Các nhân tố khách quan tác độn tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó. Sự tác động đó không
thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanh nghiệp luôn phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó.
- Chính sách nhà nước.
Các chính sách nhà nước đưa ra sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Nếu nhà nước có một định hướng đúng đắn hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như các chính sách kinh tế kịp thời và sát với thực tế thì sẽ tạo ra môi trường pháp lý và kinh tế ổn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có định hướng và thuận lợi hơn trong quá trình quản trị TSNH. Ví dụ như các văn bản pháp luật của nhà nước về công tác khai báo, quản lý chi phí, hàng tồn kho trong doanh nghiệp, các chính sách để điều chỉnh lượng cung, lượng cầu và giá cả của một loại hàng hóa, nguyên vật liệu thị trường,...
- Môi trường kinh tế.
Nhân tố này thể hiện các đặc trung của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh như: Chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính tín dụng nhà nước.
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăn trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì chi phí đầu vào tăng, sản xuất bị thu hẹp, tiêu thụ khó khăn hơn, giảm vòng quay TSNH. Ngoài ra chính sách tài chính tiền tệ cũng tác động lớn tới hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế xã hội của con người, nó làm phát triển các ngành nghề, dịch vụ và mặt hàng mới, nó khiến khách hàng có xu thế đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng hàng hóa và dịch vụ do công nghệ phát triển, việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn ngày càng dễ dàng hơn, đồng thời nó tạo ra sự thay đổi nhanh chóng của khách hàng khi xu hướng công nghệ phát triển thay đổi. Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tránh bị lạc hậu về mẫu mã, chất lượng. Doanh nghiệp không thể thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ có thể dẫn tới hàng hóa khó tiêu thụ từ đó làm cho hàng tồn kho tăng lên, công tác quản trị TSNH gặp nhiều khó khăn.
- Sự cạnh tranh của doanh nghiệp và xu hướng phát triển ngành.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao sức cạnh tranh trước thị trường khốc liệt. Ngoài ra xu thế phát triển của ngành, ổn định hay không ổn định, tăng trưởng hay suy giảm đều ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của doanh nghiệp, các quyết định của doanh nghiệp về phân khúc thị trường cần nhắm đến, mức dự trữ tối ưu về TSNH như tiền, hàng tồn kho... Do đó ảnh hưởng đến công tác quản trị TSNH của doanh nghiệp.