Tổng hợp 10 khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm hay và có tính ứng dụng nhất 

Mỹ phẩm không những là một mặt hàng quen thuộc đối với đời sống xã hội mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về mỹ phẩm và chọn lựa đề tài khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm một cách chính xác. 

I. Tổng hợp top 10 khoá luận tốt nghiệp về mỹ phẩm 

1. Thực trạng áp dụng thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP tại nhà máy mỹ phẩm Lg Vina

Đề tài luận văn ngành mỹ phẩm: thực trạng áp dụng thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP tại nhà máy mỹ phẩm Lg Vina được đánh giá là một luận văn có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này bao gồm các phần sau:

– Lợi ích mang lại từ hoạt động sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP cho công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ phẩm  Lg Vina

– Thực trạng và giải pháp trong hoạt động sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP tại nhà máy sản xuất mỹ phẩm  Lg Vina

 Link

2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán mỹ phẩm chăm sóc tóc của công ty TNHH ™ DV Mỹ Phẩm Thiên An 

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp vì mỹ phẩm ngày càng gay gắt, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ mỹ phẩm Thiên An cũng gặp khá nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Hằng năm doanh thu vẫn tăng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động bán sản phẩm. Chính vì vậy khóa luận tốt nghiệp mỹ phẩm: giải pháp để mạnh hoạt động bán mỹ phẩm chăm sóc tóc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ mỹ phẩm Thiên An đã phân tích và tổng hợp tình hình thực tế của công ty nhằm đưa giải pháp giúp công ty có thể khắc phục những hạn chế.

 Link

3. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của thương hiệu mỹ phẩm thuần chay The Cocoon tại thị trường Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm này được thực hiện nhằm mục tiêu nhận diện, phân tích, đánh giá những rủi ro mà thương hiệu mỹ phẩm The Cocoon phải đối mặt, cũng như cách doanh nghiệp này đối phó với nhiều rủi ro khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2020. Từ đó khóa luận tốt nghiệp vì mỹ phẩm cũng đưa ra các đề xuất và giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp

 Link

4. Mẫu lập dự án kinh doanh mỹ phẩm 

Đề tài về mỹ phẩm: kế hoạch kinh doanh chuỗi cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam là đề tài nghiên cứu của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thảo nguyên xanh. Đề tài này đã chỉ ra thách thức và khó khăn của doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam. Cũng như tư vấn chiến lược kinh doanh cho chuỗi cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam.

 Link

5. Nhận diện các rủi ro trong kinh doanh mỹ phẩm 

Đề tài về Mỹ phẩm: nhận diện rủi ro trong kinh doanh mỹ phẩm bao gồm có phần sau

– Khái niệm quản trị rủi ro là gì

– Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

– Nhận diện và đo lường các rủi ro trong kinh doanh mỹ phẩm xách tay online

– Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn động khi xảy ra rủi ro

Link

6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm Hương Thuỷ

Đề tài luận văn ngành mỹ phẩm: chuyên đề thực tập tốt nghiệp: lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm Hương Thủy đã vận dụng cơ sở lý thuyết vào thực trạng kinh doanh của công ty để có thể phân tích được tình hình thực tiễn và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh của công ty này. Khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm này cũng nêu rõ những thách thức và thuận lợi, cơ hội mà ngành mỹ phẩm ở Việt Nam đang gặp phải. Nhầm vạch ra phương hướng để giúp công ty mỹ phẩm Hương Thủy có phương án khắc phục hạn chế và tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng hiệu quả.

 Link

7. Luận văn: Phân tích thực trạng của thị trường Việt Nam 

Đề tài luận văn ngành mỹ phẩm phân tích thực trạng của thị trường Việt Nam, có nội dung gồm ba phần chính như sau:

Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản của Việt Nam

Chương 2: phân tích thực trạng của thị trường mỹ phẩm 

Chương 3: phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu

Link

8. Dược phẩm, mỹ phẩm và mỹ phẩm có hoạt tính.

Khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm giúp người đọc phân biệt được cảm ơn dục phẩm, mỹ phẩm và mỹ phẩm có mặt tính là gì. Đồng thời hiểu rõ được sự hình thành của mỹ phẩm có hoạt tính, sự khác nhau giữa thuốc và mỹ phẩm, phân loại được các nhóm chất có hoạt tính dùng trong mỹ phẩm.

 Link

9. Tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp “Công nghệ sản xuất xà bông cục tại công ty TNHH SX Mỹ Phẩm Lan Hảo

Công ty sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo là một trong những công ty mỹ phẩm tên tuổi hàng đầu trong nước với các sản phẩm mỹ phẩm thuần Việt. Công ty rất thành công trong việc sử dụng có thành phần dược thảo thiên nhiên trong mỹ phẩm công ty cũng không ngừng đổi mới công nghệ đáp ứng được nhu cầu sản xuất cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Khóa luận tốt nghiệp về mỹ phẩm này giúp người đọc tìm hiểu và nâng cao kiến thức, đồng thời tiếp cận được với thực tế sản xuất tại công ty sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo

Link

10. Môn Học Hương Liệu: Mỹ phẩm (Nguyên liệu Mỹ Phẩm 

Để tài về mỹ phẩm: Mỹ phẩm  (nguyên liệu mỹ phẩm) 

Là một bộ tài liệu giúp người đọc có thể tiếp cận những kiến thức cơ bản vì hương liệu nguyên liệu mỹ phẩm. Đồng thời hiểu được phương pháp cô đọng và điều chế hương liệu, các nguyên liệu sử dụng trong mỹ phẩm và một số dạng mỹ phẩm.

 Link

II. Tổng quan về mỹ phẩm: bản chất và vai trò của mỹ phẩm 

1. Mỹ phẩm là gì?

Theo cách hiểu thông thường, mỹ phẩm có nghĩa là sản phẩm làm đẹp, dùng chủ yếu cho phái nữ, nhằm giúp họ trở nên xinh đẹp hơn. 

Theo từ điển y dược, mỹ phẩm được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài, giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ thể. 

Theo định nghĩa trên, mỹ phẩm đã không còn là một sản phẩm làm đẹp thông thường mà mang ý nghĩa của dược phẩm. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất cũng như bác sĩ da liễu luôn khuyên người tiêu dùng sử dụng mỹ phẩm một cách đúng đắn và thân trọng. 

2. Phân loại mỹ phẩm

Thông thường mỹ phẩm được chia làm ba loại: 

Loại thứ nhất là mỹ phẩm bên ngoài: các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make up, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc,…). Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không đi sâu vào sinh lý da

Loại thứ hai là mỹ phẩm dự phòng bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da dành cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hoá da, khô da) và bảo vệ chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng). Ví dụ: kem chống nắng, sữa dưỡng ẩm, nước hoa hồng

Loại thứ ba là các sản phẩm sửa chữa được dùng khi người ta đã thất bại trong dự phòng. Đối mặt với những tổn thương người ta phải chăm sóc, khắc phục chúng bằng các sản phẩm như là làm căng, làm ẩm, làm láng, tái sinh, giảm béo, chống rụng tóc,….Với chuyên khoa da liễu, các tổn thương thuộc về lĩnh vực của da như: vảy nến, chàm, mụn trứng cá,…dược mỹ phẩm về da là một công cụ bổ sung hiệu quả cho các điều trị y khoa

Ngoài ra còn có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau: 

  • Da: xà bông tắm, sữa tắm, phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, chất làm trắng, chất làm mềm, nước hoa, kem chống nắng, kem dưỡng da,…
  • Lông tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, thuốc uống tóc, gel vuốt tóc, kem tẩy lông, kem cạo râu,..
  • Môi: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi,…
  • Móng tay, chân: sơn thuốc tẩy sơn

3. Vai trò của mỹ phẩm trong đời sống xã hội

 Theo một cuộc điều tra về nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thì có 39% người được hỏi đều trả lời là họ không bao giờ sử dụng mỹ phẩm. Vì họ cho rằng những mý phẩm là những sản phẩm làm đẹp như: kem dưỡng da, phấn trang điểm, các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da,…Trên thực tế, ngoài những loại mỹ phẩm như trên, mỹ phẩm còn bao gồm những chế phẩm dùng khi tắm gội, sản phẩm chăm sóc răng miệng, xà phòng, nước hoa,…Theo đó, mỹ phẩm là sản phẩm gần như không thể thiếu với bất cứ ai. 

Với quy mô dân số 83 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam trở thành một thị trường béo bở cho các thương hiệu mỹ phẩm và là một trong thị trường mỹ phẩm được chú ý nhất trên thế giới (Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ). 

Trong thời buổi hội nhập, giao lưu hàng hoá phát triển không ngừng, chủng loại sản phẩm mỹ phẩm ngày càng được đa dạng sẽ góp phần làm thị trường hàng hoá trong nước thêm phong phú. Nhiều hướng kinh doanh mới được mở ra, nhu cầu về lao động cũng tăng lên đáng kể. Đó là cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân thất nghiệp, ngoài ra còn là cơ hội cho người có thu nhập thấp nâng cao mức thu nhập hiện có của mình. 

Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực kinh tế, mỹ phẩm còn có vai trò nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân.