CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN THĂNG LONG OPERA – HÀ NỘI.
2.2.4 Kết quả kinh doanh ăn uống của khách sạn Thăng Long Opera – Hà Nội.
này cần phải được giải quyết triệt để tránh để lâu gây thiệt hại cho khách sạn.
2.2.4 Kết quả kinh doanh ăn uống của khách sạn Thăng Long Opera – Hà Nội. Opera – Hà Nội.
Bảng 2.8: Bảng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh ăn uống.
Đơn vị: tỷ đồng Tiêu thức 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KH 2008 Tổng doanh thu 5,9 6,5 7,1 7,9 8,6 11,8 15.1 Doanh thu ăn uống 1,77 1,96 2,485 2,37 2,408 3,776 5,134 Doanh thu lưu trú 3,245 4,135 4,567 4,712 5,109 6,381 8,067 Doanh thu khác 0,885 0,405 0,048 0,818 1,083 1,643 1,899
( Nguồn: khách sạn Thăng Long Opera) Qua bảng số liệu trên ta có thể tính được tỷ trọng của doanh thu ăn uống so với tổng doanh thu của khách sạn. Gỉa sử gọi P là tỷ trọng của doanh thu ăn uống so với tổng doanh thu thì ta có:
+ Năm 2002: P = 30%. + Năm 2003: P = 30,15%. + Năm 2004: P = 35%. + Năm 2005: P = 30%. + Năm 2006: P = 28% + Năm 2007: P = 32%. + Kế hoạch năm 2008: P = 34%.
Qua kết quả trên ta có thể thấy rằng tỷ trọng doanh thu ăn uống so với tổng doanh thu khách sạn đang ngày càng có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Do đó, muốn tăng doanh thu của khách sạn thì nhất thiết phải tăng doanh thu của kinh doanh ăn uống. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống là một điều đặc biệt quan trọng, một trong những nhân tố quan trọng giúp tăng doanh thu lợi nhuận cho nhà hàng cũng như khách sạn.
Bảng 2.9: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng. Đơn vị: tỷ đồng Tiêu thức 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KH 2008 Doanh thu 1,77 1,96 2,485 2,37 2,408 3,776 5,134 Chi phí 1,587 1,749 2,3643 2,03 2,2785 2,945 3,48 Lợi nhuận 0,183 0,211 0,1207 0,34 0,1295 0,831 1,654
( Nguồn: khách sạn Thăng Long Opera)
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nhà hàng.
Nhận xét:
Theo bảng số liệu trên, có thể thấy rằng doanh thu của nhà hàng tăng dần qua từng năm và lợi nhuận cũng theo đó mà tăng lên. Cụ thể năm sau tăng hơn so với năm trước như sau:
+ Doanh thu năm 2003 tăng 10,73%, năm 2004 tăng 26,78%, năm 2005 giảm 4,63%, nhưng năm 2006 tăng 1,6%, năm 2007 tăng 56.81%.
+ Lợi nhuận năm 2003 tăng 15,3%, năm 2004 giảm 42,8%, năm 2005 tăng 181,69%, năm 2006 giảm 61,91%, năm 2007 tăng 541,69%.
Có thể thấy rằng tốc độ tăng của lợi nhuận ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu hay chi phí. Điều này chứng tỏ khách sạn đã có sự quản lý hiệu quả, tránh lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù một số năm như năm 2004 và 2006 doanh thu cũng như lợi nhuận đã giảm mạnh, nhưng sang năm tiếp theo doanh thu và lợi nhuận đã được cải thiện và tăng rất cao. Điều này chứng tỏ nhà hàng khách sạn đã có mhiều biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Biểu hiện cụ thể là việc nhà hàng khách sạn đã cải tiến công tác marketing quảng cáo hình ảnh của mình và mở thêm dịch vụ mới phục vụ cơm văn phòng, sau khi khách sạn đổi tên từ khách sạn Thủy Tiên sang khách sạn Thăng Long Opera
Bảng 2.10: Bảng cơ cấu doanh thu của nhà hàng.
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu ăn uống 2006 2007
Khách lưu tú tại khách sạn 1,8159 75,41% 2,394 58,1% Khách bên ngoài khách sạn 0,5921 24,59% 1,582 41,9%
Tổng 2,408 100% 3,776 100%
( Nguồn: khách sạn Thăng Long Opera) Nhận xét.
Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu ăn uống của khách sạn từ các khách lưu trú tại khách sạn vẫn chiếm tỷ trọng cao từ 58,1% (năm 2007) cho đến 75,41% ( năm 2006). Tuy nhiên doanh thu ăn uống từ các khách bên ngoài khách sạn cũng đã tăng lên khá cao, biểu hiện cụ thể đó là :
+ Năm 2006, tỷ trọng doanh thu từ khách bên ngoài khách sạn chiếm 24,59%, đến 2007 tỷ trọng ấy đã tăng 17,31% lên thành 41,9%. Có được sự tăng trưởng này đó là do nhà hàng khách sạn đã có bước đổi mới trong cung cách cung cấp dịch vụ khi nhà hàng mạnh dạn mở thêm dịch vụ cơm văn phòng phục vụ vào bữa trưa cho các khách trong cũng như ngoài khách sạn – nhưng chủ yếu là khách ngoài khách sạn.