Thực trạng chung nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 40 - 45)

2.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GPD qua các năm từ 2011 đến 2017

Cuối năm 2015, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng đạt 6,68%, cao nhất trong 5 năm trở lại đó. Cuối năm 2016, mức tăng trưởng GDP dừng lại ở 6,21%, thấp hơn so với năm 2015. GDP năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý 1 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%; quý 4 tăng 7,65%. Như vậy ta có thể thấy GDP năm 2017 tăng cao kỷ lục kể từ năm 2011 trở lại đây, nhất là vào 2 quý cuối. Mức tăng trưởng năm 2017 đã vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016, cho thấy nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển, là tín hiệu đáng mừng.

Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4- 2017 (VEPR)

Tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn thấp nhất trong các khu vực. Năm 2015, mức tăng trưởng của khu vực này là 2,4%, nhưng năm 2016 lại sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn 1,4% là do ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản còn tăng trưởng âm bởi sự ảnh hưởng của môi trường, biến đổi khí hậu, quan điểm không chú trọng phát triển nông nghiệp vì nó không mang lại giá trị cao của mọi người. Đến năm 2017, khu vực này có sự hồi phục rõ rệt. Tăng trưởng trong năm 2017 đạt 2,9%, tăng 1,5% so với tốc độ tăng trưởng năm 2016.

Khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn là khu vực có mức tăng trưởng cao. Mức tăng trưởng năm 2017 đạt 8%, tuy thấp hơn so với năm 2015 (9,6%) nhưng lại tăng so với năm 2016 (7,6%) và vẫn ở mức tăng trưởng cao nhất trong các khu vực.

Mức tăng trưởng kinh tế ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng lên liên tục trong các năm từ 2015- 2017, từ mức 6,3% năm 2015 tăng dần lên mức 7,4% vào năm 2017. Theo thống kê, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và lĩnh vực kinh doanh bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn nửa thập kỷ qua.

2.1.1.2. Chỉ số lạm phát

Biểu đồ 2.3: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ số giá tiêu dùng Lạm phát cơ bản

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn chung, từ năm 2015 -2017, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng mạnh, đã có thời kì ở mức 0,63% vào cuối năm 2015 nhưng đã tăng dần lên đến gần 3,53% đầu năm 2017.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính để tính CPI, có 8 nhóm hàng tăng giá: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,55%; giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,03%. Nhóm giáo dục không đổi. Có 2 nhóm giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%; bưu chính viễn thông giảm 0,03% - theo Tổng cục Thống kê.

Như vậy nguyên nhân của gia tăng lạm phát chủ yếu là do tăng giá xăng dầu, đóng góp vào CPI chung tăng 0,09%. Ngoài ra còn do giá gas, điện sinh hoạt tăng, tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo quyết định của UBND 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.

2.1.1.3. Tốc độ tăng trưởng M2, huy động và tín dụng

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng M2, huy động và tín dụng giai đoạn 2015- 2017

Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4- 2017 (VEPR)

Tính tới thời điểm 20/12/2017, tăng trương tín dụng đại; mức 18,17% tăng so với cùng kì 2 năm trước là 16,5% (năm 2016), 17% (năm 2015). Bên cạnh đó, trong năm 2017, tăng trưởng huy động đạt 14,5%, thấp hơn so với mức 16,9% củạ cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt hơn 2,46% so với tốc độ tăng trưởng huy động, do thấy hoạt động tín dụng củạ các ngân hàng được đẩy mạnh hơn so với hoạt động huy động vốn. Tuy cho vay nhiều hơn đi vạy nhưng thạnh khoản của hệ thống ngân hàng năm 2017 vẫn được đảm bảo nhờ việc NHNN mua 7,5 tỷ USD trong cả năm, trong khi chỉ hút vào gần 31 nghìn tỷ VND quạ kênh tín phiếu.

Tốc độ tăng trưởng M2 bám sát với tốc độ tăng trưởng huy động cho thấy nguồn vốn huy động củạ ngân hàng vẫn chủ yếu là từ khoản tiết kiệm củạ người dân.

2.1.1.4. Tình hình hoạt động các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.5: Tình hình hoạt động doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1%. Tuy nhiên số các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 71391 doanh nghiệp, bằng 75,3% số doanh nghiệp thành lập mới. Trong số những doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, có những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm nhưng bị phá sản, có những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng đã thua lỗ. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2015 là 9467 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp quay lại hoạt động là 21506.

Đến năm 2016, tình hình đã được cải thiện hơn, số doanh nghiệp thành lập mới nhiều hơn và đạt mức 110100 với số vốn đăng ký là 891.094 tỷ đồng, tăng 16,2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chỉ còn 45097 doanh nghiệp, giảm 36,8% so với năm

2015. Số doanh nghiệp giải thể và quay lại hoạt động không biến đổi quá nhiều. Có thể nói tình hình doanh nghiệp năm 2016 khá triển vọng.

Tính chung cả năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Ngoài ra, có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,9% so với năm trước. Tuy số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng lên nhưng con số ấn tượng về doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017 cũng là do làn sóng khởi nghiệp đã lan rộng, mọi người lạc quan vào nền kinh tế, muốn tạo ra giá trị cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 168 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w