Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
790 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát
triển của loài người – ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ và càng ngày càng phát
triển trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của nhiều quốc gia,
lãnh thổ trên thế giới. Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được
nâng cao thì du lịch cũng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của mỗi người. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - văn hóa - xã hội…rất thuận lợi – du lịch Việt Nam cũng đang rất
phát triển theo xu thế chung của nhân loại, một vẻ đẹp tiềm ẩn thu hút nhiều
du khách trên toàn thế giới tới tham quan tìm hiểu về đất nước cũng như con
người Việt Nam.
Nằm trong hệ thống các loại hình kinh doanh du lịch, khi du lịch phát
triển kinh doanh kháchsạn cũng theo đó mà phát triển, làm cho hệ thống các
nhà hàng kháchsạn cũng có nhiều thay đổi mới cả về chất cũng như về lượng.
Ở Việt Nam, khi tiến hành đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì theo xu
thế hội nhập của nền kinh tế, nhiều kháchsạn liên doanh cao cấp đã được đầu
tư xây dựng tại Việt Nam làm cho hoạt động kinh doanh kháchsạn của Việt
Nam trở nên rất sôi động. Và bên cạnh đó cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt
giữa các doanh nghiệp với nhau – sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà
nước và các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài. Một trong những yếu tố quan
trọng quyết định tới sự tồn tạivà phát triển của các doanh nghiệp chính là
chất lượngsản phẩm –chấtlượngdịchvụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị
trường.
Khách sạnThăngLongOpera–HàNội là một doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Từ sau khi chuyển đổi sang cơ chế
hạch toán kinh doanh độc lập, kháchsạn đã có nhiều cải tiến mạnh mẽ làm
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho chấtlượngsản phẩm –chấtlượngdịchvụ của mình ngày càng được nâng
cao, cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Trong thời gian thực tập
tại kháchsạn vừa qua, kết hợp với những kiến thức đã được học tại nhà
trường với những thực tế đang tồn tại trong kháchsạn hiện nay, em đã quyết
định chọn đề tài: “Thực trạngvàmộtsốgiảiphápnhằmhoànthiệnchất
lượng dịchvụănuốngtạikháchsạnThăngLongOpera–Hà Nội” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu đó là: tóm lược được cơ sở lý luận về chấtlượng
dịch vụănuống trong kinh doanh khách sạn; đánh giá được chấtlượngdịch
vụ ănuống của kháchsạnThăngLongOpera–HàNộivà tìm ra những vấn
đề còn tồn tại trong chấtlượngdịchvụănuốngtạikháchsạnThăngLong
Opera –HàNội từ đó đưa ra mộtsốgiải pháp, kiến nghị nhằmhoànthiện hơn
nữa chấtlượngdịchvụănuốngtạikhách sạn.
Đối tượng nghiên cứu là: dịchvụănuốngtạikháchsạnThăngLong
Opera –Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: chấtlượngdịchvụănuốngtạikháchsạnThăng
Long Opera–HàNội từ năm 2002 đến năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát, khảo sát.
+ Phương pháp phỏng vấn điều tra lập bảng hỏi.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
+ Phương pháp dự báo…
Nội dung của chuyên đề gồm có 3 phần sau:
• Chương 1: Mộtsố lý luận chung về chấtlượngdịchvụănuống trong
kinh doanh khách sạn.
• Chương 2: Thựctrạngchấtlượngdịchvụănuốngtạikháchsạn
Thăng LongOpera–Hà Nội.
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Chương 3: Mộtsốgiảiphápnhằmhoànthiệnchấtlượngdịchvụăn
uống tạikháchsạnThăngLongOpera–Hà Nội.
Do sự hiểu biết, trình độ chuyên môn và thời gian có hạn, nên chắc
chắn chuyên đề của em không tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn và các thầy cô
giáo trong khoa cùng tập thể các cán bộ nhân viên trong kháchsạnThăng
Long Opera–Hà Nội, để chuyên đề của em được hoànthiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Hoàng
Thị Lan Hương và toàn thể cán bộ công nhân viên trong kháchsạn đã giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề này.
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘTSỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤTLƯỢNG
DỊCH VỤĂNUỐNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN.
1.1 KINH DOANH KHÁCH SẠN.
1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn.
Theo như nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì những
dấu hiệu đầu tiên của hoạt động kinh doanh kháchsạn được tìm thấy ở các
quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền Đông cổ đại –nơi có thể chế cai trị vô cùng
khắc nghiệt và các mối giao thương đều nằm trong tay nhà nước chiếm hữu.
Nhất là ở thời kỳ Ai Cập cổ đại, khi các Hoàng đế cổ đại Pharaon cử các phái
viên và các nhân viên của mình đi công vụ trong nước và ngoài nước, từ đây
những cơ sở lưu trú đầu tiên đã xuất hiện – mở đầu cho một ngành kinh doanh
mới trên thế giới. Còn khái niệm kinh doanh kháchsạn thì được xuất phát từ
Hospice.
Hospice có nghĩa là:
+ Nhà nghỉ cho những người du hành, hành hương ( House of rest for
travelers and pilgrims).
+ Bệnh viện ( Hospital).
+ Nhà an dưỡng ( Nursing home).
Cùng với quá trình hành thành và phát triển ấy mà thuật ngữ kinh
doanh kháchsạn được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo nghĩa hẹp thì kinh doanh kháchsạn tức là hoạt động kinh doanh
lưu trú và kinh doanh ăn uống.
Theo nghĩa rộng thì kinh doanh kháchsạn tức là hoạt động kinh doanh
lưu trú, kinh doanh ănuốngvà kinh doanh các dịchvụ bổ sung.
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Còn theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch ban hành ngày
29/04/1995 thì thuật ngữ kinh doanh kháchsạn được hiểu là “ Làm nhiệm vụ
tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán
hàng cho khách du lịch”.
Có thể nói, dù khái niệm này được tiếp cận theo cách nào đi chăng nữa
thì hoạt động kinh doanh kháchsạn sẽ đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh
lưu trú, kinh doanh ăn uống, và kinh doanh dịchvụ bổ sung. Do đó, theo giáo
trình “ Quản trị kinh doanh khách sạn” – khoa du lịch & khách sạn, trường đại
học Kinh Tế Quốc Dân, khái niệm kinh doanh kháchsạn được định nghĩa đầy
đủ và chính xác nhất như sau:
“ Kinh doanh kháchsạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ănuốngvà các dịchvụ bổ sung cho kháchnhằm đáp ứng các
nhu cầu ăn, nghỉ, vàgiải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
Lĩnh vực kinh doanh kháchsạn bao gồm các loại hình cơ sở lưu trú
sau:
+ Khách sạn: “ Kháchsạn là cơ sở cung cấp các dịchvụ lưu trú (với
đầy đủ tiện nghi), dịchvụăn uống, dịchvụ vui chơi giải trí và các dịchvụ cần
thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm
du lịch” – khái niệm của khoa Du lịch trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
+ Motel: là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường quốc lộ hoặc ngoại
ô thành phố, được xây dựng với kiến trúc thấp không quá hai tầng, đảm bảo
các yêu cầu phục vụkhách đi bằng phương tiện cơ giới như bãi đỗ, bán xăng,
dịch vụ bảo dưỡng…
+ Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm các biệt thự hay Bungalow, có
kiến trúc gọn nhẹ và cũng được xây dựng bởi những vật liệu nhẹ mang tính
địa phương…với đầy đủ các cơ sởdịchvụ sinh hoạt vui chơi giải trí cần thiết
cho du khách.
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Lều trại: là cơ sở lưu trú nằm ở những nơi giàu tài nguyên thiên
nhiên, gần môi trường thiên nhiên, được tạo nên bởi những vật liệu kém bền,
có tính lưu động cao và được quy hoạch sẵn. Loại hình này khá thông dụng và
đặc biệt được giới trẻ ưa thích…
Dù là hoạt động kinh doanh trên bất kỳ một lĩnh vực nào đi chăng nữa
thì doanh nghiệp cũng phải có hệ thống sản phẩm của mình. Tương ứng với
mỗi loại hình kinh doanh sẽ có một loại sản phẩm nhất định. Theo như định
nghĩa chung về sản phẩm của Philip Kotler thì: “ Sản phẩm là mọi thứ có thể
chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa
mãn được một mong muốn hay nhu cầu”. Và do đó trong kinh doanh khách
sạn, “ sản phẩm của kháchsạn là tất cả những dịchvụvà hàng hóa mà khách
sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với
khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi
khách sạn”. ( Giáo trình Quản trị kinh doanh kháchsạn– Khoa Du lịch,
trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân).
Sản phẩm của kháchsạn tồn tại dưới hai dạng:
+ Vật chất–sản phẩm hàng hóa, những sản phẩm hàng hóa hữu hình
như: thức ăn, đồ uống…
+ Phi vật chất–sản phẩm dịch vụ, sản phẩm dịchvụ này bao gồm hai
loại: dịchvụ chính ( dịchvụ buồng ngủ, dịchvụăn uống) vàdịchvụ bổ sung
( dịchvụ vui chơi giải trí, thể thao, chăm sóc sắc đẹp, cung cấp thông tin…).
Kinh doanh kháchsạn là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, sản phẩm của
khách sạn là sản phẩm dịch vụ, do đó sản phẩm kháchsạn mang đầy đủ các
đặc tính của mộtdịch vụ, đó là:
+ Sản phẩm kháchsạn mang tính vô hình: không giống như các sản
phẩm vật chất, các dịchvụ đều vô hình, chúng không thể nhìn thấy được,
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không nếm được, không cảm thấy được, không nghe thấy được hay cũng
không ngửi thấy được trước khi mua chúng.
+ Sản phẩm kháchsạn là dịchvụ không thể lưu kho cất trữ được: đây là
đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịchvụvà hàng hóa.
Đối với hàng hóa, quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau. Trong khi đó
quá trình sản xuất và tiêu dùng của các dịchvụkháchsạn gần như là trùng
nhau cả về không gian và thời gian.
+ Sản phẩm kháchsạn có tính cao cấp: các sản phẩm dịchvụ mà khách
sạn cung cấp là các dịchvụchấtlượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng
là những người có khả năng thanh toán cao hơn mức tiêu dùng thông thường.
+ Sản phẩm kháchsạn có tính tổng hợp cao bao gồm các dịchvụ từ lưu
trú, ănuống đến các dịchvụ bổ sung.
+ Sản phẩm kháchsạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của
khách hàng: chỉ khi nào có sự hiện diện trực tiếp của khách hàng thì sản phẩm
mới được cung cấp, vì quá trình sản xuất và tiêu dùng gần như trùng nhau về
không gian và thời gian.
+ Sản phẩm kháchsạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật nhất định: để được tham gia vào hoạt động kinh doanh khách
sạn thì cơ sở kinh doanh đó phải có đầy đủ điều kiện kinh doanh cũng như
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của pháp luật từng quốc
gia, lãnh thổ và được xếp hạng theo tiêu chuẩn chung…
1.1.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn.
- Kinh doanh kháchsạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch: hoạt động kinh doanh kháchsạn chủ yếu là hoạt động cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ănuốngvà các dịchvụ bổ sung cho khách du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu ăn nghỉ vàgiải trí của họ. Trong khi đó, khách du lịch là
những người rời nơi cư trú thường xuyên của mình để đi tới những nơi có tài
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguyên du lịch hấp dẫn để tham quan tìm hiểu cũng như nghỉ dưỡng. Nơi nào
có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch tới. Do đó, các kháchsạn
thường chỉ được xây dựng nên tại các điểm có tài nguyên du lịch để phục vụ
khách du lịch. Hay nói cách khác thì kinh doanh kháchsạn phụ thuộc vào tài
nguyên du lịch tại điểm du lịch. Mối quan hệ giữa kháchsạnvàtài nguyên du
lịch là mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du
lịch sẽ quyết định tới quy mô của khách sạn. Giá trị, sức hấp dẫn của tài
nguyên du lịch sẽ quyết định tới thứ hạng của khách sạn. Và đặc điểm kiến
trúc, quy hoạch cũng như điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của kháchsạn
cũng sẽ tác động tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch.
- Kinh doanh kháchsạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: sản phẩm
mà kháchsạn cung cấp cho khách hàng là những sản phẩm có tính cao cấp và
những sản phẩm ấy chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhất định. Do đó để đáp ứng được yêu cầu này các kháchsạn phải
được trang bị bởi những trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, chấtlượng cao, và
sang trọng…Vì vậy mà để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này các nhà đầu tư
phải có mộtlượng vốn lớn để đầu tư cho các điều kiện cơ sở vật chấttrang
thiết bị kỹ thuật đó. Đồng thời mộtkháchsạn có quy mô cần phải có một quỹ
đất rộng phục vụ cho việc xây dựng các cơ sởhạ tầng cần thiết. Và khoản
mục chi phí này là tương đối lớn.
- Kinh doanh kháchsạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương
đối lớn: sản phẩm của kháchsạn là sản phẩm dịch vụ, mang tính chất phục
vụ. Đó là sự phục vụ trực tiếp của các nhân viên trong khách sạn. Mặt khác,
sản phẩm kháchsạn cũng mang tính tổng hợp cao, tập hợp của nhiều dịchvụ
nhỏ lại với nhau. Mỗi dịchvụ đều được chuyên môn hóa, dường như mỗi một
nhân viên trong mỗi bộ phận đều chỉ thực hiện một phần công việc nhất định
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
– tính chuyên môn hóa của công việc là rất cao. Do đó trong kháchsạn phải
cần đến rất nhiều nhân công lao động phục vụ.
- Kinh doanh kháchsạn mang tính quy luật: kinh doanh kháchsạn là
một ngành kinh doanh dịch vụ, cũng như bao ngành kinh doanh khác đều phụ
thuộc vào nhiều quy luật: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật
tâm lý con người…Như đặc điểm đầu tiên của kinh doanh khác sạn đó là:
kinh doanh kháchsạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại điểm đến, thì kinh
doanh kháchsạn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Với những thay đổi của
quy luật tự nhiên như sự thay đổi của thời tiết khi hậu trong năm sẽ tác động
tới giá trị tài nguyên hay sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch.
Dẫn đến tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn.
1.2 KINH DOANH ĂN UỐNG.
1.2.1 Khái niệm kinh doanh ăn uống.
Kinh doanh ănuống là một trong số các hoạt động của ngành kinh
doanh nói chung. Kinh doanh ănuống có thể được hiểu là hoạt động kinh
doanh làm nhiệm vụ cung cấp, phục vụ nhu cầu ănuống của khách hàng
nhằm mục đích có lãi. Do đó, hiện nay lĩnh vực kinh doanh ănuống bao gồm
một số loại hình cơ sở kinh doanh như: nhà hàng, nhà hàng của khách sạn,
quán cơm, quán café –giải khát,…
Và kinh doanh ănuống cũng là một trong những hoạt động chính của
kinh doanh khách sạn. Mặc dù kinh doanh ănuống của kháchsạn ra đời muộn
hơn kinh doanh ănuống công cộng nói chung, song giống như kinh doanh ăn
uống nói chung, kinh doanh ănuống trong kháchsạn cũng đều phục vụ nhu
cầu thiết yếu của con người về ănuống với sốlượng lớn, thứcăn đều được tổ
chức chế biến theo hướng chuyên môn hóa cao, và đều phục vụ nhu cầu tiêu
thụ thứcăn đồ uống này của khách hàng ngay tại cơ sở của mình. Nhưng khác
với kinh doanh ănuống công cộng, kinh doanh ănuống trong kháchsạn đòi
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hỏi cao hơn về chấtlượng các món ăn, đồ uốngvàchấtlượng phục vụ. Ngoài ra,
khách hàng của kinh doanh ănuống trong kháchsạn còn được thỏa mãn các nhu
cầu về thẩm mỹ khác bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Do đó, kinh
doanh ănuống trong kháchsạn– trong du lịch được định nghĩa như sau:
“ Kinh doanh ănuống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến
thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uốngvà cung cấp
các dịchvụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ănuốngvàgiải trí tại các nhà
hàng ( khách sạn) cho kháchnhằm mục đích có lãi.”
(Giáo trình QTKD Kháchsạn– khoa du lịch, trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân).
1.2.2 Nội dung của kinh doanh ăn uống.
Ngày nay khi đời sống của con người ngày một được nâng cao thì nhu
cầu ăn uống ở bên ngoài là một điều phổ biến và ngày càng gia tăng. Họ tìm
đến các cơ sở kinh doanh ăn uống để thỏa mãn nhu cầu đó của mình. Một
trong những cơ sở đó là nhà hàng của khách sạn. Kinh doanh ăn uống tại nhà
hàng của kháchsạn bao gồm ba loại hoạt động cơ bản sau:
- Hoạt động chế biến thứcăn cho khách: các nhân viên của nhà hàng mà
chủ yếu là các nhân viên bộ phận bếp thực hiện việc thu mua chuẩn bị nguyên
nhiên vật liệu –thực phẩm để tiến hành chế biến các món ăn nóng, món ăn
nguội, bánh ngọt… phục vụ nhu cầu ănuống của khách hàng. Hoạt động này
bao gồm các công việc như: xây dựng kế hoạch thực đơn, tổ chức mua hàng, tổ
chức nhập hàng, tổ chức lưu kho cất trữ hàng và tổ chức chế biến thức ăn.
- Hoạt động lưu thông: sau khi tiến hành chế biến xong thứcăn đồ
uống, nhà hàng sẽ bán các sản phẩm của mình cho khách hàng có nhu cầu.
- Hoạt động tổ chức phục vụ: đây là hoạt động cuối cùng của hoạt động
kinh doanh ănuống– hoạt động này được tiến hành trực tiếp tại nhà hàng của
khách sạn.
Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A
10
[...]... các nhà hàng vàkhách sạn: Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 - Hoànthiện chất lượngdịchvụănuống giúp gia tăng lợi nhuận cho nhà hàng và khách sạnChấtlượngdịchvụ được hoànthiện giúp nhà hàng kháchsạn giữ chân được các khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới Từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho nhà hàng kháchsạn - Hoànthiệnchấtlượng dịch. .. THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGDỊCHVỤĂNUỐNGTẠIKHÁCHSẠNTHĂNGLONGOPERA–HÀNỘI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCHSẠNTHĂNGLONGOPERA–HÀNỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển KháchsạnThăngLongOpera trước đây là kháchsạn Thuỷ Tiên thuộc Tổng công ty du lịch HàNội Ngày 23/3/2006 kháchsạn Thuỷ Tiên chính thức được đổi tên thành kháchsạnThăngLongOpera sau gần 12 năm hoạt động và vẫn trực thuộc... dịchvụănuống làm nâng cao danh tiếng và uy tín cho nhà hàng –kháchsạn - Hoànthiện chất lượngdịchvụănuống làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp nhà hàng tăng giá bán một cách hợp lý trên thị trường - Hoànthiện chất lượngdịchvụănuống giúp giảm thiểu các chi phí kinh doanh cho nhà hàng –kháchsạn Phạm Thị Hồng Ngân Lớp: Du lịch 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 CHƯƠNG II: THỰCTRẠNG CHẤT... của khách hàng và làm cho chấtlượngdịchvụ của nhà hàng trở thành kém chấtlượng - Sự hiểu biết và kiểm soát chấtlượngdịchvụ của nhà quản lý Nếu như nhà quản lý thông hiểu những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì họ sẽ xây dựng nên những tiêu chuẩn phù hợp về chấtlượngdịchvụvà sẽ cung cấp ra những dịchvụ với chấtlượng cao 1.3.5 Mộtsố chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượngdịchvụăn uống. .. đồ uống phục vụ nhu cầu ănuống của khách hàng Sản phẩm của kinh doanh ănuốngnói chung là các món ăn, đồ uống được phục vụtại cơ sở kinh doanh đó Còn kinh doanh ănuống trong du lịch –tại nhà hàng của kháchsạn bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uốngvà cung cấp các dịchvụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ănuốngvàgiải trí tại các nhà hàng ( khách. .. cá nhân Dịchvụ trông đợi Dịchvụ cảm nhận Kinh nghiệm từ trước Chấtlượngdịchvụ được cảm nhân - Chấtlượngdịchvụ vượt quá trông đợi (P>E) - Chấtlượngdịchvụ thỏa mãn (P=E) - Chấtlượngdịchvụ dưới mức trông đợi ( P . chọn đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất
lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thăng Long Opera – Hà Nội làm
chuyên đề thực tập tốt. tồn tại trong chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thăng Long
Opera – Hà Nội từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn
nữa chất lượng