1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168

78 30 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: ThS ĐỖ THU HẰNG Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÙY DUNG Lớp: K17NHE Khóa: 2014 - 2018 Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Khoa: NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung Sinh viên lớp: K17NHE Khoa: Ngân hàng Khóa: 2014 - 2018 Trường: Học viện Ngân hàng Em xin cam đoan khóa luận “Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” là do tự bản thân nghiên cứu, thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc, kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn nguồn cụ thể Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thùy Dung DANH MỤC LỜI CÁM TỪ VIẾT ƠN TẮT Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảng dạy tại Học viện Ngân Hàng đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho chúng em trong suốt những năm vừa qua Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Đỗ Thu Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Trong quá trình làm khóa luận, em gặp nhiều khó khăn, cô Đỗ Thu Hằng đã luôn theo sát tận tình hướng dẫn em để hoàn thiện khóa luận Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, tuy nhiên do trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! CHỮ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA GDP Gross Domestic Product NHTM Ngân hàng Thương mại VAMC NHNN Vietnam Asset Management Company Ngân hàng Nhà nướcngày tháng năm 2018 Hà Nội, NHTW ECB Ngân hàng Trung ương Sinh viên European Central Bank IMF Quỹ tiền tệ quốc tế TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD Tổ chức tín dụng DNNN NDT Doanh nghiệp nhà nước Đồng nhân dân tệNguyễn Thùy Dung CDRC FIDF Corporate Debt Restructuring Committee Quỹ phát triển các tổ chức tài chính TAMC SET KAMCO DPRR Thai Asset Management Corporation Stock Exchange of Thailand Korean Assent Management Corporation Dự phòng rủi ro CICB Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia QSDĐ Quyền sử dụng đất TMCP Thương mại cổ phần DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ1.1: Mô hình hoạt động của KAMCO 24 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GPD qua các năm từ 2011 đến 2017 30 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo từng khu vực 2015- 2017 .31 Biểu đồ 2.3: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2015 - 2017 .32 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng M2, huy động và tín dụng giai đoạn 2015- 2017 33 Biểu đồ 2.5: Tình hình hoạt động doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 34 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ theo quý 2015- 2017 35 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ của 21 ngân hàng năm 2016-2017 37 Biểu đồ 2.8: Trích lập dự phòng của hệ thống NHTM năm 2012 - 2017 38 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ chi phí DPRR trên lợi nhuận thuần của một số ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 41 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu các biện pháp xử lý nợ xấu 42 Biểu đồ 2.11: Mức trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng 2015 - 2017 43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN 4 Bảng 1.2: Phân loại nợ xấu trước năm 1998 và sau năm 1998 của TrungQuốc .18 Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng nợ xấu (đơn vị: tỷ đồng) 37 Bảng 2.2: Số nợ xấu ngành ngân hàng bán cho VAMC 2015 - 2017 .47 Bảng 2.3: Thống kê về số lượng nợ được cơ cấu, điều chỉnh lại củaVAMCgiai đoạn 2015 - 2017 48 Bảng 2.4: Số lượng nợ mà VAMC xử lý bằng việc bán nợ và bán TSBĐ 48 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3 1.1 Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 3 1.1.1 Khái niệm nợ xấu 3 1.1.2 Phân loại nợ và chuyển nhóm nợ 4 1.1.3 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của ngân hàng thương mại 5 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu 6 1.1.5 Tác động của nợ xấu 8 1.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu 9 1.2.1 Các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại 9 1.2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu của cơ quan quản lý Nhà nước 11 1.3 T ổng quan nghiên cứu tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu .13 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu 13 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đên vấn đề nợ xấu 15 1.4 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 17 1.4.1 Kinh nghiệm xử lýnợ xấu của T rung Quốc 17 1.4.2 Kinh nghiệm xử lýnợ xấu của Thái Lan 20 1.4.3 Kinh nghiệm xử lýnợ xấu của Hàn Quốc 23 1.4.4 Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29 CHƯƠNG 2 30 THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .30 2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 30 2.1.1 Thực trạng chung nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2017 .30 2.1.2 Thực trạng nợ xấu ngành ngân hàng từ Việt Nam giai đoạn 2015-2017 35 2.1.3 Nguyên nhân nợ xấu chủ yếu trong giai đoạn 2015- 2017 38 2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 40 2.2.1 Các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại 41 2.2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu của cơ quan quản lý Nhà nước 46 2.3 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu 50 2.3.1 Những thành công trong phương pháp xử lý nợ xấu .50 2.3.2 Những hạn chế trong phương pháp xử lý nợ xấu 51 2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong các biện pháp xử lý nợ xấu 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55 CHƯƠNG 3 56 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 56 3.1 Định hướng trong xử lý nợ xấu 56 3.2 Giải pháp xửlý nợ xấu cho các ngân hàngthương mại 57 3.2.1 Nâng caoquy trình cấp tín dụng 57 3.2.2 Nâng caohiệu quả việc quản trị rủi ro 59 3.2.3 Nâng caohiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu 60 3.2.4 Nâng cao nội lực của các ngân hàng 61 3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 62 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 62 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước 63 3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66 LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Cùng với các ngành khác, ngân hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc lưu thông dòng vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế Hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu Hiện nay, đã có gần 40 ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam với các sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ là những rủi ro và bất lợi tiềm ẩn trong từng hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của ngân hàng, giữ vai trò là kênh bơm vốn ra nền kinh tế, nhưng lại mang đến rủi ro vô vùng nghiêm trọng cho hệ thống NHTM Nợ xấu nếu không kiểm soát được sẽ trở thành nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống NHTM Sau những thăng trầm của giai đoạn trước, giai đoạn 2015 - 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp hữu hiệu giúp tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn Tuy nhiên, nhìn lại giai đoạn 2015 - 2017, các biện pháp được áp dụng có những thành công nhưng cũng có hạn chế Nhiều biện pháp chưa được hoàn thiện và chưa phát huy được hết hiệu quả Như vậy, muốn tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được giảm ở mức an toàn trong dài hạn, cần phải hoàn thiện thêm công tác xử lý nợ xấu và có thêm những giải pháp mới để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế Để nhìn lại, đánh giá khái quát hơn về những thành tích bước đầu cũng như những tồn tại cần khắc phục, đồng thời để kịp thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng, em lựa chọn đề tài khóa luận: “Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam” 1 phòng rủi ro 5.620 tỷ đồng; ACB đạt lợi nhuận 3.332 tỷ đồng, phải trích lập 1.423 tỷ đồng vào năm 2017 Hai là, việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập Khách hàng có thể không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ tích cực để giải quyết khó khăn cho tổ chức tín dụng Ngoài ra, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42 Ba là, biện pháp hoán đổi nợ thành vốn còn hạn chế Các tổ chức tín dụng chỉ được hoán đổi loại nợ xấu xấu nhất- nợ nhóm 5, đã được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 100% theo quy định hiện hành, hoặc đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đã đưa ra ngoại bảng nên mục đích của việc hoán đổi nợ thành không phải là để làm đẹp sổ sách mà như 1 khoản đầu tư của ngân hàng, giúp doanh nghiệp hồi phục Tuy nhiên cần lưu ý thận trọng khi dùng biện pháp này vì nợ nhóm 5 thường là của doanh nghiệp làm ăn kém cỏi nên khó có lãi trở lại được Bốn là, tốc độ xử lý nợ của VAMC rất thấp Tỷ lệ thu hồi được chỉ gần 15%, còn lại vẫn nằm ở TPĐB và khoản nợ chưa xử lý được Cho đến nay VAMC chưa thể dung tiền thật để mua nợ theo giá trị thị trường giống như trên thế giới mà phải thông qua phát hành trái phiếu Vì vậy thực chất VAMC chỉ mới đóng vai trò như là “cái kho” lưu trữ nợ xấu chứ chưa thực sự là công cụ hiệu quả xử lý được nợ xấu Năm là, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam chưa thực sự rõ nét Đây cũng là lý do tại sao VAMC và các ngân hàng chưa thể thực hiện việc xử lý nợ thông qua chứng khoán hóa khoản nợ một cách hiệu quả được Thị trường mua bán giống như cái “chợ”, phải có người mua, kẻ bán, có hàng hóa đa dạng và được công khai minh bạch Nhưng quá ít người mua kẻ bán, chỉ có VAMC, DATC và các AMC của các ngân hàng tham gia vào thị trường này, nên chưa thể kích hoạt thị trường phát triển mạnh được Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có mong muốn thực hiện mua nợ xấu qua VAMC nhưng các quy định hiện hành về vấn đề này khá phức tạp, khó khăn trong quá trình thực hiện 52 Sáu là, thiếu sự linh hoạt, đa dạng khi áp dụng các phương pháp xử lý nợ xấu Việc các ngân hàng sử dụng phương pháp xử lý nợ xấu hiện nay tại Việt Nam còn khá hẹp Các NHTM mới chỉ tập trung vào 3 nhóm biện pháp là sử dụng DPRR, thu hồi và xử lý TSBĐ, bán các khoản nợ xấu cho VAMC mà chưa mở rộng các biện pháp khác 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong các biện pháp xử lý nợ xấu 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Một là, nền kinh tế chưa đủ vững mạnh Nợ xấu được giải quyết khi doanh nghiệp khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận để trả nợ được ngân hàng Vì vậy cần thực hiện nhiêu giải pháp cùng với những bộ ban ngành khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời thúc đẩy, vực dậy nền kinh tế, từ đó nợ xấu được đẩy lùi Hai là, thị trường chứng khoán còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là thị trường thứ cấp với những khoản chứng khoán phái sinh Chính vì vậy mà thị trường mua bán nợ xấu chưa thể phát triển được Thị trường mua bán giống như cái “chợ”, phải có người mua, kẻ bán, có hàng hóa đa dạng và được công khai minh bạch Nhưng hàng hóa thì chưa có, người mua bán như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì e ngại về sự minh bạch cũng như hành lang pháp lý Ba là, hành lang pháp lý chưa thống nhất, rõ ràng Chưa hoàn thiện khung pháp lý là một trong những nguyên nhân gây tốc độ xử lý nợ xấu thấp Từ việc xử lý TSBĐ, tranh chấp TSBĐ, mua bán nợ, giá khoản nợ đều cần có những văn bản pháp lý quy định cụ thể và chặt chẽ với nhau Bốn là, chưa có một hành lang pháp lý cụ thể cho VAMC VAMC hiện nay hoạt động không dựa trên một văn bản pháp luật cụ thể nào trong suốt thời gian từ lúc thành lập đến nay Chính vì vậy mà hoạt động của VAMC chưa hiệu quả, tiềm ẩn nhiều vấn đề bên trong 2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan Một là, các NHTM vẫn sống dựa chủ yếu vào tín dụng Hệ lụy từ tăng trưởng “nóng” về tín dụng thời gian qua là rủi ro tín dụng cũng tăng lên Do đó, các NHTM đã phải trích lập dự phòng rất nhiều và sử dụng quỹ DPRR để xử lý nhóm nợ, khiến lợi nhuận giảm đi 53 Hai là, thiếu linh hoạt trong quá trình giám sát, xử lý nợ Trong quy trình xử lý nợ xấu, các NHTM khá kém linh hoạt Khi khoản vay bị xếp hạng vào nhóm nợ xấu, bước đầu các NHTM chỉ tập trung tìm biện pháp xử lý nào để không làm xấu kết quả kinh doanh, nhanh và ít tốn chi phí nhất mà không giám sát xem khoản nợ xấu mà minh xử lý như vậy đã hiệu quả chưa, chưa hiệu quả thì có cần áp dụng biện pháp khác không Mỗi khoản nợ xấu đều có nguyên nhân riêng, độ rủi ro khác nhau, nên không phải khoản nợ nào cũng chỉ sử dụng một vài loại biện pháp Ba là, các ngân hàng không đủ nguồn lực cho việc tự xử lý nợ xấu Trích lập dự phòng rủi ro quá nhiều làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Đôi khi trích lập dự phòng rủi ro còn vượt quá cả số lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được, làm giảm nguồn lực của ngân hàng Bốn là, khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong quá trình thu hồi và xứ lý TSBĐ Nhiều khách hàng chây ì, không trả nợ nhưng cũng không hợp tác với ngân hàng trong quá trình thu hồi TSBĐ, gây khó khăn cho ngân hàng, AMC 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Theo dõi diễn biến nợ xấu có thể thấy rằng nợ xấu của hệ thống NHTM đã giảm ở mức an toàn tuy nhiên có dấu hiệu có thể tăng trở lại do những bất cập trong các biện pháp xử lý nợ xấu đang tiến hành Sau khi đã đánh giá hiệu quả và tìm ra những hạn chế cùng nguyên nhân hạn chế của các biện pháp xử lý nợ xấu, các giải pháp và đề nghị cho việc xử lý nợ xấu sẽ được nêu rõ ở chương 3 55 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU Theo thực trạng xử lý nợ xấu giai đoạn 2015 -2017, có thể thấy biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu là sử dụng DPRR và bán nợ cho VAMC Tuy nhiên việc sử dụng DPRR để xử lý nợ một cách từ từ, an toàn chứ không phải là ngân hàng thực sự thu hồi được khoản tiền để bù đắp nợ Ngoài ra việc bán nợ cho VAMC để xử lý nợ cũng không hiệu quả do tỷ lệ VAMC thu hồi được nợ rất thấp, còn lại là phát hành trái phiếu đặc biệt và các ngân hàng phải trích lập trong vòng 5 năm Vì vậy VAMC chưa phát huy được vai trò là tổ chức xử lý nợ xấu mà vẫn bị coi là kho chứa nợ xấu để các NHTM làm đẹp sổ sách Con số báo cáo tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD là dưới 3 nhưng nếu tính cả số nợ chưa đươc xử lý tại VAMC thì tỷ lệ nợ xấu gấp đến gần 3 lần Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới cùng thực trạng hiện tại của vấn đề nợ xấu ở Việt Nam, một số định hướng được đưa ra cho công tác xử lý nợ xấu Một là, nâng cao các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm nợ xấu Việc các NHTM thận trọng trong quy trình tín dụng và quản trị rủi ro sẽ giúp hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng Phát hiện sớm nợ xấu cũng giúp các ngân hàng kịp thời có những biện pháp hiệu quả để xử lý nợ xấu Hai là, đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu Các biện pháp xử lý nợ xấu đã có thì cần được duy trì và nâng cao hiệu quả và cần thêm những giải pháp mới, hoặc phát triển từ các biện pháp đã có Ba là, áp dụng công nghệ khoa học hiện đại vào các hoạt động từ việc xếp hạng tín dụng, quản trị rủi ro đến việc xử lý nợ Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp các hoạt động này dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả Bốn là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, thị trường mua bán nợ xấu Một hành lang pháp lý vững chắc là cơ sở cho các hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, minh bạch Đặc biệt là nếu phát triển thị trường mua bán nợ xấu, thì việc xử lý nợ xấu càng dễ dàng hơn 56 Giải quyết nợ xấu cần sự phối hợp của các chủ thể: NHTM, Chính phủ, NHNN, các doanh nghiệp Các NHTM cần có cả các biện pháp phòng ngừa hạn chế nợ xấu, từ việc nâng cao quy trình tín dụng, kiểm soát rủi ro trong từng khâu, và phát triển thêm một số biện pháp xử lý nợ xấu như chứng khoán hóa nợ xấu, hoán đổi nợ thành vốn, đồng thời nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực tài chính Để có những giải pháp mang tính hệ thống, tác động nhanh và sâu rộng, cần có sự điều tiết của Chính phủ Chính phủ cần đưa ra những quy chế, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho vấn đề xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, phát triển thị trường mua bán nợ NHNN lại đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các NHTM trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu, đưa ra những giải pháp kịp thời cho các ngân hàng Ngoài ra, nợ xấu xuất phát từ doanh nghiệp, nên cũng cần phải có những giải pháp kiến nghị để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, quản lý các khoản vay sao cho đáp ứng khả năng trả nợ 3.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.2.1 Nâng cao quy trình cấp tín dụng Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một bài toán nan giải, cần mất rất nhiều công sức và thời gian mới có thể giải quyết triệt để nợ xấu Cho dù năm 2017 tỷ lệ nợ xấu đã được đẩy lùi ở mức an toàn nhưng nợ xấu vẫn rình rập đe dọa tăng cao vì các biện pháp đưa ra chưa thực sự hiệu quả để phòng ngừa và xử lý nợ xấu Việc xử lý nợ xấu không hề dễ dàng, vì vậy việc phòng ngừa nợ xấu là vô cùng quan trọng Hơn nữa việc này cần được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình cấp tín dụng Một là, thắt chặt chính sách tín dụng Nhiều ngân hàng mải mê tranh đua mở rộng tín dụng, chiếm lĩnh thị trường mà cho vay dưới chuẩn Việc hạ thấp tiêu chuẩn khoản vay gây nên những rủi ro, nguy hại cho ngân hàng Những khoản vay dưới chuẩn thường đến từ những các nhân, tổ chức yếu kém về khả năng tài chính, tài sản đảm bảo giá trị thấp, khả năng thu hồi nợ rất kém, mầm mống nợ xấu xuất hiện Để phòng ngừa nợ xấu, tốt nhất là kiểm soát từ gốc rễ Nâng cao chất lượng khoản vay giúp ngân hàng có những khoản vay chất lượng có khả năng thu hồi cao, tránh được rủi ro nợ xấu Việc nâng chuẩn cho vay nên được áp dụng với toàn bộ hệ thống chứ không riêng gì ngân hàng nào NHNN nên có thêm văn bản qui định về chuẩn cho vay, kiểm soát chặt chẽ những ngân hàng vi phạm để có hướng xử lý kịp thời 57 Hai là, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là tài sản quan trọng giúp các NHTM, AMC thu hồi lại để bù đắp khoản nợ xấu Tài sản bảo đảm có giá trị thấp, khó bán, phát mại sẽ gây khó khăn trong quá trình thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo Vì vậy cần nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo, khoản vay càng lớn thì tài sản bảo đảm cho nó phải càng lớn và ít bị sụt giảm giá trị Có thể nói bất động sản là một tài sản đảm bảo vô cùng phổ biến bởi giá trị lớn và ổn định Tuy nhiên cần phải chú trọng đến chất lượng của tài sản đó vì vẫn có thể xảy ra sụt giảm theo giá thị trường Ở đây cũng cần công tác thẩm định giá của các ngân hàng phải minh bạch Ba là, đồng bộ về tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng Các ngân hàng hiện nay đểu có hệ thống xếp hạng tín dụng dựa trên kinh nghiệm (mô hình chuyên gia) bao gồm cả định tính và định lượng Thông tin định tính thì không chính xác bơi thông tin tại Việt Nam thiếu sự minh bạch, chuẩn xác, hơn nữa việc đưa ra yêu tố định tính thường dựa vào kinh nghiệm, chiến lược từng ngân hàng nên việc đánh giá giữa các ngân hàng chưa có sự đồng nhất Cùng một khách hàng nhưng qua hệ thống của các ngân hàng khác nhau sẽ cho ra điểm khác nhau Vì vậy, cần xây dựng hệ thống chấm điểm tài chính, phi tài chính thống nhất các bộ tiêu chuẩn, triển khai áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho toàn hệ thống Điều này sẽ giúp việc đánh giá khách hàng trở nên khách quan hơn, chính xác hơn Nên triển khai mới hệ thống xếp hạng tín dụng và thẩm định tự động (CRA) theo thông lệ quốc tế chung cho toàn hệ thống Ngoài ra có thể xây dựng mô hình đánh giá xếp loại tín dụng tùy theo từng nhóm khách hàng Nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, start-up cũng cần được áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng khác, đánh giá về nhiều phương diện hơn so với những doanh nghiệp lớn Bốn là, kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng Khi vay ngân hàng, khách hàng luôn phải cam kết trong hợp đồng tín dụng về mục đích sử dụng vốn của mình Ngân hàng xem xét mục đích sử dụng vốn, sau quá trình phân tích đánh giá về tính khả thi của phương án sử dụng vốn này mới cho vay Tuy nhiên nếu sau khi được giải ngân, khách hàng lại sử dụng vốn sai mục đích, thì toàn bộ những thẩm định đánh giá phương án sử dụng vốn của ngân hàng không còn giá trị Lúc này rủi ro lại tăng do việc sử dụng vốn của khách hàng sai mục đích ban đầu có thể dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả được nợ Như vậy, trong quy trình tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt 58 động sau vay của khách hàng để có biện pháp phù hợp khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời kịp thời xử lý, hỗ trợ, tránh mất mát cho cả hai bên Năm là, giám sát khoản vay thường xuyên định kì Để có thể kịp thời chuyển nhóm nợ, xử lý nợ xấu, thì các NHTM cần phải giám sát khoản vay chặt chẽ, định kì, khi có phát hiện bất thường thì cần có biện pháp ngay Hai đối tượng mà ngân hàng nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện nợ xấu và hướng giải quyết kịp thời: Dòng tiền: Dòng tiền được giải ngân và chuyển khỏan đúng mục đích vay theo phương án bên vay đã trình bày với ngân hàng, dòng tiền có từ doanh thu, phải đảm bảo giám sát thời hạn khi nào tiền về, kỳ hạn dòng tiền phù hợp với kỳ hạn khế ước vay, giám sát chất lượng khỏan phải thu đặc biệt là dòng tiền thu từ hoặt động trả chậm Đặc biệt là với khoản vay sản xuất kinh doanh, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra dòng tiền của doanh nghiệp, để biết được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, đồng thời tránh việc ôm nợ bỏ trốn của khách hàng Giá trị tài sản đảm bảm: Thông thường với vay trung hạn 1 năm định giá lại 1 lần, ngắn hạn 6 tháng 1 lần, hoặc tùy loại tài sản đảm bảo mà có biện pháp kiểm tra thường xuyên Nếu tài sản là hàng hóa cầm cố thì phải kiểm kê số lượng và chất lượng hàng thường xuyên định kỳ hàng tháng thông qua báo cáo nhập, xuất, tồn của doanh nghiệp TSBĐ chính là chiếc phao cuối cùng giúp ngân hàng có thể thu hồi lại được giá trị khoản nợ Vì vậy việc đánh giá lại giúp ngân hàng có thể xác định trước những tổn thất, từ đó trích lập DPRR phù hợp 3.2.2 Nâng cao hiệu quả việc quản trị rủi ro Một là, trích DPRR hợp lý Rủi ro của ngân hàng là hoạt động mang tính tiềm do đó việc trích lập dự phòng, phản ánh như 1 khoản chi phí trong giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng này khi có biến cố không thu được các khỏan đã cho vay Nợ xấu sẽ được xử lý bằng quỹ dự phòng nếu xảy ra Vì vậy việc trích DPRR rất quan trọng, phải tuân thủ qui định về trích lập, kịp thời đề ra hướng giải quyết nếu dự phòng rủi ro vượt quá lợi nhuận Hai là, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro bằng công nghệ hiện đại Để phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng cần có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro để kịp thời đưa ra phương án, đánh giá đối với từng khoản vay Ví dụ như VietinBank đã xây dựng hệ 59 thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng, đưa ra các cảnh báo về mức độ rủi ro của khách hàng cho ngân hàng, từ đó chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng của hệ thống Hệ thống này có khả năng tích hợp nhiều nguồn thông tin của khách hàng thông qua hệ thống Kho Dữ liệu doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy từ bên ngoài Từ đó ngân hàng sẽ luôn cập nhật được thông tin đầy đủ về khách hàng như tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, biến động trong ngành nghề kinh doanh, nguồn trả nợ, Như vậy công tác quản trị, phòng ngừa rủi ro nên hiện đại hóa, áp dụng khoa học công nghệ, đánh giá kịp thời tình hình để đưa ra phương án phòng ngừa và xử lý kịp thời Cụ thể đó là ứng dụng hệ thống công nghệ đối với công tác quản trị rủi ro thị trường trên module T -risk, phần mềm F2B - hệ thống quản lý hạn mức tín dụng khách hàng, hệ thống dự báo xác suất vỡ nợ Ba là, thay đổi mô hình đo lường rủi ro tín dụng Mô hình đo lường thống kê rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam là mô hình chỉ số, đánh giá dựa theo tiêu chuẩn quy định mà không sử dụng mô hình thống kê tính toán xác suất Thông tin thì không minh bạch nên mô hình đo lường không chính xác Vì vậy vần phải xây dựng mô hình đo lường rủi ro, tính toán rủi ro, xác suất xảy ra vỡ nợ (PD), tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EDA) cho các đối tượng này, đồng thời điều chỉnh cần thiết theo ý kiến chuyên gia Dựa vào mô hình này thì việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng sẽ dễ dàng hơn, từ rủi ro vỡ nợ có thể quy ra điểm cho một phần xếp hạng tín dụng Bốn là, phân loại giám sát nợ xấu định kỳ Cần có sự giám sát chặt chẽ để kịp thời có những biện pháp linh hoạt phù hợp Nhiều ngân hàng khá lơ là trong việc giám sát nợ, làm mất đi cơ hội giúp khách hàng phục hồi kinh doanh, bản thân ngân hàng mất đi cơ hội thu hồi nợ 3.2.3 Nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu Một là, cơ cấu lại thời hạn trả nợ kết hợp với tham mưu giúp khách hàng có khả năng trả nợ Ngân hàng nên kiểm soát chặt chẽ khi cơ cấu lại kì hạn, lãi suất trả nợ, tránh trường hợp khách hàng bỏ trốn Xây dựng một khung quy định những trường hợp nào thì được cơ cấu lại thời hạn trả nợ Tư vấn cho khách hàng về phương án trả nợ với 60 kì hạn mới Coi khách hàng là “bạn”, giúp đỡ nhưng không coi khách hàng là “thượng đế” mà bỏ qua việc kiểm soát chặt chẽ Hai là, chủ động trong việc thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo Hiện nay nghị quyết 42 đã giúp cho ngân hàng và các AMC dễ thở hơn trong việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo Để việc xử lý tài sản bảo đảm diễn ra hiệu quả, cần có sự chủ động, lên phương án sẵn sàng cho mọi tình huống Nếu khách hàng không hợp tác, có thể phải dùng đến biện pháp qua pháp luật, các nhà chức trách để giúp đỡ thu hồi tài sản Xây dựng AMC riêng cho ngân hàng để chịu trách nhiệm chính về xử lý nợ xấu, thanh lý tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo nếu phát mại mà sụt giảm giá trị có thể không phát mại mà đem đi đầu tư sinh lời Ba là, hình thành một bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp khi hoán đổi nợ thành vốn Việc hoán đổi nợ thành vốn áp dụng cho nhóm 5 và sau khi đã trích lập dự phòng Nợ nhóm 5 thường đến từ doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ nên việc hoán đổi nợ thành vốn phải cẩn trọng Nên có bộ chỉ tiêu đánh giá cụ thể về khả năng có thể phục hồi của doanh nghiệp này, từ đó đưa ra quyết định có sử dụng biện pháp này hay không Sau khi đã hoán đổi nợ thành vốn, cần giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh Ngân hàng nên giao cho AMC tách 1 bộ phận chuyên tham mưu, điều hành giúp đỡ các doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả hơn Bốn là, bán nợ cho các tổ chức khác không chỉ VAMC Không chỉ xử lý nợ bằng cách bán nợ cho VAMC, các ngân hàng và các AMC của ngân hàng cũng nên đẩy mạnh việc mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm Quan trọng là giá cả, thông tin phải minh bạch thì mới thu hút người mua 3.2.4 Nâng cao nội lực của các ngân hàng Một là, nâng cao năng lực tài chính Các NHTM đặc biệt là những ngân hàng nhỏ hiện nay cần gấp rút thực hiện lộ trình tăng vốn chủ sở hữu Ngoài ra nên cho các nhà đầu tư nước ngoài tham giá góp vốn mua cổ phần của các NHTM Việc này giúp các NHTM bổ sung thêm vốn kinh doanh, hoạt động hiệu quả hơn khi có sự giám sát thêm từ nhà đầu tư nước ngoài Hai là, không phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng mà nên đẩy mạnh ở các dịch vụ Nợ xấu tăng cao cũng là do một phần các NHTM phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng, tập 61 trung đẩy mạnh hoạt động tín dụng, trong khi hoạt động tín dụng lại cực kì rủi ro, nên nợ xấu là không tránh khỏi Vì vậy các NHTM không nên phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng mà nên đẩy mạnh hoạt động trong các mảng dịch vụ thanh toán, thẻ, và thu được lợi nhuận từ những phí dịch vụ đó Những hoạt động này ít rủi ro hơn trong khi nhu cầu sử dụng là lớn Ba là, đào tạo cán bộ tín dụng ngân hàng về chuyên môn và đạo đức Các cán bộ tín dụng nếu không được trang bị tốt về kiến thức và đạo đức sẽ dẫn đến sai lầm trong việc cấp tín dụng Cần thường xuyên có những lớp đào tạo cán bộ, cập nhật thêm cho các cán bộ những thông tin mới nhất liên quan đến thị trường để đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực làm việc, trách nhiệm với công việc Bốn là, đa dạng hóa danh mục cho vay trong quy trình tín dụng Việc chỉ tập trung đầu tư vào một vài lĩnh vực sẽ mang đến những rủi ro lớn cho ngân hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ xấu Tuy nhiên vẫn nên phân chia cơ cấu cho vay hợp lý, cho vay nhiều hơn vào những lĩnh vực an toàn, những lĩnh vực rủi ro vẫn cho vay nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ 3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ngoài việc các NHTM tự chủ động sử dụng những biện pháp đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu, Chính phủ và NHNN cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu và xử lý nợ xấu 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ Một là, xây dựng, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc Chính phủ cần ban hành những quy định, văn bản pháp luật nhằm giám sát, điều tiết chặt chẽ hơn thị trường tài chính, tiền tê, ngành ngân hàng để xác định những mục tiêu cốt lõi hỗ trợ hệ thống tài chính, đảm bảo tốc độ và khả năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, phân tán rủi ro tài chính Một hệ thống tài chính vững chắc sẽ là nơi hiệu quả để xây dựng và phát triển các thị trường mới như thị trường mua bán nợ xấu Hai là, hoàn thiện khung pháp lý về phá sản ngân hàng Chính phủ nên tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các NHTM yếu kém Mạnh tay xử lý những ngân hàng yếu kém qua việc mua bán, sáp nhập Xây dựng khung pháp lý chuẩn cho việc phá sản của NHTM như ở Nhật Bản 62 Ba là, phát triển một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp Hiện nay, theo VAMC, rất nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đến các khoản nợ xấu ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, điều họ lo ngại là Việt Nam vẫn thiếu một môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường mua bán nợ Do vậy cần chú trọng việc tháo gỡ các vướng mắc về luật, để khơi thông pháp lý đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, trong đó cần thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia nhiều hơn vào quá trình nợ xấu ngân hàng Ngoài ra, cần xây dựng chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư mua nợ Thứ nhất là chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những nhà đầu tư mua nợ về để khôi phục, phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nợ xấu Điều này sẽ khuyến khích và là động lực để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Thứ hai là có thể xây dựng cơ chế tài chính ưu đãi cho việc “mua - bán nợ quan trọng” và giao VAMC tổ chức dịch vụ Với khoản nợ xấu quan trọng, quy mô lớn, nên có cơ chế ưu đãi tài chính bằng cách người mua (VAMC) trả một phần tiền (20 - 30 khoản giá trị mua nợ), phần còn lại được vay với lãi suất ưu đãi Bốn là, cần đẩy mạnh chứng khoán hóa nợ xấu Chỉ khi thị trường mua bán nợ xấu có nhiều và đa dạng hàng hoá thì mới nhiều người tham giá Các tổ chức, cá nhân nên được Chính phủ cho vay một khoản tiền có lãi suất bằng 0 trong 3 - 5 năm để tham gia mua lại nhằm khuyến khích nhiều người tham gia thị trường Năm là, mạnh bạo mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm lực mạnh về tài chính và quản lý điều hành các doanh nghiệp khá hiệu quả Chính phủ nên có các cơ chế khuyến khích họ tham gia mua nợ xấu Sáu là, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ Nghị quyết 42 đã tháo gỡ một số nút thắt trong việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo, song vẫn tồn tại một số hạn chế như thủ tục pháp lý khá lằng nhằng, thời gian xử lý chậm Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý hiệu quả TSBĐ, có những khung pháp lý tạo thuận lợi trong việc thu hồi xử lý cho các ngân hàng, AMC, VAMC 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế 63 Một là, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động hệ thống ngân hàng Công tác thanh tra giám sát lỏng lẻo là một trong các nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao NHNN cần tăng cường hoạt động này trong toàn hệ thống, kiểm tra và phát hiện tức thời các sai phạm hay các tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng để có những biện pháp kịp thời Đối với các tổ chức tín dụng cố tình che giấu nợ, không thực hiện nghiêm túc xử lý nợ xấu sẽ phải tiến hành thanh tra toàn diện, yêu cầu kiểm toán, yêu cầu hạn chế tín dụng, tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát các TCTD Chuyên môn, trình độ của đội ngũ thanh tra giám sát TCTD là vô cùng quan trọng Ngoài ra sự suy dổi về đạo đức cũng dẫn đến việc thất thoát nguồn vốn Đào tạo thế hệ trẻ với tri thức và ứng dụng công nghệ tốt sẽ làm thay đổi dần dần đội ngũ cán bộ, làm việc hiệu quả hơn và có những đề xuất góp ý mới hơn Ba là, xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu có tính chủ động cho các NHTM cổ phần Hiện nay, việc xử lý nợ xấu hoặc các khoản sắp phát sinh nợ xấu của các NHTM cổ phần khá bị hạn chế Điều này làm việc xử lý nợ xấu kéo dài, gây thêm khó khăn cho ngân hàng NHNN nên xây dựng một cơ chế xử lý nợ xấu chung cho các ngân hàng, để các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ Bốn là, thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s, Fitch, Standard&Poor’s chung cho hệ thống NHTM Việt Nam Có thể phát triển trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CICB thành tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp bới đã có sẵn thông tin của khách hàng và các tổ chức Nếu phát triển được mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cho cả hệ thống thì việc phân loại xử lý nợ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều 3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ cũng là khởi nguồn cho việc mất khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng Vì vậy trong phần giải pháp này, việc đề xuất giải pháp quản lý điều hành, kiểm soát khả năng trả nợ là điều cần thiết Các giải pháp này bao gồm: Một là, nâng cao năng lực quản trị Việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh khoản một phần là do người điều hành không đủ kiến thức, kinh nghiệm Vì vậy, với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cần xem xét về khả năng 64 quản lý của người điều hành, thay đổi người nều người hiện tại không đáp ứng được về mặt năng lực Để làm được điều này, cần xây dựng một cơ chế lành mạnh trong hệ thống doanh nghiệp, việc thăng tiến dựa trên năng lực của từng người Các doanh nghiệp nhà nước cũng cần thay đổi, giảm tình trạng quan liêu, “mua chức” để có một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn Hai là, luôn đảm bảo về lưu lượng tiền mặt Khi nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn hãy cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất rồi chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết để vẫn duy trì được việc kinh doanh, sinh lời cho doanh nghiệp Nhưng nếu doanh nghiệp không còn khả năng để làm điều đó, cần nhanh chóng bán tất cả các hàng tồn kho, thanh lý tài sản để đảm bảo nghĩ vụ trả nợ cho các chủ nợ Ba là, kịp thời báo với ngân hàng khi xảy ra vấn đề về trả nợ Doanh nghiệp nên thường xuyên theo đõi diễn biến môi trường kinh tế, xã hội để có những thích ứng phù hợp Khi nền kinh tế có biến động, suy thoái, làm ăn khó khăn, doanh nghiệp cần có những thay đổi về việc chi tiêu, kinh doanh cho phù hợp Doanh nghiệp nên báo với chuyên viên khách hàng doanh nghiệp phụ trách khoản vay về những khó khăn để có những tư vấn về phương án trả nợ kịp thời 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ cơ sở thực trạng xử lý nợ xấu của chương 2, chương 3 đề ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Ngoài ra, chương này còn trình bày nhóm giải pháp và kiến nghị với Chính phủ và NHNN về công tác xử lý nợ xấu để hoàn thiện hơn các chính sách về xử lý nợ xấu Công tác xử lý nợ xấu cần được thực hiện dưới sự phối hộp nhịp nhàng của các ngân hàng, AMC cùng với những thay đổi trong hệ thống từ quyết định của Chính phủ, NHNN Nếu tất cả được phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả thì không chỉ nợ xấu được đẩy lùi mà còn giúp cho sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính Việt Nam 66 ... biện pháp xử lý nợ xấu 1.2.1 Các biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 1.2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu quan quản lý Nh? ? nước 11 1.3 T quan nghiên cứu t? ?nh h? ?nh nợ xấu xử lý nợ. .. tác giảm thiểu giải nợ xấu 29 CHƯƠNG THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN... lý nợ xấu quan quản lý Nh? ? nước 46 2.3 Đ? ?nh giá hiệu biện pháp phòng ngừa xử lý nợ xấu 50 2.3.1 Nh? ??ng th? ?nh công phương pháp xử lý nợ xấu .50 2.3.2 Nh? ??ng hạn chế phương pháp xử lý nợ xấu

Ngày đăng: 27/03/2022, 11:28

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w