0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 61 -62 )

- Các nội dung khác theo Phương án vay vốn trả nợ và Hồ sơ gữi kèm

3.3.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước

Chính phủ.

Thứ nhất, Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN VVN phát triển. Hiện tại địa vị pháp lý của các DN VVN chưa được xác định rõ ràng, hoạt động của các DN VVN chưa được điều chỉnh và hướng dẫn ngoài trừ Nghị định 90 của Chính phủ về hỗ trợ các DN VVN. Các DN VVN phải hoạt động theo nhiều luật khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho cả phía doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần phải có văn bản chung quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này.

Bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lớn cũng như các DN VVN. Chính phủ cần tiến tới đơn giản hoá bộ máy quản lý Nhà nước. Để tăng cường công tác quản lý DN VVN trong đăng ký kinh doanh cũng như giám sát hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, Chính phủ nên sớm hình thành một cơ quan riêng phụ trách việc tổ chức đăng ký kinh doanh và giám sát quản lý các DN VVN. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác kế toán tại các DN VVN buộc các DN VVN chấp hành đúng luật thống kê, kế toán, kiểm toán.

Chính sách thuế hiện nay đang áp dụng với DN VVN còn nhiều bất cập bởi vẫn còn tồn tại nhiều mức thuế suất khác nhau với cách quản lý phức tạp, không chặt chẽ đã gây ra nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp đồng thời dẫn đến hiện tượng trốn thuế. Do đó, Chính phủ cần điều chỉnh luật thuế sao cho phù hợp với các DN VVN.

Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh; hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp trong đó Chính phủ cần nhanh chóng cấp sổ đỏ cho các DN VVN, hợp pháp sở hữu cho DN VVN. Bên cạnh đó, cần đơn giản các thủ tục công chứng để tránh gây lãng phí thời gian.

Thứ hai, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN VVN. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung cần chú ý tới lợi ích của các bên góp vốn vào quỹ để có thể hình thành nên được quỹ bởi một vấn đề hiện nay là các ngân hàng cũng không mấy mặn mà gì với các Quỹ bảo lãnh tín dụng do không đủ hấp dẫn về lợi ích. Đây là một bước đi quan trọng để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các DN VVN trong cả nước. Bên cạnh Quỹ bảo lãnh tín dụng cần nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm tiền vay.

Thứ ba, Chính phủ cần tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ tài chính cho các DN VVN; mở rộng các danh mục dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và phương thức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính như dịch vụ kế toán, dịch vụ xem xét báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp chưa có bộ máy kiểm toán nội bộ và khả năng tài chính hạn chế không thể thuê kiểm toán báo cáo tài chính.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động cho vay đối với DN VVN nên việc làm đầu tiên để phát triển hoạt động cho vay dối với DN VVN là cần phải ban hành một cơ chế riêng, một quy trình cho vay riêng đối với DN VVN phù hợp với đặc điểm của DN VVN; mở rộng các điều kiện cho vay đối với DN VVN như vấn đề về tài sản thế chấp không chỉ có đất đai mà còn các tài sản gắn liền với đất đai.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin cho các NH TM qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đảm bảo cập nhập thường xuyên, kịp thời bởi đây là kênh thông tin mà các NH TM tin cậy. Tiếp tục chỉ đạo các NH TM cần có nhiều sản phẩm tín dụng mang tính chuẩn hoá cũng như có cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro, sớm cho ra đời Sổ tay tín dụng theo tiêu chuẩn của IMF.

Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho các DN VVN của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 61 -62 )

×