1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI AN THỊNH PHÁT

164 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 16,97 MB

Nội dung

bộ máy kế toán, tổ chức áp dụng các nguyên tắc, phương pháp kế toán, nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý theo những nội dung cô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LÊ NHƯ QUỲNH

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI

AN THỊNH PHÁT

LUAN VAN THAC SI KINH TE

HA NOI, NAM 2019

Trang 2

LÊ NHƯ QUỲNH

TÔ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI

AN THỊNH PHÁT

LUẬN VĂN THẠC Si KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHẠM ĐỨC HIẾU

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết qua trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rồ rằng

Hà Nội, ngày tháng năm

Tac gid luận văn

Lê Như Quỳnh

Trang 4

LOI CAM ON

Để tác giả có thể hoàn thành đề tài luận văn Thạc sỹ một cách hoàn chỉnh,

ngoài sự cố gắng của bản thân trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận

văn Thạc sỹ còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các quý thầy, quý cô trong

nhà trường, cũng như sự ủng hộ, động viên của bàn bè, đồng nghiệp và gia đình

Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS: Phạm Đức Hiếu đã trực tiếp hướng

dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất và xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng tài

chính kế toán Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát đã giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn toàn thể các quý thầy, quý cô trong khoa Kế toán và quý thầy, quý cô của trường Đại học Thương mại đã tận tâm chỉ bảo, dạy

dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên

cứu và thực hiện đề tài luận văn này

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã luôn động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM Ơi

MỤC LỤC

DANH MUC BANG, SO DO

DANH MUC VIET TAT

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đ

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

6 Kết cầu của đề tài

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÓ CHỨC CÔNG

TÁC KẺ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, yêu cầu tổ chức công tác kế toán

1.1.1 Khái niệm tô chức công tác kế toán

1.2 Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh

1.2.3 Ý nghĩa tô chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Trang 6

1.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán

1.3.5 Tổ chức cung cắp thông tin qua hệ thông báo cáo kỀ toán

1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán

1.3.7 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỳ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh ảnh hưởng đến công tác kế toán của Công ty

2.2.6 Thực trạng tổ chức kiêm tra kế toán

2.2.7 Thực trạng tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập,

.57

xử lý và cung cấp thông tin

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM HOÀN THIỆN TỎ CHỨC

CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI AN THỊNH

PHÁT

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phá

Trang 7

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

3.3 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh

Phát

3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

3.3.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thông chứng từ kế toán

3.3.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thông số kế toán

3.3.5 Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thông báo cáo kế toán

3.3.6 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra

3.3.7 Hoàn thiện tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập,

xử lý và cung cấp thông tin

Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

3.4.1 Điều kiện từ phía Nhà nước

3.4.2 Điều kiện từ phía Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phái

KET LUAN

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 8

DANH MUC BANG, SO DO

BANG

Bảng 3.1: Nhật ký thu tiền

Bang 3.2: Nhat ky chi tid

so DO

So dé 2.1: Tô chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát 34

Sơ đồ 2.2: Cơ cầu tỏ chức kế toán tại công ty

Sơ đồ 2.3: Quy trình lập, luân chuyên và lưu trữ chứng từ

Trang 9

Nhà xuất bản

: Quốc hội

: Tiền gửi ngân hàng

: Tài khoản : Thương mại cổ phần : Trách nhiệm hữu hạn

: Tài sản cố định

: Thông tư

: Việt nam đồng

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có những biến chuyên to

c hiệp định, hiệ

mình hòa nhập với nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thị trường với sự tham gia của

lớn thông qua c: ước được ký kết và nền kinh tế ấy đang vươn

nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động do đó

luôn có sự cạnh tranh gay gắt Thêm vào đó, trong nên kinh tế thị trường, với mục

tiêu chính là tạo ra lợi nhuận, các doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh hoạt động sản

xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa

mãn nhu cầu của thị trường Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp đẻ tồn tại, đứng

vững và ngày càng phát triển thì cần phải điều hành, quản lý chặt chẽ hoạt động

kinh doanh của mình Doanh nghiệp cần có những biện pháp điều chỉnh cơ cấu hàng hóa, hình thức kinh doanh, phương thức quản lý sao cho phù hợp với điều kiện

thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất Một trong những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tổ chức tốt công tác kế toán trong doanh nghiệp

Mặt khác, kế toán có vai trò là công cụ quản lý kinh tế, giám sát chặt chẽ và có

hiệu quả trong mọi hoạt động tài chính, kinh tế Nó cung cấp thông tin trung thực,

đầy đủ, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và đáp ứng yêu cầu tổ chức, điều hành quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tỏ chức và cá nhân Kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tài chính của các doanh

chức

nghiệp Để vai trò đó phát huy, vấn đề có tính chất quyết định là phải biết

một cách hiệu quả, hợp lý và khoa học công tác kế toán trong các đơn vị Tô chức công tác kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả việc tổ chức quản lý doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp rất

cần thiết trong nén kinh tế hiện nay

Hiện nay, về mặt pháp lý, nhà nước ta đã ban hành Luật kế toán, hệ thống

Trang 11

tác kế toán tại từng doanh nghiệp cần được áp dụng, thay đôi linh hoạt đề thích hợp

với chính bản thân mỗi doanh nghiệp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tỏ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp, trên

m hiểu tại Công ty TNHH

Thuong mai An Thịnh Phát, tác giả luận văn chọn đề t:

tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát” cho luận văn tốt nghiệp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, một số đẻ tài khoa học, luận văn thạc sỹ,

luận án tiến sỹ, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu vẻ tỏ chức công tác kế toán đã được phát hành Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham

khảo một số công trình nghiên cứu:

Đề t 'Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại

dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh” - năm 2017 của tác giả Trần Thu Hương

(Luận văn Thạc sỹ Kinh tế - Đại học Thương Mại) Đề tài đã hệ thống hóa và phân

tích rõ vai trò, bản chất, đặc điểm và cách tổ chức công tác kế toán trong Công ty

TNHH Thêm vào đó, tác giả phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh, loại hình

ngành nghề của doanh nghiệp mà tác giả khảo sát có ảnh hưởng đến tổ chức công

tác kế toán Qua đó, đề tài đã làm rõ được thực trạng tô chức công tác kế toán tại

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thông qua việc

phân tích, đánh giá theo từng nội dung với các số liệu chứng minh có nguồn gốc rõ ràng Đề tài đánh giá những ưu điềm và hạn chế mà thực trạng doanh nghiệp đó gặp phải, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm

hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty sao cho phù hợp với định hướng phát triển của chính công ty

Đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex”

~ năm 2017 của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (Luận văn Thạc sỹ Kinh tế - Đại học

Thương mại) Trước tiên, tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tô chức

Trang 12

các hạn chế, thiếu sót đã phân tích ở phần thực trạng tại Công ty TNHH Nhựa

đường Petrolimex

Đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Bóng đèn

Phích nước Rạng Đông” của tác giả Vũ Ngọc Anh (Luận văn Thạc sỹ Kinh tế - Học

viện hành chính) Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong

các doanh nghiệp được hệ thống bao gồm: các khái niệm và vai trò của kế toán; căn

cứ đề tô chức công tác kế toán tại các công ty cô phần; yêu cầu và nhiệm vụ tô chức

công tác kế toán; nội dung tổ chức công tác kế toán trong công ty cổ phần Có thể

nói tác giả đã khái quát về tổ chức công tác kế toán một cách đẩy đủ và hệ thống làm cơ sở và tiễn đề cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán

tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm trong công tác tổ chức kế toán của công

ty Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác tô chức

kế toán tại Công ty Cô phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Về bố cục và nội dung của luận văn khá đầy đủ, chặt chẽ, tác giả đã đưa ra đề tài và đã giải quyết

được mục đích của đề tài

Về cơ bản, nhìn chung các đề tài trên đã đạt được những thành công nhất định

Tất cả các đề tài đã đưa ra hệ thống lý luận chung cơ bản về tô chức công tác kế

toán trong doanh nghiệp, đề cập đến các quy định và hướng dẫn của hệ thống pháp

lý về kế toán hiện hành Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại từng đơn vị cụ thể

nghiên cứu được làm rõ thông qua việc phân tích, đánh giá rất cụ thể từng nội dung

với các số liệu rõ ràng Các đề tài cũng đánh giá được những kết quả đạt được, hạn

chế tổn tại và chỉ rõ nguyên nhân đẻ từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện Những đề tài trên đã góp phần cụ thể hóa những vấn dé lý luận cơ bản, đưa ra tương

đối sát thực tế những tồn tại hiện nay về tô chức kế toán từng đơn vị Từ đó đề ra

giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam nhưng trên phạm vỉ rộng Tuy

Trang 13

vị này vào đơn vị kia được

Vi vay, kế thừa một phần các công trình của các tác giả đã nghiên cứu trước

và từ những vấn đề thực tế tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát, với

đề t

: "Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát"

tác giả mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận chung về tô chức công tác kế toán làm cơ sở đề cập các giải pháp mang tính khoa học và hợp lý với sự phát triển của

công ty

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

— Mục tiêu của đề tải là tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các nội dung của tổ

chức công tác kế toán từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện tô

chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

~ Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Thứ nhất,

thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về tỏ chức công tác kế

toán trong doanh nghiệp

+ Thứ hai, phân tích đánh giá thực trang tô chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

+ Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tô chức công tác kế toán

tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

— Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

—_ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng tổ chức công

tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát trong giai đoạn từ năm

2015 đến năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu đề t:

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 14

dữ liệu thứ cấp sau:

— Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015;

— Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam;

— Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài

hính ban hành ngày 22/12/2014

về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”;

— Các văn bản hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán do-

anh nghiệp;

— Các giáo trình của các trường đại học;

~ Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến

lội dung tổ chức công

tác kế toán tại doanh nghiệp;

— Các tài liệu kế toán: chứng từ, số sách, báo cáo, của Công ty TNHH

Thuong mai An Thịnh Phát liên quan đến tô chức công tác kế toán

s* Thu thập dữ liệu sơ cấp: thu thập các tài liệu, số liệu kế toán của Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát bằng cách điều tra thu thập thông tin từ các

phòng, ban trong công ty, khảo sát hồ sơ tài liệu kế toán, phỏng vấn nhân viên

phòng kế toán liên quan đến tô chức công tác kế toán tại công ty Mục đích là thu

thập các dữ liệu chuyên sâu đề làm rõ thực trạng tổ chức công tác kế toán, từ đó tạo

dựng cơ sở để đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Từ các dữ liệu thu thập được phục vụ cho đề tài nghiên cứu qua các phương

pháp logic, phương pháp tổng hợp, và kỹ thuật cụ thể phương pháp phân tích, so

sánh, đối chiếu tác giả nêu lên thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty

TNHH Thương mại An Thịnh Phát Từ đó, nghiên cứu các giải pháp đề hoàn thiệ

tô chức công tác kế tác tại Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát phù hợp với

đặc điểm phát triển của công ty

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu ba chương:

Trang 15

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương

Trang 16

m, yêu cầu tổ chức công tác kế toán

1.1.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán

Theo quan điểm của từng tác giả kế toán được định nghĩa dưới nhiều góc độ

khác nhau Xét trên khía cạnh khoa học thì kế toán được xác định là khoa học về thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính gắn liền với một tổ chức nhất

định thông qua một hệ thống các phương pháp riêng biệt Xét trên khía cạnh nghề

nghiệp thì kế toán được xác định là công việc tính toán và ghỉ chép bằng con số mọi

hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định nhằm phản ánh và kiểm tra, giám sát tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thông qua ba thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu

Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015: “Kế toán là

việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới

hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”

Theo Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (1953) định nghĩa: “Kế toán là một

nghệ thuật ghỉ nhận, phân loại và tổng hợp các sự kiện kinh tế dưới hình thái tiền tệ

theo một phương thức có ý nghĩa và giải thích các kết quả đ

Như vậy, kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp toàn bộ thông

tỉn về tài sản và sự vận động của tài sản (thông tin về tình hình các tài sản, các hoạt

Để phát huy vai trỏ này, vấn đề tổ chức công tác kế toán trong mỗi đơn vị kế toán cần được tổ chức khoa học, hợp lý,

Tổ chức công tác kế toán cũng được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau theo quan điểm của từng tác giả:

Trang 17

bộ máy kế toán, tổ chức áp dụng các nguyên tắc, phương pháp kế toán, nhằm thu

nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý

theo những nội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù

hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình

cụ thể của doanh nghiệp để phát huy chức năng, vai trò của kế toán trong quản lý vĩ

mô và vi mô nền kinh tế”

Tai trang web: www.tapchiketoan.info, “Tổ chức công tác kế toán là một hệ

thống các yếu tố cấu thành, gồm tô chức bộ máy kế toán, tỗ chức các phương pháp

và kỹ thuật hạch toán kế toán, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế tài chính và

kế toán cùng với mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó nhằm phát huy tối đa chức năng của hệ thống”

Như vậy, tổ chức công tác kế toán có thể hiểu là việc tổ chức xây dựng hệ thống các phương pháp, cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật và

nguồn lực của bộ máy kế toán thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.1.2 Yêu cầu tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu căn

bản sau:

— Tuan thủ đúng Luật kế toán, các nguyên tắc, chính sách ché độ và thông tư,

các quy định của pháp luật hiện hành

— Phù hợp với đặc điểm hoạt động, tô chức sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp

— Phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán

bộ nhân viên doanh nghiệp, các trang thiết bị đủ đẻ phục vụ công tác tổ chức kế toán

Trang 18

— Đảm bảo tính tiết kiệm, hợp lý, dễ quản lý

1.2 Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa và nguyên tắc tố chức công tác kế toán

trong doanh nghỉ:

1.2.1 Vai trò tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán trong doanh nghiệp là công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh

tế thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính ở

mỗi đơn vị cũng như phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò cần thiết trong việc cung cấp các thông tin hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm khác nhau đề đưa ra các quyết định tài chính Tỏ chức công tác kế toán tốt giúp họ đưa ra quyết định chính xác, kịp thời

Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp theo dõi

thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình làm cho người

quản lý đơn vị điều hành hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt, điều hòa tình hình tài chính

doanh nghiệp Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán giúp cho doanh nghiệp phản ánh

kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và

tiềm năng của mình; từ đó những tiềm năng này được khai thác làm cơ sở để nhà

quản trị đưa ra các kế hoạch, chiến lược cho tương lai theo từng giai đoạn, từng thời

kỳ phù hợp với định hướng phát triển của đơn vị Thêm vào đó, tô chức công tác kế toán giúp người quản lý điều hành tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp tài sản trong doanh nghiệp được quản lý bảo vệ chặt chẽ làm cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tải sản đó; phản ánh được đầy đủ các khoản doanh thu thu được cũng như các khoản chỉ phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác

định kết quả của quá trình đó đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận (lỗ); kiểm tra

giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh

Tổ chức công tác kế toán giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển các mối kiên kết

trong doanh nghiệp, thống nhất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

Trang 19

Tổ chức công tác kế toán giúp cho Nhà nước, các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư thấy được toàn cảnh tình hình tài chính của đơn vị, Nhà nước có thể kiểm

tra xem doanh nghiệp có thực hiện đúng các chính sách chế độ kinh tế tài chính

không thông qua các số liệu kế toán Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh

phù hợp với chính sách, chế độ chung của Nhà nước

1.2.2 Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Để thực hiện được vai trò của mình trong công tác quản lý và điều hành, tô

chức công tác kế toán của đơn vị phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Tổ chức khoa học, hợp lý bộ máy kế toán tại đơn vị, phù hợp với điều kiện,

đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, điều kiện hoạt động của đơn vị trên cơ sở tổ

chức phân cấp và phân công rõ ràng cho từng nhân viên kế toán cụ thể của đơn vị thực hiện nhiệm vụ các phần hành kế toán để mỗi bộ phận, nhân sự liên quan được phân công rõ ràng và công việc kế toán được hoàn thành thực hiện

Tổ chức thực hiện các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các

phương pháp kế toán, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán và các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm dam bao chat lượng của thông tin kế toán của đơn vị

Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ

Tổ chức ứng dụng những thành tựu khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ

thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, tổ chức bồi

dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán

Tổ chức hướng dẫn nhân sự của đơn vị chấp hành chế độ quản lý kinh tế, tài

chính nói chung, chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ tổ chức

1.2.3 Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Việc tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán tại doanh nghiệp giúp cho việc tô chức thu nhận, cung cấp thông tin đây đủ, kịp thời về tình hình tài sản, biến

Trang 20

động của tài sản, tình hình doanh thu, chỉ phí và kết quả hoạt động kinh doanh Qua

đó, khói lượng công tác kế toán trùng lắp giảm bớt, tiết kiệm chỉ phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế đo lường và đánh

giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể trong nền kinh

tế thị trường

Việc tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán tại doanh nghiệp không

những bảo đảm cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tỉn kế toán đầy đủ, kịp thời,

đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tồn

hại thất thoát đến tài sản trong doanh nghiệp

1.2.4 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc:

Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán trong đơn vị phải tuân theo các văn bản

pháp lý về kế toán hiện hành của Nhà nước

Ở nước ta, Nhà nước quản lý thống nhất công tác kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Để thực hiện được việc quản lý thống nhất công tác kế toán, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp lý về kế toán và tất cả các đơn vị kế toán,

trong nền kinh tế phải tuân theo Trong đó, Luật kế toán quy định về nội dung công

nước ban hành sẽ đảm bảo cho kế toán là một công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ

mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, đáp ứng yêu

cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất

kinh doanh, tổ chức quản lý của đơn vị

Trang 21

Trong nền kinh tế, các đơn vị khác nhau sẽ có những đặc điểm và điều kiện riêng khác nhau, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế cũng khác nhau Do đó, cũng sẽ

có sự khác nhau về tô chức công tác kế toán Chính vì vậy, khi tổ chức công tác kế

toán đơn vị phải căn cứ và đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của

từng đơn vị như chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của doanh nghiệp, quy'

mô của doanh nghiệp, sự phân cấp quản lý của đơn vị trình độ và yêu cầu quản lý

của đơn vị, số lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, trình độ trang

bị cơ sở vật chất kỹ thuậ hạch toán, sự phân bố mạng lưới và điều kiện giao thông

liên lạc

Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo lựa chọn được mô hình tô chức bộ máy

kế toán phù hợp với đơn vị, hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức kế toán phù hợp với đơn vị, phương pháp kế toán hàng tồn kho thích hợp và tìm được những phương án tối ưu trong quá trình lựa chọn áp dụng các quy định, các phương pháp

kế toán

“Thứ ba, lựa chọn những người có đủ năng lực và điều kiện làm công tác kế toán

Người làm kế toán trong đơn vị phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, phải có trình độ chuyên môn kế toán đáp ứng được yêu cầu công

tác kế toán Những người có trách nhiệm điều hành quản lý doanh nghiệp và kế toán

trưởng ở các doanh nghiệp nhà nước, công ty cỏ phần, hợp tác xã không được đưa

người nhà (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) vào làm kế toán ở doanh nghiệp Thủ kho, thủ quỹ và những người thực hiện các hoạt động mua bán vật từ, tài sản, hàng hóa trong doanh nghiệp không được kiêm nhiệm công tác kế toán

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị phải đảm bảo tiết kiệm và

hiệu quả

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả luôn được coi trọng trong công tác tổ chức

nói chung và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kế toán nói triêng Theo nguyên tắc này, tô chức công tác kế toán phải đảm bảo khoa học, hợp lý, thực hiện tốt nhất

chức năng, nhiệm vụ của kế toán, phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của kế toán

Trang 22

trong công tác quản lý kinh tế, chất lượng công tác kế toán đạt được mức cao nhất với chỉ phí hạch toán tiết kiệm nhất

1.3 Nội dung tỗ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Tỏ chức công tác kế toán là một hệ thống các yếu tổ cấu thành bao gồm nhiều

chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế

toán, tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán, tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống

báo cáo kế toán, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức kiểm tra kế toán và tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu

thập, xử lý, cung cấp thông tin

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Theo cuốn Thực hành tô chức công tác kế toán - Học vi

n tài chính, NXB Tài chính năm 2004: *Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những

người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng

đề ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại

doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp

những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị" Bộ máy kế toán la mot ta

hợp các cán bộ, nhân viên kế toán nhằm đảm bảo toàn bộ khói lượng công tác kế toán của doanh nghiệp được thực hiện Thực chất của tổ chức bộ máy kế toán

trong doanh nghiệp là sự phân công, phân nhiệm vụ giữa các phần hành kế toán trong phòng ban kế toán Kết quả của tô chức bộ máy kế toán là có một bộ máy

gọn nhẹ, hiệu quả và mang tính khả thi Trong tô chức kế toán tại doanh nghiệp, vấn để tô chức nhân sự đề thực hiện công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng hàng

đầu Tổ chức nhân sự như thế nảo để phát huy sở trường của từng người được

cao nhất, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên

quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là nội

Trang 23

dung đầu tiên trong tổ chức công tác kế toán của các đơn vị Thực hiện nội dung này, trước hết phải xác định được mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với

đặc điểm của đơn vị Sau đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, phần

hành và nhân viên kế toán đảm bảo sự phối hợp tốt nhất giữa các bộ phận và

nhân viên kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Dựa vào một số

căn cứ sau thì doanh nghiệp chọn hình thức tỏ

ức kế toán hợp lý:

© Dac điểm tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình và lĩnh vực sản

xuất kinh doanh

© Quy mé, dia ban hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

« Mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở doanh nghiệp

«_ Biên chế bộ máy kế toán và năng lực trình độ nghề nghiệp của cán bộ kế toán

« Khả năng về tài chính, mức độ trang bị các phương tiện kỳ thuật tính toán

sử dụng cho công tác kế toán, phần mềm kế toán doanh nghiệp sử dụng

s* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

~ Theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán

lập trung, toàn bộ công việc kế toán

từ khâu thu nhận, xử lý, hoàn chỉnh, luân chuyên chứng từ, ghỉ số kế toán, lập báo cáo tài chính đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của đơn vị Các đơn vị

phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng mà chỉ có những nhân viên kế toán làm

nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, phân loại chứng từ sau đó gửi

chứng từ kế toán về phòng kế toán đơn vị

—_Mô hình tô chức bộ máy kế toán tập trung được khái quát qua sơ đồ (Sơ đồ 1.1)

— Ưu điểm: Công tác kiểm tra chỉ đạo được tập trung thống nhất tại phòng kế toán của đơn vị và trực tiếp là kế toán trưởng, đảm bảo sô liêu kê toan duoc tap

Trang 24

trung, phuc vu kíp thơi cho chỉ đao toan đơn vi Tắt ca cac công việc kê toan tập trung chu yêu ơ văn phong trung tâm nên tranh được tỉnh trang bao cao sai lêch

vê tỉnh hinh san xuât và kinh doanh cua đơn vi Thuận lợi cho việc phân công công tác kế toán theo hướng chuyên môn hóa và ứng dụng trang thiết bị, phương

cho cơ giới hóa công tác kế toán Mô hình này cho phép

án gọn nhẹ, tiết kiệm chỉ phí

— Nhược điểm: Khôi lương công tac kê toan ơ Phong kê toan trung tâm nhiêu

va công kênh Cac đơn vi phu thuôc không co thông tin cho chỉ đao nghiệp vu ơ đơn vi

—_Điều kiện áp dụng: áp dụng thích hợp cho các đơn vị quy mô nhỏ, ít đơn vị trực thuộc và phân bồ tập trung trên cùng một địa bàn

s* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

— Theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán, ở các đơn vị phụ thuộc đều

có tổ chức kế toán riêng làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán,

thực hiện hạch toán tông hợp, hạch toán chỉ tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở

đơn vị phụ thuộc theo sự phân cấp quản lý trong đơn vị, định kỷ lập báo cáo kế toán

gửi về phòng kế toán đơn vị Phòng kế toán đơn vị thực hiện việc tổng hợp số liệu,

báo cáo của đơn vị phụ thuộc và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng đơn vị, lập báo cáo kế toán của toàn đơn vị

— Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán được khái quát qua sơ đồ (Sơ đồ 1.2)

— Ưu điểm: Găn vơi cơ sơ san xuât kinh doanh - nơi phat sinh cac nghiệp vu kinh tê Nhơ đo, lam tăng tỉnh chinh xac, kip thơi cua thông tỉn kê toan cho lãnh đao nghiệp vu ơ cac bô phân kinh doanh cua đơn vi tao điêu kiên cho hach toan nôi bô

tai don vi

~ Nhược điểm: Bô may kê toan công kênh, viée tông hơp sô liêu ơ phong kê toan trung tâm thương bỉ châm trê, anh hương đên tỉnh kip thơi cua thông tin kê toan cho lanh đao toan đơn vi

— Điều kiện áp dụng: áp dụng thích hợp cho các đơn vị quy mô lớn, tổ chức

hoạt động trên địa bàn rộng, các đơn vị trực thuộc hoạt động tương đối độc lập.

Trang 25

s* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

— Mô hình này kết hợp hai mô hình trên Theo mô hình tổ chức bộ máy kế

toán vừa tập trung vừa phân tán, trong đơn vị sẽ có những đơn vị phụ thuộc có tô chức

kế toán riêng, đồng thời có những đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng

Đối với những đơn vị phụ thuộc hoạt động tương đối toàn diện, sẽ tổ chức kế

toán riêng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập báo

cáo gửi về phòng kế toán đơn vị Những đơn vị này thực hiện hạch toán mang tính

chất phân tán

Đối với những đơn vị phụ thuộc quy mô nhỏ, không tổ chức kế toán riêng, chỉ

bố trí một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra chứng từ, sau đó gửi về phòng kế toán đơn vị chính Những đơn vị này thực hiện hạch toán mang

— Ưu điểm: Tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động kinh

tế, tài chính ở đơn vị trực thuộc; thuận tiện cho công tác đối chiếu, kiểm tra các hoạt

động kinh tế, tài chính, quá trình hạch toán ở cả đơn vị trực thuộc chính xác, kịp thời

— Nhược điểm: Tổ chức công tác kế toán cồng kẻnh, phức tạp, không thống

nhất được chỉ đạo tập trung của kế toán trưởng, việc cung cấp thông tin và tổng hợp số

liệu không kịp thời, không thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa công tác kế toán

— Điều kiện áp dụng: ap dung thích hợp cho cac doanh nghiệp ma đơn vi trưc

thuôc co nhưng đác điêm, điêu kiên khac nhau Môt sô đơn ví trực thuôc co quy mô lon hoặc ơ xa trung tâm, cân thiệt phai co thông tin phuc vu cho quan ly, co hach toan kinh doanh thi se tô chưc bô may kê toan riêng Con cac đơn vì trực thuộc khac

do điêu kiên, đác điêm, quy mô chưa đên mưc phai phân công công tac kê toan thi

không tô chưc hạch toan riêng

Trang 26

1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thông chứng từ kế toán

Theo Điều 3, Khoản 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

“Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài

chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi số kế toán” Tổ chức vận dụng

chứng từ kế toán là việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp vẻ lập, luân chuyền, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Chứng từ kế toán được doanh nghiệp thiết kế, bổ sung chỉ tiêu dựa trên

sinh, nội dung của chứng từ, bộ phận lập hoặc tiếp nhận chứng từ, số liên (tờ) chứng,

từ, chuyển đến bộ phận kế toán nào đẻ kiểm tra chứng từ, ghi số kế toán, bảo quản

và lưu trữ chứng từ Tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán sẽ đảm bảo tính trung

thực và tính pháp lý cho số liệu kế toán Đề việc tô chức hệ thống chứng từ kế toán được

khoa học, hợp lý trong quá trình thực hiện cần tuân theo những yêu cầu cơ bản sau:

«Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phải căn cứ vào chế độ ghi chép ban đầu

đo Nhà nước quy định

«Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phải phù hợp với đặc điểm tô chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị

«Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phải phù hợp với đặc điểm tô chức bộ máy công tác kế toán của đơn vị

a Noi dung va mẫu chứng từ kế toán

Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp thực

hiện theo luật kế toán Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 và được hướng dẫn bởi Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản pháp quy khác hiện

hành Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thủ thuộc đối tượng

điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại

các văn bản đó.

Trang 27

b Hệ thông biểu mẫu chứng từ kế toán

Các loại chứng từ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết

kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản ly của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán Bất kỳ chứng từ

nào cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn: tinh day đủ, tính kiểm soát, phê duyệt biểu

mẫu và tính cập nhật

Nếu không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán riêng thì doanh

nghiệp có thê áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ

kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

œ Lập và ký chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành liên quan đến hoạt động của

ập kịp thời, chính xác theo đúng nội dung quy định và có đầy đủ các chỉ tiêu, rõ rằng,

doanh nghiệp đều được phản ánh trên chứng từ kế toán Chứng từ kế toán phải

trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nội dung ghi chép chứng từ kế

it, không được tẩy xóa, sửa chữa Khi viết phải đùng bút

toán không được viết

mực, số và chữ viết lên phải liên tục không ngắt quãng, chỗ tróng được gạch chéo

Chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo đúng nội dung quy định, phải có chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ Đối với chững từ điện tử phải có chữ ký điện từ theo quy định của Luật kế toán

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ và phải được lập một lần cho tắt cả các liên theo cùng một nội dung đối với chứng từ lập nhiều liên Trường hợp lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên thì có thể viết từng liên một và đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý

của các liên chứng từ

d Kiểm tra và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Khi nhận được chứng từ kế toán, kế toán thực hiện kiểm tra tính hợp pháp,

hợp lệ nội dung của các hoạt động kinh tế ghi trong chứng từ kế toán Chứng từ

đúng quy định chế độ chính sách Nhà nước thì mới được sử dụng đề ghi số kế toán

Trang 28

Sau khi đã kiểm tra, chứng từ kế toán cần được tô chức luân chuyền đến các

bộ phận, cá nhân có liên quan phuc vụ ghi số kế toán Việc này phải tuân thủ theo

quy định của kế toán trưởng đơn vị về thứ tự, thời gian trên cơ sở nhu cầu nhận

thông tin, thời gian nhận và xử lý thông tin của bộ phận đơn vị, cá nhân do kế toán trưởng quy định

+# Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước:

Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình

Bước

giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán gồm:

« Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi

chép trên chứng từ kế toán;

«Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi trên chứng từ

kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

¢ Kiém tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán

Khi kiểm tra phát lên những chứng từ kế toán không đảm bảo nội dung trên phải báo cáo cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị để kịp thời xử lý

n, định khoản và ghỉ

Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

e Bảo quan và lưu trữ chứng từ kế toán

Theo Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH 13 ngày 20/11/2015:

— Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong

quá trình sử dụng và lưu trữ, lưu trữ phải là bản chính Trường hợp tài liệu kế toán

kế toán

bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tả

đó; nếu tải liệu kế toán bị mắt hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận

— Chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kế

từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán Người đại diện

theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài

liệu kế toán

Trang 29

— Thời hạn lưu trữ: tối thiểu 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý,

điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp dé

ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính; tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán sử

dụng trực tiếp để ghi số kế toá báo cáo tài chính, số kế toá cáo tài

chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài

liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng

— Tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ theo quy định thì được phép tiêu hủy

theo quy định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trừ khi có quyết định của cơ quan có thâm quyền Tài liệu kế toán lưu trữ của đơn vị nào thì đơn vị

đó thực hiện tiêu hủy

Trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán đã ban hành, đơn vị căn cứ vào đặc

điểm, yêu cầu quản lý của các đối tượng kế toán, căn cứ vào tình hình thực tế của

bộ máy kế toán, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đẻ tổ chức hệ thống

chứng từ kế toán thích hợp

1.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Theo Điều 22 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015: “Tài khoản

độ kế toán, trong đó quy định số lượng tài khoản kế toán, tên gọi tài khoản kế

toán, số hiệu tài khoản kế toán, nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán trên

tài khoản kế toán

Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành, căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị để xác định

những tài khoản sử dụng và phương pháp vận dụng các tài khoản kế toán đó Tài

khoản kế toán phản ánh tình hình và sự biến động của từng chỉ tiêu kinh tế tài

chính, phản ánh tài sản và sự vận động của tài sản ở đơn vị Các chỉ tiêu này bao

gồm các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp và chỉ tiết Vì vậy, tài khoản kế toán

phân thành tài khoản cấp 1 (tài khoản tông hợp) để phản ánh tình hình và sự biến

động của các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp Các tài khoản chỉ tiết được mở theo

Trang 30

các chỉ tiêu kinh tế tài chính cụ thể hơn nhằm cụ thể hóa chỉ tiêu kinh tế tài chính

tổng hợp Trong chế độ kế toán quy định thống nhất về các tài khoản cấp 1, cấp 2 và một số tài khoản cấp 3 Do đó, khi vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, các đơn vị

có thể xây dựng danh mục và phương pháp ghi chép các tài khoản cấp 2, cấp 3 chưa

có trong quy định của chế độ kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị tủy mức độ yêu cầu cụ thể hóa Trường hợp, doanh nghiệp cần bổ sung tải khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương

pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận

bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành với những điềm mới như: không phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; bỏ, thêm, thay đổi một số tài khoản; hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán có ý nghĩa lớn đối với chất lượng công tác

kế toán đơn vị Những yêu cầu cơ bản cần tuân thủ để vận dụng đúng hệ thống tài

khoản kế toán:

« Phải đúng theo các quy định trong hệ thống tài khoản do Nhà nước ban hành;

«_ Phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị:

+ Phải đảm bảo phản ánh một cách toàn diện các nội dung hạch toán của đơn

vị, kết hợp tốt giữa kế toán tổng hợp và kế toán chỉ tiết, giữa kế toán tài chính và kế

toán quản trị

Nhu vậy, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán một cách khoa học, hợp lý sẽ có tính chất quyết định đến hệ thống thông tin dữ liệu trong doanh nghiệp, thuận lợi cho việc quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế

toán áp dụng ở đơn vị mình

1.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thông số kế toán

Theo Điều 24 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015: “Số kế toán

dùng đề ghi chép, hệ thóng và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã

phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” Tổ chức vận dụng hệ thống số kế toán là

Trang 31

thiết lập, xây dựng cho don vị một bộ số kế toán chính thức và duy nhất theo một

hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị Trong đó, xác định số lượng số

kế toán bao gồm cả số kế toán tổng hợp và sổ kế toán chỉ tiết, kết cấu mẫu số kế

toán, trình tự và phương pháp ghi chép sổ kế toán

ăm hình thức kế toán Mỗi

hình thức kế toán có một hệ thống số kế toán riêng, kết

tự và phương pháp ghi chép khác nhau, ưu và nhược điểm khác nhau Vì thế, vấn đề

tiên trong tô chức hệ thông số kế toán là căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp

dụng trong các doanh nghiệp khác nhau Đơn vị được tự xây dựng biểu mẫu số kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ Nếu không tự xây dựng được biều mẫu số kế toán thì đơn vị có thé 4p dụng biểu mẫu số kế toán theo hướng dẫn trong Phụ lục số

04 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 nếu phù hợp với đơn vị Trong

iệc vận dụng hệ thống sở kế toán, đơn vị phải xây dựng, thiết kế trình tự ghỉ số

kế toán hợp lý, tổ chức quá trình ghi chép sé kế toán khoa học, sửa chữa sai sót

đúng phương pháp, bảo quản lưu giữ số sách kế toán đúng quy định

s# Mặc dù có sự khác nhau về việc vận dụng hệ thống số kế toán giữa các đơn

vị nhưng tất cả đều phải dựa trên các nguyên tắc sau:

«Mỗi doanh nghiệp chỉ được mở một hệ thống số kế toán chính thức và duy nhất theo một trong năm hình thức kế toán của chế độ kế toán hiện hành;

© Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phải đảm bảo tính khoa học, ghi chép

thuận tiện, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra;

Trang 32

«Kết cấu và nội dung ghi chép trên các số kế toán phải phù hợp với năng lực

và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong đơn vị

«_ Việc ghi chép trên số sách kế toán phải rõ ràng, không được tây xóa, không

được dùng chất hóa học phủ lên số liệu kế toán Mọi trường hợp ghỉ sai trong số kế

toán đều phải được sửa chữa kịp thời ngay sau khi phát hiện Tùy trường hợp ghi sai

mà áp dụng phương pháp chữa số thích hợp

+ Trinh tự sử dụng số kế toán như sau:

ổ kế toán mở vào đầu kỳ kế toán năm Đối với đơn vị mới thành

« Mở số

lập, số kế toán mở từ ngày thành lập Người đại diện theo pháp luật và kế toán

trưởng đơn vị có trách nhiệm ký duyệt các số kế toán Số kế toán có thể đóng thành quyền hoặc đề tờ rời Các tờ số khi dùng xong phải đóng thành quyền để lưu trữ

«œ Ghi số: Việc ghi số kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra

đảm bảo các quy định về chứng từ kế toán Mọi số liệu ghi trên số kế toán bắt buộc

phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh

« Khóa số: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài

chính Ngoài ra phải khóa số kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

s# Các hình thức số kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành:

a Hình thức Nhật ký ~ Số cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký - sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài

khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký - số

cái Căn cứ để ghỉ vào các số nhật ký, số cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng

hợp chứng từ gố:

Hình thức kế toán Nhật ký - Số Cái gồm có các loại số kế toán sau: Nhật ký -

Số Cái và Các Số, Thẻ kế toán chỉ tiết

Trình tự kế toán ghỉ sổ theo hình thức Nhật ký — $6 cai (Phụ lục 1.1)

Trang 33

b Hình thức Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ

kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký

chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó

lấy các số liệu trên nhật ký để ghỉ số cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại số chủ yếu sau: Số Nhật ký

chung, Số Nhật ký đặc biệt; Số cái và các sỏ, thẻ kế toán chỉ tiết

Trình tự kế toán ghỉ sổ theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 1.2)

e Hình thức Chứng từ ghỉ số

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là có căn cứ trực tiếp

để ghi số kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi số” việc ghỉ số kế toán tông hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên số đăng ký chứng từ ghi số và ghỉ theo trình tự nội dung kinh tế trên số cái Chứng từ ghi số do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng

chứng từ gốc hoặc bằng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghỉ số được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả nam (theo số thứ tự trong sô đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm theo phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi số kế toán

kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ; Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian về việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo

nội dung kinh tế; Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tông hợp với hạch toán chỉ tiết; Sử dụng các mẫu số in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài

chính và lập báo cáo tài chính.

Trang 34

Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sô kế toán sau: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Số cái; Số hoặc thẻ kế toán chỉ tiết

báo cáo tài chính theo quy định

Trình tự ghỉ số theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Phụ lục 1.5)

Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để

chọn một hệ thống số kế toán áp dụng ở đơn vị Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ

thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sỏ kế

toán đã chọn đề phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị

1.3.5 Tổ chức cung cấp thông tìn qua hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế

toán, cung cấp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

và sự biến động của tài sản trong đơn vị, nguồn vốn kinh doanh, tình hình và kết

quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ báo cáo Báo cáo kế toán cung cấp thông tin cần thiết cho hai nhóm đối tượng là đối tượng bên trong đơn vị và đối tượng bên ngoài đơn vị Do đó, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán bao gồm tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo kế toán tài chính

Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo chỉ tiết, đáp ứng yêu cầu quản lý

và điều hành sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị các cắp trong đơn vị, phục

vụ yêu cầu quản trị kinh đoanh nội bộ doanh nghiệp Do đó, theo yêu cầu quản lý

của từng đơn vị mà hệ thống báo cáo kế toán quản trị cũng có sự khác nhau về số

lượng và kết cấu báo cáo, các báo cáo này không theo những quy định bắt buộc

Trang 35

của Nhà nước Đối với báo cáo kế toán quan trị, dựa vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị để xác định những thông tin cần thiết, từ đó thiết kế các báo

cáo phản ánh đầy đủ các thông tin đã được xác định Các báo cáo này phản ánh

số liệu chỉ tiết về từng loại tài sản, nguồn vốn, từng quá trình sản xuất kinh

doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng bộ phận, từng sản phẩm, dich

vụ một cách thường xuyên, liên tục

Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo cung cấp số liệu, tài liệu cho cả

đối tượng bên ngoài đơn vị Đó là những báo cáo mang tính chất bắt buộc lập và

phải gửi, nộp cho các nơi theo quy định đúng thời hạn Báo cáo kế toán tài chính

được lập theo chuẩn mực kế toán và quy định trong chế độ kế toán do Nhà nước

ban hành Tô chức hệ thống báo cáo kế toán tài chính là dựa vào những quy định

về trình bày báo cáo tài chính trong chuẩn mực kế toán, quy định về kết cấu biểu mẫu báo cáo và phương pháp lập trong chế độ kế toán hiện hành, phân công, hướng dẫn người lập báo cáo Báo cáo kế toán tài chính có tính pháp lý cao, chịu

sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước

Hệ thống báo cáo này phản ánh tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, sự vận động của tài sản cũng như kết quả kinh đoanh trong kỳ của đơn vị để các nhà

quản trị và nhóm các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị nắm được bức tranh

kinh tế

kết quả hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra các quyết định cần thiết Hệ

thống báo cáo tài chính bao gồm:

«Bảng cân đối kế toán

« Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

«© Báo cáo lưu chuyên tiên tệ

«ˆ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ công tác quản lý kinh tế

trong doanh nghiệp là một trong các chức năng của kế toán thì tô chức hệ thống báo

cáo kế toán là khâu cuối cùng, quan trọng của việc thực hiện chức năng đó Đề việc

lập báo cáo kế toán hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Trang 36

« Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế

«- Báo cáo kế toán cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý kinh

tế đơn vị Do đó, theo nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống báo cáo kế toán phải gắn với nhu cầu thông tin cho công tác quản lý, phải lấy quản lý làm đối tượng phục vụ;

« Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phải phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành Đây là nguyên tắc chung của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị Đối với việc lập báo cáo kế toán, theo nguyên tắc này đòi hỏi các đơn

vị phải dựa trên những quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán đề thực hiện việc

tổ chức lập báo cáo kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa các đơn vị và trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế;

« Tổ chức lập báo cáo kế toán phải tiết kiệm và hiệu quả Theo nguyên tắc

này, việc tô chức lập báo cáo phải đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm chỉ phí vừa đảm bảo: thu thập, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho quản lý kinh tế của đơn vị

s* Tổ chức phân tích thông tin trên báo cáo kế toán

Sau khi phân công, hướng dẫn lập báo cáo kế toán, tô chức phân tích báo cáo

là nhiệm vụ cần thiết của kế toán nhằm cung cấp thông tin hữu ích phục vụ công tác

quản lý doanh nghiệp Các bước tiền hành đẻ phân tích báo cáo kế toán sao cho phát huy hiệu quả của chúng bao gồm:

~ Tổ chức lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan

trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác phân tích Lập kế hoạch bao gồm

việc xác định mục tiêu, chương trình phân tích Kế hoạch phân tích phải xác định rỡ

nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian thực hiện và những thông tin cần

thiết thông qua các chỉ tiêu phân tích

~— Tổ chức thực hiện công tác phân tích: Đây là khâu triển khai thực hiện

kế hoạch đã để ra, bao gồm công việc thu thập nguồn tài liệu, lựa chọn và tính

toán các chỉ tiêu phân tích, xác định nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

Trang 37

— Tổ chức báo cáo kết quả phân tích: Đây là khâu cuối cùng của phân tích

báo cáo Trên cơ sở các tính toán, phân tích dự báo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích nêu rõ nguyên nhân và trình bảy kiến nghị giúp cho

nhà quản lý có được cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định đúng đắn trong điều

hành sản xuất kinh doanh

Ngoài việc tổ chức phân tích báo cáo tải chính định kỷ, đơn vị cần tổ chức

phân tích theo định kỳ ngắn thường xuyên nhằm xử lý và cung cấp thông tin kịp

thời phục vụ cho công tác điều hành và các quyết định kinh doanh của nhà lãnh đạo Phân tích thường xuyên chủ yếu dựa vào số liệu định mức kỹ thuật và số liệu thực

tế do kế toán quản trị cung cấp

s* Tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Sau khi lập báo cáo tải chính theo quy định, đơn vị phát hành báo cáo tài chính

và cung cấp thông tin theo:

— Đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên thị

trường chứng khoán: việc công bố báo cáo tài chính quý, bán niên, báo cáo năm

mang tính bắt buộc và quy định cụ thể về thời gian đối với từng Sở giao dịch chứng khoán nơi cô phiếu của doanh nghiệp đăng ký niêm yết

— Đối với doanh nghiệp là công ty cô phần chưa niêm yết, công ty TNHH, : việc công bố thông tin được thực hiện theo yêu cầu của cấp quản lý hoặc cơ quan

quản lý nhà nước

1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán

Theo Điều 3, Khoản 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015:

“Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán” Tổ chức kiểm tra kế toán là một

trong những nội dung cần thiết của công tác tổ chức kế toán Tổ chức kiểm tra kế toán nhằm bảo đảm cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả

và cung cấp được thông tin phản ánh kịp thời, đúng hiện trạng của đơn vị Kiểm tra

kế toán sẽ tăng cường tính đúng đắn và hợp lý, trung thực, khách quan của quá trình

hạch toán ở đơn vị Đồng thời, cũng là công việc kiểm tra, giám sát việc thực

Trang 38

các chính sách, chế độ kế toán của đơn vị Do đó, việc kiểm tra kế toán do đơn vị kế

toán cần chủ động thực hiện hoặc do cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng thực

hiện theo quy định về kiểm tra kế toán

$* Tổ chức kiểm tra kế toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

— Xác định những nội dung cần kiểm tra (bao gồm các nội dung kiểm tra của

các cán bộ làm công tác kế toán tự kiểm tra, nội dung kiểm tra của kế toán trưởng

— Xây dựng kế hoạch và chế độ kiểm tra kế toán trong toàn đơn vị;

— Tổ chức và hướng dẫn cho các cán bộ làm công tác kế toán tự kiểm tra việc

hi số, hạch toán và tổ chức kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận kế toán trong

toàn đơn vị

+# Nhiệm vụ tổ chức kiểm tra kế toán tại đơn vị bao gồm:

— Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;

— Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính

xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ

kế toán và kết quả công tác của bộ máy kế toán;

— Thông qua kết quả kiểm tra kế toán của đơn vị, kiểm tra đánh giá tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chỉ tài

chính, kỷ luật nộp thu, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư

và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế

độ kinh tế tài chín

—_ Trên cơ sở kết quả kiểm tra kế toán, đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý của đơn vị

+* Để thực hiện các nhiệm vụ trên, công tác kiểm tra kế toán cần phải đảm bảo

các yêu cầu sau:

— Thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan trong quá trình kiểm tra;

Trang 39

— Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu

với chế độ, thẻ lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính

hiện hành Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục;

— Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm

tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần

bổ sung, sửa đồi về chế độ kế toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính;

— Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những thiếu sót đã

được phát hiện qua kiểm tra kế toán

Công tác kiểm tra kế toán có thể được thực hiện thường kỳ hoặc kiểm tra bất

thường, kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ

kinh tế, tài chính

1.3.7 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử

lý và cung cấp thong tin

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tin học thì việ

ứng dụng tin học

trong công tác kế toán trở nên phô biến và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thu

nhận, xử lý và cung cắp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác Việc tỉn học

hóa công tác kế toán làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán đáng kể, tạo

cơ sở để tiến hành tỉnh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động

Nội dung tô chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trong công tác kế toán:

— Tổ chức trang bị mua sắm phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng tài

chính và đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý của đơn vị Mỗi đơn vị xây dựng

kế hoạch trang bị máy vi tính cho phòng kế toán, từng bộ phận kế toán, cần thiết

phải lựa chọn phần cứng có cấu hình phù hợp đảm bảo các yêu cầu sau:

© C6 cdu hinh phi hop với chương trình phần mềm được ứng dụng;

« Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý và tô chức quản lý sản xuất kinh

doanh;

© Dam bao công nghệ tiên tiền và tính đồng bộ trong trang thiết bị;

© Dap ting yéu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau

Trang 40

Bên cạnh việc trang bị hệ thống máy tính là việc trang bị các phần mềm ứng

dụng theo các phương pháp sau:

s Sử dụng nhân lực tại chỗ: Với cách lựa chọn này, người làm kế toán của

đơn vị được sử dụng để viết chương trình máy tính cho hệ thống, tạo điều kiện cho

người làm kế toán nắm được toàn bộ đặc điểm quy trình hạch toán của đơn vị nên trong công việc triển khai đạt hiệu quả cao

s Mua phần mềm sẵn có: Đơn vị nghiên cứu xem xét để lựa chọn mua phần mềm thích hợp với chính đơn vị

— Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên sử dụng máy vỉ tính thành

thạo kết hợp với chuyên môn kế toán giỏi

—_ Tổ chức mã hóa các đối tượng kế toán cụ thể theo ngôn ngữ máy và tô chức

thực hiện trên máy vi tính

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung trình bày những

vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, nêu rõ nội

dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống

chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tô chức hệ thống sô kế toán, tổ

chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ

thông tin vào công tác kế toán Từ đó cho thấy rằng việc nghiên cứu tỏ chức công

tác kế toán trong doanh nghiệp thực sự cần thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn

nhằm đảm bảo cung cắp thông tin một cach kip thoi, tin phục vụ cho công tác

quản lý của doanh nghiệp

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận tổ chức công tác kế toán làm cơ sở cho việc

đánh giá thực trạng và hoàn thiện ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w