Các nghiên cứu trong nước liên quan đên vấn đề nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 25 - 27)

Các tác giả ở Việt Nam cũng có những bài nghiên cứu sâu về việc xử lý nợ xấu. Các tác giả đã đưa ra các giải pháp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, và cũng là các giải pháp mang tính hệ thống, có hiệu quả cao đã được minh chứng từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Ths Đào Thị Hồ Hương (2013) đã chỉ ra nợ xấu làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế của Việt Nam, vì thế việc xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Những biện pháp xử lý nợ được đề ra trong bài nghiên cứu gồm:

Một là, Chính phủ nên hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tín dụng nợ xấu, dưới dạng trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu hay tiền mặt, xây dựng một khuôn khổ

pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt.

Hai là, Công ty Quản lý tài sản (AMC) phải được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng. sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể.

Ba là, Xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch.

Bốn là, các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Trong đó Ths Đào Thị Hồ Hương nêu rõ 3 phương pháp là chuyển nợ thành vốn cố phần, chứng khoán hóa, bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

PGS -TS Nguyễn Đắc Hưng (2015) đã tập trung phân tích chung về nợ xấu của Việt Nam và trên thế giới, đưa ra hiệu quả của Công ty Quản lý tài sản và giải pháp xử lý nợ xấu. Bài viết còn đưa ra những kiến nghị cho việc xử lý nợ xấu như sau:

Một là, cần nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp để đề xuất giải pháp khả thi the mục tiêu chung của nền kinh tế.

Hai là, các bộ ban ngành chức năng phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiệu quả.

Ba là, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các DNNN theo mục tiêu đề ra mà không sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

Như vậy có thể nói nợ xấu là một vấn đề nghiêm trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể gặp phải. Giải pháp xử lý nợ xấu là một đề tài được rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Từ những bài nghiên cứu này, em đã tham khảo và hình thành nội dung nghiên cứu để từ đó chọn đề tài này.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w