Dẫn theo Khảo sát Văn hoá truyền thống Đông Sơn, Nxb KHXH, Hà Nội.1988.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 32 - 34)

Cớ sao lại hỏi sông này sâu nông, Phận em là gái chưa chồng

Làm chi mà biết nông sâu thế nào?” ….

Sau đó là những nội dung hát mang tính chất thử tài đối đáp. Thường bên nữ hát trước, nam hát sau. Mỗi bên hát một câu cùng một đề tài: “Trèo lên chót vót ngọn sồi

Anh bao nhiêu tuổi mà đòi lấy em? Trèo lên chót vót ngọn chanh,

Em hai mươi tuổi lấy anh cũng vừa”. …

Trước lúc chia tay, hai bên lại hát những câu đầy bâng khuâng lưu luyến, hẹn ngày gặp lại, dặn dò, thề thốt:

“Chàng đà có dạ sắt son

Thiếp đâu có dám thiệt hơn những lời Xin chàng hãy tạm trở lui

Nước non còn đó, còn lời thuỷ chung”.

Ngoài dân ca Đông Anh, ở Đông Sơn còn có các làn điệu hát ru, hát cửa đình rất phong phú.

- Trò diễn dân gian.

Là nét đặc sắc trong kho tàng văn hoá dân gian truyền thống Đông Sơn. Là một huyện đồng bằng trung tâm của Thanh Hoá, ở Đông Sơn nghề nông là nghề cơ bản. Vậy nên, nội dung của các trò diễn dân gian Đông Sơn cơ bản là phản ánh đời sống sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhà nông, phản ánh phong tục, lịch sử, đời sống xã hội,…

Trung tâm trò diễn nổi tiếng là Lễ hội Nghè Sâm và lễ hội Cổ Bôn. Gồm có các trò diễn tiêu biểu sau: Trò Xiêm Thành. Là trò múa theo nhịp trống có mặt nạ, không có lời ca chỉ có vài lời thoại để đưa đẩy cho hành động; Trò múa đèn. Là một tổ khúc rất nổi tiếng. Đội múa gồm có 12 người, đèn dầu được thắp sáng và đội lên đầu, vừa hát, vừa múa; Trò Tô

vừa múa vừa hát; Trò Tiên cuội, có các vai diễn gồm 12 tiên nữ và 1 chú cuội; Trò Trống mõ. Trò rất dài, như một vở kịch, lời thoại nhiều hơn hát (chủ yếu là đối đáp giữa Trống và Mõ), sử dụng rất nhiều làn điệu khác nhau. Nhạc cụ đệm là trống và mõ; Trò Hà Lan (còn có tên gọi là trò Huê Lang, Hoa Lang). Trò này hoá trang rất công phu. Lời ca trò Hà Lan có nhiều câu chúc vua, quan, chúc cuộc sống an bình, âm điệu khoẻ và nhịp nhàng; Trò Thiếp. Nội dung biểu diễn là lời đối thoại giữa Tín chủ và thầy cả. Nhạc đệm có trống lớn, trống con, thanh la,.. Các làn điệu gồm: hát chúc, hát chầu văn, làn thỉnh,…; Trò “Đấu cờ người”, được tổ chức ngay trên sân đền Đế Thích. Mỗi làng chọn ra một đội gồm 16 người, trọng tài là một người cao tuổi có tiếng là cao cờ và có uy tín trong làng. Đội được nhất thì thưởng một tấm lụa tốt và một quan tiền. Trong suốt quá trình diễn ra đánh cờ người ta vừa đánh cờ vừa hát.

Ngoài ra, còn có các trò như trò Thuỷ; trò ngô; trò Hùm; trò Tú

Huần; ….

1.3.1.2. Văn học viết.

Mỗi nền văn học, văn hoá của một đất nước thường bao gồm những thành tựu tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước. Huyện Đông Sơn với những thành tựu văn học riêng có của mình, cũng đã góp một phần để chung đúc thành tinh hoa cho nền văn học, văn hoá nước nhà.

Về sử học. Đông Sơn có Lê Hy (1), là một trong những sử gia có nhiều đóng góp quan trọng cho Quốc sử quán Việt Nam . Theo lời Tựa Đại

Việt sử ký toàn thư do chính Lê Hy viết năm1697, niên hiệu Chính Hoà thứ

18 thì nhà vua đã có sắc chỉ sai Lê Hy cùng 12 người nữa “khảo đính sử cũ, chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy. Về thế thứ, phàm lệ niên biểu, hết thảy đều theo như trước đã thuật. Lại sưu tầm sự tích cũ, tham khảo các dã sử, biên chép từ Huyền Thông Mục hoàng đế niên hiệu Cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 32 - 34)