Những thành công trong phương pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 62 - 63)

Một là, đã thành công trong biện pháp sử dụng quỹ DPRR xử lý nợ xấu. Biện pháp trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu không chỉ là biện pháp bắt buộc mà còn lại biện pháp khá hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng. Giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn cũng là nhờ các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu nhanh chóng.

Hai là, dễ dàng thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo. Trước đây, việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng, các AMC của các ngân hàng và VAMC gặp rất nhiều khó khăn do hành lang pháp lý như là bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi không được chủ tài sản đồng thuận của VAMC hay các TCTD, khiến việc thu hồi và xử lý trở nên khó khăn, đây thủ tục hành chính xin cấp giấy chứng nhận hay chuyển quyền giấy chứng nhận nhà đất vẫn còn rất rắc rối và mất nhiều thời gian, không có quyền nhận bổ sung hoặc thay đổi tài sản thế chấp là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, chi phí thi hành án được ưu tiên thanh toán trước nghĩ vụ bảo đảm, làm giảm số tiền thu hồi về để bù đắp cho khoản nợ. Tuy nhiên nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời giúp cho tất cả những khó khăn đó không còn đáng ngại với các ngân hàng, AMC, VAMC. Các TCTD, VAMC,..được phép chủ đông thu giữ TSBĐ mà không chịu phí, thủ tục hành chính nhanh gọn, chi phí thi hành án được nộp sau nghĩa vụ đảm bảo. Tất cả những thuận lợi đó là điểm mừng cho chúng ta để có thể xử lý nợ xấu 1 cách dễ dàng.

Ba là, xây dựng hành lang pháp lý cho việc bán đấu giá nợ xấu của VAMC. Trước đây, việc VAMC bán đấu giá các khoản nợ được coi là nghiễm nhiên, trong khi chưa có văn bản pháp luật về vấn đề đấu giá tài sản của VAMC, dẫn đến việc đấu giá có thể không minh bạch, gây rối loạn thị trường. Vì vậy ngày 17/11/2016, Quốc hội đã bỏ phiếu và quyết định bổ sung Luật đấu giá tài sản một số điều, khoản quy định chung một cách chặt chẽ, minh bạch, khách quan, tránh thất thoát tài sản Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm nợ xấu của tổ chức này. Luật đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Từ đó đến nay, VAMC đã tích cực tổ chức đấu giá hơn. VAMC đã lựa chọn 5 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và 5 tổ chức thẩm định giá nhằm chuẩn bị triển khai các hoạt động bán đấu giá TSĐB. Điều này cho thấy việc lập ra hành lang pháp lý cho việc đấu giá tài sản đảm bảo đã giúp tăng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC.

Bốn là, thực hiện thành công đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD. Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2011- 2015 đã đạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD đã được giữ vững, nhiều TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại; nợ xấu đã được kiềm chế ở mức dưới 3 vào cuối giai đoạn 1. Chính từ sự thành công của đề án giai đoạn 1, đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đã được đưa ra thực hiện, tiếp tục xử lí những vấn đề còn tồn đọng và củng cố sự ổn định, đồng thời tạo nền tảng để hệ thống bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn 2 đã qua một nửa, nợ xấu của ngành ngân hàng vẫn được ở mức an toàn. Nếu đề án này tiếp tục được thực hiện triệt để và hiệu quả, ngành ngân hàng sẽ có bước tiến vượt bậc tính đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w