiên của doanh nghiệp được vay.

Đơn vị tiền tệ của khoản vay

Khoản vay có thể được cấp bằng VND hoặc USD (trong trường hợp này người vay sẽ phải chịu rủi ro hối đoái)

Chi phí khoản

vay: đối với những khoản vay bằng USD: Lãi suất

đối với những khoản vay bằng VND: Lãi suất

Phương thức trả

Kỳ hạn trả lãi: theo tháng hoặc quý

Kỳ hạn trả vốn: theo tháng, quý hoặc nửa năm, trong đó theo quý được áp dụng nhiều nhất.

Điều kiện bảo đảm đi kèm nguồn tài trợ:

Việc cấp tín dụng luôn luôn đi cùng với điều kiện bảo đảm. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể yêu cầu những tài sản mua được nhờ nguồn vốn vay phải có bảo hiểm cho đến khi bên vay hoàn trả đầy đủ nợ vay.Các hình thức bảo đảm gồm:

Thế chấp

Tài sản thế chất là bất động sản, có thể là nhà ở, khách sạn, cửa hàng, nhà xưởng, kho hàng,... Giá trị khoản vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm.

Cầm cố:

tài sản cầm cố là động sản, phương tiện vận tải, tàu thuyền, máy móc thiết bị ..., giá trị khoản vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản cầm cố này. Đối với tài sản cầm cố là tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, đá quý, trái phiếu kho bạc, chứng khoàn, chứng từ có giá... thì giá trị khoản vay có thể được tính đến 90% giá trị tài sản cầm cố.

Bảo lãnh của bên thứ 3:

Có thể là doanh nghiệp, cá nhân hoặc ngân hàng khác. Nếu người bảo lãnh là một cá nhân hay doanh nghiệp: Bảo lãnh phải bằng tài sản. Điều kiện về người bảo lãnh như yêu cầu đối với chính người vay.

Nếu bảo lãnh là ngân hàng: cung cấp những điều kiện đảm lãnh với tư cách là một ngân hàng.

Những điều kiện đặc biệt

Trong suốt thời hạn vay, dự án đầu tư đã tài trợ là đối

tượng giám sát của ngân hàng dưới hình thức thăm quan định kỳ tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn khởi đầu dự án, các chuyến thăm quan xảy ra thường xuyên hơn. Hơn nữa, doanh nghiệp vay vốn cũng phải chuyển cho ngân hàng những báo cáo hàng quý trong đó có các báo cáo tài chính.

Sinh viên: Nguyễn Phúc Ngọc – NH47B

Mẫu số: 01/CVTL-MSB (Tên doanh nghiệp) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:………. ---***---

Kính gữi: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh………

Tôi, người ký tên dưới đây ( Họ và tên): ………..

đại diện cho doanh nghiệp: ………...

Địa chỉ:………...

Điện thoại:……… Fax:………

Tài khoản số: ……….tại:………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……….

Do (cơ quan cấp):………. …..cấp ngày:………...

Đề nghị Quý Ngân hàng xem xét và cho chúng tôi vay: - Số tiền:………...

- Bằng chữ:………..

- Mục đích sử dụng tiền vay:………

- Thời hạn vay:……… - kể từ ngày nhận tiền - Lãi suất vay:………..

- Các nội dung khác theo Phương án vay vốn - trả nợ và Hồ sơ gữi kèm Chúng tôi cam kết: - Chấp nhận các quy định cho về cho vay của Ngân hàng Hàng Hải - Sử dụng vốn vay đúng mục đích và tạo điều kiện để Quý Ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn vay - Trả gốc tiền vay và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn - Chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực đối với các Hồ sơ của chúng tôi gữi cho Ngân hàng ………ngày…...tháng……năm 20…..

Đại diện khách hàng

Mẫu Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp tại Maritime Bank

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại_PSG – TS Phan Thị Thu Hà:, Nhà xuất bản thống kê, năm 2006

2. Frederic S. Mishkin: Tiền tệ Ngân hàng và thị trường chứng khoán,

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w