Một số danh nhân tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 39 - 47)

1 Xem chi tiết ở mục 2.2 Lễ hội truyền thống trong Luận văn.

1.3.3. Một số danh nhân tiêu biểu

1.3.3.1. Lê Cốc.

Lê Cốc tự là Ngọc, tổ tiên làm quan đời Tấn ở Trung Quốc được phong tước hầu. Đời nhà Tuỳ, Lê Cốc được bổ làm Tuyên uý tướng quân, Thái thú quận Nhật Nam. Đến niên hiệu Đại Nghiệp nhà Tuỳ, ông được đổi là Thái thú quận Cửu Chân. Lê Cốc lấy vợ người quận Nhật Nam (nay là Nghệ An), sinh được ba trai, một gái.

Sau khi nhà Đường lên thay nhà Tuỳ, Lê Cốc không chịu thuần phục nhà Đường, đã chia phái các con ra đóng giữ các địa phương chống lại quân nhà Đường. Tại Đồng Pho, Lê Cốc đã cho xây sinh phần, lập Bảo an đạo trường làm nơi tu tĩnh và xây dựng thành trì. Trong cuộc chiến đấu

đó, Lê Cốc cùng vợ và các con lần lượt hy sinh. Tôn kính ông và những người con đã hy sinh, nhân dân các làng trong các tổng của huyện Đông Sơn đều lập đền thờ, tôn vợ con ông làm phúc thần.

Thiều Thốn quê ở làng Nhuận Thạch, xã Thọ Sơn nay là làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến. Thân phụ ông là Thiều Kim Tình, sau được phong tặng là “Trung hậu Quận công”. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, được phong tặng là “Tiết phụ ý đức, thuận mỹ quận phu nhân”.

Theo gia phả, Thiều Thốn lúc “bảy tuổi khai tâm nhập học, tư chất

thông minh, đọc thông kinh sử hơn các nho sinh, tuổi thiếu thời, mà lời nói đã anh hùng chí khí. Lớn lên ông theo đường “cung kiếm” dốc lòng giúp vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, nổi tiếng là thanh liêm, công danh trùm thiên hạ, trung dũng khắp triều đình”, nên được vua

Dụ Tông phong là “Khai quốc công thần, Phụ quốc Thượng tướng quân,

Thượng tể kiêm Trưởng Kim ngô vệ” và gả cho ông công chúa thứ hai là

Trần Thị Ngọc Chiêu.

Thiều Thốn có năm người con (3 trai, 2 gái). Sau khi mất (Canh Thìn - 1380), Thiều Thốn được các triều đại vua sau phong là “Thượng đẳng Phúc thần Đại vương”, mộ táng ở núi Đào quê nhà, cho phép dân địa

phương lập đền thờ, tế lễ theo “điển phép nhà nước”.

I.3.3.3. Nguyễn Mộng Tuân (? - ?).

Nguyễn Mộng Tuân tự là Văn Nhược, hiệu là Cúc Pha quê ở làng Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn. Theo sử liệu, vào thời Hồ Quý Ly, năm Thánh Nguyên thứ 1 (1400), nhà Hồ mở khoa thi, Nguyễn Mộng Tuân thi đỗ Thái học sinh, được cử giữ chức Tả nạp ngôn (Ngự sử). Cùng thi đỗ với ông còn có Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn.

Nguyễn Mộng Tuân là một nhà nho yêu nước đã sớm tìm đến với khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và rất được trọng dụng. Ông phụng sự ba đời vua Lê: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông. Dưới thời Thái Tông, ông từng giữ chức Trung thư lệnh và Đô uý.

Nguyễn Mộng Tuân để lại nhiều tác phẩm lớn, được đánh giá cao. Đó là “Cúc Pha thi tập” gồm 143 bài thơ chữ Hán, và 41 bài phú đặc sắc. Thơ văn của Nguyễn Mộng Tuân tràn đầy khí thế hào hùng, sôi sục của

thời đại, mang đầy sự lạc quan tin tưởng, sự tự hào về đất nước, về lịch sử dân tộc,…

Cùng với Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Trình Tuấn Du, Phan Phu Tiên, … Nguyễn Mộng Tuân đã góp phần tạo nên một dòng văn học chủ đạo của nửa đầu thế kỷ XV, ca ngợi cuộc chiến đấu gian khổ mà vô cùng vinh quang của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, mở ra một nền thái bình lâu dài trong lịch sử dân tộc.

I.3.3.4. Nguyễn Chích (1383 - 1448)

Nguyễn Chích quê ở Đồng Pho (nay là xã Đông Hoà). Ông sinh năm Quý Hợi (1383) trong một gia đình nông dân nghèo, bố là Nguyễn Liêu, mẹ là Lê Thị Ổn, người làng Vạn Lộc (nay là xã Đông Ninh). Cha mẹ ông sinh được ba người con trai, Nguyễn Chích là con cả, người em trai thứ 2 và 3 đều mất sớm.

Ngay từ thời niên thiếu, Nguyễn Chích sống trong cảnh bơ vơ, “cha mẹ mất sớm, hai em mất khi đang còn nhỏ, ông phải đi cắt cỏ, chăn

trâu cho nhà giàu”. Đến tuổi trưởng thành, chứng kiến cảnh quân Minh thi

hành những chính sách tàn bạo đối với nhân dân ta, Nguyễn Chích với lòng yêu nước căm thù giặc, đã tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ngay trên quê hương mình và được nhân dân trong vùng tích cực hưởng ứng. Vùng Đồng Pho, Vạn Lộc, quê hương Nguyễn Chích nhanh chóng trở thành điểm thu hút nghĩa sĩ từ các vùng lân cận. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo đã khởi đầu cho một phong trào đấu tranh chống quân Minh xâm lược lớn nhất ở Thanh Hoá trước khi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

Nguyễn Chích dựa vào địa thế hiểm trở núi Hoàng, núi Nghiêu, là nơi núi cao, sông sâu, có nhiều hang động và thung lũng để xây dựng thành luỹ vững chắc, làm căn cứ của nghĩa quân. Những hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Chích đã làm cho cả “một cõi Đông Sơn, quân giặc không

nề. Thanh thế của nghĩa quân Nguyễn Chích lan rộng khắp vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ.

Biết được tài trí của Nguyễn Chích và lực lượng của ông, Lê Lợi cho người bí mật đến liên hệ hợp tác cùng chống giặc. Năm 1420, Nguyễn Chích quyết định rời căn cứ Hoàng Nghiêu, đem toàn bộ lực lượng ra nhập nghĩa quan Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi. Từ đây, trong hàng ngũ tướng lĩnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn có thêm một vị tướng lĩnh tài ba, lập được nhiều chiến công to lớn. Đến đời Lê Thái Tông, Nguyễn Chích được giao trọng trách coi giữ cả vùng biên ải phía Nam của Đại Việt. Ở vị trí nào, Nguyễn Chích cũng luôn là người “công lao đầy biên quận, sự nghiệp đầy triều đình” (Trình Tuấn Du).

Ngày 26 tháng 11 năm Mậu Thìn (1448), Khai quốc công thần Lê Chích (Nguyễn Chích) qua đời, thọ 66 tuổi, chôn cất ở xứ Mả Trạch quê nhà. Nhà vua ban tặng cho ông thêm chức Nhập nội kiểm hiệu, Tư không bình chương sự, ban tên thuỵ là Trinh Vũ, cấp lễ Thái thường khi tế tự.

I.3.3.5. Nguyễn Nhữ Soạn (? - 1448)

Nguyễn Nhữ Soạn tên tự là Thủ Trung, hiệu là Nguyễn Đức, quê ở xã Mục Nhuận, tổng Tuyên Hoá, nay là làng Cẩm Nga, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn. Thân phụ ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ Bãng nhãn triều Trần, vợ là bà Trần Thị Thái con gái của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Họ sinh được 4 người con trai, nhưng bà bị mất sớm. Nguyễn Phi Khanh lấy người vợ kế họ Nhữ, quê ở làng Mục Nhuận, sinh được 2 người con trai là Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Trạch.

Nguyễn Nhữ Soạn tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những buổi đầu. Nguyễn Nhữ Soạn là một võ tướng có tài, tham gia nhiều trận chiến đấu chống lại sự đàn áp của quân Minh và lập được nhiều chiến công.

Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Nhà vua đã sai Nguyễn Nhữ Soạn và Ngô Sĩ Liên biên chép họ

tên, công lao sự nghiệp của các công thần từ khi khởi nghĩa đến ngày đất nước yên bình để làm “Bảo lục Lam Sơn”. Sau đó, ông được cử giữ chức Tham tri quân dân Hải Tây đạo. Đến năm 1434, vua Lê Thái Tông cử ông giữ chức “Bắc đạo đồng tri quân bạ tịch”, tiếp đó giữ chức Chính sự viện Tham nghị, hàm tứ phẩm, thăng lên làm Nam đạo Hành khiển, tước Quan Nội hầu.

Nguyễn Nhữ Soạn có 3 con trai đều có công lao xây dựng và bảo vệ sự nghiệp của nhà Lê. Nguyễn Nhữ Soạn mất năm Mậu Thìn (1448), đời vua Lê Nhân Tông (1443-1459). Nhà vua ban sắc phong tặng Nguyễn Nhữ Soạn là “bậc khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Tả xa kỵ, đại tướng

quân, Quan Phục hầu, Nhập thị nội hành khiển, Tư mã, tặng Thái phó Tuy quốc công, bao phong Thượng đẳng phúc thần” và sai dân địa phương lập

đền thờ phụng theo “điển phép Nhà nước”.

I.3.3.6. Nguyễn Văn Nghi (1525 - 1595)

Nguyễn Văn Nghi tự là Ấp Thanh, quê ở Kim Bôi, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Ông sinh năm Ất Hợi (1525), trong một gia đình “danh

gia thế phiệt”. Ông nội làm quan Tri huyện, được gia phong Thái bảo. Thân

phụ ông là Nguyễn Tứ, làm Tham nghị Thái Nguyên được gia phong Thái bảo. Thân phụ là Lê Thị Niệm, là con gái đầu lòng của quan Hiên sứ Lê

Hựu. Gia đình có 3 người con, Nguyễn Văn Nghi là con trai trưởng; thứ hai là Nguyễn Văn Liêm, được phong là Thông chính phó; thứ ba là Nguyễn Văn Diễn, được phong tặng là Tuyên dực tá lý công thần Thượng bảo tự khanh, tước Tuyên Đạt tử.

Từ khi còn trẻ tuổi, Nguyễn Văn Nghi đã ngày đêm miệt mài đèn sách. Năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554), đời vua Lê Trung Tông mở chế khoa chọn kẻ sĩ, Nguyễn Văn Nghi đã thi đỗ Nhất giáp chế khoa (Bãng nhãn). Từ đó ông bước vào quan trường, giữ chức Hiệu lý Viện Hàn lâm. Thái sư Lượng Quốc công Trịnh Kiểm thấy Nguyễn Văn Nghi “tính đoan chính, cẩn thận, có khuôn phép” nên thường xuyên gọi vào hầu

giảng. Sang đời vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), Nguyễn Văn Nghi được vào giảng cho vua ở toà Kinh Diên, tiếp đó, ông được nắm giữ các chức như: Hộ khoa cấp sự trung, Đông các hiệu thư, Tham chính Nghệ An, Tả thị lang bộ lại, chức Tuyên lực công thần, Đông các học sĩ, tước Phúc Ấm bá. Đến đời vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), Nguyễn Văn Nghi giữ chức Tả thị lang Bộ binh, Tổng ký lực kiêm Tư quân vụ chính dinh. Năm 1580, ông được đổi làm Tả thị lang Bộ lại, nhập thị Kinh Diên kiêm Đông các học sĩ.

Nguyễn Văn Nghi mất năm 1595, thọ 71 tuổi. Trải qua 3 đời vua phụng sự, ông thực sự là “bậc đại khoa, ngôi cao trốn triều trung, được khí

thiêng của trời đất chung đúc, được tôn làm phúc thần. Vinh hoa chồng chất, phúc đức cao dày. Phúc cho nước, phúc cho dân, phúc cho con cháu, phúc cho dòng dõi,… công danh chói lọi, rạng rỡ muôn đời, con cháu được hưởng tiếng thơm lâu dài với dương thế” (Văn bia).

I.3.3.7. Nguyễn Khải (? - 1632)

Nguyễn Khải quê ở Cổ Bôn, nay là xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Ông sinh trưởng trong dòng tộc danh gia thế phiệt ở vùng Đông Sơn thời bấy giờ. Thân phụ là Nguyễn Văn Nghi, đỗ Chế khoa xuất thân năm 1554, và được nắm giữ nhiều chức vụ cao dưới 3 triều vua Lê (Trung Tông, Anh Tông và Thế Tông). Thân phụ ông là bà Lê Thị Nhu, người cùng xã được phong là “tự phu nhân”. Bà sinh được 4 người con (3 trai, 1 gái), Nguyễn Khải là con thứ hai trong nhà.

Theo văn bia, “Nguyễn Khải có tướng mạo khác thường, dáng vẻ

tuấn tú, ngày đêm chăm chỉ học hành. Lớn lên lấy đường kiếm cung làm nên sự nghiệp”. Về công lao huân nghiệp, ông là người “tiên phong đi mọi chốn, một lòng trung thành giúp nhà Lê củng cố gốc nước”. Dưới thời vua

Lê Kính Tông (1600 - 1619), ông được phong “Hiệp mưu dương võ công

thần, Trung quân Đô đốc phủ, phó tướng Đăng Quận công”, rồi thăng lên

1643), ông giữ chức Thái phó, Binh bộ Thượng thư và bậc “Quốc lão tham

dự triều chính”.

Nguyễn Khải có đức nghiệp cao dày với đất nước, quê hương, tiên tổ và con cháu dòng dõi. Ông mất năm Nhâm Thân (1632), là người có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng Quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XVII, được phong là “Thượng đẳng Phúc thần”, được nhân dân lập đền thờ phụng.

I.3.3.8. Lê Hy (1646 - 1702)

Lê Hy sinh năm Bính Tuất (1646), quê ở thôn Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn. Từ nhỏ, Lê Hy đã nổi tiếng là người thông minh học giỏi, sớm đậu kỳ thi Hương (cử nhân). Năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) triều Lê, ông đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân lúc mới 19 tuổi. Vì tuổi còn quá trẻ nên Lê Hy không được bổ làm quan mà phải về nhà để “tu

dưỡng” thêm.

Là người có tài trí mẫn tiệp, nên từ sau khi được bổ làm quan, con đường công danh và sự nghiệp của ông không ngừng thăng tiến. Từ năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) trở đi, ông liên tục được thăng giữ chức Cấp sự Trung bộ Hình, Thị nội tán chi thuỷ bộ binh phiên, Hội đồng Đề hình giám sát ngự sử, Hữu Thị lang bộ Binh, rồi thăng lên Tả thị lang bộ Lễ, Tả thị lang bộ Lại. Năm Quý Dậu (1693), thăng chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình, phụng mệnh trấn thủ tỉnh Cao Bằng tước Lai Sơn nam, đến tháng 9 lại vâng mệnh đi sứ Trung Quốc 3 năm. Năm Mậu Dần (1698), thăng chức Thượng thư bộ Binh, đặc tiến phong Kim tử Vinh lộc đại phu, Tham tụng Thượng thư bộ Lại, kiêm Trưởng Thượng thư 6 bộ, Trung Thư giám, Tổng tài quốc sử, tước Lai Sơn bá.

Lê Hy không chỉ là một nhà chính trị có quyền cao chức trọng vào bậc nhất lúc bấy giờ, mà còn là một nhà thơ với 6 bài được tuyển chép trong tập “Toàn Việt thi lục”. Trên cương vị là Tổng tài Quốc sử, Lê Hy đã

đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành bộ Quốc sử “Đại Việt sử ký toàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(230 trang)
w