1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

82 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 256,47 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các công ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do hiệu quảtài sản ngắn hạnkhông tốt. Nhưng thực tế thì sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định, kiểm soát chặt chẽ và sử dụng không có hiệu quả các loại tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Trong thời gian qua, mặc dù Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, công ty có lợi nhuận tăng. Nhưng kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Mặc dù mục tiêu hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới đạt được lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay Công ty Bảo Long phải tìm cách để khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty mình trong thời gian tới. Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long, được sự giúp đỡ nhiệt tình giáo viên hướng dẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng tài chính – kế toán,em quyết định lựa chọn đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc Đại học của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thị Bảo Oanh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Linh

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáoTrường Đại học Thăng Long, cùng các bác, cô chú và anh chị trong Công ty TNHHThương mại và Du lịch Bảo Long đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốtnghiệp này Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong truờng đã truyền đạtcho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khoá luận và cũng như có được hànhtrang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót vàhạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận của emđược hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày15tháng 03năm 2015

Sinh viên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗtrợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đượctrích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Một số vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 1

1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 1

1.1.3 Vai trò của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 2

1.1.4 Phân loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 3

1.2 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 4

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 4

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 5

1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 7

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG 30

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 30

2.1.1 Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 30

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 30

2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty 31

2.1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 32

2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn năm 2011 – 2013 33

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du Lịch Bảo Long 42

2.2.1 Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 42

2.2.2 Tình hình quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 45

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du Lịch Bảo Long 50

Trang 6

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại

và Du lịch Bảo Long 58

2.3.1 Kết quả đạt được 58

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG 62

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long trong thời gian tới 62

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 63

3.2.1 Xác định mức dự trữ tiền 63

3.2.2 Áp dụng mô hình Z-core trong tính điểm tín dụng khách hàng 64

3.2.3 Bổ sung chính sách thu hồi nợ trong công ty 67

3.2.4 Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn 68

3.3.5 Các giải pháp khác 69

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH

YYSơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty TNHH Thương mại và Du lịch .31

Bảo Long 31

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 34

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2011 – 2013 39

Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn 41

Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 42

Bảng 2.5 Mô hình tính điểm tín dụng 48

Bảng 2.6 Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH Vietsense Travel 48

Bảng 2.7 Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình điểm tín dụng năm 2013 49

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 51

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 52

Bảng 2.10 Ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng TSNH lên ROCA 54

Bảng 2.11 Mức tiết kiệm (lãng phí) tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long 55

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu hiệu quản bộ phận tài sản ngắn hạn 56

Bảng 3.1 Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013 66

Bảng 3.2 Thủ tục thu nợ 68

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngàycàng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các công ty luôn phảichú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp Quá trình đổi mới cơchế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xâydựng và thực thi tốt chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợinhuận cao, sản phẩm mới có tính cạnh tranh Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạnmột cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạtcòn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản Mặc dù hầu hếtcác vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do hiệuquảtài sản ngắn hạnkhông tốt Nhưng thực tế thì sự bất lực của một số công ty trongviệc hoạch định, kiểm soát chặt chẽ và sử dụng không có hiệu quả các loại tài sản ngắnhạn và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng củahọ

Trong thời gian qua, mặc dù Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long đã

có nhiều cố gắng trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, công ty

có lợi nhuận tăng Nhưng kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiềuđiểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao Mặc dùmục tiêu hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng tất cả đều hướngtới đạt được lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay Công ty Bảo Longphải tìm cách để khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nângcao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty mình trong thời gian tới

Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại Công tyTNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long, được sự giúp đỡ nhiệt tình giáo viên hướngdẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng tài

chính – kế toán,em quyết định lựa chọn đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long” làm

đề tài cho khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc Đại học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ mục tiêu như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp

Trang 10

Thứ hai là phân tích làm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công

ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn năm 2011 - 2013 Từ đó tìm racác hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó

Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tạiCông ty TNHH Thương mại và Du lịchBảo Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

trong doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại

Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn từ năm 2011 đến năm2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, song tập trung vào baphương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh vàphương pháp phân tích tổng hợp để từ đó làm rõ đối tượng nghiên cứu và đạt đượcmục tiêu nghiên cứu của đề tài

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, doanh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và đồthị, nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh

nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty trách

nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Bảo Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty

trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Bảo Long

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

TÀI SẢN NGẮN HẠNTRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số vấn đềcơ bản về tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Theo PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – nhà xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyênluân chuyển trong quá trình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp,tài sản ngắn hạn được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoảncao, phải thu và dự trữ tồn kho”

Trong cuốn Kế toán – Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tàichính Hà Hội năm 2010 của GS.Ngô Thế Chi, PTS.Đoàn Xuân Tiến và PTS.Vương ĐìnhHuệ đã định nghĩa: “Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sảnkhác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một nămhoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn phảnánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn kháccó đếnthời điểm báo cáo”

Như vậy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những khoản mục có khả năngchuyển đổi dễ dàng và là mắt xích quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu Tuy làyếu tố tồn tại trong ngắn hạn đúng như tên gọi nhưng nếu có phát sinh trục trặc sẽ ảnhhưởng đến quá trình hoạt động của công ty

Từ những quan điểm trên về tài sản ngắn hạn, ta đưa ra được khái niệm đầy đủ

nhất về tài sản ngắn hạn như sau: “Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khác.” Đây cũng là khái niệm được

sử dụng xuyên suốt trong khóa luận

1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Thứ nhất, tài sản ngắn hạn biểu hiện dưới các hình thái khác nhau như:tiền và các tài sản tương đương tiền, khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và

các tài sản khác.Các khoản mục này tương ứng với các mục đích chuyên biệt khácnhau của TSNH trong doanh nghiệp: tiền và các tài sản tương đương tiền hay chứngkhoán khả thị đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, hàng tồn kho được sửdụng trong khâu SXKD, các khoản phải thu khách hàng dùng để ghi nhận các khoảntín dụng thương mại Tài sản ngắn hạn biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bởi

nó tham gia vào tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh

Trang 12

nghiệp, từ khâu dự trữ đến khâu sản xuất và lưu thông Qua mỗi giai đoạn của chu kỳkinh doanh tài sản ngắn hạn lại thay đổi hình thái biểu hiện.

Thứ hai, tài sản ngắn hạn thường luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh TSNH như tiền mặt, hàng tồn kho thường được sử dụng trong

một chu kỳ kinh doanh, phân biệt với TSDH như thiết bị, máy móc, nhà xưởng thườngđược sử dụng trong nhiều năm và trích khấu hao Một chu kỳ luân chuyển của tài sảnngắn hạn bắt đầu tư giai đoạn cung cấp dùng tiền để mua nguyên vật liệu dự trữ quátrình sản xuất, sau đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chính đặc điểmnày đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định đề đầu tư,mua sắm tài sản ngắn hạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hạnliên tục

Thứ ba, tài sản ngắn hạn thường thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành thực thể của sản phẩm.Trong doanh nghiệp thương mại, tài sản ngắn hạn bắt

đầu từ trạng thái tiền mặt sai đó được sử dụng để mua hàng hóa, lúc này từ trạng tháitiền mặt, tài sản ngắn hạn đã chuyển sang một trang thái mới là hàng hóa (hay nói cáchkhác là hàng tồn kho) Sau khi hàng hóa được xuất bán, một lần nữa tài sản ngắn hạntại chuyển đổi về trạng thái ban đầu là tiền mặt, tuy nhiên giá trị của tài sản ngắn hạnlúc này sẽ lớn hơn giá trị ban đầu của nó.Đối với loại hình doanh nghiệp SXKD, tàisản ngắn hạn thường được biểu hiện dưới hình thái là hàng tồn kho (nguyên vật liệu)dùng cho mục đích sản xuất phải trải qua một quá trình biến đổi thành thành phẩm,hàng hóa hoàn chỉnh để xuất bán ra thị trường

Thứ tư, tài sản ngắn hạn có giá trị luân chuyển toàn bộ một lần và giá thành sản phẩm làm ra Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh

nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động chính là tài sản ngắn hạn.Quátrình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hànghoá lao vụ, dịch vụ Khác với tư liệu lao động, giá trị của các đối tượng lao động (làcác nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất) được chuyển dịch toàn

bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện.Điều này có nghĩa là mọi chi phí phát sinh trong quá trình biến đổi tài sản ngắn hạnthành thành phẩm đã được tính vào giá thành của sản phẩm trước khi đưa ra thịtrường

1.1.3 Vai trò của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.Tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọngcao trong tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh thương mại Giá trị các loại tài sản ngắnhạn của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá

Trang 13

trị tài sản Do đó, tài sản ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn chính là đối tượng lao động trực tiếp thamgia vào quá trình sản xuất Ngoài ra, doanh nghiệp cần dự trữ tài sản ngắn hạn để đápứng cho các chi phí giao dịch, chi phí giao dịch bao gồm phí dịch vụ cho việc mua bánchứng khoán, các khoản lỗ tiềm tàng do phải bán gấp các tài sản trong khi có thể kiếmlời nhiều hơn nếu có thêm thời gian Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn phải dự trữmột lượng tiền hoặc chứng khoán khả thị đủ để đảm bảo khả năng thanh toán, đâycũng là loại tài sản có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặtnhanh chóng với chi phí thấp đáp ứng cho các mục tiêu ngắn hạn [5, tr.367]

Hỗ trợ thanh toán cho các giao dịch có độ trễ về thời gian.Điều này xuất

hiện trong quá trình sản xuất, marketing và thu tiền Do các giao dịch có diễn ra khôngđồng thời, nhiều hoạt động tác động đến nhu cầu vốn lưu động như lưu trữ hàng tồnkho, áp dụng các chính sách hỗ trợ bán hàng, chiết khấu thanh toán để khuyến khíchkhách hàng thanh toán sớm, giảm thời gian chuyển tiền khi thu hồi nợ

Giải quyết trong các trường hợp cần phải chi trả các chi phí liên quan đến pháp luật và chi phí gián tiếp Chi phí liên quan đến pháp luật như chi phí thuế thu

nhập, thuế giá trị gia tăng, phí môn bài, hay chi phí gián tiếp như chi phí nguyên vậtliệu phụ, chi phí công phụ, chi phí quảng cáo, Những chi phí này rất lớn nên nhàquản lý thường xem chúng như những áp lực tài chính và có xu hướng dự trữ mộtlượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo khả năng thanh toán kể cả khiviệc này đem lại ít lợi nhuận hơn so với đầu tư tài sản dài hạn

1.1.4 Phân loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

1.1.4.1 Phân loại theo vai trò của tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ bao gồm các khoản: Nguyên vật liệu

chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ và dụng cụ

Tài sản nằm trong khâu sản xuất bao gồm sản phẩm dở dang, bán thành

phẩm và các khoản chi phí chờ kết chuyển

Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm, hàng hóa mua

ngoài, hàng gửi bán, vốn bằng tiền và các khoản vốn dùng trong thanh toán

Hình thức phân loại này cho ta biết vai trò của các tài khoản, dựa vào đó, nhàquản lý điều chỉnh cơ cấu tài sản hợp lý và có biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.1.4.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện của tài sản ngắn hạn

Tài sản bằng vật tư hàng hóa: những tài sản được biểu hiện dưới hình thái

như hàng tồn kho, nguyên vật liệu

Tài sản bằng tiền: các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, v.v

Trang 14

Cách phân loại này cho doanh nghiệp biết cơ cấu dự trữ của các khoản mục,khả năng thanh toán của doanh nghiệp và có giải pháp điều chỉnh hợp lý.

1.1.4.3 Phân loại tài sản ngắn hạn dựa trên các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Căn cứ theo các khoản mục trên bảng CĐKT, tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền vàchứng khoán khả thị, khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạnkhác

Tiền: được biểu hiện là tiền tồn quỹ, tiền gửi trong ngân hàng, tiền đang

chuyển Tiền mặt được sử dụng để mua nguyên vật liệu, mua sắm TSCĐ, trả lươngnhân viên và chi trả các khoản khác

Chứng khoán khả thị: bao gồm các loại chứng khoán có khả năng sinh lời cho

doanh nghiệp và có thể chuyển đổi sang tiền mặt dễ dàng với chi phí thấp

Phải thu khách hàng: được hình thành từ việc bán chịu cho khách hàng, khoản

thu được tạo lập dựa trên cam kết giữa doanh nghiệp và người mua hàng Phổ biếnnhất là hình thức tín dụng thương mại - cho các doanh nghiệp khác nợ, hình thức nàythu hút được nhiều khách hàng cho doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vềthanh toán

Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình SXKD, sản

phẩm dở dang và thành phầm Với doanh nghiệp, vật liệu thô không sinh lời song làđiều kiện căn bản để sản xuất hàng hóa thành phẩm nên việc dự trữ hàng tồn kho hợp

lý là vấn đề với nhà quản lý để vừa đảm bảo cho quá trình SXKD của doanh nghiệp

mà không làm phát sinh quá nhiều chi phí dự trữ của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, cầm

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đềsống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả Chỉ khi hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tự trang trải chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụvới ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn là duy trì và phát triển quy mô hoạt độngsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của mộtloạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận Trong đó, hiệu quả sử dụngtài sản ngắn hạn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp đểnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Trang 15

Theo nghĩa chung nhất: “Hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụngcác yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả đầu ra tốt nhất với mục đích xác định” Như vậy,

có thể hiểu hiệu quả sử dụng là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng cácnguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinhdoanh, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu với tổng chi phí thấp nhất

Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là phạm trù kinh tế đánh giá trình độ

sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cao nhất với mức tàisản ngắn hạn hợp lý (tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí) Trình độ sử dụng tàisản ngắn hạn được thể hiện ở viêc doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn như thế nàotrong các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông Cụ thể, quá trình vận động của tàisản ngắn hạn bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hànhsản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dướihình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm Mỗi lần vận động như vậy được gọi làmột vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng cóhiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu Vớilợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từngđồng tài sản ngắn hạn, làm cho mỗi đồng tài sản ngắn hạn hàng năm có thể mua sắmnguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn.Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyểntài sản ngắn hạn (số vòng quay tài sản ngắn hạn trong một năm)

Tóm lại, Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế, phản ánh tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất [2, tr.199]

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành

và sử dụng vốn kinh doanh Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tếthị trường yêu cầu về tài sản ngắn hạn là rất lớn, có thể coi tài sản ngắn hạn là nhựasống tuần hoàn trong doanh nghiệp

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu mangtính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp

1.2.2.1 Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyênsuốt là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thườngxuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn

Trang 16

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là một nội dung trọng tâm trong cácquyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóagiá trị doanh nghiệp.

Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọibiện pháp để tồn tại và phát triển Xuất phát từ vai trò to lớn đó khiến cho yêu cầudoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tài sản ngắn hạn nóiriêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp

1.2.2.2 Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản ngắn hạn

Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Một doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn Tài sản ngắn hạn làmột thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản ngắn hạn đảm bảo cho sản xuất củadoanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sảnxuất Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đủ chonhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tàisản ngắn hạn luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày với vai trò to lớn như vậy,việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu

1.2.2.3 Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tức là có thể tăng tốc độ luânchuyển tài sản ngắn hạn, rút ngắn thời gian tài sản ngắn hạn nằm trong lĩnh vực dự trữ,sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng tài sản ngắn hạnbị chiếmdụng, tiếtkiệm tài sản ngắn hạn trong luân chuyển

Tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn cũng có ảnh hưởng tích cực đối vớiviệc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãnnhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước,đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước

1.2.2.4 Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại các doanh nghiệp

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếuhiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường Các nguyên nhân chủ quan, nguyênnhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là việc sử dụng tài sảnngắn hạn không hiệu quả Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí tài sản ngắn hạn, tốc độ luân chuyển tài sảnngắn hạn thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát

Trang 17

không kiểm soát được tài sản lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinhdoanh, khả năng thanh toán

Do đó, yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một nộidung quan trọng, không chỉ đảm bảo lợi ích riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩachung đối với nền kinh tế quốc dân

1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Phân tích quy mô tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cáchtính ra sự thay đổi (chênh lệch) tổng lượng tài sản ngắn hạn biến động giữa kỳ phântích so với kỳ gốc về giá trị tuyệt đối và tương đối Sự thay đổi của tài sản ngắn hạnqua các năm được xác định như sau:

Chênh lệch tuyệt đối TSNH =TSNH kỳ phân tích - TSNH kỳ gốc

Chênh lệch tương đối TSNH =TSNH kỳ phân tích - TSNH kỳ gốc

Phương pháp phân tích: Phân tích quy mô tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sửdụng phương pháp phân tích tỷ lệ bằng cách tính ra giá trị chênh lệch tuyệt đối vàtương đối giữa các kì Các số liệu sau khi tính toán sẽ được liệt kê thành các bảng biểu

để thực hiệnphân tích ngang, tức là so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích sovới kỳ gốc trên tổng số tài sản ngắn hạn Thông qua việc phân tích quy mô tài sảnngắn hạn sẽ cho ta thấy chính sách phân bổ vốn cho tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp

và liệu việc bổ sung hay cắt giảm lượng tài sản ngắn hạn có đem lại hiệu quả sử dụngtài sản ngắn hạn tốt hơn cho doanh nghiệp hay không

Phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng việc đi xác định tỷ trọng của từng bộphận tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn Phân tích cơ cấu tài sảnngắn hạn là đi phân tích quy mô, tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn hạn trong tổng tàisản ngắn hạn Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản ngắn hạn được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận TSNH =Giá trị của từng bộ phận TSNH

Tổng tài sản ngắn hạn x 100Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản ngắn hạnchiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu chophép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưnglại không cho biết được chính xác các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản ngắn hạn Do đó, các nhà phân tích cònkết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳgốc (cả về số tuyệt đối và tương đối) trên tổng số tài sản ngắn hạn

Trang 18

Thông qua bước phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc trưng

cơ bản trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý củaviệc đầu tư, sử dụng tài sản ngắn hạn Qua việc xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn và sựbiến động về cơ cấu tài sản ngắn hạn qua nhiều kỳ kinh doanh, các nhà quản lý sẽquyết định đầu tư vào khoản mục tài sản ngắn hạn nào là thích hợp, đầu tư vào thờiđiểm nào; xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữhàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ để sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiếtđáp ứng chu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường mà không làm tăng chiphí tồn kho; có chính sách thích hợp về thanh toán để vừa khuyến khích được kháchhàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn, Khi phân tích cơ cấu tài sảnngắn hạn, nhà phân tích cần liên hệ với số liệu bình quân của ngành cũng như số liệucủa các doanh nghiệp khác (nếu có) để có nhận xét thích đáng hơn về tình hình sửdụng tài sản ngắn hạn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản ngắn hạn Đồng thời, căn cứvào tính hình thực tế của doanh nghiệp cũng như chính sách đầu tư và chính sách kinhdoanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ đánh giá

1.2.3.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sảnxuất kinh doanh Do đó, sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quantrọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Chính sách quản lýtài sản có ảnh hướng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp.Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp được thể hiện như sau:

(1) Chính sách quản lý tiền

Quản lý tiền mặt và các tài sản tương đương tiền ở đây chính là quản lý tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán khả thị Chúng ta cần lưu ý khái niệmtiền và các khoản tương đương tiền ở đây biểu hiện theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặttại quỹ, tiền gửi ngân hàng, còn các loại chứng khoán khả thị xem như là tài sản tươngđương đương tiền mặt Doanh nghiệp cần phải quản lý tiền và chứng khoản khả thị để

có thể thực hiện giao dịch, đối phó với các biến cố bất thường xảy đến với doanhnghiệp hoặc đầu tư sinh lời

Dự trữ loại tài sản này vừa có lợi ích song cũng tiềm ẩn rủi ro Về mặt lợi ích,doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả năng thanh toán từ đó cải thiện được uy tín và vịthế của doanh nghiệp, nếu mang tiền đi đầu tư còn có thể có lãi Ngược lại, rủi ro khi

dự trữ tiền mặt cũng dễ xảy ra, nếu dự trữ quá ít sẽ giảm khả năng thanh toán, đặc biệt

là khả năng thanh toán tức thời, lúc này doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để thanhtoán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn; nếu dự trữ quá nhiều sẽ giảm khả năng sinh lời của số tiền đó, đồng thờidoanh nghiệp phải phát sinh tăng chi phí quản lý cho số tài sản này.Số tiền dư thừa khi

Trang 19

dự trữ quá nhiều không được đem đi để đầu tư sinh lời, giúp doanh nghiệp gia tăng lợinhuận sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn khi mà lượng đầu tư chotài sản ngắn hạn lớn nhưng lợi nhuận kinh tế lại không cao

Bởi vậy, quản lý tốt lượng tiền tại công ty, giúp cho lượng tiền tại doanh nghiệp

có khả năng sinh lời cao nhất mà không gây lãng phí vốn, doanh nghiệp cần phải đưa

ra những chính sách quản lý tiền hợp lý Quản lý tiền và chứng khoán khả thị cần tậptrung vào các quyết định sau: Quản lý hoạt động thu - chi của tiền mặt; xác định nhucầu dự trữ tiền mặt tối ưu, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán khả thị và quản lýngân quỹ

(1.1) Quản lý hoạt động thu – chi tiền mặt

Trong quản lý thu chi tiền mặt, một nguyên tắc tất yếu đó chính là “tăng thu –giảm chi”, tức là nhà quản lý cần tăng tốc độ thu hồi những khoản tiền nhận được vàchậm chi những khoản cần phải chi trả Tăng thu là doanh nghiệp tích cực thu hồiđược các khoản nợ từ khách hàng để sớm có vốn quay vòng đầu tư vào các hoạt độngcủa doanh nghiệp, đảm bảo thông suốt quá trình giao dịch kinh doanh Giảm chi là tậndụng thời gian chênh lệch của các khoản thu, chi, chậm trả lương để có càng nhiều tiềnnhàn rỗi để đầu tư sinh lời Lúc này, doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền nhàn rỗi đểđem đầu tư tài chính ngắn hạn hay bổ sung cho tài sản ngắn hạn để nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn

Để chọn được một phương thức hiệu quả, nhà quản lý cần so sánh giữa lợi ích

và chi phí tăng thêm của các phương thức thu – chi sao cho lợi ích đem lại là lớn nhấtđối với doanh nghiệp Ta có thể dựa trên cơ sở dưới đây để thực hiện so sánh, đánhgiá:

∆B = ∆t * TS * I * (1 – T)

∆C = (C 2 – C 1 ) * (1 – T)

Trong đó:

∆B = Lợi ích tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất

∆C = Phần chi phí tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất

∆T = Số ngày thay đổi khi áp dụng phương thức đề xuất

+ Đối với phương thức thu tiền: là số ngày được rút ngắn + Đối với phương thức chi tiền: là số ngày tăng thêm

TS = Quy mô chuyển tiền

I = Lãi suất đầu tư

T = Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

C1 = Chi phí của phương thức đang sử dụng

C2 = Chi phí của phương thức đề xuất

Trang 20

Dựa vào kết quả tính toán theo mô hình trên, nhà quản lý có thể đưa ra quyếtđịnh như sau:

- ∆B > ∆C: chuyển sang phương thức đề xuất vì lợi ích thu được cao hơn chiphí tăng thêm

- ∆B = ∆C: bàng quan với cả hai phương thức do áp dụng phương thức đề xuấtkhông đem lại lợi ích tăng thêm cho doanh nghiệp

- ∆B < ∆C: giữ nguyên phương thức cũ do phương thức mới không đem lại lợiích lớn hơn mà doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để bù đắp cho hình thức này.Ngoài vấn đề tăng thu, doanh nghiệp còn phải duy trì giảm chi, tức là nên trì hoãn việcthanh toán nhưng trong phạm vi thời gian cho phép) để có thể tận dụng những lợi ích

có từ các khoản chậm thanh toán này Hình thức thông dụng nhất được các doanhnghiệp sử dụng phổ biến rộng rãi đó chính là chậm trả lương Cụ thể hơn, doanhnghiệp sẽ thiết lập một hệ thống thời gian trả lương cho từng bộ phận nhân viên và trảlương theo thời gian biểu đó thay vì trả lương đồng thời tất cả các nhân viên một lúc.Trong khoảng thời gian chênh lệch đó, ít nhiều những khoản tiền này cũng có thể đemlại lợi nhuận Tuy nhiên, việc chậm thanh toán trả lương cần phải được tính toán kĩlưỡng và nhận được sự đồng tình từ phía người lao động

(1.2) Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu

Mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là một phần chuẩn mực để làm cơ sở cho cácquyết định tài chính ngắn hạn như đầu tư tiền nhàn rỗi vào các loại tích sản sinh lợi,mức đầu tư nào là hợp lý và khi nào thì bán các tích sản này để bổ sung làm cân bằngcán cân tiền mặt Do tiền mặt biến động hầu như liên tục và không thể giữ chúng ởmức vừa đúng với hạn mức chuẩn trong tất cả mọi thời điểm, do đó chúng ta phải thiếtlập một mô hình để xác định mức tiền mặt mà công ty phải mua hay bán các loạichứng khoán thanh khoản cao Việc thiết lập mức dự trữ tiền tối ưu không những đảmbảo doanh nghiệp có đủ tiền để thực hiện thanh toán các chi phí giao dịch thườngxuyên mà còn giúp cho lượng tiền nhàn rỗi được đem đi đầu tư sinh lời, gia tăng lợinhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ suất sinh lời của tài sản ngắnhạn

Người đầu tiên vận dụng môhình EOQ vào quản trị tiền mặt là nhà khoa họcngười Hoa Kỳ William J.Baumol (1952) Mô hình cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều cómột dòng lưu kim thuần ổn định, là kết quả của dòng lưu kim chi phí và dòng lưu kimthu nhập trên phương diện kế hoạch Giả sử một doanh nghiệp có kỳ vọng có dòng lưukim thu nhập đều đặn là A/kỳ và dòng lưu kim chi phí là B/kỳ Bởi vậy dòng lưu kimchi phí thuần là (B-A)/kỳ

Doanh nghiệp khởi sự các giao dịch chuyển tiền tệ ở đầu kỳ đầu tiên có cán cântiền mặt là C (Hình 01) Với lượng tiền sử dụng ổn định mỗi kỳ là (B-A), số tiền này

Trang 21

sẽ hết sau C/(B-A) kỳ Tại thời điểm kết thức kỳ thứ C/(B-A), cán cân tiền mặt bằng 0

và cần phải bán một lượng chứng khoán có giá trị C để phục hồi cán cân tiền ban đầu.Như hình 02 cho thấy, cán cân tiền mặt khi bắt đầu các hoạt động là C và giảm dầnđều đến hết mỗi chu kỳ C/(B-A) Bởi vậy lượng tiền mặt trung bình của doanh nghiệp

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản)

Giả sử tỷ lệ sinh lời một năm do các công cụ của thị trường tiện tệ mang lại là I,thì phần lợi nhuận bị bỏ qua mỗi năm trên khoản tiền mặt trung bình là (C/2).I Nhưng

để có cán cân tiền mặt trung bình (C/2) thì cần phải bán lượng chứng khoán có giá trị

là C tại những thời điểm mà cán cân tiền mặt bằng 0 Nếu tổng nhu cầu của dòng lưukim thuần trong suốt năm được ký hiệu là T, thì số lần các loại chứng khoán đượcchuyển đổi thành tiền mặt là (T/C) Giả sử chi phí cho mỗi lần giao dịch là F thì tổngchi phí cho các giao dịch chuyển đổi các loại chứng khoán trong năm là (T/C).F

Trong đó:

C = Trị giá của các loại chứng khoán được bán ra trong mỗi lần giao dịch

F = Tổng giá trị của dòng lưu kim thuần dự định cần đến trong năm

k = Tỷ lệ sinh lời cơ hội của các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ

Sử dụng các công cụ này, chúng ta có thể thiết lập công thức tính toán hai loạichi phí thành phần như sau:

Trang 22

C '=√2 TF k

C’ là mức dự trữ tiền mặt tối ưu

(1.3) Quản lý ngân quỹ

Ngân quỹ có thể được hiểu là toàn bộ khoản tiền thu chi của một tổ chức hayđoàn thể Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý trong doanh nghiệplên các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thực tế củadoanh nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhằm tối đa hoá giá trịtài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời

kỳ trong điều kiện biến động của môi trường Do vậy mà việc quản trị dòng tiền luônđược coi trọng, doanh nghiệp nên duy trì mức tồn quỹ hợp lý để vừa phù hợp với hoạtđộng kinh doanh, vừa đảm bảo khả năng thanh toán tức thời; tận dụng tối đa khả năngsinh lời của dòng tiền, không để tiền chết một chỗ quá lâu sẽ giúp doanh nghiệp nângcao hiệu quả sử dụng tiền nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung

Để giải quyết vẫn đề này thì các học giả trên thế giới đã đề xuất nhiều mô hình nhưBaumol, Miller – Orr,… Tuy nhiên, mô hình này chưa được ứng dụng rộng rãi tạidoanh nghiệp Việt Nam Dưới đây là mô hình Miller Orr, một mô hình quản lý tiêntiến và khoa học nên được áp dụng trong các doanh nghiệp

Hình 1.2 Mô hình Miller - Orr

Tiền mặt

ZL Y

Thời gian

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản)

Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình này: Giới hạn trên (H), giới hạn dưới(L) và tồn quỹ tiền mặt (Z) Ban quản lý công ty thiết lập H căn cứ vào chi phí cơ hộigiữ tiền mặt và thiết lập L căn cứ vào mức độ rủi ro thiếu tiền mặt Công ty cho phéptồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như tồn quỹ vẫn nằmtrong mức giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thực hiện giao dịchmua bán chứng khoán ngắn hạn Khi tồn quỹ đụng giới hạn trên tại điểm X thì công ty

sẽ mua (H-Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về Z Ngược lại, khitồn quỹ giảm đụng giới hạn dưới tại điểm Y thì công ty sẽ bán (Z-L) đồng chứngkhoán để tăng tồn quỹ lên đến điểm Z

Trang 23

Mô hình Miller Orr xác định mức tồn quỹ dựa vào chi phí cơ hội và chi phí giaodịch Chi phí giao dịch (F) là chi phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắnhạn để chuyển đổi từ tài sản đầu tư cho mục đích sinh lời ra tiền mặt nhằm mục đíchthanh toán Chi phí giao dịch không phụ thuộc vào doanh số mua bán chứng khoánngắn hạn Chi phí cơ hội giữ tiền mặt là K, bằng lãi suất ngắn hạn Trong mô hìnhMiller Orr, số lần giao dịch của một kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào biếnđộng của luồng thu và luồng chi tiền mặt Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào

số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồnquỹ kỳ vọng

Với tồn quỹ thấp nhất L đã cho, giải mô hình Miller Orr chúng ta tìm được tồnquỹ mục tiêu (Z) và giới hạn trên (H) Giá trị của Z và H làm cho tổng chi phí tối thiểuđược quyết định theo mô hinh Miller Orr là:

∂2 = Phương sai của dòng tiền mặt trong ngày

K = Chi phí cơ hộiTồn quỹ trung bình theo mô hình Milller Orr là:

Caverage= 4 Z−L3

(2) Chính sách quản lý khoản phải thu

Khoản phải thu là giá trị các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bán chokhách hàng và đang trong quá trình chờ khách hàng thanh toán Quản lý khoản phảithu khách hàng rất quan trọng bởi nếu không thu được tiền đúng hạn doanh nghiệp sẽthiếu một khoản thu, tốc độ quay vòng vốn chậm lại, doanh nghiệp lại phải phát sinhthêm chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, Nói cách khác, đây cũng chính là một rủi rotrong thanh toán mà doanh nghiệp phải đối mặt Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chínhsách này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý, gia tăng lợi nhuận; đồngthời còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ, đẩy nhanh vòng quay các khoảnphải thu và rút ngắn thời gian quay vòng tiền, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn Chính vì vậy, để làm được những điều trên, đồng thời giảm rủi

ro trong thanh toán, doanh nghiệp có thể xây dựng một chính sách tín dụng thông quamột số yếu tố sau: điều khoản bán trả chậm; phân tích tín dụng; quyết định tín dụng vàchính sách thu tiền

Các yếu tố này được xem xét cụ thể như sau:

Trang 24

(2.1) Điều khoản bán trả chậm

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đềucung cấp tín dụng thương mại nhưng có sự khác biệt giữa các điều khoản Nếu hànghóa được sản xuất theo đơn đặt hàng thì khách hàng thường được yêu cầu tạm ứng mộtkhoản tiền Còn nếu đơn hàng là không thường xuyên hoặc có rủi ro thì doanh nghiệp

sẽ yêu cầu khách hàng trả tiền ngay Nếu việc cấp tín dụng là thường xuyên và kéo dàithì thời gian thanh toán có thể kéo dài thêm, thường là 30 – 60 ngày Để khuyến kháchkhách hàng của mình thanh toán sớm, doanh nghiệp thường cung cấp chiết khấu thanhtoán Nếu công ty bán hàng với điều khoản tín dụng 2/10 net 30 tức là nếu khách hàngthanh toán trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2%, còn nếukhông thì khách hàng phải đảm bảo trả nợ trong vòng 30 ngày Một đặc điểm trongđiều khoản bán chậm đó là khi nghi ngờ khả năng thanh toán của khách hàng, doanhnghiệp có thể áp dụng công cụ hối phiếu – một loại giấy quy định cụ thể thời hạn trảtiền của người mua vào một thời điểm nhất định Việc áp dụng điều khoản bán hàngtrả chậm giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút thêm lượng khách hàng mới, đồng thờigia tăng khối lượng đơn hàng, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu Tuy nhiên,trong trường hợp khách hàng chậm thanh toán sẽ gây ra những bất lợi cho doanhnghiệp, trước hết là sự ảnh hưởng đến kế hoạch thu hồi vốn cho kỳ sản xuất kinhdoanh mới, thứ hai sẽ khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, chi phí thu tiềnbán hàng cũng tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp

(2.2) Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là yếu tố cần thiết để quyết định có bán trả chậm cho kháchhàng hay không, quy định điều khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng như thế nào Đểphân tích tín dụng khách hàng, doanh nghiệp thông thường thu thập một số thông tin:

Thứ nhất, phân tích tín dụng từ các báo cáo tài chính: Dựa vào những báo cáotài chính do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp có thể xác định mức độ ổn định, tựchủ tài chính và khả năng chi trả của khách hàng

Thứ hai, phân tích tín dụng từ các xếp hạng tín dụng báo cáo: Doanh nghiệptham khảo bảng xếp hạng tín dụng của các tổ chức có uy tín trong việc đánh giá khảnăng tín dụng của khách hàng Báo cáo tín dụng thường bao gồm:

 Tóm tắt báo cáo tài chính

 Các chỉ số quan trọng và có xu hướng thay đổi theo thời gian

 Các thông tin về mô hình thanh toán của đối tượng đang xét

 Bản mô tả điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh bất thường liên quan đếndoanh nghiệp đang xét

 Tư cách tín dụng của khách hàng thông qua điều tra trực tiếp hoặc thôngqua các trung tâm xử lý dữ liệu

Trang 25

Cuối cùng, phân tích tín dụng từ kinh nghiệm của doanh nghiệp: Dựa trên kinhnghiệm của bản thân, nhà quản lý cũng có thể đánh giá vị thế tín dụng của các kháchhàng tiềm năng của mình Khi đã thu thập đủ thông tin tín dụng, doanh nghiệp sẽ đưa

ra quyết định có cung cấp tín dụng hay không

(2.3) Quyết định tín dụng

Sau khi đã thực hiện thu thập thông tin tín dụng, doanh nghiệp sẽ cân nhắc việccung cấp tín dụng thông qua chỉ tiêu NPV thông qua ba mô hình dưới đây:

Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: Mô hình này so sánh giá trị

hiện tại của lợi ích (giá trị dòng tiền vào hay dòng tiền sau thuế của các năm) và chiphí của việc cấp tín dụng với một mức rủi ro cho trước

CFt: Dòng tiền thu được sau thuế trong mỗi thời kỳ

CF0: Dòng tiền đầu tư vào khoản phải thu khách hàng

k: Tỷ lệ thu nhập theo yêu cầu

VC: Luồng tiền ra biến đổi, được tính theo tỷ lệ % dòng tiền vào

S: Doanh thu dự kiến trong từng thời kỳ

ACP: Thời gian thu tiền trung bình (ngày)

BD: Tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu

CD: Luồng tiền gia tăng của bộ phận tín dụng

T: Thuế suất thuế TNDN

Từ kết quả thu được, nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc giá trịhiện tại ròng:

+ NPV > 0: cấp tín dụng

+ NPV = 0: bàng quan

+ NPV < 0: không cấp tín dụng

Quyết định cấp tín dụng giữa phương án trả tiền ngay và bán trả chậm: Trước

tiên ta xem xét một số điểm khác nhau giữa việc cấp tín dụng và không cấp tín dụng

Số lượng sản phẩm bán (Q): Nếu coi số lượng sản phẩm bán trước khi cung

cấp tín dụng là Q0 và số lượng sản phẩm khi cho khách hàng nợ là Q1 thì Q1 > Q0 doviệc cung cấp tín dụng sẽ tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiêu thụ và làmtăng doanh số bán

Trang 26

Giá bán trên một sản phẩm (P): Giá bán sau khi cung cấp tín dụng thường

cao hơn giá bán trước khi cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp sẽ đánh đổi rủi ro thấtthoát vốn khi cho khách hàng nợ với lợi nhuận kiếm được từ hoạt động bán hàng

Chi phí bình quân (AC): Chi phí của doanh nghiệp sẽ đội lên (AC1 >AC0)

khi doanh nghiệp quyết định cấp tín dụng do có nhiều khả năng sẽ gặp phải nhữngkhoản nợ xấu và phải xóa nợ hay nới lỏng chính sách tín dụng, khoản này được coi làchi phí nợ xấu và làm tăng chí phí hợp lý của doanh nghiệp

Xác suất thanh toán: khi doanh nghiệp không cung cấp tín dụng mà thu tiền

ngay thì xác suất thanh toán lúc này là 100%, do tất cả các lần bán của doanh nghiệpđều thu ngay bằng tiền Nếu gọi h1 là xác suất thanh toán của doanh nghiệp cấp tíndụng cho khách hàng thì xác suất này sẽ nhỏ hơn 100% do khả năng xảy ra việc kháchhàng không thanh toán là rất cao

Thời gian nợ: Khi doanh nghiệp không cấp tín dụng mà thu tiền ngay thì thời

gian cho khách hàng nợ là bằng 0 Ngược lại, khi doanh nghiệp cấp tín dụng thì sẽ cómột khoảng thời gian t kể từ khi khách hàng xác nhận nợ cho đến khi khách hàngthanh toán khoản nợ đó

Tỷ lệ chiết khấu: Đại diện cho chi phí cơ hội của việc đầu tư vào tài khoản

phải thu khách hàng, là lãi suất được hưởng khi đầu tư vào tài sản sinh lời khác thay vì

bị ứ đọng vốn trong khoản phải thu khách hàng Để đưa ra quyết định có nên cấp tíndụng hay không, nhà quản lý tài chính phải so sánh giá trị hiện tại ròng của từngphương án:

NPV 0 =P 0 Q 0 – AC 0 Q 0

NPV1=P1Q1h

1+R tAC1Q1

Trong đó:

NPV0 = Giá trị hiện tại ròng khi chưa cấp tín dụng

NPV1 = Giá trị hiện tại ròng khi cấp tín dụng

P0,Q0, AC0: Giá bán, số lượng bán và chi phí sản xuất bình quân khi không cấptín dụng

P1,Q1, AC1: giá bán, số lượng bán và chi phí sản xuất bình quân khi cấp tíndụng

h: xác suất thanh toán

Rt: tỷ suất chiết khấu thanh toán

Cơ sở để ra quyết định:

 NPV1> NPV0: cấp tín dụng

 NPV1 = NPV0: bàng quan

 NPV1< NPV0: không cấp tín dụng

Trang 27

Quyết định cấp tín dụng khi sử dụng thông tin rủi ro,nhà quản lý có thể đầu tư thêm một phần chi phí để có thêm thông tin về rủi ro tín dụng sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng

Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các khoản nợ để nhanh chóng đối phóvới các tình huống xảy ra bất ngờ như khách hàng phá sản, mất tích bằng việc trích lập

dự phòng rủi ro

Chính sách thu tiền hay phương thức thu hồi nợ quá hạn bao gồm nhiều hìnhthức như: gửi thư, gọi điện thoại, cử người trực tiếp, ủy quyền thu nợ v.v các hìnhthức này càng cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ càng cao hơn nhưng có thể tiềm ẩn nguy

cơ giảm doanh số do khách hàng thấy khó chịu khi bị thu nợ gắt gao

(3) Chính sách quản lý hàng tồn kho

Ngoài tiền và các khoản phải thu trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, một phần lớn tài sản ngắn hạn còn được phân bổ vào hàng tồn kho.Hàng tồn kho được xem như là một bộ phận của tài sản ngắn hạn cần thiết cho hoạtđộng của doanh nghiệp Tuy nhiên, duy trì hàng tồn kho cũng có những mặt trái của

nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và

cả chi phí cơ hội do kẹt vốn đầu tư vào hàng tồn kho Quản trị hàng tồn kho cần lưu ýxem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì hàng tồn kho

Trong hoạt động quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp cần tập trung xác địnhmức dự trữ tối ưu thông qua mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ.Mô hình được dựatrên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau Khi doanh nghiệp tiếnhành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chi phí bốc xếp hàng hoá,

Trang 28

chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm…nhưng chung quy lại có hai loạichi phí chính:

Chi phí lưu kho (Chi phí tồn dự trữ): Đây là chi phí liên quan đến việc tồn trữ

hàng hoá,loại này bao gồm:

- Chi phí hoạt động như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng hoá, chiphí do giảm giá trị hàng hoá, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản…

- Chi phí tài chính bao gồm chi phí sử dụng vốn như trả lãi tiền vay, chi phí vềthuế, khấu hao…

Nếu gọi mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ cung ứng trung bình sẽ là Q/2

Hình 1.3 Mô hình tồn kho theo thời gian

Q

Thời gian

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản)

Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của doanhnghiệp sẽ là:

C 1 *Q/2

Tổng chi phí lưu kho bình quân sẽ tăng nếu số lượng hàng hoá mỗi lần cung

ứng tăng.

Chi phí đặt hàng (Chi phí hợp đồng): Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản

lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá, chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổnđịnh không phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được mua

Nếu gọi D là toàn bộ số lượng hàng hoá cần sử dụng trong một đơn vị thời gian(năm, quý, tháng) thì số lượng lần cung ứng hàng hoá sẽ là D/Q Gọi C2 là chi phí mỗilần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng sẽ là:

C 2 *D/Q

Tổng chi phí đặt hàng tăng nếu số lượng mỗi lần cung ứng giảm

Gọi TC là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá, ta có công thức:

Trang 29

Hình 1.4 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản)

Qua hình trên ta thấy khối lượng hàng hoá cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí dự trữ là thấp nhất

1.2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp các hệ thống chỉ tiêu tài chínhđược đưa ra để đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán làkhông thể thiếu Qua quá trình phân tích hệ thống chỉ tiêu này thì doanh nghiệp có thểđánh giá hiệu quả hoạt động của mình và đưa ra các giải pháp cần thiết để khắc phụckhó khăn trong niên độ tiếp theo Để đánh giá khách quan hiệu quả sử dụng TSNHchúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như sau:

(1) Khả năng thanh toán

Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc sửdụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tínhthanh khoản Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán để thông qua đó phân tích hiệuquả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng các chỉtiêu sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =Tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứngcác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH là cao hay thấp Nợ ngắn hạn lànhững khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu

kỳ kinh doanh Nếu môt doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp sẽ chitrả cho các hóa đơn thanh toán bị chậm trê (các khoản phải trả nhà cung cấp) hoặc đivay thêm tiền từ ngân hàng,… Tất cả những hoạt động này sẽ làm cho khoản nợ ngắnhạn tăng lên Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán

Trang 30

ngắn hạn sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu của khó khăn, rắc rối tài chính có thể xảyđến đối với doanh nghiệp Thông thường, nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1,doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính

là bình thường hoặc khả quan Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạtđộng vì doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn Ngược lại, nếu “Hệ sốkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng đượccác khoản nợ ngắn hạn Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năngthanh toán trong thời gian ngắn các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tàisản dễ chuyển đổi thành tiền Hàng tồn kho trong công thức này bị tách ra bởi đây làkhoản mục có tính thanh khoản kém nhất trong các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp,

vì thế chúng là tài sản có khả năng lớn nhất bị thiệt hại giá trị trong trường hợp thanh

lý Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn giảm Hệ số khả năng thanh toán cao tức là tài sản ngắn hạn dễ chuyểnđổi thành tiền như tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, cáckhoản phải thu cao; trường hợp tiền và các khoản tương đương tiền cao có thể dẫn đếnkhả năng lượng tiền mặt không được đem đi đầu tư, gây lãng phí vốn; trường hợp đầu

tư tài chính ngắn hạn lớn nhưng lại không đem lại doanh thu đầu tư tài chính ngắn hạn

có thể làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;trường hợp các khoản phải thu ngắn hạn quá lớn khiến cho một lượng vốn của doanhnghiệp bị khách hàng chiếm dụng, có thể khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn trong kinhdoanh Chỉ tiêu này thấp quá và kéo dài càng không tốt, bởi lúc này có thể xuất hiệnrủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Ta có thể tham khảo hệ số thanh toánnhanh (k) qua thực tế nghiên cứu tại các doanh nghiệp:

k < 0,75 thấp

0,75 ≤ k ≤ 2 trung bình

k > 2 cao

Hệ số này > 2 (có nghĩa là hiệu suất giữa tài sản ngắn hạn và hàng tồn khó gấp

2 lần tổng nợ ngắn hạn) thì được đánh giá là an toàn vì công ty có thểtrang trải cáckhoản nợngắn hạn mà không cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn Đây là hệ số phảnánh sự chắc chắn nhất khả năng của công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện thời Hệ số nàycàng cao thì càng được đánh giá tốt [2, tr.185]

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Trang 31

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp

có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạnkhông Hay nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi của tài sản ngắnhạn thành tiền tại thời điểm phân tích Chỉ tiêu này cao quá, chứng tỏ khả năng chuyểnđổi thành tiền lớn dẫn đến tình hình thanh toán dồi dào Chỉ tiêu này nhỏ khả năngchuyển đổi kém, sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình tìm kiếm nguồn thanh toán

(2) Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng TSNH (Số vòng quay của TSNH)

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn=Doanh thu thuần

Tổng tài sản ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản ngắn hạn trong một

kỳ thì đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động củatài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh,

từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận củadoanh nghiệp

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu =TSNH bình quân

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra baonhiêu đồng TSNH, đó chính là căn cứ để để đầu tư TSNH cho thích hợp, chỉ tiêu nàycàng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế=TSNH bình quân

Lợi nhuận sau thuếChỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồngTSNH bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng caobởi doanh nghiệp sẽ chỉ cần bỏ ra một lượng tài sản thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo giatăng được lợi nhuận, chỉ tiêu này là căn cứ để các doanh nghiệp dự toán nhu cầu về tàisản ngắn hạn khi muốn có mức độ lợi nhuận mong muốn:

Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn (ROCA)

Tỷ suấtsinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế

TSNH bình quânChỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ số này càng cao càng tốt vì như vậy

Trang 32

đã sử dụng được hết giá trị của tài sản ngắn hạn Hiệu quả của việc sử dụng tài sảnngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đây chính là kết quả cuối cùng màdoanh nghiệp đạt được Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhnói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng Với công thưc trên ta thấy,nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thìhiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao.

(3) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngcàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, giá trị hàng tồn kho thấp Nếu nhưnhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng

và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào chocác khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ, từ đó làmgiảm doanh thu, giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Vì vậy, hệ số vòng quayhàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầukhách hàng

Như vậy chỉ tiêu này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định thờiđiểm đặt hàng cũng như mức dự trữ an toàn cho doanh nghiệp Vòng quay càng caothể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn cao bởi lúc này tài sản ngắn hạn sẽ đượcvận động nhanh hơn

Vòng quay dự trữ, tồn kho cao thể hiện được khả năng sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tốt, có như vậy mới đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra Chỉ tiêunày cao phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưa vào sử dụng cũng như đượcbán ra nhiều, như vậy là doanh thu sẽ tăng và đồng thời lợi nhuận mà doanh nghiệp đạtđược cũng tăng lên.Vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm củatong ngành nghề kinh doanh, phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh

Trang 33

Thời gian quay vòng hàng tồn kho

Thời gian quay vòng hàng tồn kho = 365

Số vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyển đổithành doanh thu Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho

vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu

dự trữ Hệ số này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hiệu quả sử dụngtài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại

Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các

khoản phải thu =

Doanh thu thuần Khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tíchdoanh nghiệp đã thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là baonhiêu Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lượng vốn nhanh chóng được thu hồi và tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh, giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận góp phần nâng caohiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cho thấy phươngthức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến doanhthu của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Quan sát số vòng quaykhoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tìnhhình thu hồi nợ của doanh nghiêp

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = 365

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên

cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày Nó phản ánh số ngàycần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì

kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao haythấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mụctiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tíndụng của doanh nghiệp Mặt khác khi chỉ tiêu này được đánh giá là khả quan, thìdoanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuậttính toán che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản phải thu

Thời gian trả nợ trung bình

Trang 34

Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế phải trả

Hệ số trả nợ (hay chính là vòng quay trả nợ) và thời gian trả nợ trung bình làchỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khảnăng trả nợ của doanh nghiệp Đối lập với vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho

có xu hướng ngày càng tăng càng tốt thì đối với doanh nghiệp càng chậm trả nợ thìcàng tốt, vậy nên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến vòng quay phải trảthấp Vòng quay phải trả thấp, số ngày trả nợ kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy công

ty rất có uy tín và là khách hàng tốt nhất của nhà cung cấp nên được cho trả chậm,nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả cáckhoản nợ đến hạn

Thời gian quay vòng tiền trung bình

Thời gian quay vòng tiền

trung bình =

Kỳ thu tiền bình quân +

Thời gian quay vòng hàng tồn kho -

Thời gian trả nợ trung bình

Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền là sự kết hợp của ba chỉ tiêu đánh giá công tácquản lý hàng lưu kho, khoản phải thu, khoản phải trả Chỉ số này cho biết sau baonhiêu ngày thì số vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuấtkinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra Thời gian quay vòng tiền ngắn, chứng tỏdoanh nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lýhiệu quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mứcthấp, chiếm dụng được thời gian dài đối với các khoản nợ Tuy nhiên, cũng tùy vàođặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối với doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền sẽngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

(4) Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn

Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn có được do tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắnhạn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tương đối và mức tiết kiệm tuyệtđối

Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay

đổi, việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạngiúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đượcmột lượng tài sản ngắn hạn có thể rút ra khỏi luân chuyển dùng vào việc khác Côngthức xác định số tài sản ngắn hạn tiết kiệm tuyệt đối:

V tktđ 1=M0

V1 −

M0

V0

Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn tương đối: Nếu quy mô kinh doanh được mở

rộng, việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đã giúp doanh nghiệp không cần

Trang 35

tăng thêm tài sản ngắn hạn hoặc bỏ ra số tài sản ngắn hạn ít hơn so với trước Côngthức xác định số tài sản ngắn hạn tiết kiệm tương đối:

Vtktđ1: Tài sản ngắn hạn tiết kiệm tuyệt đối

Vtktđ2: Tài sản ngắn hạn tiết kiệm tương đối

M0,M1: Doanh thu thuần kỳ trước, kỳ này

V0 ,V1: Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ trước và kỳ này

(5) Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH thông qua mô hình Dupont

Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở

Mỹ Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trênphương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời củamột doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Duponttích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán Trongphân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữacác chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính,chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo mộttrình tự nhất định

Để phân tích tỷ suất sinh lời của TSNH có thể xác định thông qua mô hình sau

R OCA= Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần kinh doanh ×

Doanh thu thuần kinh doanhTài sản ngắn hạn

Tức là:

ROCA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu × Hiệu suất sử dụng TSNH

Qua công thức trên có thể thấy hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trêntài sản ngắn hạn là tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản ngắnhạn, như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạnthì nâng cao hai tỷ sốtrên Về việc nâng cao tỷ suất sinh lời trên doanh thu đã đề cập ở phần trên, trong phầnnày chỉ đề cập đến nhân tố tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn

Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn bằng mô hình Dupont có ýnghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và kháchquan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công táccải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Trang 36

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tốkhác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanhnghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giảiquyết Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 góc độ nghiên cứu.

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

Ngành nghề kinh doanh

Trên thị trường, mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm khác nhau nhưtính mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh v.v từ đó có tác động không nhỏ tới hiệuquả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh có tính chất mùa vụthường có biến động trong sử dụng tài sản ngắn hạn tương ứng với mùa vụ đó Ngoài

ra, các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn sẽ có thời gian quay vòng vốn nhanh vàtác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Cụ thể, với mộtdoanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn, lúc này hàng tồn kho trong doanh nghiệp đượcquay vòng nhanh hơn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, gia tăng doanh thu

và lợi nhuận trong năm Vòng quay hàng tồn kho tăng, thời gian quay vòng hàng tồnkho giảm giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian luân chuyển tiền trong doanh nghiệp,nâng cao khả năng sinh lời của tiền sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn

Ngành nghề kinh doanh tạo nên đặc điểm riêng cho từng doanh nghiệp Đó lànhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vàotài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dàihạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản chung cũng như tài sản bộ phận cũng khácnhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khácnhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phảithu khác nhau Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác độngquan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tàisản ngắn hạn, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản ngắn hạn

Xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn

Việc xác định đúng nhu cầu của doanh nghiệp về tài sản ngắn hạn cho chu kỳkinh doanh của doanh nghiệp giúp định hướng rõ về cơ cấu của tài sản ngắn hạn, đảmbảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng hạn Nếu xác định thiếu, ngay lậptức doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong chi trả, thanh toán hoặc thiếu hàng hóa đểcung cấp cho đối tác Lúc này doanh nghiệp có thể rơi vao trạng thái mất khả năngthanh toán, hàng tồn kho bị ứ đọng trong thời gian dài do chưa đủ đơn hàng cấp chokhách hàng, thêm vào đó lượng tiền bị ứ đọng ở hàng tồn kho có thể khiến doanhnghiệp không đủ vốn để bắt đầu cho chu kỳ kinh doanh sau, ảnh hưởng đến hiệu quả

Trang 37

kinh tế, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu rơi vào tình trạng quá cấpbách, doanh nghiệp có thể phải đi vay mượn, làm tăng chi phí sử dụng tài sản ngắnhạn Trường hợp xấu hơn, doanh nghiệp không đi vay mượn được sẽ trực tiếp tạo ảnhhưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến

tỷ suất sinh lời của các tài sản ngắn hạn, lúc này một đồng tài sản ngắn hạn đem ra đầu

tư sẽ đem lại ít đồng lợi nhuận hơn Ngược lại, nếu xác định dư thừa, doanh nghiệp sẽphải phát sinh các khoản như chi phí cơ hội do dự trữ tiền mặt, chi phí quản lý kho dẫnđến hiệu suất sử dụng tài sản thấp Chính vì vậy, xác định được đúng nhu cầu tài sảncho doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng để đảm bảo chu trình hoạt động của doanhnghiệp

Chi phí

Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó

sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Nhà quản lý cần cân nhắc cácquyết định về chi phí để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Nếuchi phí bị đẩy lên quá cao sẽ khiến cho giá thành của hàng hóa, dịch vụ tăng theo, tấtyếu dẫn theo sức mua giảm, doanh thu bị giảm theo, đồng thời lợi nhuận thu đượccũng sẽ giảm (trong trường hợp doanh nghiệp không tăng giá bán) Chính vì vậy,doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp làm giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá hành sảnphẩm của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Năng lực và trình độ quản lý

Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn thông qua các quyết định của nhà điều hành Phẩm chất và nănglực của nhà quản lý cần phải tốt để dẫn dắt doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đầycạnh tranh Khả năng nhanh nhạy trong bắt nhịp xu thế thị trường và điều phối tàinguyên của doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Lợi nhuậnđược nâng cao cho thấy tính hiệu quả trong việc đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Tóm lại, hai nhóm nhân tố trên có ảnh hưởng đến kinhdoanh của doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, phụ thuộc vào lĩnh vực,loại hình kinh doanh và môi trường Song việc nắm bắt tổng thể các yếu tố này có thểquản lý được mọi tác động của các yếu tố đến doanh nghiệp, kể cả các yếu tố mangtính biến động, bất ngờ

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanhnghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: Chu kỳ phát triển kinh tế, tăng

Trang 38

trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cácchính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởngkinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạtđộng sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp Nắm bắt được nhu cầu sản phẩmlớn, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của kháchhàng sẽ giúp doanh nghiệp có được một kết quả kinh doanh khả quan với lượng doanhthu và lợi nhuận tăng, lúc này sự đầu tư vào các tài sản, trong đó có tài sản ngắn hạn

đã đem lại được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá củachính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quảhoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thịtrường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nềnkinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnhđến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp nhữngthuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dựbáo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủnhững cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinhtế

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh

Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanhnghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiềuthành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhànước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia cùng cạnh tranh với nhau Ngoài radoanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núilửa mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được

Nhân tố công nghệ

Khoa học công nghệ luôn phát triển nhanh và vượt trội với nhiều thay đổi,chính những sự thay đổi này đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu bắt kịp xu hướngmới, hiệu quả kinh doanh được tăng cường Song để có thể nhanh chóng bắt kịp đượcnhững tiến bộ này cũng đòi hỏi doanh nghiệp chịu khó đầu tư, thay đổi, điều này làkhông dễ với nhưng doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất laođộng và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói

Trang 39

riêng Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệpnâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên,tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị haomòn vô hình nhanh hơn Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉnằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểmđó.

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hếtsức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt đượchiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất –kinh doanh của mình

Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Đây là một trong những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanhnghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phải chấp hành những chế độ, quy định củaNhà nước Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhà nước điều tiết hoạt động thị trường thông qua các chính sách thuế, chínhsách đầu tư, chính sách bảo trợ Các chính sách tích cực của Nhà nước như ưu đãi tíndụng, ký kết các hiệp định thương mại, tham gia các tổ chức thương mại trong khu vực

và thế giới đã tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp có cơhội phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, trong chính sách quản

lý kinh tế của Nhà nước còn nhiều điểm hạn chế và chưa hoàn thiện khiến cho doanhnghiệp gặp không ít khó khăn trong khi làm thủ tục hành chính, thương mại

Bởi vậy, các chính sách vĩ mô của Nhà nước khi có sự điều chỉnh, thay đổi vềchính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụngTSNH của doanh nghiệp Một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hìnhdoanh nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yêntâm khi tiến hành sản xuất kinh doanh, dồn hết năng lực sẵn có của mình vào kinhdoanh mà không sợ sự biến động của thị trường

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long

2.1.1 Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long

 Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Bảo Long

 Giám đốc công ty: Nguyễn Tuấn Ngọc Vinh

 Địa chỉ giao dịch: Số 12, ngõ 521 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Mã số thuế: 0104517427

 Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2013:500.000.000 đồng

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long

Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long được thành lập và hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp Việt Nam Công ty được Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố HàNộicấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH số 0104517427 ngày 09tháng 03 năm 2010 Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH lần

2 vào ngày 12 tháng 12 năm 2012theo quyết định của Phòng đăng ký kinh doanh số

03, sở Kế hoạch – đầu tư thành phố Hà Nội

Du Lịch Việt Nam trở thành điểm đến của các du khách phương tây, cơ sở vậtchất của du lịch Việt Nam chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch QuảngNinh là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch và trong những năm gần đây, tại QuảngNinh nổi lên nhiều khu du lịch mang dáng vẻ hoang sơ gây được sự ấn tượng lớn đốivới du khách trong nước và nước ngoài Tại Quảng Ninh có nhiều công ty lữ hành, cáccông ty này hoạt động dịch vụ du lịch tại địa phương rất tốt, tuy nhiên vấn đề về vậntải hành khách từ Hà Nội về các địa điểm du lịch tại Quảng Ninh còn chưa đồng bộ,nguyên nhân là do vốn kinh doanh không lớn nên không cung cấp đủ phương tiện vậnchuyển khách du lịch từ Hà Nội Do đó, các công ty này thường chủ yếu bắt đầu cungcấp dịch vụ cho khách du lịch khi đã đến địa điểmdu lịch do công ty quản lý Tận dụng

cơ hội đó, năm 2010, Ông Nguyễn Tuấn Ngọc Vinh, Giám đốc công ty đã quyếtđịnhthành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải du lịch kết hợp dẫn tour,kết nối với các công ty du lịch tại Quảng Ninh, chủ yếu hợp tác với Công ty TNHHVietsense Travel nhằm cung cấp dịch vụ vận tải hành kháchtừ Hà Nội đến các địađiểm du lịch tại Quảng Ninh

Năm 2010, Công ty thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải du lịch chủ yếu tới haiđiểm điểm du lịch chính tại Quảng Ninh là Hạ Long và Trà Cổ (Móng Cái)

Ngày đăng: 14/10/2016, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân , tái bản lần 2 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Đại học Kinhtế quốc dân
3. GS.Ngô Thế Chi, PTS.Đoàn Xuân Tiến, PTS.Vương Đình Huệ (2010), Kế toán - Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán -Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: GS.Ngô Thế Chi, PTS.Đoàn Xuân Tiến, PTS.Vương Đình Huệ
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
1. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013 Khác
4. Giáo trình Quản lý Tài chính công - nhà xuất bản tài chính năm 2009 Khác
5. Nguyễn Hải Sản – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Lao động năm 2012 Khác
6. Giáo trình Quản trị tài chính – Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
7. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản – Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Hình 1.4. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) (Trang 27)
Sơ đồ  2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long (Trang 40)
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 43)
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2011 – 2013 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 48)
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn (Trang 50)
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long (Trang 51)
Bảng 2.5. Mô hình tính điểm tín dụng - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.5. Mô hình tính điểm tín dụng (Trang 57)
Bảng 2.6. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH Vietsense Travel - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.6. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty TNHH Vietsense Travel (Trang 57)
Bảng 2.7. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình điểm tín dụng năm 2013 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.7. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình điểm tín dụng năm 2013 (Trang 58)
Bảng 2.10. Ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng TSNH lên ROCA - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.10. Ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng TSNH lên ROCA (Trang 63)
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu hiệu quản bộ phận tài sản ngắn hạn - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu hiệu quản bộ phận tài sản ngắn hạn (Trang 65)
Bảng 3.1. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 3.1. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013 (Trang 75)
Bảng 3.2. Thủ tục thu nợ Thời gian - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG
Bảng 3.2. Thủ tục thu nợ Thời gian (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w