GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

MỤC LỤC

Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết được chính xác các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản ngắn hạn. (1) Chính sách quản lý tiền. Quản lý tiền mặt và các tài sản tương đương tiền ở đây chính là quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán khả thị. Chúng ta cần lưu ý khái niệm tiền và các khoản tương đương tiền ở đây biểu hiện theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, còn các loại chứng khoán khả thị xem như là tài sản tương đương đương tiền mặt. Doanh nghiệp cần phải quản lý tiền và chứng khoản khả thị để có thể thực hiện giao dịch, đối phó với các biến cố bất thường xảy đến với doanh nghiệp hoặc đầu tư sinh lời. Dự trữ loại tài sản này vừa có lợi ích song cũng tiềm ẩn rủi ro. Về mặt lợi ích, doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả năng thanh toán từ đó cải thiện được uy tín và vị thế của doanh nghiệp, nếu mang tiền đi đầu tư còn có thể có lãi. Ngược lại, rủi ro khi dự trữ tiền mặt cũng dễ xảy ra, nếu dự trữ quá ít sẽ giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, lúc này doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; nếu dự trữ quá nhiều sẽ giảm khả năng sinh lời của số tiền đó, đồng thời doanh nghiệp phải phát sinh tăng chi phí quản lý cho số tài sản này.Số tiền dư thừa khi dự trữ quá nhiều không được đem đi để đầu tư sinh lời, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn khi mà lượng đầu tư cho tài sản ngắn hạn lớn nhưng lợi nhuận kinh tế lại không cao. Bởi vậy, quản lý tốt lượng tiền tại công ty, giúp cho lượng tiền tại doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nhất mà không gây lãng phí vốn, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách quản lý tiền hợp lý. Quản lý tiền và chứng khoán khả thị cần tập trung vào các quyết định sau: Quản lý hoạt động thu - chi của tiền mặt; xác định nhu cầu dự trữ tiền mặt tối ưu, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán khả thị và quản lý ngân quỹ. Trong quản lý thu chi tiền mặt, một nguyên tắc tất yếu đó chính là “tăng thu – giảm chi”, tức là nhà quản lý cần tăng tốc độ thu hồi những khoản tiền nhận được và chậm chi những khoản cần phải chi trả. Tăng thu là doanh nghiệp tích cực thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng để sớm có vốn quay vòng đầu tư vào các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo thông suốt quá trình giao dịch kinh doanh. Giảm chi là tận dụng thời gian chênh lệch của các khoản thu, chi, chậm trả lương để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền nhàn rỗi để đem đầu tư tài chính ngắn hạn hay bổ sung cho tài sản ngắn hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để chọn được một phương thức hiệu quả, nhà quản lý cần so sánh giữa lợi ích và chi phí tăng thêm của các phương thức thu – chi sao cho lợi ích đem lại là lớn nhất đối với doanh nghiệp. Ta có thể dựa trên cơ sở dưới đây để thực hiện so sánh, đánh giá:. ∆B = Lợi ích tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất. ∆C = Phần chi phí tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất. ∆T = Số ngày thay đổi khi áp dụng phương thức đề xuất. + Đối với phương thức thu tiền: là số ngày được rút ngắn + Đối với phương thức chi tiền: là số ngày tăng thêm TS = Quy mô chuyển tiền. T = Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp C1 = Chi phí của phương thức đang sử dụng C2 = Chi phí của phương thức đề xuất. Dựa vào kết quả tính toán theo mô hình trên, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định như sau:. - ∆B > ∆C: chuyển sang phương thức đề xuất vì lợi ích thu được cao hơn chi phí tăng thêm. - ∆B = ∆C: bàng quan với cả hai phương thức do áp dụng phương thức đề xuất không đem lại lợi ích tăng thêm cho doanh nghiệp. - ∆B < ∆C: giữ nguyên phương thức cũ do phương thức mới không đem lại lợi ích lớn hơn mà doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để bù đắp cho hình thức này. Ngoài vấn đề tăng thu, doanh nghiệp còn phải duy trì giảm chi, tức là nên trì hoãn việc thanh toán nhưng trong phạm vi thời gian cho phép) để có thể tận dụng những lợi ích có từ các khoản chậm thanh toán này.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du Lịch Bảo Long

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng tài sản ngắn hạn và chỉ phát sinh kể từ năm 2013 với giá trị 98 triệu đồng, chiếm 4,70% cơ cấu tài sản ngắn hạn.Bảo Long là một DN kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch nên việc dự trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch là thường không lớn, chủ yếu là nguyên liệu (xăng, dầu) cung cấp cho phương tiện vận chuyển và các một số trang bị cho dịch vụ của tuyến xe như nước uống, giấy ướt, túi ni lông,. Mặc dù đang có chuyển biến tích cực, song vẫn còn những điểm chưa hợp lý như: khoản mục tiền chiếm tỷ trọng quá lớn có thể khiến công ty mất đi các chi phí cơ hội đầu tư sinh lời khác, các khoản phải thu tăng có thể khiến công ty thiếu vốn kinh doanh, thời gian quay vòng vốn bị kéo dài khiến cho các tài sản, trong đó có tài sản ngắn hạn tại công ty vận động chậm, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn.Để đạt được hiệu quả tối đa từ sử dụng tài sản ngắn hạn, công ty cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế này, đồng thời theo dừi chặt chẽ và đỏnh giỏ thường xuyờn cỏc bộ phận cấu thành của tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.5. Mô hình tính điểm tín dụng
Bảng 2.5. Mô hình tính điểm tín dụng

Đánh giá hiệu quảsử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long

Việc quản lý tiền của Công ty còn chưa được hiệu quả: Công ty chưa có một mô hình quản lý mức dự trữ tiền, do đó hiện nay lượng tiền tại công ty vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng cho thấy Công ty vẫn chưa tìm được điểm dự trữ tiền mặt tối ưu, chưa giúp công ty xác định được khoảng cách giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ để từ đó có những biện pháp bổ sung cũng như giảm bớt lượng tiền mặt để tránh lãng phí vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý còn non nớt, thiếu nhạy bén:Trong giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên, công ty là đáng ghi nhận nhưng từ những kết quả đạt được cho thấy hiệu quả đem lại trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn đâu đó sự thiếu quyết đoán và nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình đang diễn ra trong nội tại doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BẢO LONG

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long

Qua mô hình điểm tín dụng, Công ty CP Du lịch cung ứng tài biển Quảng Ninh được cho vào diện nhóm 2 – nhóm khá, nhưng khi được tính toán trên mô hình Z – core, đối tượng này lại thuộc nhóm khách hàng trong vùng cảnh báo, cùng nhóm với các doanh ngiệp thuộc nhóm 3 trong mô hình điểm tín dụng là Trung tâm dịch vụ du lịch Tùng Tâm và Trung tâp dịch vụ du lịch Hải Vân Xanh. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn của công ty hiện nay là chưa hợp lý khiến không phát huy được tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.Cơ cấu nguồn vốn của công ty với tỷ trọng quá cao của nợ ngắn hạn khiến cho công ty trở nên thụ động và áp lực để hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Bảng 3.1. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013
Bảng 3.1. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013