CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN THĂNG LONG OPERA – HÀ NỘI.
2.2.2.2 Sự phối hợp hoạt động giữa ba bộ phận bàn, bar, bếp trong kinh doanh ăn uống tại khách sạn Thăng Long Opera – Hà Nội.
Để kinh doanh dịch vụ ăn uống tong nhà hàng khách sạn, nhất thiết cần phải có sự phối hợp hoạt động của ba bộ phận sau:
+ Bộ phận phục vụ bàn: phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách trong và ngoài khách sạn.
+ Bộ phận bar: phục vụ nhu cầu về các loại đồ uống cho khách. + Bộ phân bếp: thực hiện việc chế biến các món ăn cho khách.
Ba bộ phận này hoạt động tuy là riêng lẻ nhưng lai có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau với cùng một mục đích cuối cùng là đáp ứng cao nhất các nhu cầu ăn uống của khách hàng.
Tại khách sạn Thăng Long Opera, bộ phận bếp thực hiện chế biến các món ăn, bộ phận bar thực hiện cung cấp và pha chế các loại đồ uống, còn bộ phận bàn thực hiện việc phục vụ khách ăn uống.
Mỗi khi có khách tới, bộ phận bàn thực hiện việc tiếp đón, đưa thực đơn, và ghi order cho khách. Bộ phận bar rót nước chuyển cho bộ phận bàn mang tới mời khách. Sau khi viết xong order, bộ phận bàn chuyển order xuống cho quầy bar và nhà bếp thực hiện. Khi món ăn cũng như đồ uống được chế biến xong, bộ phận bếp và bar gọi bộ phận bàn tới lấy món ăn và đồ uống mang tới phục vụ khách. Sau khi khách ăn xong, thanh toán xong, bộ phận bàn tiến hành thu dọn chuyển xuống bộ phận bếp và bar để lau rửa.
2.2.2 Quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống của khách sạn.
Hiện nay tại nhà hàng của khách sạn Thăng Long Opera, công tác quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống đang ngày được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhà hàng đã tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là các nhà hàng quán cơm gần khách sạn, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng – nhất là nhu cầu ăn trưa của các cán bộ công nhân viên của các công ty gần khách sạn, cho nên nhà hàng đã táo bạo mở thêm dịch vụ cơm văn phòng. Những ngày đầu mới mở, các nhân viên của nhà hàng phải ra tận cửa của khách sạn để giới thiệu và mời khách. Khách hàng sau khi tiêu dùng xong sản phẩm có nhu cầu ăn tráng miệng, nên nhà hàng đã manh dạn thêm đồ ăn tráng miệng miễn phí vào mỗi suất ăn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhà hàng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi khách hàng còn có thể phản ánh sự phàn nàn cũng như cảm nghĩ của mình về chất lượng dịch vụ ăn uống mà nhà hàng cung cấp bằng phiếu phản hồi được để trên mỗi bàn ăn. Nhưng hiện nay, khi cơm văn phòng tại nhà hàng đã quá quen thuộc với khách hàng rồi thì những phiếu phản hồi đó không còn thấy xuất hiện trên bàn ăn của khách hàng nữa.
Nhà hàng cũng đã đầu tư thay đổi đồng phục vụ cho nhân viên định kỳ mỗi năm một lần, nhằm tạo sự đổi mới, lịch sự và chuyên nghiệp hơn cho nhân viên. Ngoài ra, nhà hàng còn thường xuyên tổ chức các buổi xem băng hình nghiệp vụ công việc và các khóa học đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử do trung tâm Tâm Việt phối hợp đào tạo. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Bên cạnh đó, các giám sát, trưởng bộ phận cũng thường xuyên đến kiểm tra quá trình cung cấp dịch vụ của nhà hàng.