cư dân, được ghi rải rác trong các thần phả, thần tích, có khi ở các đình, chùa, đền, miếu cũng có truyền thuyết về sự tích xây dựng,… Trong các truyện kể dân gian, tiêu biểu là truyện:
“Núi Quảy, sông Cày”. Truyện kể về một chàng trai với sức khoẻ lạ thường đã vào rừng Nưa thuần phục được con voi chéo ngà, chặt một cây gỗ lim xanh nghìn tuổi làm đòn gánh, gánh hai ngọn núi đặt chỗ khác. Chàng còn dùng cây gỗ lim làm cày, voi chéo ngà làm trâu cày một đường dài thành sông – sông Cày.
Sự tích núi Vọng phu. Truyện kể về người vợ thương nhớ chồng, cứ
chiều chiều lại bồng bế đàn con lên núi ngóng chờ chồng và lâu ngày mẹ con đều hoá đá. Dân gian gọi hòn đá có hình dáng giống người trên đỉnh núi An Hoạch là Hòn vọng phu.
Vợ chồng anh Kình. Truyện kể về hai vợ chồng anh Kình khảng
khái lên trời hỏi kiện, nhưng bị Trời từ chối không gặp. Cuối cùng, người chồng bị ốm nặng, người vợ phải đi xa tìm thuốc cho chồng. Khi về đến nhà thì thấy chồng bị tướng Hổ lén giết hại, vợ Kình lên Trời bắt đền. Trời cho hai vợ chồng biến thành núi Kim Đồng và Ngọc Nữ để họ mãi mãi bên nhau.
Trương Ba đánh cờ. Xưa ở xứ Bồ Lồ (nay thuộc xã Đông Thanh),
có người tên là Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Một hôm, có một cụ già đến xin đánh cờ cùng Trương Ba. Trương Ba bị thua, ông già hẹn năm sau cứ đến ngày 18 tháng 8 thì đến chơi cờ. Nhưng không bao giờ thấy ông trở lại. Người ta cho rằng ông lão đó là Đế Thích.
Ông đồ Bôn hay chữ. Truyện kể về ông đồ làng Cổ Bôn hay chữ,
khéo đối đáp nên đã cưới được cho cháu trai ngu dốt của mình một cô vợ dịu hiền nết na, xinh xăn nhất vùng.
Ba mươi tuổi mới đi học mà đỗ Hoàng giáp. Chuyện kể về Lưu
Ngạn Quang là con trai của một gia đình nghèo, phải đi làm thuê, đi buôn nhưng vẫn không đủ sống. Khi đó gặp được người con gái khuyên bảo, Lưu Ngạn Quang quyết chí vừa đi làm thuê vừa đi học. Đến năm ba mươi
tuổi, nhà vua mở kỳ thi, ông thi đỗ Hoàng Giáp, Khoa Tân Sửu, năm 1481, đời vua Lê Thánh Tông.
- Phương ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ.
Là những nhận thức, kinh nghiệm của cư dân Đông Sơn về thiên nhiên, lịch sử, xã hội và con người đã được sàng lọc qua thời gian. Có thể nói, đó là tấm gương phản ánh theo cách dân gian về thiên nhiên, lịch sử con người ở trực tiếp vùng quê Đông Sơn.
+ Phương ngôn, ngạn ngữ. Là những câu tiêu biểu chỉ địa danh, sản vật và danh nhân quê hương:
“Buôn bông là xã Làng Đà
Dệt cửi trong nhà là xã Bến Quan Nấu rượu là xã Làng Chan Cử nhân tiến sĩ thì sang Phúc Triền
Bánh đúc đỗ lộn (lẫn) cháo chiên
Củ từ khoai nướng đưa viền (về) Quỳnh Bôi”…..
+ Tục ngữ.
Về thời tiết: - Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng. - Gió đông là chồng lúa chiêm, Hiu hiu gió bắc là duyên lúa mùa…..
Về đời sống, sinh hoạt:
- Bên thẳng thì bên phải chùng Hai bên đều thẳng thì cùng đứt dây.
- Chim tham ăn sa vào mồi lưới, Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu. …..
- Ca dao.
Ca dao nơi đây không chỉ đề cập đến tên đất, tên làng của vùng đất này mà còn cho ta thấy thấp thoáng trong đó đời sống kinh tế, các hoạt động văn hoá - xã hội mang đậm dấu ấn của cư dân Đông Sơn.
+“Năm làng bắt mái chèo bơi
Chèo từ làng Phú tới nơi làng Hồng Nức lên như cánh chim tung Năm làng, năm lá cờ chung cột lèo
Trên bờ trống thúc, người reo
Dưới sông dô huậy tiếng chèo lanh lanh”.(1)
+“Làng Nhồi đục đá, nung vôi
Hương Bào trồng cải cho người ta mua. Lấy chồng làng Rủn làm quan,
Ngã năm Tuyên Hoá đốt than nhọc nhằn” (2)…..
- Dân ca.
Đông Sơn là một vùng dân ca nổi tiếng của xứ Thanh mà trung tâm là vùng Đông Anh (nay là một xã trong huyện Đông Sơn). Dân ca Đông Anh mang nội dung phong phú, trữ tình
Trong dân ca Đông Sơn nói chung, thể loại hát đối đáp(3) giữa nam và nữ, hay còn gọi là hát trao duyênrất phổ biến. Đây là một hình thức sinh hoạt “văn nghệ” phổ biến trong các làng xã trong những đêm trăng thanh, gió mát; trong các lễ hội,… tạo nên một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của Đông Sơn.
Mở đầu cuộc hát trao duyên là những lời giới thiệu làm quen: “Phượng hoàng chắp cánh bay qua
Thấy cây tươi tốt liền xà xuống chơi”
Tiếp theo nội dung hát ngoài thăm hỏi về quê quán, gia đình, chủ yếu là hỏi thăm về tình duyên đã được ước hẹn hay chưa:
“Đã mời không lẽ không vào
Sông sâu chẳng biết có sào cắm chưa? Biết anh là ở mô đây ?