Tiếng địa phương: “ngán” là xa, “ngưn” là gần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 26 - 29)

Trong lễ hội nghè Sâm, trung tâm của phần hội là sự công diễn các diễn trò của các làng xã sau khi đã được Hội đồng hàng tổng và đại biểu của các làng về khảo trò lựa chọn, trở thành một lễ hội lớn trong vùng, thu hút nhân dân khắp nơi trong huyện Đông Sơn và các vùng lân cận tấp nập kéo về Viên Khê xem hội. Sân khấu để diễn trò là sân Nghè Sâm.

Các trò diễn trong Lễ hội Nghè Sâm tiêu biểu như các trò: Xiêm Thành (không có lời ca, chỉ có vũ điệu); Tô Vũ (múa theo trống phách); Múa đèn (12 cô gái đầu đội đèn, hai tay cầm 2 đèn vừa múa vừa hát). Các trò có lời ca có trò: Tiên Cuội (12 nàng tiên cùng chú Cuội vừa múa hát vừa diễn); trống mõ (gồm 4 nhân vật: Trống, Mõ, mẹ Mõ và cu Nhớn); trò Hà Lan (múa hát, chúc tụng); trò Thiếp (đánh đồng thiếp, hát các bài thỉnh, bài sai); trò Thuỷ (trò rước nước, hát các điệu chèo cạn, chèo đua);…

Trong Lễ hội còn có các trò diễn mang đậm dấu ấn của các làng xung quanh khu vực Nghè Sâm như các trò: Chạy gậy của làng Đại Từ, Ngọc Lậu (xã Đông Thịnh); Tô Vũ chăn dê; múa Lào; Đường Tăng thỉnh kinh của làng Cáo;…

- Lễ hội Cổ Bôn.

Cổ Bôn, xưa có tên gọi là Kẻ Bôn, gồm có 4 làng: Ngọc Tích, Phúc Triền, Kim Bôi và Quỳnh Bôi (gọi chung là Tứ Bôn), nay là xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Đây được xem là nơi lưu giữ một kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian đặc sắc.

Cổ Bôn có 4 làng, mỗi làng có một vị thành hoàng riêng (Thành hoàng làng Ngọc Tích thờ Đế Thích, hiệu là Đức Thánh Cả; Thành hoàng làng Phúc Triền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi; Thành hoàng làng Kim Bôi thờ Đăng Quận công Nguyễn Khải, là con trai của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi; Thành hoàng làng Quỳnh Bôi thờ “Hắc

Bạch Đại vương” - thờ con cáo trắng và đám mây đen)

Tập tục tế lễ ở Cổ Bôn được tiến hành thành một chuỗi từ gia đình đến họ hàng, làng nước.

Phần lễ được tiền hành như sau:

+ Lễ Triều quan. Vào sáng ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch, các vị trong hội Tư văn tứ xã, khăn áo chỉnh tề tập trung ở nhà Thánh làm lễ Đức Khổng Tử và thất thập nhị hiền. Sau đó cử từ 10 đến 12 người mặc áo thụng xanh hoặc đen, đội mũ tế, đi giày tế đến tận gia đình những vị đỗ đại khoa để cúng lễ các vị ấy, như: Hoàng giáp Lưu Ngạn Quang, đỗ năm 1481, chức Tả Thị lang; Tiến sĩ Lê Khả Trù, đỗ năm 1628, chức Hộ khoa đô

cấp sự trung; Thám hoa Thiều Sĩ Lâm, đỗ năm 1670, chức Tham chính sự;

Tiến sĩ Lê Khả Trịnh, đỗ năm 1676, chức Hiến sứ;…

+ Lễ khảo học trò (khảo thí) vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch. + Lễ giỗ chung cả làng ngày 19 tháng Giêng âm lịch. Đó là giỗ chung những người bị giặc sát hại cùng một ngày, cùng với những vong linh 5 đời không ai thờ cúng, người không có hậu tự.

+ Mở hội tế làng Cổ Bôn ngày 20 tháng Giêng. Trước đó, chiều ngày 19 tháng Giêng, cả bốn làng đều rước kiệu đưa bốn vị thành hoàng đến áng tế. Cuộc rước kiệu diễn ra rất trang Nghiêm, lộng lẫy cờ lọng nhưng cũng rất tưng bừng, rộn rã của tiếng trống chiêng và bát âm.

Áng tế được xây dựng thành 2 cấp: nền cấp cao đặt bệ thờ bốn vị Thành hoàng của bốn làng; Nền cấp thấp, chính giữa là sân tế lễ. Hai bên là hai hàng chiếu ngồi của các quan viên, nha môn, văn trưởng, hương lão. Trong đó, Nha môn và văn trưởng của 4 làng chủ việc tổ chức và điều khiển Lễ hội.

Sáng ngày 20 tháng Giêng, sau khi kiệu và các lễ phẩm đã chuẩn bị xong, đặt đúng vị trí quy định thì Nha môn mới mời các quan viên, tư văn, hương lão vào chiếu ngồi theo một quy định rất cụ thể.

Các tế quan gồm 4 Bồi tế, 2 Đông và Tây xướng, 1 chuyển chúc, 1 đọc chúc đều là Tư văn cử ra; còn chủ tế bao giờ cũng là Lý trưởng.

Trình tự cuộc Đại tế cũng giống các nơi. Tế xong, mọi người vẫn ngồi tại chỗ. Một vị đại diện hàng quan viên (có hàm lục phẩm trở lên và

hưu quan tại làng) ngân nga cao giọng cất tiếng hỏi về tình hình mùa màng, sưu dịch, giá cả. Tiếp sau, một vị Nha môn (phải là Lý hương đang làm việc), Tư văn (Văn trưởng) nhắc lại câu hỏi trên. Sau cùng, một vị đại diện hội hương lão đứng lên trả lời theo đúng tình hình của làng trong năm qua. Qua đó, quan viên nghị định để chọn lấy một trong ba chữ Thượng - Trung hoặc Hạ để quyết định việc mở hội diễn trò.

Mùa màng tươi tốt, xóm làng yên bình quan viên thông ra chữ Thượng, hoặc chữ trung thì dân các làng chuyền nhau, vỗ tay reo hò.

Phần hội. Trong lễ hội Cổ Bôn có các trò diễn như sau: 1. Trò đánh

cờ; 2. Trò Tiên cuội; 3. Trò Thuỷ phường; 4. Trò Ngô phường; 5. Trò Lan Phường; 6. Trò Lăng ba khúc. Trò diễn trên sân áng tế kéo dài 5 - 7 ngày. Suốt thời gian hội hè, các gia đình đón khách, tiếp đãi; nhà thờ các bậc đại khoa hương đèn không tắt, các cuộc yết lễ ở 4 đền thờ ở 4 làng cũng liên tục diễn ra tuỳ theo các làng.

Nhìn chung, Lễ hội truyền thống Đông Sơn cùng với các trò diễn phán ánh nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày cũng như tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Có thể nói, lễ hội Nghè Sâm và Cổ Bôn là một nét đặc sắc trong lễ hội dân gian vùng Đông Sơn.

1.3. Văn học - Giáo dục

1.3.1. Văn học dân gian và Văn học viết.

1.3.1.1. Văn học dân gian.

Văn học dân gian Đông Sơn là một bộ phận của dòng văn học dân gian Thanh Hoá. Nó xuất hiện trước khi có chữ viết và song hành cùng với văn học thành văn. Các thể loại văn học dân gian được lưu hành trong cả nước đều được bắt gặp ở đây, như thơ ca dân gian (tục ngữ, ca dao, dân ca, …) và văn xuôi dân gian.

- Truyện kể dân gian (1). Gồm có các loại chủ yếu như: Thần thoại, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… được truyền tụng trong các thế hệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Trang 26 - 29)