Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tuyển chọ n lược thuật, Nxb KHXH, 1992 5 Xem chi tiết ở Chương 2 và 3 của Luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 36)

Tiêu biểu có bia Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn, khắc năm Đại Nghiệp thứ 14 (618) nhà Tuỳ, là bia sớm nhất được đặt tại xã Đông Minh, huyện Đông Sơn. Và bia muộn nhất có niên đại thập kỷ 40 của thế kỷ XX, tiêu biểu là Viễn Chiếu tổng Văn chỉ bi ký, tạo năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thuộc xã Đông Phú, huyện Đông Sơn. Với lịch sử trải dài đến trên 13 thế kỷ tồn tại, văn bia huyện Đông Sơn đã góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu các vấn đề về lịch sử, địa lý, tín ngưỡng, ngôn ngữ,… của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của Đất nước nói chung.

Về thơ, huyện Đông Sơn cũng những tác phẩm thơ đề vịnh thiên

nhiên của thi nhân Đông Sơn, như Nguyễn Mộng Tuân (1) vịnh mai lan cúc trúc,… Nhưng nhìn chung là không nhiều lắm.

Về Phú, Nguyễn Mộng Tuân còn là một trong những “phú gia” viết

phú rất tài hoa, là một tác gia quan trọng góp phần làm nên nét đặc sắc của phú thời Lê Sơ. Phú của ông mang xu hướng ngợi ca - ngợi ca chiến công đánh đuổi giặc Minh xâm lược dành được độc lập dân tộc, ngợi ca sự nghiệp cứu nước, dựng cơ đồ cùa Lê Lợi.

Trong số các “phú gia” kiệt xuất, Nguyễn Mộng Tuân của Đông Sơn có số lượng bài phú nhiều nhất với 41 bài, trong đó không dưới 10 bài trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cuộc kháng chiến, ngợi ca, hoặc nêu gương, cỗ vũ cho việc xây dựng đất nước sau hoà bình: Lam Sơn phú, Lam Sơn giai khí phú (Phú khí tốt đất Lam Sơn), Nghĩa kỳ phú (Phú cờ nghĩa), Tẩy binh vũ phú (Phú trận mưa rửa vũ khí), Xuân đài phú (Phú đài xuân), Hậu Bạch Đằng giang phú (Bài phú viết sau về sông Bạch Đằng), Kim giám lục phú (Phú ghi tên gương sáng), Quân chu phú (Phú khuyên vua), …. Cũng

như các tác giả cùng thời, ông khai thác ý tưởng “địa linh nhân kiệt” để ca ngợi nơi phát tích Lam Sơn và căn cứ địa Chí Linh, nhưng cũng chính là để ca ngợi con người đã khơi dậy từ đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(230 trang)
w