1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp

82 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 588,62 KB

Nội dung

Vì vậy, hiệu quả trong công tác quản trị tài sản ngắn hạn ảnh hưởng trựctiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh, quyết định tới lãi lỗ của doanh nghiệp.. Từ đó cho thấy việc đưa ra các giải

Trang 1

i

HỌC VIỆN NGÂN

HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo LyLớp: K18TCD

H B

I

IIEJialE∕r31E⅞] ∣ Eil⅛⅛

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN

HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

B

1

1 B B

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU B

HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG ⅛B

B B

I

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo LyLớp: K18TCD

Khóa học: 2015 - 2019

Mã sinh viên: 18A4010322

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Tuyết Lan

B

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

B

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất đến Cô giáo - Th.S Nguyễn Thị Tuyết Lan, người đã tận tình hướng dẫn vàgiúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàngcùng các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình em học tập tại Học viện Ngân hàng.Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học và nghiện cứu tại Học viênNgân hàng không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận tốtnghiệp mà còn là hành trang quý báu để em phát triển sự nghiệp bản thân và cốnghiến cho xã hội

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các anh chị cán bộnhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp ViệtCường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ em thực tập, học hỏi thêm nhữngkiến thức thực tế để hoàn thành bài khóa luận này

Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và trình độ của bản thân, bàikhóa luận của em không tránh khỏi những điểm còn thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thảo Ly

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân tự thực hiện có sự hỗtrợ từ Giảng viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu củangười khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp được sử dụng trong khóa luận là có nguồngốc và được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP 3

2.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.2.1 Khái niệm về tài sản ngắn hạn 3

2.2.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn 3

2.2.3 Phân loại tài sản ngắn hạn 4

2.2.4 Vai trò của tài sản ngắn hạn 6

2.2.5 Đặc điểm luân chuyển của tài sản ngắn hạn 6

2.3 QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 7

2.3.1 Nội dung quản trị tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 7

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn 22

2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN 24

2.4.1 Các nhân tố khách quan 24

2.4.2 Các nhân tố chủ quan 26

PHẦN 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 SỐ LIỆU SỬ DỤNG 30

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

PHẦN 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG 31

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG 31

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG 31

Trang 6

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 32

1.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 32

1.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY 37 1.2.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty 37

1.2.2 Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty 41

1.2.3 Chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả quản trị tài sảnngắn hạn của công ty 60

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN, KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG 62

2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG 62

2.1.1 Những kết quả đạt được 62

2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 62

2.2 Chiến lược và định hướng phát triển trong thời gian tới 64

2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn 65

2.3.1 Công ty cần phải xây dựng cho mình các chỉ tiêu để xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý 65

2.2.2 Công ty cần có các giải pháp nâng cao doanh thu, giảm giá các loại chi phí 66

2.2.3 Công ty cầnphải hoàn thiện hơn công tác quản trị vốn bằng tiền 67

2.2.4 Công ty cầnphải hoàn thiện hơn công tác quản trị khoản phải thu .68

2.2.5 Công ty cầnphải hoàn thiện hơn công tác quản trị hàng tồn kho 68

2.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69

PHẦN 5: KẾT LUẬN 71

Trang 7

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

Trang 8

Bảng Trang

Bảng 4.1: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai

Bảng 4.9: Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của công ty giai đoạn

Bảng 4.12: Hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ.

DANH MỤC BẢNG.

Trang 9

Biểu đồ Trang

Biểu đồ 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thương mại và

Biểu đồ 4.2: Ket quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.

Trang 10

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong thời đại nền kinh tế thị trường hiện tại, để đứng vững trên thị trường cạnhtranh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các công ty luôn phải cố gắng hoànthiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý Nhìn chung, các công

ty thương mại và dịch vụ tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn vì vậy việc quản trị tàisản ngắn hạn luôn là một vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp cần quan tâm

Đối với công ty TNHH Việt Cường tài sản ngắn hạn chiếm phần đa trong tổng

số tài sản Vì vậy, hiệu quả trong công tác quản trị tài sản ngắn hạn ảnh hưởng trựctiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh, quyết định tới lãi lỗ của doanh nghiệp Tuynhiên trong giai đoạn 2016 - 2018 do nhiều yếu tố tác động, do nhiều nguyên nhânchủ quan và khách quan mà công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả trong công tác quảntrị tài sản ngắn hạn

Nhận thức được sự quan trong đó nên trong thời gian thực tập tại công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường cùng với sự giúp đỡ tận tìnhcủa cô giáo Ths Nguyễn Thị Tuyết Lan và các nhân viên trong phòng tài chính kếtoán của công ty cùng với những kiến thức được học tại trường Học viện Ngân

Hàng em đã chọn đề tài “ Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị tài sản

ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường” làm đề tài khóa luận của mình.

2 Tính mới của đề tài.

Mặc dù đề tài về quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty là một vấn đề rất phổ biếntuy nhiên với mỗi công ty lại có một đặc điểm, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanhkhác nhau Hơn nữa, giai đoạn 2016 - 2018 là một giai đoạn gần đây nhất, thêm vào

đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp ViệtCường lại chưa hề có một công trình nào nghiên cứu

3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu: Quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữuhạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường

Trang 11

Không gian nghiên cứu: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụtổng hợp Việt Cường.

Thời gian nghiên cứu: Thực hiện phân tích số liệu 3 năm từ 2016 đến 2018.Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các phạm trù liên quanđến tài sản ngắn hạn

4 Ket cấu của đề tài

Nội dung khóa luận gồm 5 phần:

Phần 1: Lời mở đầu

Phần 2: Tổng quan chung về quản trị tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp

Phần 3: Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Phần 4: Kết quả hoạt động quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữuhạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường

Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động, tình hình quản trị tài sản ngắn hạntại công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường.Chương 2: Đánh giá kết quả công tác quản trị tài sản ngắn hạn và kế hoạch, giảipháp quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch

vụ tổng hợp Việt Cường

Phần 5: Kết luận

Trang 12

PHẦN 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN

TẠI DOANH NGHIỆP.

2.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển bền vững thì phải có tiềm lực nhất định về tài chính, mà tiềm lực về tài sảnngắn hạn luôn đóng vai trò quan trọng Tại mỗi doanh nghiệp, tương ứng với mỗilĩnh vực hoạt động kinh doanh thì có cơ cấu về nguồn tài sản ngắn hạn khácnhau.Việc quản trị tài sản ngắn hạn trong mỗi công ty là khác nhau Việc quản lýkhông tốt tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanhnghiệp Từ đó cho thấy việc đưa ra các giải pháp quản trị tài sản ngắn hạn đúng đắn

là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1 Khái niệm về tài sản ngắn hạn.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản ngắn hạn, tuy nhiên, theo PGS.TSLưu Thị Hương (2013), giáo trình “tài chính doanh nghiệp” NXB Đại học Kinh tếQuốc Dân, Hà Nội, trang 214-215 nêu rõ “ Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lànhững tài sản thuộc quyền sỡ hữu và quản lý của doanh nghiệp có thời gian sửdụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm Tàisản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư,hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu Cũng như tài sảndài hạn, tài sản ngắn hạn là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.Trong lĩnh vực sản xuất tài sản ngắn hạn được thể hiện dưới hình thái như nguyênvật liệu, vật đóng gói hay phụ tùng thay thế Trong lĩnh vực lưu thông nó tồn tạithay thế luân phiên cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trìnhsản xuất được tiến hành liên tục”

2.2.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện quacác khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của tài sản ngắn hạn được chuyển hóatoàn bộ vào giá trị của sản phẩm khi kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hình thái tài sản ngắn hạn ban đầu là tiềnđược chuyển hóa sáng hình thái vật tư nguyên vật liệu sau đó sản xuất ra sản phẩm

dở dang, rồi trở thành sản phẩm hoàn thiện, thành phẩm và đem bán ra thu đượcbằng tiền:

T-H-SX-H’-T’ Đối với các doanh nghiệp thương mại, hình thái sản ngắn hạnT-H-T’, tài sản ngắn hạn vận động nhanh hơn so với các doanh nghiệp sản xuất, từhình thái ban đầu là tiền rồi chuyển sang hình thía hàng hóa khi doanh nghiệp thumua, đem bán hàng hóa và thu về thành tiền

Tài sản ngắn hạn là một phần không thể thiếu và được luân chuyển thườngxuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì hoạt động sản xuấtkinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn Chính vì vậy TSNH có những đặcđiểm sau:

+ TSNH có tính thanh khoản cao nên đáp ứng được khả năng thanh toán củadoanh nghiệp

+ TSNH là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh nên nó vận động và luânchuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh

+ TSNH dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ dễ dàng mà khôngchịu chi phí lớn

+ TSNH chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh, toàn bộ giá trị TSNH đượcthu hồi khi kết thúc chu kỳ kinh doanh

+ Các khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn thường có thể hủy bỏ bất cứ thời điểmnào mà không tốn kém quá nhiều chi phí Điều đó là do TSNH phải đáp ứng nhanhchóng sự biến động của doanh số và sản xuất Đổi lại , TSNH thường chịu sự lệthuộc khá nhiều vào những giao động mang tính mùa vụ và chu kỳ trong kinhdoanh

2.2.3 Phân loại tài sản ngắn hạn

Việc phân loại TSNH tùy thuộc vào mục tiêu của nhà quản lý Có hai tiêu thứcphân loại chủ yếu thường được sử dụng đó là phân loại theo hình thái biểu hiện vàtheo vai trò của TSNH trong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên công ty chọncách phân loại như sau:

Trang 14

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ, tiền gửi

ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền

Các khoản tương đương tiền: là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao

(các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hay đáo hạn không quá 3 tháng) cókhả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền nhất định mà không có nhiều rủi

ro trong quá trình chuyển đổi thanh tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn như tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cáckhoản dự phòng đầu tư ngắn hạn, cho vay và đầu tư ngắn hạn khác có thời hạn thuhồi vốn sau một chu kỳ kinh doanh

Các khoản phải thu: bao gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu về việc

trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, khoản tạm ứng cho nhân viên, các khoảnthế chấp ký quỹ ký cược, các khoản phải thu khác

Để thắng lợi trong sự cạnh tranh giữa các đối thủ, ngoài các yếu tố như chấtlượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ là một trong nhưng yếu tố quan trọng không kém làcác chính sách tín dụng thương mại Có thể nói, hoạt động tín dụng thương mại cóảnh hướng tương đối lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Hàng tồn kho: bao gồm nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành

phẩm và sản phẩm hoàn thành

Nguyên nhiên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc

tự chế biến, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc đang còn dở dang trongquá trình sản xuất gia công, chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trìnhcông nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải giacông chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm

Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạntrong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho haychuyển giao để tiếp tục chế biến thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài.Sản phẩm hoàn thành là sản phẩm sẵn sàng đưa vào để bán

Trang 15

Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, tạm

ứng, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạnkhác

2.2.4 Vai trò của tài sản ngắn hạn.

TSNH đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững củadoanh nghiệp Dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũngcần phải có TSNH để thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cungcấp dịch vụ của mình

TSNH giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục từ khâu nhậpnguyên liệu, sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm

TSNH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắnhạn cho doanh nghiệp Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuấthiện dấu hiệu rủi ro tài chính Do vậy, TSNH được sử dụng và quản lý tốt sẽ đảmbảo được khả năng thanh toán nợ cho doanh nghiệp, từ đó tăng uy tín của doanhnghiệp trong mắt đối tác và khách hàng

TSNH có thời hạn luân chuyển ngắn, tính thanh khoản cao nên đáp ứng đượckhả năng thanh toán của doanh nghiệp

2.2.5 Đặc điểm luân chuyển của tài sản ngắn hạn.

Trong doanh nghiệp, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sảnngắn hạn dịch chuyển toàn bộ và một lần vào giá trị sản phẩm Chính vì vậy tài sảnngắn hạn chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi kết thúc chu kỳ sẽhoàn thành một vòng luân chuyển Ngoài ra, trong quá trình luân chuyển ngày, tàisản ngắn hạn liên tục thay đổi hình thái Trong doanh nghiệp sản xuất, sự thay đổinày được thể hiện qua chu trình: T-H-SX-H’-T’ Mở đầu chu trình sản xuất kinhdoanh, tài sản ngắn hạn có hình thái tiền tệ sau đó chuyển sang hình thái nguyên vậtliệu dự trữ Qua quá trình sản xuất, các nguyên vật liệu dự trữ thành phẩm hay bánthành phẩm Kết thúc quá trình này, khi tiêu thụ được thành phẩm, tài sản sản ngắnhạn quay trở về hình thái ban đầu Đối với doanh nghiệp thương mại, quá trình nàygồm: T-H-T’ Tài sản ngắn hạn cũng có hình thái ban đầu là tiền tệ, sau đó chuyểnsang hàng hóa và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ Như vậy, có thể nói tài sản

Trang 16

ngắn hạn luôn tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thôngqua sự vận động thường xuyên và thay đổi các hình thái.

2.3 QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP.

Giá trị TSNH thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp.Đây cũng là loại tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinhdoanh Do đó việc quản trị TSNH có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động củadoanh nghiệp Nếu không hoạch định và kiểm soát một cách thích hợp các loạiTSNH có thể dẫn đến thất bại trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanhnghiệp

2.3.1 Nội dung quản trị tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.

TSNH trong doanh nghiệp tồn tại dứoi nhiều hình thức khác nhau, trong đó tiềnmặt, khoản phải thu và hàng tồn kho là ba bộ phận quan trọng nhất.Do đó, quản trịtiền mặt, quản trị khoản phải thu và quản trị hàng tồn kho chính là những nội dungchủ yếu trong công tác quản trị TSNH của doanh nghiệp

a Quản trị tiền mặt.

- Sự cần thiết của quản trị tiền mặt.

Tài sản bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp, tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải cólượng tiền tương ứng để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạngthái bình thường

Tài sản bằng tiền là một tài sản đặc biệt có tính linh hoạt cao Trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp việc gửi tiền là cần thiết nhưng việc giữ tiền mặt phục

vụ cho kinh doanh cũng đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như giúpcho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủđộng trong các hoạt động thanh toán, chi trả

Quản lý tốt tiền mặt sẽ giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanhtoán, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch hằng ngày như mua sắm vật tư hàng hóa,thanh toán các khoản chi phí cần thiết, Nếu doanh nghiệp không giữ tieng mà chỉgiữ các tài sản khác thì các chi phí giao dịch có thể rất cao, hơn nữa lại mất nhiều

Trang 17

thời gian cho một giao dịch kinh doanh thông thường vì các tài sả khác có tínhthanh khoản thấp hơn.

Dòng tiền ra vào của doanh nghiệp đôi khi không thể dự đoán trước được Dovậy, doanh nghiệp cần phải giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho các nhucầu ngẫu nhiên, không xác định được trước Khi mua hàng hóa, dịch vụ nếu có đủtiền mặt doanh nghiệp có cơ hội thu được các khoản chiết khấu làm tăng khả năngthanh toán nhanh của doanh nghiệp Duy trì tốt các chỉ năng thanh toán ngắn hạntạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh

- Mục tiêu của quản trị tiền.

Tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong doanh nghiệp Một mặttiền giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, phòng ngừa rủi ro, nhưngmặt khác nó lại là loại tài sản không hoặc gần như không sinh lời Việc giữ tiền ởmức độ bao nhiêu là hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa tránh ứ đọngvốn, giảm hiệu quá sử dụng vốn cho doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trongcông tác quản trị tài chính doanh nghiệp Chính vì vậy mục tiêu quan trọng củaquản trị tiền mặt là phải đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhucầu thanh toán của doanh nghiệp đồng thời phải tối thiểu hóa chi phí lưu giữ tiềnmặt (giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái, tối ưu hóa việc đi vayngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời)

- Nội dung của quản trị tiền mặt.

Thiết lập mức dự trữ tiền tối ưu: Việc xác định mức tồn trữ tiền mặt có ý nghĩaquan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt trong lỳ,tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán Giữ được uy tín với nhà cung cấptạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh tốt, tạo khả năng thuđược lợi nhuận cao

Khi thiết lập mức dự trữ tiền mặt cho doanh nghiệp mình mỗi doanh nghiệp cầncăn cứ vào quy mô kinh doanh để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệpluôn ổn định Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như: Sử dụng

mô hình EOQ, Miller-orr, hoặc có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế

Trang 18

Mô hình quản lý tiền mặt EOQ :

Trong đó :

M* : Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu

i: Lãi suất

Mô hình này cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dưbình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứng khoán nhỏ hơnnhưng với tần suất bán nhiều hơn ( nghĩa mà M* thấp hơn) Mặt khác nếu giá phảitrả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nên nắm giữ một số tiền mặtlớn hơn

Mô hình Miller - Orr.

Xác định tiền mặt giới hạn dưới, theo mô hình Miller -Orr, khoảng giao độngcủa tiền (d) và tiền mặt giới hạn trên của (H*) được xác định như sau:

Khoảng giao động của tiền : d = 3√~^b

Tiền mặt giới hạn trên: H* = Z* + 2 d = 3Z* - 2L

Biểu đồ 1.1 : Mô hình Miller - Orr

Trong đó:

F là chi phí giao dịch khi chuyển chứng khoán thanh khoản thành tiền

T là tổng nhu cầu sử dụng tiền

Trang 19

Vb là phương sai của thu chi ngân quỹ

Sử dụng mô hình Miller - Orr nhà quản trị tài chính cần phải thực hiện 4 bước:Bước 1: Xác định tiền mặt giới ạn dưới (L)

Bước 3: Xác định lãi suất (K)

Bước 4: Xác định chi phí giao dịch của việc mua hoặc bán chứng khoán thanhkhoản (F)

Quản lý tiền mặt dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán,khả năng dự phòng mà vẫn tận dụng tốt cơ hội đầu tư

Xác định lượng tiền mặt cần thiết dựa vào kinh nghiệm.

Phương pháp này dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để xây dựng kếhoạch tài chính cho từng giai đoạn trong mỗi niên độ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Thông thường, người ta sử dụng tỷ lệ % doanh số bán trong một giaiđoạn để xác định lượng tiền cần thiết Nếu doanh số bán tăng thì lượng tiền cần thiếttương ứng giảm với một tỷ lệ % doanh số nhất định do giảm chi phí bán hàng và chiphí sản xuất

Phương pháp này thường áp dụng trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanhtương đối ổn định hoặc mang tính chu kỳ

- Dự báo chính xác dòng tiền thu vào và chi ra.

Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và luồng xuất tiền mặt, doanh nghiệp có thểthấy được mức dư thừa hay thâm hụt ngân quỹ, từ đó thưch hiện các biện pháp cânbằng thu chi như:

Tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ (nếuđược) hoặc khéo léo sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán

Doanh nghiệp có thể huy động các khoản vay hoặc các khoản nợ chưa tới kỳthanh toán

Khi luồng nhập lớn hơn luốn xuất tiền mặt doanh nghiệp có thể sử dụng phần

dư thừa để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn

Trang 20

- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền.

Doanh nghiệp phải xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chibằng tiền mặt để tránh bị mất mát hoặc bị lạm dụng tiền của doanh nghiệp vào mụcđích cá nhân

Mọi khoản thu chi vốn bằng tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiệnthông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu, tự chi

Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ vànhân viên kế toán tiền mặt

Chỉ để tồn quỹ ở mức tối thiểu cần thiết, số tiền thu trong ngày vượt mức tồnquỹ cần kịp thời gửi vào ngân hàng mỗi ngày

Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, xác định rõ đối tượng tạm ứng,mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tiền.

Dự trữ tiền mặt ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, do đó đểđánh giá hiệu quả quản trị tiền mặt của doanh nghiệp cần xem xét đến các chỉ tiêu:

Mặt khác, trong toàn bộ TSNH của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thànhtiền của các bộ phận là khác nhau Nhìn chung trong các TSNH trên, khả năngchuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho thường được coi là kém nhất Do vậy, đểđánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn có thể sử dụng tỷ số khả năngthanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các TSNH (không kể hàng tồnkho) thành tiền

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = -2-—LT - - —

Trang 21

Trong nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợngắn hạn và tỷ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán so các khoản phải thu chưathu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền Bởi vậy, muốn biếtkhả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, nhà phân tíchcòn có thể sử dụng chỉ tiêu sau.

nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sảnhiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả Bởi vậy, các nhà phân tíchthường xem xét các tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thông quanhững giới hạn hợp lý

b Quản trị khoản phải thu

- Sự cần thiết của quản trị khoản phải thu

Việc quản trị các khoản phải thu là vấn đề rất cần thiết bởi các khoản phải thu là

bộ phận chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt

là doanh nghiệp xây dựng, do đó nếu quản lý không tốt doanh nghiệp sẽ không thuhồi đủ vốn để bắt đầu chu kì kinh doanh mới đồng thời vốn bị ứ đọng, giảm khảnăng sinh lời

Trong các khoản phải thu, khoản phải thu khách hàng là bộ phận quan trọngnhất, có quan hệ chặt chẽ tới doanh nghiệp Khi tăng lượng hàng hóa bán chịu sẽlàm tăng khoản phải thu nhưng doanh nghiệp có thể tăng các khoản chi phí liênquan như chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứngnhu cầu vốn thiếu hụt do khách hàng chiếm dụng vốn Mặt khác, khoản phải thutăng cũng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp, tình trạng nợ khó đòi hoặc khôngthu hồi được do khách hàng vỡ nợ, có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp

Trang 22

- Mục tiêu quản trị khoản phải thu.

Mục tiêu chủ yếu của quản trị khoản phải thu là làm thế nào để có thể vừa mởrộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận lại vừa có thể hạn chếđược rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp

Để thực hiện mục tiêu này yêu cầu các nhà quản trị xác định đúng thực trạngcác khoản phải thu, đánh giá được tính hữu hiệu của chính sách tín dụng thươngmại của doanh nghiệp mình và nhận diện được các khoản phải thu có vấn đề để cóbiện pháp quản lý các khoản khó thu hồi

- Nội dung quản trị khoản phải thu.

Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý Các chính sách tín dụngthương mại ảnh hưởng mạnh tới khoản phải thu và có thể nâng cao lợi nhuận củadoanh nghiệp hoặc đem lại những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Chủ doanh nghiệp có thể thay đổi các chính sách tín dụng nhằm phù hợpvới doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời các rủi ro tiềm tàng cũng tăngtheo Các chính sách tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với số lượnghàng hóa bán ra vì vậy các chính sách tín dụng thương mại hợp lý được coi như làmột đòn bẩy để kích thích số lượng hàng hóa tiêu thụ đồng thời các khoản phải thucũng có thể tăng theo Vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ càng

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách tín dụng thươngmại như: tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xem xét tình hìnhbán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách bán chịu phù hợp, mục tiêu mởrộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

- Phân tích khách hàng, đối tượng bán chịu.

Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng có thể phân tích thông qua cácchỉ số tài chính như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, lịch sử thanh toán tín dụng của công ty trong thời gian gần đây ( thường trảđúng hạn hay trễ hạn, trong thời gian gần đây có lần nào không thanh toán nợ haykhông, nếu có thì tỷ lệ bao nhiêu lần)

Để thực hiện việc bán chịu cho khách hàng thì một trong những vấn đề quantrọng nhất là phân tích khả năng tín dụng của khách hàng Mỗi một doanh nghiệp

Trang 23

đều đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho việc bán chịu của hàng hóa, dịch vụ Chủdoanh nghiệp sẽ xây dựng và đưa ra những tiêu chuẩn tín dụng phù hợp sau đó khidoanh nghiệp tiến hành cho vay thì doanh nghiệp sẽ chiếu theo những tiêu chuẩn đó

để xem xét việc có cho khách hàng nợ hay không

Các tiêu chuẩn tín dụng đưa ra phải hợp lý Nếu tiêu chuẩn tín dụng cao thì cóthể doanh nghiệp bỏ lỡ mất một lượng khách hàng tiềm năng từ đó làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp Nhưng nếu doanh nghiệp giảm tiêu chuẩn tín dụng xuốngthấp thì doanh nghiệp sẽ bán được hàng doanh thu, lợi nhuận trên bảng báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh tăng tuy nhiên doanh thu thực bằng tiền trên bảng lưuchuyển tiền tệ lại không tăng dẫn tới chi phí thu tiền cao và rủi ro khách hàng nợhàng trả nợ quá hạn hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán cũng tăng

Vì vậy khi tiến hành cho khách hàng nợ doanh nghiệp nên xem xét một cách kĩcàng cẩn thận Doanh nghiệp kiểm tra nên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp,trực tiếp tham quan cơ sở để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh

Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp có thể xem xétqua nhiều khía cạnh như : Phẩm cách tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, nguồn vốncủa khách hàng, khả năng phát triển của doanh nghiệp khách hàng

Các điều khoản của chính sách tín dụng thương mại: Điều khoản tín dụng làcách để cả hai bên mua và bán xác định được độ dài thời gian phải thanh toán tiềnhàng và cho biết tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng nếu khách hàng trả sớm hơn thờihạn thanh toán cho phép

Ví dụ: Điều khoản thanh toán tín dụng là “2/15 net 60” có nghĩa là trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày cấp hóa đơn mua bán hàng hóa dịch vụ khách hàng thanhtoán tiền hàng thì khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu 2%, nếu khách hàng khôngmuốn nhận mức chiết khấu thanh toán đó thì khách hàng được phép thanh toán hàngchậm nhất trong 60 ngày kể từ ngày nhận hóa đơn mua hàng

Khi đưa ra một chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng chủ doanhnghiệp cần phải xem xét tới 2 khía cạnh là thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu.Thời hạn tín dụng chính là thời gian khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu vàthời gian mà khách hàng được phép trả chậm Tỷ lệ chiết khấu chính là mức ưu đãichủ doanh nghiệp đưa ra để khuyến khích doanh nghiệp thanh toán sớm Tuy nhiên

Trang 24

khi đưa ra mức chiết khấu thanh toán cho khách hàng chủ doanh nghiệp nên xemxét chi phí đầu tư khoản phải thu mang lại có đủ lớn để bù đắp khoản chiết khấucho khách hàng không Bởi lẽ khoản chiết khấu thanh toán là một khoản chi phídoanh nghiệp mất đi nó sẽ làm giảm doanh thu ròng và làm giảm lợi nhuận.

Chính sách thu nợ: Khi cho khách hàng nợ doanh nghiệp cần xem xét sổ sáchthúc dục các khách hàng sắp đến hạn thanh toán nhằm thu hồi vốn kịp thời để táiđầu tư Khi doanh nghiệp phát hiện khách hàng cố ý kéo dài thời gian nợ hay mấtkhả năng thanh toán thì chủ doanh nghiệp phải có các biện pháp xử lý kịp thờinhằm thu hồi các khoản nợ, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra Hoặc cần thiếtcần có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật

- Phân tích, đánh giá và theo dõi các khoản phải thu.

Để có thể quản lý tốt các khoản mục khoản phải thu chủ doanh nghiệp phải biếtcác theo dõi các danh mục khoản phải thu nhằm điều chỉnh các chính sách tín dụngthương mại kịp thời nhằm tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho doanh nghiệp mình Vìvậy chủ doanh nghiệp phải sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu tài chính, một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng không kém đó là nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động của tài sản.Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và cáckhoản phải thu của doanh nghiệp được xác định

Vonq quay cấc khoan phải thu = ,, ,——, x , A

Cấc khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu chỉ số này đo lường mức độ đầu tư vào cáckhoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua

đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tư của doanh nghiệp

Vòng quay các khoản phải thu cao cho biết rằng doanh nghiệp đang quản lýkhoản phải thu một cách hiệu quả

Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình cho biết khoảng thời gian trung bình từ khidoanh nghiệp xuất hàng đi đến khi doanh nghiệp được nhận tiền về

K ' th t λ tru b'nh-Cấc khoản phải thu bình quân*sồ ngày trong kỳ phân tích

Doanh thu thuần trong kỳ

Nhìn vào chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình chủ doanh nghiệp có thể biết được cáckhoản phải thu đang thu hồi nhanh hay chậm, vốn của doanh nghiệp có đang bị ứ

Trang 25

đọng trong khâu thanh toán không Từ đó có thể biết được chính sách tín dụng kémhay hiệu quả nhằm thắt chặt hay nới lỏng các chính sách tín dụng thương mại.

Chủ doanh nghiệp khi làm công tác quản lý tài chính phải thường xuyên theodõi chi tiết khoản phải thu và phải nhắc nhở khách hàng để thu hồi khoản nợ kịpthời, đúng hạn Đồng thời, chủ doanh nghiệp phải tiến hành phân loại các khoảnphải thu và chi tiết các khách hàng nợ theo các tiêu thức cụ thể như sau:

Nhóm 1: Nhóm nợ loại A (nhóm nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn):thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năngthu hồi đúng hạn Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tàichính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu

Nhóm 2: Nhóm nợ loại B (nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hay nợ cần chú ý):thường bao gồm các khoản nợ quá hạn thanh toán dưới 90 ngày và các khoản nợ đã

cơ cấu lại thời hạn nợ Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp có tìnhhình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy

Nhóm 3: Nhóm nợ loại C (nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêuchuẩn): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và cáckhoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấulại Các khách nợ này thường là các doanh nghiệp có tình hinh tài chính không ổnđịnh, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện

Nhóm 4: Nhóm nợ loại D (Nợ có ít khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi hay

nợ nghi ngờ): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày vàcác khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theothời hạn cơ cấu lại Các khoản nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hìnhtài chính xấu, không có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ.Nhóm 5: Nhóm nợ loại E (nợ không thể thu hồi được hay có khả năng mấtvốn): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại Các khách nợnày thường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản mà không có khảnăng trả nợ hoặc không tồn tại

Kết quả phân loại là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thựctrạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp Nếu tỉ lệ nợ

Trang 26

xấu (bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5) cao chứng tỏ chất lượng quản trịkhoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém Doanh nghiệp cần nhanh chóngtriển khai các biện pháp giải quyết thích hợp Đồng thời đây cũng là căn cứ để xâydựng các chính sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo.

- Phòng ngừa rủi ro và xử lý các khoản phải thu khó đòi.

Khi doanh nghiệp quyết định nên thắt chặt hay nới lỏng chính sách tín dụngthương mại có nghĩa là doanh nghiệp đang chấp nhận đối mặt với rủi ro hoặc lợinhuận Doanh nghiệp sẽ nới lỏng chính sách tín dụng khi doanh nghiệp muốn mởrộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng doanh thu tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi

ro tiềm ẩn Vì vậy, doanh nghiệp phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro phùhợp Doanh nghiệp có thể đối mặt với các rủi ro như:

Rủi ro do không thu hồi được nợ: Rủi ro do không thu hồi được nợ là rủi ro màkhách hàng không đủ khả năng thanh toán nợ khi đến hạn Đây là rủi ro lớn nhất đốivới doanh nghiệp khi doanh nghiệp cho khác hàng nợ

Để phòng ngừa rủi ro này trước khi cho vay chủ doanh nghiệp cần phải xem xét

kỹ càng, đánh giá các tỷ số tài chính liên quan một cách cẩn thận trước khi đồng ýcho khách hàng nợ Đồng thời doanh nghiệp cần phân loại các khoản nợ và trích lập

dự phòng theo những tỷ lệ nhất định nhằm phòng ngừa những rủi ro đáng tiếc xảy

ra đối với doanh nghiệp

Rủi ro do tác động của việc thay đổi tỷ giá lãi suất: Đối với các doanh nghiệp

có các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hay trao đổi mua bán bằng đồng ngoại

tệ thì doanh nghiệp luôn bị phơi nhiễm rủi ro trước việc tăng giảm của tỷ giá ngoạitệ

Rủi ro do việc thay đổi lãi suất: Do tiền tệ có giá trị theo thời gian nên khi bánchịu hàng hóa doanh nghiệp luôn bán với mức giá cao hơn giá bán thông thường

Để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá hay lãi suất doanh nghiệp có thể sử dụng cáchợp đồng phái sinh nhằm hạn chế tối đa các rủi ro

Doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, tương lai : Việc

ra quyết định lựa chọn hay không lựa chọn hedging bằng hợp đồng kỳ hay haytương lai phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa chi phí danh nghĩa của việc hedging vàkhông hedging Chi phí thực của hedging khoản phải thu được xác định:

Trang 27

RCHr = NRr NRHr

Trong đó:

RCHr : là chi phí thực của khoản phải thu hedging

Nếu RCHr >0 , NRr > NRHr : không thực hiện hedging

RCHr <0 , NRr < NRHr : thực hiện hedging

- Xử lý các khoản phải thu khó đòi

Khi doanh nghiệp quyết định bán chịu hàng hóa cho khách hàng chủ doanhnghiệp cần xem xét kỹ khả năng thanh toán đồng thời đưa ra những điều khoản thỏathuận ràng buộc rõ rầng trên hợp đồng Nếu khách hàng vượt quá thời hạn thanhtoán trong hợp đồng thì doanh nghiệp đưa ra các mức phạt phù hợp Doanh nghiệpthường xuyên phải kiểm tra các khoản nợ gần tới hạn để nhắc nhở khách hàng vềviệc thanh toán cũng như có những biện pháp chủ động khi khách hàng mất khảnăng thanh toán

Các khoản nợ do khách hàng mất khả năng thanh toán cần được xác định mức

độ nguyên nhân một cách rõ ràng từ đó đưa ra các cách xử lý phù hợp như: gia hạnthêm thời gian, xóa một phần nợ hay cần có sự can thiệp của pháp luật

Đối với các khoản nợ quá hạn chủ doanh nghiệp có thể gọi điện, gửi thư, mailnhắc nhở khách hàng tới hạn Nếu như các biện pháp nhắc nhở không thành côngchủ doanh nghiệp tiếp tục tiến hành nhờ tới sự can thiệp tới các cơ quan chuyêntrách

c Quản trị hàng tồn kho.

- Sự cần thiết phải quản trị hàng tồn kho.

Quản trị hàng tồn kho là một nội dung quan trọng trong quản trị TSNH Trongmột doanh nghiệp, HTK bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhấttrên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó Thông thường giá trị hàng tồn khochiếm khoảng 15% - 30% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp HTK khôngtrực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng lại có vai trò quan trọng giúp cho quá trình sản xuấtkinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục

Trang 28

Dự trữ HTK đúng mức và hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạnsản xuất, không bị thiếu sản phẩm, hàng hó để bán đồng thời lại sử dụng tiết kiệm

và hợp lý TSNH Việc dự trữ quá lớn hay quá nhỏ đều không đạt được hiệu quả tối

ưu Nếu lượng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm (đối vớihàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra do doanh nghiệp không kịp cung cấp sảnphẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủcạnh tranh Nếu số lượng HTK quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hỏng,hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

- Mục tiêu quản trị hàng tồn kho.

Mục đích quan trọng là đảm bảo hàng tồn khoẵn có theo yêu cầu trong mọi thờiđiểm Vì sự thiếu hụt hay dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự thiếu kémtrong khâu tổ chức điều hành

Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho HTK Điều này đạt được chủ yếu bằng cáchđảm bảo khối lượng cần thiết HTK trong tổ chức ở mọi thời điểm

- Nội dung quản trị hàng tồn kho.

Thiết lập mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu: Mức tồn kho dự trữ của mỗi doanhnghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố tùy theo từng loại tồn kho dựtrữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểm riêng Để thiết lập mức tồn k ho tối

ưu có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp mô hình đặt hàng hiệu quảnhất, phương pháp hàng tồn kho bằng không (Just in time)

Mô hình EOQ có tính đến dự trữ an toàn.

Dựa trên giả định: Số lần vật tư hàng hóa mỗi lần cung cấp bằng nhau và nhucầu sử dụng để đặt trong năm, mức dự trữ tối ưu được xác định

Q * = 2(QnXCd)C

1

Trong đó:

Q* : Mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu

Cd : Chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng

Trang 29

Mô hình EOQ chỉ đúng với các giả định trên nên khó áp dụng rộng rãi tronghoạt động của các doanh nghiệp.Trong thực tế, nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệpcũng như thời gian giao hàng của nhà cung cấp luôn biến động, do vậy để đảm bảocho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục bìnhthường, doanh nghiệp thường dự trữ thêm một lượng hàng tồn kho nhất định (được

tồn kho trung bình thường tính thêm phần dự trữ bảo hiểm về nguyên vật liệu Lúcnày mức dự trữ tồn kho trung bình được tính theo công thức:

1

<2 = I Q * + Qdb

Trong đó:

Qdb : là mức dự trữ bảo hiểm vật tư hàng hóa

Mô hình Just in Time ( phương pháp hàng tồn kho bằng không).

Just in Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại Mô hình này hàm ýngắn gọn nhất là: “ Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúngthời điểm cần thiết”

JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sảnphẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiếttừng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện được ngay khi quy trình hiệnthời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử

lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành

Để thực hiện được mô hình JIT, ta cần phải tối thiểu hóa hàng tồn kho trong cácgiai đoạn sản xuất vì trong mô hình này lượng dự trữ bằng không, giảm bớt lượngsản phẩm dở dang đang trên dây chuyền sản xuất, giảm bớt phụ tùng, giảm thànhphẩm dự trữ, tìm cách giảm bớt những sự cố bất ngờ, những rủi ro tiềm tàng có thểxảy ra bất cứ lúc nào

Để quản lý hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắn, vậnchuyển, dự trữ trong kho Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng mô hình quản lý hàngtồn kho phù hợp, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quảquản trị hàng tồn kho như:

Trang 30

+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hóa cần mua trong kỳ vàlượng tồn kho dự trữ thường xuyên.

+ Xác định và lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp đề đạt được mục tiêu: giá cảthấp, điều khoản thỏa thuận thuận lợi về thời gian, địa điểm giao hàng, điều kiệnđược hưởng các chính sách tín dụng thương mại

+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa đề dựđoán và điều chỉnh kịp thời việc mua sắm nguyên vật liệu có lợi nhất cho doanhnghiệp trước sự biến động của thị trường nhằm bảo đảm nguồn vốn cho doanhnghiệp

+ Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hóa

+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ nhằm phát hiện kịp thờitình trạng vật tư hàng hóa bị ứ đọng, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ứ đọngvốn

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị HTK Vòng quay HTK là

số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

,λ giả vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = — - -————-7— -—

hàng ton kho bình quân

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số vòng quay HTKcàng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọngnhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trongBCTC có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vìvậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trườngtăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnhtranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuấtkhông đủ có thể khiến dây chuyển sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quayHTK cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu kháchhàng

Trang 31

Số ngày một vòng quay HTK là chỉ tiêu phản ánh số ngày kể từ lúc doanhnghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành, kể cả thời gianlưu kho và được xác định theo công thức:

, ʌ số ngày trong kỳ phân tích

Số ngày một vòng quay HTK = —; -77 -————

vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này càng thấp càng chứng tỏ thời gian hàng tồn kho lưu lại trong khocàng ngắn việc quản lý, dự trữ của doanh nghiệp càng tốt, hiệu quả quản trị TSNHcàng cao

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn.

Để nâng cao hiệu quả quản trị TSNH trước hết, doanh nghiệp phải đánh giáđược hiệu quả quản trị TSNH trong các kỳ đã qua Phân tích hiệu quả quản trịTSNH bằng hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và phù hợp với đặc điểm từngnóm tài sản sử dụng trong doanh nghiệp Từ đó sử dụng các biện pháp phân tích cácchỉ tiêu tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụngTSNH của doanh nghiệp

- Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát trình độ mọi mặt của doanh nghiệptrong hoạt động sản xuấ kinh doanh Nó phản ánh về trình độ tổ chức quản trị tàisản ngắn hạn và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp

,y Doanh thu thần Vòng quay TSNH trong kỳ = -TSNH -

_ „ _ Số ngày trong kỳ phân tích

Thời gian luân chuyển TSNH = 7— -rrh-,nrτ r -—

Vòng quay TSNH trong kỳ

Vòng quay TSNH trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của TSNH trongmột thời kỳ nhất định và thường là một năm Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sửdụng TSNH trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (doanh thu thuần) và sốTSNH bỏ ra trong một kỳ Nói cách khác, chỉ tiêu vòng quay TSNH cho biết mộtnăm TSNH của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồngTSNH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Trang 32

quy thì quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng hoặc tốc độ tăng của tài sảnchậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng có hiệu quảTSNH hiện có Như vậy, trong một thời gian nhất định TSNH quay được càngnhiều vòng thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.

Việc sử dụng TSNH đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độluận chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm Tài sản ngắn hạn luận chuyểncàng nhanh thì hiệu suất sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng tăng cao và ngượclại

- Tỷ suất sinh lợi của tài sản ngắn hạn.

Tỷ suất sinh lợi của TSNH =j , — X 100

TSNH bình quấn TSNH đầu kỳ +TSNH cuối kỳ TSNH bình quấn = -ʌ -

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của TSNH cho biết trung bình trong 100 đồng TSNH cóbao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời của TSNHcao

- Số hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu.

Số hao phí của TSNH so với doanh thu = ————-—-—

-Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng doanh thu thuần được tài trợ bởi baonhiêu đồng giá trị TSNH trong kỳ phân tích Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy hiệuquả sử dụng TSNH càng cao

- Số hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế.

Trang 33

- Hệ số đảm nhiệm của TSNH.

„ _ TSNHbinhquan

Hệ số đảm nhiệm của TSNH = -ʌ-;——7—77—-—— X 100%

Tong số lưu chuyên thuẫn

Trong đó: Tổng số lưu chuyển thuần hay tổng số luân chuyển thuần được xácđịnh bằng tổng doanh thu thuần, doanh thu tài chính và thu nhập khác dựa trên báocáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng lưu chuyển thuần được tài trợ bởi bao nhiêuđồng TSNH bình quân Qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể định hướng và xâydựng các chính sách đầu tư TSNH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinhdoanh Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

- Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn.

Số vòng luân chuyên của TSNH =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSNh Hệ số này cho biết mỗi đơn

vị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị LNST Hệ số sinh lời TSNH càngcao thì chứng tỏ hiệu quả quản trị TSNH càng cao

2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN.

TSNH của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hóa không ngừng và tồn tạidưới nhiều hình thái khác nhau Trong quá trình vận động đó, TSNH chịu tác độngbởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp

2.4.1 Các nhân tố khách quan.

Các nhân tố khách quan tác độn tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanhnghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó Sự tác động đó không

Trang 34

thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanhnghiệp luôn phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó.

- Chính sách nhà nước.

Các chính sách nhà nước đưa ra sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế xãhội của tất cả các thành phần trong nền kinh tế Nếu nhà nước có một định hướngđúng đắn hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như các chính sách kinh tế kịp thời

và sát với thực tế thì sẽ tạo ra môi trường pháp lý và kinh tế ổn định, tạo điều kiệncho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có định hướng và thuận lợi hơn trong quátrình quản trị TSNH Ví dụ như các văn bản pháp luật của nhà nước về công táckhai báo, quản lý chi phí, hàng tồn kho trong doanh nghiệp, các chính sách để điềuchỉnh lượng cung, lượng cầu và giá cả của một loại hàng hóa, nguyên vật liệu thịtrường,

- Môi trường kinh tế.

Nhân tố này thể hiện các đặc trung của hệ thống kinh tế trong đó các doanhnghiệp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh như: Chu kỳ phát triển kinh tế,tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,các chính sách tài chính tín dụng nhà nước

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăn trưởngkinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp

Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa củachính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh và kết quảhoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì chi phí đầu vào tăng, sảnxuất bị thu hẹp, tiêu thụ khó khăn hơn, giảm vòng quay TSNH Ngoài ra chính sáchtài chính tiền tệ cũng tác động lớn tới hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sửdụng vốn, tài sản của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thịtrường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nềnkinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp

Trang 35

- Sự phát triển của khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sốngkinh tế xã hội của con người, nó làm phát triển các ngành nghề, dịch vụ và mặt hàngmới, nó khiến khách hàng có xu thế đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng hàng hóa

và dịch vụ do công nghệ phát triển, việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn ngàycàng dễ dàng hơn, đồng thời nó tạo ra sự thay đổi nhanh chóng của khách hàng khi

xu hướng công nghệ phát triển thay đổi Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướngphát triển của công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tránh bị lạc hậu vềmẫu mã, chất lượng Doanh nghiệp không thể thích ứng với sự thay đổi của khoahọc công nghệ có thể dẫn tới hàng hóa khó tiêu thụ từ đó làm cho hàng tồn kho tănglên, công tác quản trị TSNH gặp nhiều khó khăn

- Sự cạnh tranh của doanh nghiệp và xu hướng phát triển ngành.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắnnhằm nâng cao sức cạnh tranh trước thị trường khốc liệt Ngoài ra xu thế phát triểncủa ngành, ổn định hay không ổn định, tăng trưởng hay suy giảm đều ảnh hưởngđến sức tiêu thụ của doanh nghiệp, các quyết định của doanh nghiệp về phân khúcthị trường cần nhắm đến, mức dự trữ tối ưu về TSNH như tiền, hàng tồn kho Do

đó ảnh hưởng đến công tác quản trị TSNH của doanh nghiệp

2.4.2 Các nhân tố chủ quan.

Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan xuất phát

từ bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến công tác quản trị TSNH cũng nhưtoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Trong đó phải kể đếnmột số nhân tố chủ yếu sau:

- Vấn đề xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn.

Do xác định nhu cầu TSNH thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếuvốn trong sản xuất kinh doanh Nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thìlại không đảm bảo cho quá trình sản xuất Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quátrình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp

Trang 36

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp trong từng ngành nghề khác nhau có tỉ trọngđầu tư khác nhau vào TSNH và TSDH nên hệ số sinh lời của các tài sản cũng khácnhau Sự cân đối giữa tỉ trọng TSNH và dài hạn phù hợp với đặc điểm kinh doanhcủa doanh nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa khác nhauvới các đội tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũngkhác nhau dẫn đến tỉ trọng khoản phải thu cũng khác nhau

Như vậy, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trựctiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay, hệ số sinh lời của tài sản, qua đó tác động khôngnhỏ tới công tác quản trị TSNH của doanh nghiệp

- Chiến lược của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ khác nhau do

đó các doanh nghiệp cần phải quyết định lượng TSNH đưa vào sử dụng là baonhiêu, mức dự trữ là bao nhiêu thì hợp lý Do vậy, mục tiêu của doanh nghiệp sẽảnh hưởng tới cơ cấu, chiến lược của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới định hướng,công tác quản trị TSNH của doanh nghiệp

- Mối quan hệ của doanh nghiệp.

Mối quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp, đối tác,khách hàng có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Một doanh nghiệp

uy tín, tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng thì sản phẩm được tiêu thị nhanh.Bên cạnh đó, mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp tốt thì nguyên vậtliệu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, ổn định Khi đó,doanh nghiệp có một tiền đề vững chắc để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, TSNHđược sử dụng hợp lý

- Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân.

Người lãnh đạo trong doanh nghiệp là người đưa ra các chính sách chung chotoàn thế doanh nghiệp, định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp Ngườilãnh đạo cần phải đưa ra các chính sách quan trọng của doanh nghiệp như xác định

Trang 37

đúng mục tiêu của doanh nghiệp, cơ cấu TSNH, nhu cầu TSNH, chính sách tín dụngthương mại cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của thị trường.Cán bộ công nhân viên có ý thức kỷ luật lao động cao, tinh thần trách nhiệm vàtrình độ chuyên môn kỹ thuật tốt sẽ vận hành, sử dụng tài sản một cách có hiệu quả,tránh gây lãng phí, mất mát, tổn thất TSNH Từ đó góp phần nâng cao chất lượngsản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất sử dụng TSNH.

Trang 38

KẾT LUẬN PHẦN 2

Phần 2 của khóa luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về khái niệm TSNH và công tácquản trị tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, từ đó giúp người đọc có cái nhìn kháiquát về nội dung đề tài

Phần này đã làm rõ các vấn đề cơ bản về TSNH như khái niệm, đặc điểm, vaitrò của TSNH và môt số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị TSNH Tiếp theo làphần trình bày về công tác quản trị TSNH trong doanh nghiệp bao gồm nội dung vàcác yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị TSNH

Thông qua những tìm hiểu trên ta thấy được những vấn đề lý luận chung liênquan đến TSNH cũng như vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản trịTSNH trong doanh nghiệp Cơ sở lý luận trên cũng là tiền đề, là cơ sở để tiến hànhnghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản trị TSNH tại công ty trách nhiệm vàhữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Việt Cường

Trang 39

PHẦN 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp định tính (tiếp cận giảiquyết vấn đề bằng cách kết hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh để chứng minh), kết hợp các phương pháp định lượng (dựa trên các số liệu

cụ thể, lượng hóa dùng các biểu đồ, bảng biểu để phản ánh diễn giải)

Trang 40

PHẦN 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG.

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG.

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP VIỆT CƯỜNG.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợpViệt Cường

Đại diện công ty: Nguyễn Việt Cường

Chức vụ: Giám đốc công ty

Trụ sở chính: Số 238 đường Nguyễn Tất Thành, thị trấn Nghèn, Huyện CanLộc, tỉnh Hà Tĩnh

độ chuyên môn có kĩ thuật giỏi tuy nhiên mới đầu hoạt động vẫn gặp nhiều khókhăn nhưng công ty đã cố gắng để cung cấp dịch vụ tốt nhất nhằm hài lòng kháchhàng

Lĩnh vực kinh doanh.

Công ty chủ yếu kinh doanh về máy tính, linh kiện, phụ kiện máy tính, các cổngphát wifi và các camera theo dõi

Ngày đăng: 07/04/2022, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu đồ 1. 1: Mô hình Miller- Orr 9 - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
i ểu đồ 1. 1: Mô hình Miller- Orr 9 (Trang 10)
Mô hình quản lý tiền mặt EO Q: - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
h ình quản lý tiền mặt EO Q: (Trang 20)
1.1.3 Tình hình kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2016- 2018. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
1.1.3 Tình hình kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2016- 2018 (Trang 43)
Bảng 4.3: Bảng hệ số chỉ tiêu khả năng sinh lời doanh thu của công ty. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.3 Bảng hệ số chỉ tiêu khả năng sinh lời doanh thu của công ty (Trang 49)
Bảng 4.4 Cơ cấu TSNH của công ty. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.4 Cơ cấu TSNH của công ty (Trang 50)
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của công ty) - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
gu ồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của công ty) (Trang 52)
Bảng 4.5: Cơ cấu tiền mặt của công ty giai đoạn 2016- 2018. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.5 Cơ cấu tiền mặt của công ty giai đoạn 2016- 2018 (Trang 56)
Bảng 4.9: Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của công ty giai đoạn 2016- 2018. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.9 Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của công ty giai đoạn 2016- 2018 (Trang 64)
Bảng 4.10:Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của công ty. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.10 Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của công ty (Trang 68)
Mặc dù khoản phải thu đang giảm dần qua các năm, tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nhóm nợ an toàn đang chiếm tỷ trọng thấp, nhóm nợ nguy hiểm đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số khoản phải thu. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
c dù khoản phải thu đang giảm dần qua các năm, tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nhóm nợ an toàn đang chiếm tỷ trọng thấp, nhóm nợ nguy hiểm đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số khoản phải thu (Trang 71)
Bảng 4.11: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016- 2018. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.11 Cơ cấu hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016- 2018 (Trang 72)
Bảng 4.12: Hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016- 2018. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.12 Hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2016- 2018 (Trang 76)
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của TSNH. - Quản trị tài sản ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp việt cường,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.13 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của TSNH (Trang 78)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w