TY.
1.2.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty.
37
Bảng 4.4 Cơ cấu TSNH của công ty.
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của công ty)
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu TSNH của công ty.
Đơn vị: Đồng Việt Nam.
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của công ty)
Nhìn vào hai bảng tổng hợp trên ta thấy TTS từ năm 2016 đến năm 2018 tăng nhẹ từ 1.861.745.530 đồng lên 2.005.522.988 đồng. Tuy nhiên năm 2017 công ty gặp phải khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tổng tài sản năm 2017 giảm xuống còn 104.425.627 đồng ứng với mức giảm 5,61% so với năm 2016. Sang năm 2018 công ty đã đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tổng tài sản năm 2018 tăng lên 248.203.085 đồng ứng với mức tăng 14,12% so với năm 2017. Các khoản tiền và TĐT giảm dần qua các năm. Năm 2016 đến năm 2018, các khoản tiền và TĐT giảm từ 161.709.796 đồng xuống chỉ còn 72.078.432 đồng. Khoản mục
khoản phải thu giảm từ 560.329.582 đồng xuống 201.129.126 đồng và tăng lên 258.026.193 đồng ở năm 2018. HTK tăng dần qua các năm, tăng từ 1.139.706.152 đồng lên 1.675.418.363 đồng.
về khoản mục tiền và tương đương tiền.
Tiền và TĐT giảm dần qua các năm. Năm 2016, khoản mục này đạt 161.709.796 đồng chiếm 8,68% trong tổng tài sản. Năm 2017, đạt 150.355.194 đồng chiếm 8,56% và đến năm 2018 khoản mục này giảm xuống chỉ còn 72.078.432 đồng chiếm 3,59% trong tổng tài sản.
Về xu hướng, năm 2017 khoản mục này giảm 11.354.602 đồng tương đương với 70,20% so với năm 2016. Năm 2018, khoản mục này lại tiếp tục giảm và giảm 78.276.762 đồng tương ứng với 52,06% so với 2017.
Mức giảm trong 2 năm liên tiếp này chủ yếu là do sự biến động của doanh thu thuần. Tuy nhiên đây là một dấu hiệu cảnh báo về khả năng thanh toán của công ty. Công ty cần có biện pháp cải thiện kịp thời.
về khoản mục khoản phải thu.
KPT trong 3 năm có xu hướng giảm mạnh từ năm 2016 đến năm 2017 và có tăng nhẹ từ năm 2017 đến 2018. Năm 2016 khoản phải thu đạt 560.329.582 đồng chiếm 30,1% trên TTS. Sang năm 2017, khoản phải thu giảm xuống còn 201.129.126 đồng chiếm 11,45% trên tổng tài sản và đến năm 2018 khoản phải thu tăng nhẹ lên 258.026.193 đồng chiếm 12,87% trên tổng tài sản.
Về xu hướng, năm 2017 khoản mục này giảm mạnh 359.200.456 đồng tương ứng với mức giảm 64,1% so với năm 2016. Năm 2018, khoản mục này tăng nhẹ 56.897.067 đồng ứng với mức tăng 28,29%.
Tuy DTT năm 2017 giảm 26,4% nhưng các khoản phải thu cũng giảm cho thấy công ty đang không gặp những khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ. Do DTT năm 2017 giảm, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm nên sang năm 2018 công ty đang sử dụng các chính sách tín dụng thương mại để kích thích, thu hút khách hàng nên các khoản phải thu trong năm 2018 có tăng nhẹ so với năm 2017.
về khoản mục hàng tồn kho.
HTk tăng đều trong 3 năm qua. Năm 2016, HTK đạt 1.139.706.152 đồng chiếm 61,22% trong TTS. Năm 2017 tăng lên 1.405.835.583 đồng chiếm 79,99% trên số tổng tài sản và sang năm 2018 khoản phải thu tăng lên 1.675.418.363 đồng chiếm 83,5% trên tổng tài sản.
Về xu hướng, năm 2017 khoản mục này tăng 266.129.431 đồng tương đương với 23,35% so với năm 2016. Năm 2018 khoản mục này tăng 269.582.780 đồng tương ứng với mức tăng 19,18% so với năm 2017.
HTK bị ứ đọng qua các năm do máy móc thiết bị đang được cải tiến qua các năm, hàng của công ty nhập về số lượng lớn qua các năm bị lạc hậu, lỗi thời không theo kịp thời đại công nghệ, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vì vậy hàng năm doanh nghiệp đều phải lấy khoản tiền của công ty để nhập các lô hàng hóa mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho công ty vốn bị ứ đọng tại HTK, tiền của công ty giảm dẫn tới việc công ty dần dần mất đi khả năng thanh toán.