1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh đông anh 173

92 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đông Anh
Tác giả Chu Thị Thu Huệ
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Minh Ngọc
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 395,7 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tớicác thầy cô tại trường Học viện Ngân hàng, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chínhtrong thời gian qua

Trang 2

TÊN ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

Sinh viên thực hiện

Lớp

Khóa học

Mã sinh viên

Giảng viên hướng dẫn

Chu Thị Thu Huệ K20TCD

2017 - 2021 20A4010929

TS Lê Thị Minh Ngọc

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng

doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh” là kết quả nghiên cứu và nỗ lực của bản thân em dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Minh Ngọc

Các nội dung phân tích, kết quả nghiên cứu được đưa ra dựa vào số liệu vàtình hình thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam - chi nhánh Đông Anh

Sinh viên

Chu Thị Thu Huệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tớicác thầy cô tại trường Học viện Ngân hàng, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chínhtrong thời gian qua đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm để em có được nền tảng kiếnthức vững chắc, những kỹ năng mềm cần thiết để có thể hoàn thành tốt quá trình

thực tập và hoàn thành khóa luận với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài

chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh” Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc nhất tới TS Lê Thị Minh Ngọc - Giảng viên trường Học việnNgân hàng đã tận tình chỉ dạy cũng như hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt bàikhóa luận này

Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toànthể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánhĐông Anh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dạy cho em nhữngkiến thức thực tế vô cùng quý báu trong thời gian em thực tập tại chi nhánh

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từcác thầy cô để em có thể hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô trường Học viện Ngân hàng luônmạnh khỏe, vui vẻ và thành công trong sự nghiệp trồng người cao cả Kính chúcBan lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam - chi nhánh Đông Anh dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Kết cấu của khóa luận 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM ’ 4

2.1 Cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 4

2.1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tại NHTM 4

a Khái niệm tín dụng ngân hàng 4

b Các hình thức tín dụng ngân hàng 4

c Nguyên tắc tín dụng 7

d Quy trình tín dụng 8

2.1.2 Cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 9

a Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM „ 9

b Tầm quan trọng của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 10

c Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 13

Trang 6

d Phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

trong hoạt động tín dụng tại NHTM 19

e Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM ' 23

f Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM ' 33

g Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 34

2.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM” 37

2.2.1 Những nghiên cứu nước ngoài 37

2.2.2 Những nghiên cứu trong nước 38

TÓM TẮT PHẦN 2 41

PHẦN 3: SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 Số liệu sử dụng 42

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

TÓM TẮT PHẦN 3 43

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI N H ÁNH Đ ÔNG ANH 44

4.1 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh

44

4.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh 44

a Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh 44

b Cơ cấu tổ chức 45

c Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đông Anh .’ 46

4.1.2 Thực trạng về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh 52

Trang 7

Từ viết

tắt _ Nguyên nghĩa

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

BCKQK

b Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín

dụng tại Vietcombank Đông Anh 52

c Phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đông Anh 54

d Tình huống cụ thể về công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đông Anh 54

4.2 Đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam - chi nhánh Đông Anh 64

4.2.1 Những kết quả đạtđược 64

4.2.2 Hạn chế 65

4.2.3 Nguyên nhân 66

4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đông Anh 67

4.3.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới 67

4.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đông Anh 68

a Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 68

b Hoàn thiện phương pháp và nội dung phân tích 69

c Thực hiện chuyên môn hóa về phân tích và quản lý khách hàng: 70

d Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70

4.3.3 Một số kiến nghị với các bên liên quan 71

a Về phía cơ quan nhà nước, các bộ, ngành liên quan 71

b Về phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 72

c Về phía các doanh nghiệp 73

TÓM TẮT PHẦN 4 74

PHẦN 5: KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

KHDN Khách hàng doanh nghiệp VCSH Vốn chủ sở hữu

Trang 9

Bảng 4.1: Ket quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank - Chi nhánh

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Đông Anh giai

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Vietcombank Đông Anh 45

Hình 4.2: Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank Đông Anh theo thời

Hình 4.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khác hàng 50

Hình 4.4: Biến động một số chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn của công ty

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

Trang 11

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, nền kinh tế toàn cầu biến động với nhiều bất thường, cạnhtranh thương mại quốc tế lên đến đỉnh điểm, cùng với đó là đại dịch Covid-19 đãtác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới và Việt Namcũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó Trước bối cảnh ấy, cùng với chủ trương

và chính sách đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất làquyết tâm nỗ lực của Chính phủ, đất nước ta đã thực hiện thành công mục tiêuphòng chống dịch bệnh và duy trì phát triển kinh tế Đóng góp tích cực vào thànhcông của đất nước ta trong năm qua, ngành Ngân hàng đã thực hiện hiệu quả chínhsách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việc tăng trưởng tín dụng trên 12% trong bốicảnh sức hấp thụ vốn yếu, đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành Ngân hàng Kếtquả trên đã góp phần làm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vàtăng trưởng kinh tế hợp lý, tạo nên một điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạmcủa khu vực và toàn cầu

Không thể phủ nhận rằng các ngân hàng thương mại hiện nay có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển chung của đất Nền kinh tế càng phát triển, nhucầu của con người ngày một gia tăng đã kích thích các doanh nghiệp mở rộng vàtăng quy mô sản xuất kinh doanh Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp cầnphải có một lượng vốn lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,

và một trong những nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện những mụctiêu trên là vốn vay từ các ngân hàng Có thể thấy rằng, tuy hoạt động cho vay làhoạt động cốt lõi tạo doanh thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng nó mang lại nhiềurủi ro không thể lường trước được Do vậy mà các ngân hàng phải tự đặt ra chomình một quy chế rõ ràng, phải thật sự chặt chẽ để nhằm kiểm soát tốt các rủi ro.Nhất là quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong quy trình thẩm định kháchhàng có nhu cầu vay vốn Phân tích tài chính khách hàng doanh ghiệp giúp chongân hàng có những định hướng đúng đắn cùng cái nhìn toàn diện về khả năngthanh toán của khách hàng để từ đó đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn Vì vậy,

Trang 12

hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt độngtín dụng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại.Vietcombank Đông Anh gần đây đã tích cực tìm kiếm nhiều khách hàng, mởrộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận vớivốn vay một cách linh hoạt Giống như các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng tạichi nhánh là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu Nhưng sau một thời gian đi vàohoạt động, chi nhánh sẽ không tránh khỏi khó khăn còn tồn đọng, do đó tiềm ẩnnhiều nguy cơ rủi ro Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về công tác phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết nhằm kiểm soátchặt chẽ, giảm thiểu các rủi ro trong cho vay cũng như đưa ra các định hướng đúngđắn để đảm bảo cho việc phát triển mang tính bền vững của ngân hàng.

Trước tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã quyết định chọn đề tài

“Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh” làm

mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

phân tích tài chính khách hàng tại chi nhánh

- Đề xuất các giải pháp cùng với những kiến nghị tới các bên liên quan nhằmhoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tạiVietcombank

Đông Anh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác phân tích tài chính khách hàng

Trang 13

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chinhánh Đông Anh

- Phạm vi về thời gian: từ năm 2018 đến 2020

1.4 Ket cấu của khóa luận

Ngoài các phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục viết tắt, danhmục bảng biểu, đề tài được chia thành các phần với nội dung như sau:

Phần 1: Lời mở đầu

Phần 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách

hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Phần 3: Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

Phần 4: Kết quả nghiên cứu về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh

nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chinhánh Đông Anh

Phần 5: Kết luận

Trang 14

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM 2.1 Cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

2.1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tại NHTM

a Khái niệm tín dụng ngân hàng

Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏathuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụngmột khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, chothuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụngkhác.”

Theo đó, tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngânhàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóngvai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng làmột trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Giá(lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức

mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay

Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp

và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nókhông chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đây chính là

ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụngkhác

b Các hình thức tín dụng ngân hàng

Căn cứ theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ViệtNam ngày 30/09/1998 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đốivới khách hàng, NHTM có thể có các hình thức tín dụng sau:

Trang 15

* Cho vay từng lần

Hình thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từnglần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc khách hàng mà ngânhàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lýviệc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàngphải làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Mỗi hợp đồng tíndụng có thể phát tiền vay một hay nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụngvốn thực tế của khách hàng Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ doanh số chovay đảm bảo tổng số tiền trên các giấy nhận nợ do khách hàng lập không vượt quá

số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc ngân hàng cho khách hàng vay căn cứvào dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tính toán và thoả thuận một hạn mức tíndụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh Việcthoả thuận này phải được thể hiện và ký kết trong hợp đồng tín dụng Khách hàngđược rút vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép căn cứ vào nhu cầu vốn củaphương án sản xuất kinh doanh và chỉ phải xuất trình những thủ tục đơn giản, tạothuận lợi cho doanh nghiệp Hình thức tín dụng này thường được áp dụng cho cáckhách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có uytín trong quan hệ kinh doanh với ngân hàng

* Cho vay theo dự án đầu tư

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Hình thức này

áp dụng cho các trường hợp vay vốn trung và dài hạn

* Cho vay hợp vốn

Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụnglàm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Cho vay hợp vốn th-

Trang 16

ường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, vượt quá khả năng củamột ngân hàng hoặc có phạm vi qui mô rộng mà một ngân hàng khó có thể kiểmsoát nổi Hình thức tín dụng này giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồngthời bổ sung kinh nghiệm, kiến thức cho nhau.

* Cho vay trả góp

Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay để muatài sản, hàng hoá khi khách hàng không có đủ tiền trả một lúc Khi vay vốn, ngânhàng cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với

số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay Tài sảnmua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủ nợ gốc và lãi chongân hàng Với hình thức này, để được vay vốn khách hàng phải có phương án trả

nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơ sở chắc chắn, ổn định

* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cho vay cam kếtđảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhấtđịnh để đầu tư cho dự án Theo hình thức này, căn cứ vào nhu cầu của khách hàng,ngân hàng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dựphòng, thời hạn hiệu lực của tín dụng dự phòng Trong thời gian hiệu lực của hợpđồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn mức, khách hàngphải trả phí đã cam kết theo thoả thuận Khi khách hàng vay chính thức, phần vốnvay được tính theo lãi suất tiền vay hiện hành

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ

Với hình thức này, ngân hàng cho phép khách hàng trong phạm vi hạn mức đểthanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở bán hàng có chấp nhận thanhtoán thẻ hay rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động Hình thức tín dụng này đemlại cho khách hàng tính tự chủ cao và tiết kiệm thời gian

Ngoài các hình thức tín dụng kể trên, trong tình hình kinh doanh hiện nay đểtăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng các ngân hàng

Trang 17

Các giai

đoạn

của quy

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng ở các giai đoạn _

Kết quả sau khi kết thúc một giai _đoạn _

Lập hồ sơ đề

nghị cấp tín

_dụng _

Khách hàng đi vaycung cấp Tiếp xúc, phổ biếnvà hướng dẫn lập hồ

Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:

* Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh củangân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế Nguyên tắc hoàn trả phản ánhđúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắcnày không được thực hiện đầy đủ Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, cáckhoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhất định

sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng Do đó, kháchhàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định, camkết này được ghi trong hợp đồng vay nợ

* Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo

Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng vàphức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối.Trong môi trường kinh doanh như vậy, bảo đảm tín dụng được coi là một tiêu chuẩnxét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũngnhư phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh Cácgiá trị tương đương làm bảo đảm có thể là: vật tư hàng hóa trong kho, tài sản cốđịnh của doanh nghiệp, số dư trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bị nhận hànghoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác thậm chí có thể là chính uytín của doanh nghiệp trên thị trường và trong mối quan hệ quá khứ với ngân hàng.Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi

ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong cácđiều kiện khác nhau

* Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng

mục đích)

Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châmhoạt động của tín dụng Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận củadoanh nghiệp Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở đểdoanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồngthời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng

Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sửdụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích đó đãđược ngân hàng thẩm định Nếu phát hiện khách hàng vi phạm ngân hàng đượcquyền thu hồi nợ trước hạn, trường hợp khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quáhạn

d Quy trình tín dụng

Ngày nay, các ngân hàng và các định chế tài chính cho vay khác đều thiết lậpcác quy trình tín dụng Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng cónội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt.Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay,năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học Việc xây dựngcác quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trịnhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi

Bảng 2.1: Quy trình tín dụng tổng quát

Trang 18

dụng + Các thông tin bổ

sung từ phỏng vấn,

hồ sơ lưu trữ

các cá nhân hoặc bộphận thực hiện phậnquyền vàcó quyếtthẩm

định cho vay _

Quyết định tín + Các tài liệu và Quyết định cho vay + Quyết định cho

Trang 19

sang và báo cáo kếtquả thẩm định.

+ Các thông tin bổsung _

dụng, các hợp đồngkhác _

Giải ngân

Quyết định cho vay

và các hợp đồngliên quan

Các chứng từ làm

cơ sở giải ngân

chứng từ theo cácđiều kiện của hợpđồng tín dụng

Chuyển tiền vào tàikhoản tiền gửi chokhách hàng hoặcchuyển trả cho đơn

- Các báo cáotài

chính địnhkỳ

- Các thôngtin

- Phân tíchhoạt

khoản, cácbáo cáo tàichính,

kiểm tra cơ

khách hàng

- Thu nợ

- Báo cáo kếtquả

giám sát và

các giảipháp xử lý

- Lập các thủtục

để thanh lýtín

Trang 20

trong hoạt động tín dụng tại NHTM

a Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng, không thể thiếu củangân hàng khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng Có nhiều cách hiểu về phântích tài chính doanh nghiệp, mỗi cách hiểu lại cho ta một khái niệm để nhận biết, cụthể như sau:

“Phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tài chính của doanhnghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai” (Quản trị tài chính căn bản - TSNguyễn Quang Thu, NXB Thống kê 2005) Như vậy theo khái niệm này, phân tíchtài chính là cả một quá trình, đòi hỏi người phân tích phải theo dõi tình hình tàichính của doanh nghiệp trong một lượng thời gian thích hợp, tuy nhiên khái niệmnày chưa cho ta thấy rõ nguồn thông tin cần phân tích được lấy từ đâu và mục tiêucủa phân tích tài chính là gì

Trang 21

Theo quan điểm của TS Nguyễn Minh Kiều trong “Nghiệp vụ ngân hàngthương mại” - NXB Thống kê 2005, “Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình

sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp” Khái niệm này đã chỉ rõ nguồn thông tin cần phân tích làcác thông tin kế toán của doanh nghiệp, tuy nhiên trong thực tế, có thể dựa vàonhiều nguồn thông tin khác phục vụ cho quản lý để tiến hành phân tích tài chínhdoanh nghiệp

Tuy nhiên, với khuôn khổ của khóa luận là tập trung vào phân tích tài chínhdưới góc độ của ngân hàng thương mại, nên khái niệm phân tích tài chính doanhnghiệp có thể được hiểu như sau: “Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập,phân tích các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý để đánh giá thực trạng

và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo

an toàn vốn tín dụng”

Với sự phát triển của nền kinh tế, việc phân tích tài chính doanh nghiệp ngàycàng được áp dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện Đặc biệt, sự phát triển ngàycàng mạnh mẽ của thị trường tài chính, trong đó có ngân hàng và các khách hàngquan trọng là các doanh nghiệp đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏtính hữu ích và cần thiết của mình

b Tầm quan trọng của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

- Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp giúp NHTM đưa ra quyết định cho vay đúng đắn

Hệ thống Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị,các luồng vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹtiền tệ hoặc vốn huy động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu doanh lợi trongkhuôn khổ pháp luật Do đó, tài chính doanh nghiệp phản ánh quan hệ kinh tế đadạng trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.Ngoài ra, tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các báo cáo

Trang 22

tài chính thường niên và các chỉ tiêu tài chính tiêu biểu, bởi vậy phân tích báo cáotài chính giúp đánh giá đầy đủ và khách quan nhất thực trạng hoạt động của doanhnghiệp trong những năm gần đây, nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, quy môkhoản vốn vay có thể tài trợ cũng như khả năng thu hồi vốn trong tương lai.

NHTM bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ vốn dĩ chứa đựngnhiều rủi ro, bởi vậy điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp đặc thù này là hạn chếrủi ro ở mức cao nhất có thể, bảo toàn vốn vay và đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.Việc xem xét chi tiết, kỹ lưỡng tình hình tài chính doanh nghiệp giúp NHTM trả lờihai câu hỏi chính: có nên đầu tư hay không? Nếu có thì nên đầu tư như thế nào đểhiệu quả và hợp lý?

Cụ thể, những khách hàng doanh nghiệp có tiền sử nợ xấu hay tình hình kinhdoanh không ổn định, làm ăn thua lỗ trong thời gian dài chắc chắn sẽ không đủ điềukiện trở thành đối tác tín dụng của ngân hàng Mặt khác, những doanh nghiệp cótình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, lợi nhuận cao và kế hoạch kinh doanh cầnvốn vay có triển vọng phát triển trong tương lai sẽ là khách hàng tiềm năng để cấptín dụng Sau khi đưa ra quyết định cho vay, cùng với việc phân tích các chỉ tiêu tàichính khác, NHTM sẽ đưa ra quy mô cho vay hợp lý, thời hạn cho vay, lãi suấtcũng như kỳ hạn trả nợ cho doanh nghiệp

- Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp giúp NHTM xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được thể hiện qua tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh, là yếu tố ảnh hưởng mật thiết đến hoạt động thu hồi vốn vàsinh lời của ngân hàng Doanh nghiệp kinh doanh lợi nhuận càng cao thì khả năngthu hồi vốn và lãi của ngân hàng càng lớn Khi nói về khả năng thanh toán củadoanh nghiệp, NHTM sẽ quan tâm đến hai vấn đề chính là thanh toán đúng hạn vàthanh toán đủ Có trường hợp những doanh nghiệp làm ăn tốt, lợi nhuận kinh doanhcao nhưng khi xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thấy một vài thời điểm mà lưuchuyển tiền tệ ở mức âm, dẫn đến doanh nghiệp thanh toán không đúng hạn Vai trò

Trang 23

của việc xác định khả năng thanh toán của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng trong

bộ máy tín dụng nên các NHTM luôn chú trọng đến tiêu chí này trong quá trìnhphân tích báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp Qua việc phân tích cácchỉ tiêu tài chính, mỗi doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thời hạn hoàn trả riêng phùhợp nhất cho khách hàng đó

- Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp làm tiền đề cho công tác đánh

giá xếp loại tín dụng, từ đó có biện pháp dự phòng rủi ro hợp lý

Trong hoạt động kinh doanh, do một vài yếu tố khách quan hoặc chủ quan cóthể bất ngờ phát sinh trong quá trình, ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mànếu không có sự chuẩn bị hay phương án dự phòng sẽ đem đến rất nhiều tổn thất.Sau khi khoản vay đã được xét duyệt, song song cùng công tác giải ngân, thông quaviệc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng phải luôn theo dõi,thường xuyên đánh giá và xếp loại các khoản vay để chuẩn bị các biện pháp phòngngừa rủi ro hợp lý Để đối phó với các khoản nợ xấu, ngân hàng thường trích lập dựphòng quỹ dự phòng rủi ro, có thể trích lập từ các khoản lợi nhuận ròng giữ lại.Điều này là hoàn toàn hợp pháp bởi hoạt động này nằm trong quy định luật các tổchức tín dụng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhằm giảm thiểu rủi ro tối ưucho hoạt động tín dụng

- Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng xác định tiềm

năng quan hệ đối với doanh nghiệp trong tương lai

Để giảm thiểu rủi ro tối ưu cho hệ thống tín dụng, các NHTM luôn ưu tiênviệc xây dựng các mối quan hệ đối tác dựa trên cơ sở niềm tin, tìm kiếm các tậpkhách hàng quen thuộc, có độ uy tín cao “Những doanh nghiệp lần đầu tiên quan

hệ với ngân hàng thì niềm nin mà doanh nghiệp tạo cho ngân hàng ngoài các yếu tốphi tài chính, thì năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện ở các chỉ tiêu tài chính) làmột yếu tố quan trọng” (Nguyễn Minh Kiều, 2012) Để xây dựng mối quan hệ bềnchặt với những khách hàng uy tín và tiềm năng, các ngân hàng luôn luôn phải đổimới trong chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông thương hiệu, bởi lẽ một

Trang 24

NHTM với thương hiệu vững chắc theo thời gian mới có thể thu hút và tạo đượcniềm tin đối với những doanh nghiệp lớn Trong quá trình phát triển thương hiệu,đối với những tệp khách hàng doanh nghiệp được đánh giá cao, tiềm năng, ngânhàng cũng sẽ có những chính sách đặc biệt, trở thành nhà tư vấn tài chính cho doanhnghiệp, thể hiện thiện chí muốn duy trì mối quan hệ hợp tác dài lâu giữa hai bên.Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của bền vững trong hoạt động tín dụng, giảmthiểu chi phí tiếp cận và giao dịch với các khách hàng mới Vì vậy việc phân tíchtình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp là tiền đề quan trọng giúp ngân hàngphân loại mức độ uy tín của khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lựctài chính và mức độ uy tín, từ đó có những chiến lược cụ thể để duy trì mối quan hệphát triển trong tương lai, đảm bảo sự phát triển lâu dài của mỗi NHTM.

c Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Cán bộ phân tích tài chính sử dụng các nguồn dữ liệu có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của khách hàng, phục vụ việc ra quyếtđịnh tài chính như: tài liệu nội bộ doanh nghiệp, các thông tin phi tài chính bênngoài doanh nghiệp, Cụ thể:

❖ Thông tin tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, NHTM phải thu thập, sử dụng mọinguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bênngoài doanh nghiệp, từ thông tin định lượng đến thông tin định tính Những thôngtin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận chínhxác, hợp lý Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, cóthể sử dụng thông tin tài chính trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thôngtin quan trọng Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạtđộng như một nhà cung cấp thông tin quan trọng, đáng giá cho phân tích tài chính.Thông tin tài chính được phản ánh khá đầy đủ trong các BCTC (gồm Bảng cân đối

Trang 25

kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vàThuyết minh báo cáo tài chính) là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thựctrạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm trong đó có nhà chovay - chính là các ngân hàng.

* Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộtài sản hiện có và nguồn hình thành các tài sản đó tại một thời điểm nhất định.BCĐKT là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiến hành phân tíchtài chính Các chỉ tiêu trên bảng được trình bày tổng quát và sắp xếp có hệ thốngnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nắm bắt thông tin và phân tích nhanh chóng.Thông qua BCĐKT có thể đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốncủa doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, cơ cấu tài chính và mức rủi ro tàichính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp BCĐKT được kết cấu dưới dạngbảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầuquản lý, được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn

Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đếncuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn,các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản đượcsắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của DN trong quá trình tái sảnxuất

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanhnghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theotừng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân DN - vốn chủ sởhữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng, ) Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồnvốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tàichính của doanh nghiệp

Trang 26

* Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình

và các kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, baogồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác

Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích chính là thu đượclợi nhuận để vốn của họ tăng lên Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất củadoanh nghiệp, cũng như những người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấpcác thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của doanhnghiệp có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị, cũng như quyếtđịnh đầu tư cho vay của những người liên quan Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nócung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơcấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán vàkhả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạtđộng BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừđược các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùnggiao dịch và hiện tượng

BCLCTT dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tincậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoántrước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượnglưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả, gồm 3 luồng tiền sau:

- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt độngtạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là cáchoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;

Trang 27

- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động muasắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhác

không thuộc các khoản tương đương tiền;

- Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo

ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay củadoanh

nghiệp Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh,hoạt

động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểmkinh

doanh

* Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính củadoanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết cácthông tin, số liệu đã được trình bày trên BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT cũngnhư các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.Thuyết minh BCTC cung cấp các nội dung chủ yếu sau:

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng

- Các chính sách kế toán áp dụng

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCLCTT

- Những thông tin khác

Tóm lại, trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, hệ thống BCTC cung cấpthông tin cho NHTM về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh, triểnvọng thu nhập cũng như khả năng thanh toán hay nhu cầu về vốn của doanh

Trang 28

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cácnhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáoquản trị, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai một

số chỉ tiêu tài chính Đây là những nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các nhàphân tích xem xét, đánh giá được các mặt khác nhau trong hoạt động tài chính mộtcách đầy đủ, chính xác Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệu này chỉ được sử dụngtrong nội bộ (trừ các chỉ tiêu tài chính công khai) Trong các dữ liệu khác sử dụng

để phân tích hoạt động tài chính, có thể nói, hệ thống báo cáo kế toán quản trị được

sử dụng nhiều nhất Không giống như hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế toánquản trị là những báo cáo nhằm phản ánh chi tiết hơn tình hình tài sản, nguồn hìnhthành tài sản theo từng đối tượng cụ thể, tình hình và kết quả từng hoạt động sảnxuất, kinh doanh Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin chi tiết theo từngđối tượng quản lý cụ thể phục vụ cho nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các thông tin khác liên quan cần thu thập phục vụ phân tích tài chính của doanhnghiệp rất phong phú và đa dạng Một số thông tin được công khai, một số thông tinchỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp Cónhững thông tin được cơ quan báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, có nhữngthông tin chỉ trong nội bộ doanh nghiệp được biết

❖ Thông tin phi tài chính

Sự tồn tại, phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụ thuộcvào nhiều yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tốkhách quan Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho những dự đoán tài chính, dựđoán kết quả tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyếtđịnh phù hợp Như vậy, không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những thông tin tàichính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp, như các thông tin phi tài chính về môi trường vĩ mô và vi mô nhưthông tin chung về nền kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngành kinh tế củadoanh nghiệp, các thông tin chi tiết về bản thân doang nghiệp

Trang 29

* Thông tin môi trường vĩ mô

Thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liênquan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ

Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thông qua các biện pháp tài trợ tài chính, chính sách tài khóa -tiền tệ, chính sách thuế, đều có tác động đến quyết định kinh doanh của doanhnghiệp Chính trị ổn định, hệ thống pháp luật chặt chẽ cũng là môi trường để doanhnghiệp hoạt động hiệu quả theo đúng khuôn khổ

Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sáchlược kinh doanh trong từng thời kỳ

* Thông tin môi trường vi mô

- Các thông tin theo ngành kinh tế: nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là

đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với hoạt động chung củangành

kinh doanh Đặc điểm ngành liên quan đến tính chất của sản phẩm, quy trìnhkỹ

thuật áp dụng, xu thế biến động của ngành, chiến lược cạnh tranh, khuynhhướng

tiêu dùng tương lai, Vì vậy, môi trường ngành cũng có tác động không nhỏtới

quyết định kinh doanh, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó có thể

Trang 30

Cơ cấu tổ chức: giá trị của doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với giá trị nhân lực tạidoanh nghiệp Cần quan tâm đến khung cán bộ lãnh đạo, kết cấu lao động, trình độchuyên môn, môi trường làm việc, quy trình công nghệ

+ Chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

+ Sản phẩm, thị trường, thị phần của doanh nghiệp: đây là những nhân tố ảnhhưởng đến quyết định, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Với mỗi thông tin về doanh nghiệp đều phản ánh phần nào nguyên nhân cácquyết định kinh doanh, và lí do dẫn đến những con số trên báo cáo tài chính Chấtlượng công tác phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin thuthập được từ các KHDN Bởi vậy trước khi phân tích, nhà phân tích phải kiểm tratính xác thực, hợp pháp của tài liệu Bên cạnh vai trò như nguồn tài liệu để đánh giátình hình tài chính doanh nghiệp, dữ liệu phi tài chính cũng là một công cụ để kiểmtra tính xác thực của dữ liệu tài chính

d Phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

Với hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng và phát triển dưới nhiều hìnhthức đầu tư khác nhau như hiện nay, mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi tiếnhành cho vay khách hàng ngày càng lớn Vì vậy, để hạn chế rủi ro, các ngân hàngcần đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chính xác hơn thông qua việc sửdụng các phương pháp phân tích khác nhau Trên thực tế, có nhiều phương phápđược dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó có một sốphương pháp phổ biến sau đây:

* Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở bướckhởi đầu của việc phân tích Để có thể so sánh được với nhau, các chỉ tiêu tài chínhphải đảm bảo thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tínhtoán và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được lựa

Trang 31

chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báocáo, giá trị so sánh được lựa chọn có thể bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc sốbình quân.

Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt rabằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳkế

hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động

Việc thực hiện so sánh bao gồm: so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọngcủa từng chỉ tiêu với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được

sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua cácniên độ kế toán liên tiếp

* Phương pháp tỷ lệ

Dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan

hệ tài chính Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ phải xác định được các ngưỡng, cácđịnh mức nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh

tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị của các tỷ lệ tham chiếu Phương pháp so sánh

và phương pháp phân tích tỷ lệ luôn luôn được phối hợp với nhau trong quá trìnhphân tích Tuy nhiên, dưới góc độ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, người tathường sử dụng kĩ thuật so sánh tương quan ngành tức là các chỉ tiêu tài chính của

Trang 32

các doanh nghiệp cùng loại trong ngành Tuy vậy, kỹ thuật này có nhược điểm làkhông thấy được xu hướng tình hình tài chính của doanh nghiệp theo thời gian.

ta có thể phân chia các kết quả kinh tế theo các tiêu thức sau:

Phân chia theo thời gian: tháng, quí, năm

Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình diễn ra trong một thời giannhất định Trong mỗi khoảng thời gian khác nhau, sự kiện kinh tế chịu sự tác độngcủa các nhân tố và những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau Do vậy, việc phântích theo thời gian giúp nhà phân tích đánh giá chính xác kết quả kinh doanh, từ đó

có thể đưa ra các biện pháp cụ thể trong từng khoảng thời gian cho phù hợp

Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểmphát sinh khác nhau tạo nên Việc phân tích chi tiết này nhằm đánh giá kết quả kinhdoanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau từ đó khai thác các mặtmạnh, khắc phục những mặt yếu của từng bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các bộ phận cấu thành Việcnghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các bộ phận cấu thành của chỉ tiêuphân tích

Ví dụ: Chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm được chi tiết theo giá thành của từngloại sản phẩm Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành lại được chi tiết theo các khoảnmục chi phí sản xuất

Trang 33

* Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thểcủa từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phươngpháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tùy thuộc vàomối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương phápxác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còngọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phảiloại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đốitượng phân tích vào các giả định khác nhau Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉtiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liênhoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cân đối

Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp xác định ảnh hưởng của từng

nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳphân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó, so sánh trị

số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cầnxác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh

hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũnggiống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích sovới kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trongtrường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân

tố ảnh hưởng)

Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để

xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởngdưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêuphân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với

Trang 34

kỳ gốc của nhân tố ấy Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tốảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (thực chất là hình thức rútgọn của phương pháp thay thế liên hoàn khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích có quan hệ dạng tổng, hiệu)

* Phương pháp Dupont

Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (một tỷsố) phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thunhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích của chuỗi các tỷ số có mối liên

hệ nhân quả với nhau Điều này cho phép ta phân tích ảnh hưởng của các tỷ sốthành phần đối với các tỷ số tổng hợp Với phương pháp này, nhà phân tích có thểtìm được những nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong mỗihoạt động cụ thể của doanh nghiệp, từ đó thấy được mặt mạnh, điểm yếu trong cáchoạt động của doanh nghiệp

Chẳng hạn, theo phương pháo Dupont, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cóthể được viết như sau:

e Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

❖ Phân tích khái quát kết quả kinh doanh

Trang 35

Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, cán bộ tín dụng cần xem xét tình hình biến động trong các khoản mục củabáo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biếnđộng giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu Bên cạnh đó cần phải sosánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần Cụ thể là:

- So sánh các khoản chi phí với doanh thu thuần để biết được để có 1 đơn vịdoanh thu thuần thì phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Mức

doanh càng cao và ngược lại

❖ Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn

Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp chủ yếuthường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và dọc.Bằng việc so sánh ngang (so sánh các chỉ tiêu trên BCĐKT giữa cuối kỳ và đầunăm) có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản, tổngnguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một doanh nghiệp, qua đó đốichiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các chính sách bán hàng,

dự trữ của doanh nghiệp, xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản,nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó

Ngược lại, việc so sánh dọc (báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để chuẩnhóa các chỉ tiêu trong BCĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm củamột chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan Nó không chỉ cung cấp thông tin về tỷtrọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, từng loại nguồn vốn trong tổng nguồnvốn qua các năm mà còn cung cấp thông tin về các đặc trưng kinh tế của các ngànhkhác nhau và của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động

Trang 36

Đánh giá BCLCTT thường liên quan tới việc đánh giá một cách khái quát cácnguồn tiền và việc sử dụng tiền của doanh nghiệp liên quan tới ba loại hoạt độngkhác nhau cũng như đánh giá về những yếu tố chính chi phối dòng tiền trong từnghoạt động đó, như sau:

- Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh

(HĐKD), hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính

- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng kinh doanh

- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng đầu tư

- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng tài chính

Việc đánh giá khái quát tình hình lưu chuyểntiền tệ của doanh nghiệpthường

được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các báo cáo dạng so sánh Cũng tương tự nhưvới BCKQKD, BCĐKT, nhà phân tích có thể lập BCLCTT dạng so sánh ngang và

so sánh dọc

❖ Phân tích các tỷ số tài chính

Các tỷ số tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về tínhchất kinh tế và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như các đặc trưngriêng về hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Thông thường có 4 nhóm tỷ số tài chính được sử dụng để ước lượngnhững khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận:

* Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động

- Tỷ số năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn là một

khoản mục lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và là một nội dung quantrọng

trong phân tích tài chính doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn gồm rất nhiều loại

Trang 37

DT thuần trong kỳVòng quay các khoản phải thu = , 1 , ɪ, ' _ʌ

Các khoản phải thu bình quânĐây là một tỷ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanhnghiệp áp dụng đối với các khách hàng Tỷ số vòng quay khoản phải thu so với kỳtrước hoặc so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy

mô hoạt động càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càngnhanh Điều này nhìn chung thường được coi là tốt vì làm giảm vốn ứ đọng trongkhâu thanh toán, giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bị kháchhàng chiếm dụng vốn qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên cũng có trường hợp tỷ số này quá cao thì cóthể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêuthụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Nhưvậy thì doanh nghiệp khó có thể tăng doanh số

Kỳ thu tiền trung bình

Số ngày trong kỳ phân tích

Vòng quay các khoản phải thu

Tỷ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu đượctiền của khách hàng Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu tức là

số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ khách hàng thành tiền mặt, chothấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp dành cho khách hàng Kỳ thu tiền trungbình càng dài thì vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn

+ Hiệu suất quản lý hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán trong kỳVòng quay hàng tồn kho = —ττl ɪ _ 1 ɪ ʌ —

Hàng tồn kho bình quân

Tỷ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Tỷ sốvòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh vàhàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp tức là giảm nhu cầu vốn

Trang 38

lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn (trong điều kiện quy mô kinh doanh khôngthay đổi) Tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khảnăng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêmnữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thểkhiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy, tỷ số vòng quay hàng tồn kho cần phải

đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

ra những sự thay đổi trong giá trị của hàng tồn kho bình quân Ví dụ trong điều kiệngiá hàng hóa có xu hướng tăng thì khi chuyển từ phương pháp kế toán hàng tồn khonhập trước xuất trước (FIFO) sang nhập sau xuất trước (LIFO) sẽ làm tăng giá trịgiá vốn hàng bán, giảm giá trị hàng tồn kho từ đó làm hệ số vòng quay hàng tồn khotăng nhưng không phải do hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt lên

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết một đồng TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi doanh thu thuần Tỷ số này thường càng cao càngtốt vì nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định lớn, rủi ro tài chính giảm Tuynhiên tỷ số này cao cũng có thể phản ánh tình hình tài chính không tốt khi nguyên

Trang 39

nhân là do tài sản cố định giảm do thu hẹp sản xuất kinh doanh Ngược lại, tỷ số ởmức thấp chưa chắc đã không tốt khi mà doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh trong thời gian đầu, chi phí đầu tư tài sản cố định rất lớn.

+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tông tài sản = -=TJ ■ ■ , ■—, ʌ

-Tong tài sản bình quân

Hiệu suất sử dụng tông tài sản đo lường tông quát về năng lực hoạt động củatoàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tông doanh thu

và thu nhập khác trong doanh nghiệp với tông tài sản hiện có của doanh nghiệp Tỷ

số này cao thường được đánh giá là càng tốt, thể hiện doanh nghiệp cần ít tài sản đểduy trì mức độ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra

* Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện hành = 7-——N1

-Nợ ngắn hạnĐây là tỷ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chínhngắn hạn Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việcthực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một tỷ số thanh toán hiện hành quá caocũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cộtchặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp là không cao hoặc tỷ số cao là do các khoản phải thu và hàng tồn kholớn tức là tài sản ngắn hạn lớn nhưng khả năng chuyển đôi để thanh toán nợ ngắnhạn là thấp

- Khả năng thanh toán nhanh

Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh = -1 T -:—

Nợ ngắn hạnKhả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn Chỉ những tàisản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài

sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúngrất thấp

- Tỷ số thanh toán nhanh tức thì

* Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính

Trang 40

nghiệp Tỷ sô càng lớn thì doanh nghiệp càng phụ thuộc vào nguồn tài chính từ bênngoài, mức độ tự chủ về tài chính càng thấp, rủi ro tài chính càng lớn và khả năngvay vôn càng khó khăn Tuy nhiên nếu tỷ sô nợ cao thì trong nhiều trường hợp chủdoanh nghiệp rất có lợi Khi doanh nghiệp ở giai đoạn kinh tế bình thường và đặcbiệt khi nền kinh tế phồn thịnh thì doanh nghiệp có tỷ sô nợ càng cao thì tỷ suất lợinhuận vôn chủ sở hữu càng lớn Bởi vậy trong thực tế nhiều chủ doanh nghiệp rất

ưa thích tỷ sô nợ cao để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính Tuy nhiên khi các

Ngày đăng: 27/03/2022, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w