Trong những năm qua khoản mục HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TSNH của công ty. Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang có vấn đề trong công tác quản trị HTK. Công ty cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho.
Công ty cần thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa công ty và nhà cung cấp nhằm đảm bảo thời gian và số lượng hàng hóa kịp thời, giảm chi phí lưu kho và giảm lượng HTK nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn tại hàng hóa.
Hàng hóa nhập về công ty cần kiểm tra kĩ càng tránh tình trạng hàng hóa kém chất lượng không đủ tiêu chuẩn để tiêu thụ.
Do đặc điểm loại hàng hóa có tính cải tiến theo thời gian vì vậy công ty nên nhập lượng hàng hóa vừa đủ tránh tình trạng lưu kho quá lâu, máy móc không theo kịp xu hướng không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Lượng hàng hóa tồn trong kho qua các năm còn quá nhiều công ty nên có các biện pháp như hạ giá thành sản phẩm, áp dụng các chính sách tín dụng thương mại nhằm tiêu thụ hết lượng HTK trong các năm qua để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư.
Ngoài ra công ty cũng nên tìm kiếm các đối tác có uy tín, có mức giá cạnh tranh đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng cũng như các chính sách tín dụng tốt.
Công ty cần tiến hành kiểm kê lại hàng hóa tồn trong kho và tiến hành trích lập dự phòng. Đồng thời, công ty cần có kế hoạch cụ thể sát với mức tiêu thụ trong kỳ, xác định lượng dự trữ an toàn cụ thể. Công ty cần phải kiểm tra kiểm soát hàng tồn kho một cách thường xuyên, tỉ mỉ.